intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 3 Sử dụng Access

Chia sẻ: Hoang Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

91
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giới thiệu MS Access Microsoft Access 2000 là một hệ quản trị CSDL quan hệ (Relational Database Management System - RDBMS). Là một thành phần trong các phiên bản dành cho người dùng chuyên nghiệp và các nhà phát triển của bộ Microsoft Office 2000, phần mềm này có giao diện giống như Excel 2000 và Word 2000.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 3 Sử dụng Access

  1. Bài 3 Sử dụng Access Mục tiêu của bài học: Cuối bài học này, bạn có thể:  Tạo một CSDL mới trong Access  Tạo các bảng trong Access  Đặt khóa chính (primary keys), khóa ngoại (foreign keys)  Kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu và các quy tắc kiểm tra tính hợp lệ  Thêm, sửa đổi và xóa dữ liệu  Thiết lập các mối quan hệ  Tạo mật khẩu CSDL  Export dữ liệu ra một tập tin dữ liệu dạng văn bản  Thu gọn và sửa chữa một CSDL Giới thiệu MS Access Microsoft Access 2000 là một hệ quản trị CSDL quan hệ (Relational Database Management System - RDBMS). Là một thành phần trong các phiên bản dành cho người dùng chuyên nghiệp và các nhà phát triển của bộ Microsoft Office 2000, phần mềm này có giao diện giống như Excel 2000 và Word 2000. Phần I Trong 1 giờ 30’ đầu tiên: 3.1 Tạo một CSDL MS Access Database Ta có thể tạo một CSDL trong MS Access bằng cách dùng một trong hai phương pháp sau: • Sử dụng Database Wizard • Không sử dụng Database Wizard Ta sẽ lần lượt xem cả hai phương pháp này. 1. Mở chương trình Microsoft Access. 2. Nhấn vào New trên thanh công cụ. 3. Trong bảng New File, phần phía dưới New from template, nhấn vào General templates. Sử dụng Access 37
  2. Hình 3.1: Chọn mẫu CSDL 4. Trong phần Databases, nhấn chuột vào biểu tượng loại CSDL mà bạn muốn tạo, sau đó nhấn nút OK. 5. Trong hộp hội thoại File New Database, chỉ định tên và vị trí cho CSDL, sau đó nhấn Create. 6. Làm theo các chỉ dẫn trong Database Wizard. Hình 3.2: Cơ Sở Dữ Liệu mẫu 38 Khái niệm Hệ quản trị CSDLQH và SQL Server 2000
  3. ‘Database Wizard’ giống như phần lớn các wizard khác, sẽ dẫn dắt bạn qua một quy trình theo từng bước để xây dựng nên CSDL của chúng ta. Tại mỗi bước, người dùng có thể chọn một số lựa chọn. Tuy nhiên, phải lưu ý là một số lựa chọn được chọn theo mặc định. Khi làm việc với các wizard, hãy đọc kỹ các thông tin được cung cấp trong từng bước. Bước 1: Bước này hiển thị tên của các bảng trong CSDL. Nhấn chuột vào một tên bảng sẽ hiển thị ra tên của các trường trong bảng cụ thể đó. Khi chúng ta dùng thanh cuộn để di chuyển xuống và xem các trường thì chú ý là phần lớn các trường đều có một dấu kiểm bên cạnh chúng, nhưng cũng có những trường không có dấu kiểm. Các trường có dấu kiểm là các trường bắt buộc, nếu cố loại bỏ các trường này sẽ làm hiển thị một thông báo tương ứng. Các trường không có dấu kiểm là các trường không bắt buộc, và người dùng có thể chọn chúng hoặc không. Hình 3.3: Các trường mẫu trong các bảng được định nghĩa trước Bước 2: Bước này cho phép người dùng chọn một kiểu cho các màn hình được hiển thị hoặc cho các biểu mẫu, vì chúng ta sẽ phải sử dụng đến chúng. Nhấn chuột vào mỗi lựa chọn để xem các kiểu cách khác nhau. Sau đó chọn một trong những kiểu cách đó và nhấn vào nút ‘Next’. Sử dụng Access 39
  4. Hình 3.4: Tiếp tục database wizard Bước 3: Bước này giúp người dùng chọn kiểu trình bày các báo cáo trong CSDL. Ta cần phải chọn kiểu cách trong bước 2 và 3 để duy trì một chuẩn mực về định dạng của các báo cáo cũng như các biểu mẫu. Phải luôn nhớ điều này trong đầu khi phát triển các ứng dụng của bản thân chúng ta về sau. Giống như trong bước 2, nhấn chuột vào vào các kiểu cách khác nhau và quan sát phần xem trước ở bên cạnh. Sau đó chọn một kiểu và nhấn vào nút ‘Next’. Hình 3.5: Bước 3 của Wizard Bước 4: Trong bước này, người dùng được yêu cầu nhập vào tên cho CSDL. Nếu người dùng muốn đặt một hình vẽ lên các báo cáo, biểu tượng công ty chẳng hạn, thì đánh dấu chọn hộp kiểm cạnh chú thích ‘Yes, I’d like to…’. Sau đó nhấn nút ‘Picture…’ để chọn đường dẫn đến hình vẽ hoặc biểu tượng đó. 40 Khái niệm Hệ quản trị CSDLQH và SQL Server 2000
  5. Hình 3.6: Bước 4 của Wizard Nhấn nút ‘Next’. Bước 5: Đây là bước cuối cùng của database wizard. Hình 3.7: Bước 5 của Wizard Nhấn vào nút ‘Finish’. Bây giờ chúng ta đã biết cách dùng Database wizard để tạo CSDL như thế nào, nào hãy xem cách tạo CSDL mà không dùng wizard. Sử dụng Access 41
  6. 1. Thoát khỏi MS Access và mở lại ứng dụng. 2. Nhấn chuột vào nút New trên thanh công cụ. 3. Chọn Blank Access Database. 4. Việc này sẽ lại yêu cầu ta nhập tên cho CSDL. Chọn đường dẫn và nhập tên cho CSDL. CSDL được nhìn dưới góc độ thiết kế ‘Design View’ như hình 3.8. Hình 3.8: Tạo một CSDL trong cách nhìn thiết kế (Design View) 3.2 Tạo bảng trong Design View Phần bên trái của cửa sổ CSDL hiển thị các đối tượng có trong MS Access 2000. Phần trên của cửa sổ hiện ra các công cụ. Theo mặc định, mục ‘Table’ được hiển thị, và lựa chọn ‘Create table in Design View’ được đánh dấu sẵn. 1. Nhấn vào New. 2. Chọn Design View và nhấn vào nút ‘OK’. 3. Nhập tên các trường, kiểu dữ liệu và mô tả như hình 3.9 Việc tạo bảng liên quan đến việc chỉ định tên các trường và kiểu dữ liệu cho các trường dữ liệu sẽ được lưu trữ. 42 Khái niệm Hệ quản trị CSDLQH và SQL Server 2000
  7. Hình 3.9: Bảng trong chế độ Design View 4. Di chuyển con trỏ đến trường ItemCode và nhấn nút phải chuột. 5. Chọn Primary Key từ thực đơn hiện ra. Một biểu tượng hình ‘chìa khóa’ sẽ xuất hiện bên cạnh trường ‘ItemCode’ như trong hình 3.9. 6. Tiếp theo, thiết lập Validation Rule và Text cho trường ‘Price’ như trong hình 3.10. Ta làm việc này để đảm bảo giá trị nhập vào trường giá cả (Price) là một giá trị hợp lệ. Sử dụng Access 43
  8. Hình 3.10 Thiết lập Validation Rule và Validation Text 7. Nhấn chuột vào nút Save trên thanh công cụ Standard. Chương trình sẽ nhắc ta nhập tên cho bảng. Nhập tên ‘Product’ và nhấn vào nút OK. 8. Tương tự như vậy, tạo bảng Bidding_details Hình 3.11: Bảng Bidding_details 44 Khái niệm Hệ quản trị CSDLQH và SQL Server 2000
  9. Đối với bảng này, đặt giá trị mặc định cho trường Date là ngày hiện tại. Nhấn vào biểu tượng dấu 3 chấm (…) cạnh thuộc tính Default value và nhập hàm Date như hình 3.12. Hình 3.12: Dùng Expression builder để đặt giá trị mặc định Khi ta đặt giá trị mặc định cho một trường là một giá trị nào đó thì khi nhập vào 1 bản ghi, trường đó sẽ mang giá trị mặc định này trừ khi chúng ta đổi lại. Hình 3.13 cho thấy ngày hiện tại được hiển thị trong trường Date. Hình 3.13: Giá trị mặc định hiển thị trong bản ghi 3.3 Thêm dữ liệu vào các bảng Khi đã tạo xong cấu trúc của các bảng, bây giờ chúng ta bắt đầu nhập dữ liệu cho các bảng đó. 1. Nhấp đúp chuột vào tên bảng. Sử dụng Access 45
  10. Hình 3.14: Chế độ xem dữ liệu đối với bảng Product Khi nhập dữ liệu, bạn phải đảm bảo nhập toàn bộ nội dung một bản ghi rồi mới nhập bản ghi tiếp theo. 2. Thử nhập một giá trị nhỏ hơn không vào trường Price. Ta sẽ thấy hộp thoại tương tự như sau bật lên. Hình 3.15: Thử các quy tắc kiểm tra tính hợp lệ của dữ liệu (Validation) 3. Thêm một số bản ghi hợp lệ vào bảng. Sau đó nhấn nút Save trên thanh công cụ chuẩn. 4. Đóng Datasheet view của bảng này bằng cách nhấn vào nút ‘Exit’ nằm ở góc trên bên phải cửa sổ. 3.4 Sửa đổi dữ liệu Sau đây là các bước sửa đổi các bản ghi. 1. Mở bảng bằng cách nhấp đúp vào tên bảng 2. Nhấn chuột vào dữ liệu muốn thay đổi, sau đó nhâp dữ liệu mới vào. 3. Nhấn vào nút Save trên thanh công cụ chuẩn. Đóng bảng bằng cách nhấn vào nút Exit 46 Khái niệm Hệ quản trị CSDLQH và SQL Server 2000
  11. 3.5 Xóa dữ liệu Các bước xóa bản ghi như sau: 1. Chọn bản ghi bạn muốn xóa. 2. Từ menu Edit , chọn Delete Record. 3. Khi hộp hội thoại Delete Confirmation hiện ra, nhấn nút Yes 3.6 Thiết lập các mối quan hệ Để tạo mối quan hệ giữa hai bảng thì hai bảng đó phải có một khóa chung, khóa này có cùng kiểu dữ liệu và kích thước dữ liệu trên cả hai bảng. Trường này phải là khóa chính của một trong hai bảng. Như vậy, trường này sẽ là khóa ngoại của bảng còn lại. Các bước để tạo mối quan hệ trong MS Access như sau: 1. Nhần vào menu Tools và chọn Relationships. 2. Chọn Show Table từ menu RelationShips 3. Chọn các bảng và nhấn nút Add như trong hình 3.16. Nhấn Close để đóng cửa sổ. Các bảng được chọn được hiển thị trong cửa sổ RelationShips Hình 3.16: Thêm bảng để tạo các mối quan hệ 4. Nhấn vào menu RelationShips, chọn Edit Relationships và nhấn nút Create New. Chọn bảng và trường chung của hai bảng để đặt quan hệ như trong hình 3.17. Sử dụng Access 47
  12. Hình 3.17: Tạo mối quan hệ 5. Nhấn nút OK để hoàn tất các bước. Một liên kết được hiển thị giữa hai bảng để cho thấy mối quan hệ như hình 3.18. Hình 3.18: Sơ đồ mối quan hệ 3.7 Tạo mật khẩu CSDL Ta có thể bảo mật các CSDL MS Access của mình bằng cách dùng tính năng mật khẩu CSDL. Trước khi thực hiện, phải đảm bảo rằng mình là chủ nhân độc quyền (exclusive owner) của CSDL đó. Để thiết lập mật khẩu, ta theo các bước sau: 1. Đóng CSDL MS Access. 2. Từ menu File, chọn Open và nhấn vào hộp xổ phía bên cạnh.Chọn Open Exclusive. 3. Nhấn vào menu Tools và chọn Security, chọn Set Database password. Một cửa sổ hiện ra như hình 3.19 48 Khái niệm Hệ quản trị CSDLQH và SQL Server 2000
  13. Hình 3.19: Đặt mật khẩu CSDL 4. Đặt mật khẩu thích hợp. Ta phải đảm bảo là sẽ nhớ mật khẩu vì nếu không, lần sau chúng ta không thể mở lại CSDL. 5. Đóng CSDL. 6. Mở lại CSDL. 7. Ta sẽ được yêu cầu nhập mật khẩu như hình 3.20. Hình 3.20: Nhập mật khẩu khi mở lại CSDL 3.8 Export dữ liệu Chúng ta có thể gửi dữ liệu từ một bảng MS Access ra một nguồn dữ liệu ngoài như tập tin văn bản hoặc bảng tính bằng cách dùng tính năng Export của Access. 1. Nhấn chuột vào bảng ta muốn xuất khẩu dữ liệu. 2. Nhấn vào menu File và chọn Export 3. Hộp thoại như hình 3.21 xuất hiện. 4. Dùng hộp xổ “Save as type”, chọn nguồn dữ liệu ngoài là một tập tin văn bản. 5. Nhập tên tập tin và nhấn Export. Sử dụng Access 49
  14. Hình 3.21: Export dữ liệu 5. Sau đó, ta sẽ được yêu cầu chỉ ra kí tự phân cách giữa các trường . Nhấn vào lựa chọn mặc định Delimited. 50 Khái niệm Hệ quản trị CSDLQH và SQL Server 2000
  15. Hình 3.22: Wizard Export dữ liệu 6. Nhấn nút Next. Tại đây, ta cần phải chỉ định kí tự dùng để phân cách các trường trong nguồn dữ liệu ngoài. Sử dụng Access 51
  16. Hình 3.23: Chỉ định kí tự phân cách 7. Chọn kí tự thích hợp và nhấn Next. Màn hình cuối cùng sẽ hiển thị, sau đó dữ liệu của bảng MS Access table sẽ được xuất ra tập tin mà bạn đã chỉ định tên. 52 Khái niệm Hệ quản trị CSDLQH và SQL Server 2000
  17. Hình 3.24: Export dữ liệu ra tập tin văn bản 3.9 Thu gọn và sửa chữa một CSDL Dùng Access, ta có thể thu gọn và/hoặc sửa chữa một CSDL bị trục trặc. Ta phải mở hoặc chạy CSDL MS Access với quyền sở hữu độc quyền (Open Exclusive) để thu gọn và sửa chữa CSDL đó. 1. Đóng tập tin Microsoft Access hiện tại. 2. Nhấn vào menu Tools và chọn Database Utilities, sau đó nhấn Compact and Repair Database. 3. Trong hộp thoại Database to Compact From, chỉ định tập tin MS Access sẽ được thu gọn, sau đó nhấn Compact. Sử dụng Access 53
  18. Hình 3.25: Hộp thoại Compact From 4. Trong hộp thoại Compact Database Into, chỉ định tên, ổ đĩa, và thư mục để lưu tập tin MS Access sẽ được thu gọn. 5. Nhấn Save. 6. Nếu chúng ta dùng lại cùng tên, ổ đĩa và thư mục, và CSDL MS Access hoặc dự án MS Access được thu gọn thành công, Microsoft Access sẽ thay thế tập tin ban đầu bằng phiên bản đã thu gọn. 54 Khái niệm Hệ quản trị CSDLQH và SQL Server 2000
  19. Hình 3.26: Hộp thoại Compact Into 3.8 Xóa CSDL và bảng 1. Để xóa một bảng, chọn bảng và chọn Delete từ menu Edit. 2. Một hộp thoại xác nhận sẽ hiển thị như hình 3.27. Nếu ta nhấn Yes, bảng đó sẽ được xóa vĩnh viễn. Hình 3.27: Xóa một bảng trong một CSDL MS Access 3. Ta có thể xóa các CSDL mà không cần vào chương trình MS Access bằng cách nhấn chuột phải vào tên tập tin CSDL và chọn Delete từ thực đơn ngữ cảnh. Sử dụng Access 55
  20. Phần II Trong 1 giờ 30’ tiếp theo 1. Tạo một CSDL tên là Airlines. 2. CSDL này phải chứa các bảng sau. Cấu trúc chi tiết của các bảng được cho dưới đây. Passenger Pass_Cd Mã hành khách (Passenger Code) Text Flight_Cd Mã chuyến bay (Flight code) Text Date Ngày chuyến bay (Date of the flight) Date/Time Age Tuổi của hành khách (passenger’s age) Numeric Class Hạng vé (flight class category) Text Flight Flight_Cd Mã chuyến bay (Flight code) Text Arrival Giờ đến (Flight arrival timing) Date/Time Departure Giờ khởi hành (Flight departure) Date/Time Fare_1 Giá vé hạng nhất (Fare of first class) Numeric Fare_2 Giá vé hạng doanh nhân (Fare of business class) Numeric Fare_3 Giá vé hạng kinh tế (Fare of economy class) Numeric (Tạo CSDL bằng cách dùng menu File New và chọn Blank Database. Tạo các bảng bằng cách dùng Design View) 3. Thiết lập các thuộc tính cho các trường của bảng Passenger sao cho: Age (tuổi) phải hợp lệ và không chứa giá trị sai (Age >0 và < 100) Date >= ngày hiện tại Pass_Cd là khóa chính Đặt giá trị mặc định cho trường Date là ngày hiện tại. 4. Thiết lập các thuộc tính cho các trường của bảng Flight sao cho: Flight_cd là khóa chính Fare_1 >1000 Fare_2 >700 Fare_3 >300 5. Thiết lập quan hệ giữa hai bảng Passenger và Flight. (Sử dụng trường chung Flight_Cd để tạo mối quan hệ, dùng lựa chọn Tools Relationship) 6. Export các bảng đã tạo ra tập tin văn bản.(Gợi ý: Sử dụng File - Export ) 56 Khái niệm Hệ quản trị CSDLQH và SQL Server 2000
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2