intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

BỆNH HỌC TỲ - VỊ (Kỳ 2)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

118
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nói tóm lại, qua các đoạn kinh văn nói trên cũng như dựa vào cơ sở Hậu thiên bát quái ta có 1 khái niệm về Tỳ Vị như sau: - Tỳ Vị có chức năng nuôi dưỡng làm trưởng thành các tạng phủ và cơ thể, do đó mà Tỳ được xem như là Hậu thiên khi so sánh với Thận là Tiên thiên (có chức năng sinh ra các tạng phủ và cơ thể). Trong đó, Vị với hình dáng uốn khúc co duỗi, dài 2 xích 6 thốn, to 1 xích 5 thốn, có công năng...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: BỆNH HỌC TỲ - VỊ (Kỳ 2)

  1. BỆNH HỌC TỲ - VỊ (Kỳ 2) Nói tóm lại, qua các đoạn kinh văn nói trên cũng như dựa vào cơ sở Hậu thiên bát quái ta có 1 khái niệm về Tỳ Vị như sau: - Tỳ Vị có chức năng nuôi dưỡng làm trưởng thành các tạng phủ và cơ thể, do đó mà Tỳ được xem như là Hậu thiên khi so sánh với Thận là Tiên thiên (có chức năng sinh ra các tạng phủ và cơ thể). Trong đó, Vị với hình dáng uốn khúc co duỗi, dài 2 xích 6 thốn, to 1 xích 5 thốn, có công năng là thu nạp đồ ăn thức uống và tiêu hóa chúng dưới sự điều hành của tạng Tỳ để rồi phân bố tinh khí về cho các tạng mà ở đây sự vận hóa tinh khí của thủy cốc phải theo hướng Vị chủ giáng, Tỳ chủ thăng. Còn riêng chức năng Tỳ, ngoài việc vận hóa thủy cốc, Tỳ còn tàng chức doanh (tinh khí của ngũ cốc) và bao bọc phần huyết dịch nên người sau còn xem Tỳ có chức năng sinh huyết và thống nhiếp huyết (giữ huyết chạy trong mạch).
  2. - Mối quan hệ giữa Tỳ Vị: Tỳ giúp Vị tiêu hóa thủy cốc và vận hóa tinh khí của thủy cốc đến các tạng. Do đó khi có những triệu chứng ăn vào đầy bụng khó tiêu hoặc thậm chí táo bón thì người xưa sẽ chữa ở Tỳ hoặc khi thương thực dẫn đến tiêu chảy phân sống thì lại Kiện Vị. - Mối quan hệ giữa Tỳ Thổ với Can Mộc đó là mối quan hệ tương khắc (Can Mộc khắc Tỳ Thổ). Vì 1 lý do nào đó mà Can Mộc vượng lên hoặc Tỳ Thổ suy yếu thì sẽ sinh ra can Tỳ (Vị) bất hòa. - Mối quan hệ giữa Tỳ Thổ và Tâm Hỏa là mối quan hệ tương sinh (Tâm Hỏa sinh Tỳ Thổ), đồng thời Tỳ còn sinh huyết dịch. Do đó khi Tỳ Thổ hư người ta sẽ bổ vào tâm và vì Tâm chủ huyết, tàng thần nên khi bị huyết hư, hay quên, mất ngủ người ta lại bổ Tỳ. - Mối quan hệ giữa Tỳ Thổ và Phế Kim là mối quan hệ tương sinh (Tỳ Thổ sinh Phế Kim) do đó nêu Phế khí hư sinh đoản khí, thiểu khí người ta sẽ Kiện Tỳ, ích khí. - Mối quan hệ giữa Tỳ Thổ và Thận Thủy là mối quan hệ tương khắc (Tỳ Thổ khắc Thận Thủy). Do đó khi Tỳ Thổ hư, thủy thấp sẽ đình đọng gây tiêu chảy, phù nề, bụng trướng. Cúng như Thiên Thủy nhiệt huyệt luận, Tố vấn có nói: “Thận là cửa ngõ của Vị, cửa ngõ không thông thì thức ăn nước uống vào sẽ đình đọng mà sinh thủy trướng. Do đó phải tả thận thủy. Ngoài ra, trong Thận còn có
  3. Thận hỏa cũng tương trợ cho Tỳ Thổ. Do đó khi có thủy thấp đình đọng ở Tỳ Thổ sinh chướng bụng, tiêu chảy, cổ trướng người ta sẽ ôn thận hỏa. Thận nói chung còn có 1 chức năng là tàng tinh, do đó khí tinh ở Thận bị vơi kém vì phòng dục quá độ hoặc lao lực, người ta sẽ kiện Tỳ để sinh tinh. Một trong những nhân tố gây bệnh cho người chính là đờm ẩm, người ta sẽ kiện Tỳ để hóa đờm”. - Sau cùng thì sự sung mãn tươi tốt của Tỳ Vị đều được biểu hiện ở sự tươi nhuận ở đôi môi, sự đầy đặn nở nang của bắp thịt, sự ngon miệng và khi tỳ vị có rối loạn thì biểu hiện là hay ca hát, nôn ọe và vì Tỳ tàng ý và vốn tính thấp. Do đó hễ lo nghĩ nhiều hoặc ẩm thấp sẽ làm tổn thương Tỳ. Ngoài ra thấp cũng hóa nhiệt và hàn cũng sinh thấp. Do đó Tỳ không chịu được những thứ khí hậu hàn, thấp, nhiệt cũng như những thức ăn uống nóng, lạnh và quá ngọt. II. NHỮNG HỘI CHỨNG BỆNH TỲ - VỊ A. TỲ KHÍ HƯ - TỲ BẤT KIỆN VẬN 1. Nguyên nhân:
  4. - Do lo lắng. - Lao lực. - Ăn uống không điều độ. 2. Bệnh sinh: Tỳ khí hư bất kiện vận là chỉ công năng vận hóa thủy cốc của Tỳ Vị suy giảm: - Không vận hành tân dịch cho Vị, gây đầy tức bụng, nôn mửa. - Không vận hóa thủy cốc thành tinh khí dẫn đến bắp thịt teo nhão, đoản khí, thiếu khí. - Không vận hóa thủy thấp gây tiêu lỏng, huyết trắng, tứ chi nặng nề. 3. Triệu chứng lâm sàng: - Mệt mỏi, mất ngon miệng, sợ lạnh, sắc mặt vàng tái. - Đau vùng thượng vị, đi tiêu nhiều lần trong ngày. Buồn nôn, nôn mửa. Ăn kém với đầy tức bụng, sôi ruột. - Huyết trắng, tay chân nặng nề, gầy rốc, phù thũng. - Hô hấp ngắn, nói yếu.
  5. - Rêu trắng, lưỡi nhợt, bệu. Mạch trầm trì, vô lực, nhược.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0