intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 2: KHÁI NIỆM VỀ HÌNH DẠNG CÙI RĂNG VÀ CÁC LOẠI ĐƯỜNG HOÀN TẤT-cố định

Chia sẻ: Dang Dinh Duc | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

597
lượt xem
97
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

- Kể và vẽ được hình dáng các loại đường hoàn tất của một phục hình răng cố định.
- Trình bày được những ưu khuyết điêm của các loại đường hoàn tất về khía cạnh kỹ thuật viên phục hình răng .
- Trình bày được hình dạng thích hợp của cùi răng cho một phục hình răng cố định.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 2: KHÁI NIỆM VỀ HÌNH DẠNG CÙI RĂNG VÀ CÁC LOẠI ĐƯỜNG HOÀN TẤT-cố định

  1. Bài 2: KHÁI NIỆM VỀ HÌNH DẠNG CÙI RĂNG VÀ CÁC LOẠI ĐƯỜNG HOÀN TẤT-cố định Mục tiêu: - Kể và vẽ được hình dáng các loại đường hoàn tất của một phục hình răng cố định. - Trình bày được những ưu khuyết điêm của các loại đường hoàn tất về khía cạnh kỹ thuật viên phục hình răng . - Trình bày được hình dạng thích hợp của cùi răng cho một phục hình răng cố định. NỘI DUNG: - Thông thường, bác sĩ phải mài chuẩn bị răng thật để gắn một phục hình răng cố định.Phần thân răng đã được mài gọi là cùi răng . Phần rìa giới hạn phía cổ răng gọi là đường hoàn tất. Hình dạng cùi răng phải thích hợp cho từng loại phục hình; ví dụ : một xoang để trám amalgam sẽ được mài khác hơn một xoang để gắn inlay đúc. Ngoài ra, hình dạng cùi răng, loại đường hoàn tất được chuẩn bị tùy thuộc vào nguyên vật liệu để đúc phục hình. - Về mặt kỹ thuật, kỹ thuật viên cần phải có khái niệm về hình dạng của cùi răng được mài, các loại đường hoàn tất của phục hình được giữ để thực hiện một cách khoa học. - Về lâm sàng, bác sĩ quyết định việc mài cùi và chọn loại phục hình theo nhiều yếu tố: a. Vùng sâu răng hay những miếng trám có từ trước b. Hình dạng , vị trí của răng c. Loại và tính chất của khớp cắn d. Thẩm mỹ e. Mục đích của phục hình: ví dụ như làm mão riêng lẻ, mão làm phần giữ cho cầu răng, làm răng trụ cơ bản hay trụ trung gian, làm thành phần của nẹp…. f. Tùy theo chỉ định chuyên môn hay sở thích về nguyên vật liệu g. Tình trạng răng không bình thường hay đặc biệt như : răng bị vỡ, răng đã làm nội nha, răng thiểu sản men… - Về mặt chuyên môn , đường hoàn tất rất quan trọng. Xi măng sẽ bị phân hủy trong môi trường miệng qua thời gian, vật đúc tốt cần phải có đường hoàn tất chính xác. Đường hoàn tất thường nằm ngay vùng nướu răng, nếu thực hiện không chính xác sẽ tạo ra vùng gồ ghề và sẽ là nơi tích tụ thức ăn, mảng bám răng và vi khuẩn. Hậu quả răng sẽ bị nha chu viêm. - Một kỹ thuật viên chuyên về phục hình cố định cần phải có khả năng thực hiện được một đường hoàn tất chính xác. Một phục hình cố định đạt về hình dạng, về thẩm mỹ, về khớp cắnnhưng không đạt về sự chính xác của đường hòan tất sẽ không sử dụng được lâu dài. I.HÌNH DẠNG CÙI RĂNG : Trong phục hình răng cố định, hình dạng cùi răng thích hợp thường hội tụ hay hướng về mặt nhai hay cạnh cắn các răng, mà phục hình được tháo ra và lắp vào miệng bệnh nhân một cách dễ dàng. Hình dạng “thoát “ có nghĩa là hình dạng cùi răng được hội tụ về mặt nhai, mấu “rút ra” được không bị
  2. bất kỳ cản trở nào. Một răng được mài “thoát” hay mẫu “rút” được là điều thiết yếu trong phục hình cố định Việc mài các vách song song trong phục hình cố định rất khó thực hiện được Thế nên, các vách cần có sự song song tương đối,hoặc hơi hội tụ về mặt nhai tốt hơn.Tuy nhiên độ hội tụ lý tưởng từ 20-50 nghiêng cho một mặt hoặc từ 5-10 0 nghiêng cho toàn bộ hình dạng chung. Các vách hội tụ về phía chân răng được xem là cùi răng bị lẹm . Việc mài thoát cho các răng riêng lẻ là điều tất yếu, tuy nhiên các răng trụ của cầu răng cũng cần phải có một chiều hướng chung và hình dạng thích hợp mẫu sáp mới thực hiện được. Tóm lại các loại đường hoàn tất và hình dạng thích hợp là hai yếu tố quan trọng cho việc thực hiện một phục hình răng cố định. Bác sĩ cũng cần lấy dấu chính xác đường hoàn tất, kỹ thuật viên phải nhận biết được loại đường hoàn tất và thực hiện chính xác vật đúc. - II.CÁC LOẠI ĐƯỜNG HOÀN TẤT: Có bốn loại đường hoàn tất chính và vài bíên thể nhỏ 1. Bờ xuôi (slice, knife-edge, chisel-edge or feathered margin): Đây là loại đường hoàn tất rất mỏng, không tốt và không rõ rệt giữa vật đúc và mô răng, khó đúc và dễ bíên dạng khi thử. Khi lấy dấu và đổ mẫu khó xác định được ranh giới. Tuy nhiên có một ưu điểm là mô răng sẽ được mài rất ít và dễ thực hiện hơn các loại đường hoàn tất khác. Loại đường hoàn tất này thường áp dụng cho mặt xa, mặt gần của các mão toàn phần kim loại vùng răng trong hay các răng có độ cong nhiều. 2. Bờ vai (shoulder) : là loại đường hoàn tất được mài như một bậc thang Thẳng góc (90 độ) với vách đứng của cùi răng. Đây là loại đường hoàn tất xấu nhất đối với vật đúc vì sự giản nở và co rút của bột đúc không bù trừ Được sự chính xác để tạo ra vật đúc hoàn hảo. Khuyết điểm: đòi hỏi phải mài nhiều mô răng Ưu điểm: là loại được chọn cho phục hình sứ, sứ kim loại, Jacket sứ hay nhựa vì có cạnh đủ dày chịu lực cho phục hình. 3. Bờ vai vát cạnh ( beveled shoulder): Đây là loại đường hoàn tất bờ vai nhưng có mài thêm một cạnh nghiêng mặt ngoài (khoảng 45 độ) để dễ điều chỉnh độ khít sát của bờ kim loại phục hình. Đường hoàn tất này thường áp dụng cho mặt ngoài cùi răng cửa, bờ phía nướu của các xoang inlay, onlay 4. Bờ cong (chamfer): là loại đường hoàn tất dạng cong, phân biệt được rõ ràng giữa mô răng và vật đúc, độ cong nhìêu, ít hay trung bình tùy theo từng trường hợp được áp dụng. Có thể nói đây là loại trung gian giữa loại
  3. bờ vai và bờ xuôi. Loại đường hòan tất này được dùng cho nhiều kiểu ão răng .
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0