intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

LẬP TRÌNH TRỰC QUAN - PHẦN I MICROSOFT ACCESS - BÀI 3

Chia sẻ: Nguyễn Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

103
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

LÀM VIỆC VỚI CƠ SỞ DỮ LIỆU 3.1. TẠO CƠ SỞ DỮ LIỆU 3.1.1 Tạo cơ sở dữ liệu bằng WIZARD Cho phép tạo cơ sở dữ liệu theo sự hướng dẫn của ACCESS thông qua các mẫu có sẵn. Thông thường các cơ sở dữ liệu này không phù hợp với cách tổ chức cơ sở dữ liệu thường dùng nên nếu tạo cơ sở dữ liệu theo kiểu này đòi hỏi phải sửa đổi nhiều. Không nên tạo cơ sở dữ liệu theo kiểu này....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: LẬP TRÌNH TRỰC QUAN - PHẦN I MICROSOFT ACCESS - BÀI 3

  1. Lập trình trực quan BÀI 3. LÀM VIỆC VỚI CƠ SỞ DỮ LIỆU 3.1. TẠO CƠ SỞ DỮ LIỆU 3.1.1 Tạo cơ sở dữ liệu bằng WIZARD Cho phép tạo cơ sở dữ liệu theo sự hướng dẫn của ACCESS thông qua các mẫu có sẵn. Thông thường các cơ sở dữ liệu này không phù hợp với cách tổ chức cơ sở dữ liệu thường dùng nên nếu tạo cơ sở dữ liệu theo kiểu này đòi hỏi phải sửa đổi nhiều. Không nên tạo cơ sở dữ liệu theo kiểu này. - Bước 1 : ngay sau khi khởi động ACEESS ta chọn vào nút Database Wizard và OK. - Bước 2 : lúc đó trên màn hình xuất hiện cửa sổ sau : Lúc này ta chọn một mẫu cơ sở dữ liệu ở trên bằng cách Double Click chuột tại biểu tượng tương ứng rồi chọn OK. - Bước 3 : lúc đó trên màn hình xuất hiện cửa sổ sau : 7
  2. Lập trình trực quan Lúc này phải vào tên của cơ sở dữ liệu trong mục : File name :, sau đó chọn Create Tiếp tục trên màn hình sẽ xuất hiện các cửa sổ yêu cầu khai báo danh sách các Table, các Field, kiểu màn hình, các mẫu báo cáo, tiêu đề và biểu tượng của cơ sở dữ liệu... Trong các bước đó ta chỉ việc lựa chọn theo yêu cầu và Double Click vào Next để chuyển sang cửa sổ kế tiếp cho đến màn hình cuối thì chọn Finish. 3.1.2 Tạo cơ sở dữ liệu trống Thông thường ta phải sử dụng mục này để tạo một cơ sở dữ liệu cho mình. ACCESS sẽ tạo ra một cơ sở dữ liệu trống và ta tự định nghĩa cho mình các Table, Query, Report, Form, Macro và Module riêng. - Bước 1 : khi khởi động chọn Blank Database hoặc chọn File - New Database - Bước 2 : khai báo tên của ổ đĩa, thư mục, tập tin cần tạo. Chọn Create Lúc đó ta nhận được cơ sở dữ liệu mới, xuất hiện màn hình : 8
  3. Lập trình trực quan Thông thường ta phải sử dụng mục này để tạo một cơ sở dữ liệu cho mình. ACCESS sẽ tạo ra một cơ sở dữ liệu trống và ta tự định nghĩa cho mình các Table, Query, Report, Form, Macro và Module riêng. - Bước 1 : khi khởi động chọn Blank Database hoặc chọn File - New Database - Bước 2 : khai báo tên của ổ đĩa, thư mục, tập tin cần tạo. Chọn Create Lúc đó ta nhận được cơ sở dữ liệu mới, xuất hiện màn hình : 3.2. Hiệu chỉnh cơ sở dữ liệu Sau khi đã tạo cơ sở dữ liệu ta có thể làm việc với cơ sở dữ liệu trên thông qua Table, Report, Form, Record, Query và Module qua cửa sổ trên. Ta sẽ xét cách thao tác lên từng thành phần một của cơ sở dữ liệu trong các bài kế tiếp. 9
  4. Lập trình trực quan BÀI THỰC HÀNH Trong tập tài liệu này cuối mỗi bài sẽ có bài thực hành và bài tập, các bài này xây dựng theo một hệ thống chung và khi đến cuối chương trình sẽ có một hệ thống chương trình hoàn chỉnh để quản lý điểm cho sinh viên.. Tạo một cơ sở dữ liệu trống có tên là Quản lý sinh viên. - Bước 1 : Chọn File - New Database - Bước 2 : chọn nút General, bấm chuột vào biểu tượng Blank Database, sau đó chọn OK. Nếu muốn tạo CSDL theo mẫu thì chọn nút Database, sau đó chọn biểu tượng tương ứng. - Bước 3 : gõ vào tên cơ sở dữ liệu cần tạo là Quản lý sinh viên trong mục File name. Qui định thư mục cần lưu trữ Database trong mục Save in. Sau đó chọn nút Create Lúc này ta có cửa sổ làm việc với cơ sở dữ liệu Quản lý sinh viên như sau : Lúc này ta có thể làm việc với các thành phần của Database như Table, Query, Form, Report, Macro và Modules. 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2