BÀI 4 BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG CHỐNG HÃM CỨNG BÁNH XE (ABS) VÀ BỘ ĐIỀU HÒA LỰC PHANH
lượt xem 259
download
Hệ thống chống hãm cứng bánh xe (ABS) và bộ điều hòa lực phanh là một bộ phận của hệ thống phanh ô tô. Dùng để hạn chế khả năng trượt lết của bánh xe (do bó cứng ) khi phanh và tư động điều chỉnh áp suất bánh dầu đưa vào xi lanh bánh xe sao cho phù hợp với chế độ lăn của bánh xe nhằm, nâng cao tính ổn định và an toàn của ô tô khi vận hành trên đường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: BÀI 4 BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG CHỐNG HÃM CỨNG BÁNH XE (ABS) VÀ BỘ ĐIỀU HÒA LỰC PHANH
- BÀI 4 BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG CHỐNG HÃM CỨNG BÁNH XE (ABS) VÀ BỘ ĐIỀU HÒA LỰC PHANH Mã bài: HAR.01 32 04 GIỚI THIỆU: Hệ thống chống hãm cứng bánh xe (ABS) và bộ điều hòa lực phanh là một bộ phận của hệ thống phanh ô tô. Dùng để hạn chế khả năng trượt lết của bánh xe (do bó cứng ) khi phanh và tư động điều chỉnh áp suất bánh dầu đưa vào xi lanh bánh xe sao cho phù hợp với chế độ lăn của bánh xe nhằm, nâng cao tính ổn định và an toàn của ô tô khi vận hành trên đường. Điều kiện làm việc của hệ thống phanh liên tục chịu áp lực lớn và sự ăn mòn của dầu phanh, nên các chi tiết dễ bị hư hỏng cần tiến hành kiểm tra, điều chỉnh thường xuyên và bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời để đảm bảo các yêu cầu kĩ thuật và an toàn tính mạng con người nhằm nâng cao tính ổn định và tuổi thọ của hệ thống chống hãm cứng bánh xe (ABS) và bộ điều hòa lực phanh. - Hệ thống chống hãm cứng bánh xe (ABS) gồm có: bộ điều khiển trung tâm, đèn báo (ABS), Van điều áp, cảm biến tốc độ và bộ trữ năng giảm áp - Bộ điều hòa lực phanh bao gồm: pít tông van, van điều hòa, lò xo hoặc thanh đàn hồi. MỤC TIÊU THỰC HIỆN: 1. Phát biểu đúng yêu cầu, nhiệm vụ và phân loại của hệ thống chống hãm cứng bánh xe (ABS) và bộ điều hòa lực phanh. 2. Trình bày được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống chống hãm cứng bánh xe (ABS) và bộ điều hòa lực phanh. 3. Giải thích đúng các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của hệ thống chống hãm cứng bánh xe (ABS) và bộ điều hòa lực phanh. 4. Trình bày được các phương pháp kiểm tra bảo dưỡng hệ thống chống hãm cứng bánh xe (ABS) và bộ điều hòa lực phanh. 5. Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng được hệ thống chống hãm cứng bánh xe (ABS) và bộ điều hòa lực phanh đúng yêu cầu kĩ thuật. NỘI DUNG CHÍNH: 1. Nhiệm vụ, yêu cầu và phân loại hệ thống chống hãm cứng bánh xe (ABS) và bộ điều hòa lực phanh. 2. Cấu tạo và hoạt động của hệ thống chống hãm cứng bánh xe (ABS) và bộ điều hòa lực phanh. 3. Hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của hệ thống chống hãm cứng bánh xe (ABS) và bộ điều hòa lực phanh. 1
- 4. Phương pháp kiểm tra bảo dưỡng hệ thống chống hãm cứng bánh xe (ABS) và bộ điều hòa lực phanh. 5. Tháo lắp, kiểm tra và bảo dưỡng được hệ thống chống hãm cứng bánh xe (ABS) và bộ điều hòa lực phanh. HỌC TRÊN LỚP A. HỆ THỐNG PHANH THỦY LỰC - ABS I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỆ THỐNG PHANH THỦY LỰC – ABS 1. Sơ đồ cấu tạo chung về hệ thống phanh thủy lực ABS (hình 4-1) 2. Giới thiệu về hệ thống phanh thủy lực – ABS Hệ thống chống hãm cứng bánh xe (ABS) là một bộ phận của hệ thống phanh ô tô. Dùng để tự động điều chỉnh áp suất dầu đưa vào xi lanh bánh xe, sao cho phù hợp với chế độ lăn của bánh xe nhằm hạn chế khả năng trượt lết của bánh xe (do bó cứng) khi phanh, nâng cao tính ổn định và an toàn của ô tô khi vận hành trên đường. - Hệ thống chống hãm cứng bánh xe (ABS) gồm có: bộ điều khiển trung tâm, đèn báo (ABS), van điều áp, cảm biến tốc độ và bộ trữ năng giảm áp. II. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU HỆ THỐNG ABS 1. Nhiệm vụ 2
- Hệ thống chống hãm cứng bánh xe (ABS) dùng để tự động điều chỉnh áp suất dầu đưa vào xi lanh bánh xe sao cho phù hợp với chế độ lăn của bánh xe nhằm hạn chế khả năng trượt lết của bánh xe (do bó cứng) khi phanh, nâng cao tính ổn định và an toàn của ô tô khi vận hành trên đường. 2. Yêu cầu - Đảm bảo phanh dừng xe trong thời gian nhanh và an toàn. - Hạn chế hiện tượng trượt lết của bánh xe khi phanh (ABS) - Hiệu quả phanh cao và êm dịu. - Cấu tạo đơn giản, điều chỉnh dễ dàng và có độ bền cao. III. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ABS (ABS - ANTILOC BRAKE SYSTEM ) - Hệ thống có ABS bao gồm các bộ phận giống như các hệ thống phanh chung. Ngoài ra còn có thêm: cảm biến tốc độ bánh xe, cụm van điện từ điều khiển, các van điều chỉnh áp suất bộ điều khiển trung tâm ECU và bộ trữ năng giảm áp.(hình 4-2) 1. Cấu tạo a) Cụm van điều chỉnh áp suất Cụm van điều chỉnh áp suất được đặt giữa xi lanh chính và xi lanh bánh xe, để tạo nên sự đóng, mở đường dầu từ xi lanh chính đến xi lanh bánh xe tùy thuộc vào tín hiệu điều khiển của bộ điều khiển trung tâm ECU. Điều khiển van pít tông nhờ các van điện từ, ngoài ra còn có bình dự trữ dầu áp suất thấp, bơm dầu và các van an toàn. b) Cảm biến tốc độ bánh xe Cảm biến tốc độ bánh xe được lắp ở đĩa phanh, hoặc ở bánh răng bị động của cầu chủ động, có chức năng xác định tốc độ quay của bánh xe, 3
- làm việc như một bộ đếm số vòng quay, tín hiệu cảm biến tốc độ được đưa về bộ điều khiển trung tâm của ABS. c) Bộ điều khiển trung tâm ECU Bộ điều khiển trung tâm là một máy tính cỡ nhỏ (ECU-ABS), làm việc theo chương trình định sẵn, tín hiệu điều khiển của van điện từ phụ thuộc vào các tín hiệu từ các cảm biến tốc độ.(hình 4-3 2. Nguyên tắc hoạt động của ABS - Khi bắt đầu phanh, tốc độ bánh xe giảm dần, nếu tốc độ tới giá trị gần bó cứng tang trống hoặc đĩa phanh, tín hiệu của cảm biến tốc độ chuyển về bộ điều khiển trung tâm. Máy tính sẽ lựa chọn chế độ, dưa ra tín hiệu điều khiển van điều chỉnh áp suất dầu từ xi lanh chính đến xi lanh bánh xe. Do vậy lực phanh ở cơ cấu phanh bánh xe không tăng được nữa, bánh xe có xu hướng lăn với tốc độ cao lên, tín hiệu từ bộ cảm biến lại đưa về bộ điều khiển trung tâm để điều khiển van điều chỉnh áp suất mở đường dầu từ bơm dầu và bộ dự trữ làm tăng áp suất dầu dẫn ra xi lanh bánh xe, thực hiện tăng lực phanh cho cơ cấu phanh bánh xe làm giảm tốc độ quay của bánh xe tới khi gần bó cứng. Quá trình xảy ra được lặp lại theo chu kỳ liên tục với tần số 1/10 giây cho tới khi bánh xe dừng hẵn. Do vậy ABS làm việc rất hiệu quả hạn chế được hiện tượng bó cứng bánh xe. III. HIỆN TƯỢNG VÀ NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG CỦA HỆ THỐNG ABS NHỮNG HƯ HỎNG CỦA ABS 1. Khi phanh, xe bị kéo lệch vè một bên a) Hiện tượng - Khi phanh xe bị kéo lệch về một bên. b) Nguyên nhân. - Bộ hãm cứng bánh xe (ABS) bị kẹt hỏng về một bên. 4
- 2. Phanh bó cứng a) Hiện tượng Khi xe vận hành không tác dụng vào bàn đạp phanh và cần phanh tay, nhưng cảm thấy có sự cản trở lớn (sờ tang trống bị nóng lên). b) Nguyên nhân - Bộ hãm cứng bánh xe (ABS) bị kẹt hỏng . 3. Khi phanh xe không ổn định và bị rung giật a) Hiện tượng Khi vừa đạp xe đã tạo lực phanh lớn làm rung giật xe. b) Nguyên nhân - Bộ hãm cứng bánh xe (ABS) không hoạt động. KIỂM TRA PHANH HỆ THỐNG ABS 1. Kiểm tra bên ngoài hệ thống ABS - Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt, chảy rỉ bên ngoài các bộ phận của hệ thống phanh và ABS. - Kiểm tra tác dụng của bàn đạp phanh tay, nếu không có tác dụng phanh cần tiến hành sửa chữa kịp thời cơ cấu phanh. 2. Kiểm tra khi vận hành - Khi vận hành ô tô thử đạp phanh để kiểm tra hoạt động của hệ thống phanh và ABS và quan sát đèn báo ABS, nếu hệ thống phanh không còn tác dụng theo yêu cầu cần phải kiểm tra và sửa chữa kịp thời. IV. NỘI DUNG BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ABS 1. Làm sạch bên ngoài hệ thống ABS. 2. Tháo rời các bộ phận và làm sạch. 3. Kiểm tra hư hỏng chi tiết. 4. Thay thế chi tiết theo định kỳ (các van và cảm biến). 5. Tra mỡ và các chi tiết. 6. Lắp các bộ phận của hệ thống ABS. 7. Xả không khí trong xi lanh bánh xe. 8. Kiểm tra, điều chỉnh bàn đạp và khe hở má phanh. B. BỘ ĐIỀU HÒA LỰC PHANH I. NHIỆM VỤ, YÊU CẦU VÀ PHÂN LOẠI 1. Nhiệm vụ Bộ điều hòa lực phanh dùng để tự động điều chỉnh áp suất dầu đưa vào xi lanh bánh xe sau phù hợp với chế độ phanh của ô tô nhằm hạn chế sự trượt lết của bánh xe. 2. Yêu cầu - Đảm bảo phanh dừng xe trong thời gian nhanh và an toàn. - Hiệu quả phanh cao và êm dịu. - Cấu tạo đơn giản, điều chỉnh dễ dàng và có độ bền cao. 3. Phân loại - Loại điều hòa tĩnh. 5
- - Loại điều hòa theo áp suất và tải trọng.(hình 4-4) II. CẤU TẠO VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BỘ ĐIỀU HÒA LỰC PHANH 1. Bộ điều hòa tĩnh a) Cấu tạo Do quá trình phanh xe dẫn tới hiện tượng tăng tải trọng tác dụng lên cầu trước và giảm tải trọng tác dụng lên cầu sau, làm giảm khả năng điều khiển và tăng mài mòn lốp. Bộ điều hòa lực phanh có tác dụng phân bổ lực phanh cần thiết đảm bảo quan hệ giữa lực phanh ở các cơ cấu phanh của bánh xe trước và sau hợp lý, giảm mài mòn lốp, tăng hiệu quả phanh và khả năng điều khiển xe an toàn.(hình 4-5) 6
- - Bộ điều hòa tĩnh lắp ở xi lanh chính, trên đường ống dẫn dầu ra cầu sau, gồm có: đế van hình côn, pít tông van có dạng hình côn (mặt đầu bên phải lớn hơn mặt đầu bên trái) có lỗ dầu nhỏ thông qua, các đệm kín và lò xo điều hòa. b) Nguyên tắc hoạt động - Khi phanh, áp lực dầu trên đường ống tăng lên cao (3,0 MPa) làm cho lực tác dụng lên bề mặt bên phải của pít tông van lớn, đẩy pít tông van, nén lò xo làm cho mặt đầu của pít tông van tiếp xúc với đế van đóng kín lỗ thông và cắt đường dầu cấp cho cơ cấu phanh bánh xe sau làm giảm áp suất dầu . Khi tăng cao áp suất dầu,lực tác dụng lên mặt đầu bên phải tăng lên tạo khả năng mở van, để cấp và tăng áp suất dầu cho bánh xe sau. - Sự đóng và mở van liên tục tạo ra trạng thái cấp dầu nhấp nháy, nhằm giữ nguyên trạng thái phân bổ tỉ lệ lực phanh của bánh xe sau theo một giá trị nhất định tùy thuộc diện tích mặt dầu của pít tông van. Khả năng hạn chế áp lực dầu phanh cho bánh xe sau đảm bảo phân bố gần đúng lực phanh tùy thuộc vào cường độ phanh, do vậy giảm được hiện tượng bó cứng bánh xe. Bộ điều hòa tĩnh có cấu tạo đơn giản, nhưng không đảm bảo hoàn toàn sự trượt lết và bó cứng của bánh xe sau, do chỉ có khả năng điều chỉnh áp lực dầu theo áp suất sau xi lanh chính, phụ thuộc diện tích mặt đầu của pít tông van và cường độ phanh của người lái xe. Vì vậy khi tải trọng trên các bánh xe thay đổi lớn thì áp suất dầu không thay đổi theo kịp thời, nên bộ điều hòa tĩnh chỉ sử dụng trên các ô tô con giá thành thấp. 2. Bộ điều hòa theo tải trọng a) Cấu tạo Bộ điều hòa theo tải trọng lắp trên dầm cầu sau ô tô, gồm có: thanh đàn hồi lắp nối với nhíp xe (hoặc dầm cầu), vỏ bộ điều hòa có pít tông van dạng tán nấm chịu áp lực dầu, lò xo, các vòng đệm kín và các lỗ dầu thông với xi lanh chính và xi lanh bánh xe.(hình 4-6) 7
- b) Nguyên tắc hoạt động - Khi không phanh, lò xo đẩy pít tông van đi lên mở thông đường dầu áp suất nhỏ giữa khoang dưới và khoang trên. Khi phanh làm tăng áp suất dầu (1,5-2,5 MPa) đẩy pít tông đi xuống, do cấu tạo của diện tích pít tông có nhiều bề mặt diện tích chịu áp suất khác nhau, đóng đường dầu ra bánh xe sau. Nếu tiếp tục tăng cường độ phanh, áp suất dầu phía dưới pít tông tăng lên và mở thông đường dầu lên bánh xe sau. Sự làm việc của pít tông còn phụ thuộc vào lực tỳ của thanh đàn hồi, sẽ đóng ngắt liên tục đường dầu ra các bánh xe sau theo sự thay đổi của tải trọng tác dụng lên cầu xe. - Bộ điều hòa theo tải trọng làm việc đảm bảo gần đúng chế độ tải trọng thẳng đứng lên cầu sau, giảm đáng kể hiện tượng trượt lết bánh xe khi phanh, tăng hiệu quả phanh và an toàn chuyển động của ô tô. Nhưng hạn chế vãn còn hiện tượng trượt lết ở trường hợp xe phanh gấp do vậy các xe con hiện đại phải trang bị cơ cấu chống hãm cứng bánh xe (ABS). III. HIỆN TƯỢNG VÀ NGUYÊN NHÂN HƯ HỎNG CỦA BỘ ĐIỀU HÒA LỰC PHANH NHỮNG HƯ HỎNG CỦA BỘ ĐIỀU HÒA LỰC PHANH 1. Khi phanh, xe bị kéo lệch về một bên a) Hiện tượng - Khi phanh xe bị kéo lệch về một bên. b) Nguyên nhân - Van điều hòa không làm việc. 2. Phanh bó cứng a) Hiện tượng Khi xe vận hành không tác dụng vào bàn đạp phanh và cần phanh tay nhưng cảm thấy có sự cản trở lớn (sờ tang trống bị nóng lên). b) Nguyên nhân - Bộ điều hòa hỏng. 8
- 3. Khi phanh xe không ổn định và bị rung giật a) Hiện tượng Khi vừa đạp phanh xe đã tạo lực phanh lớn làm rung giật xe. b) Nguyên nhân - Bộ điều hòa hỏng. KIỂM TRA BỘ ĐIỀU HÒA LỰC PHANH 1. Kiểm tra bên ngoài bộ điều hòa lực phanh - Dùng kính phóng đại để quan sát các vết nứt, chảy rỉ bên ngoài các bộ phận của bộ điều hòa lực phanh. - Kiểm tra tác dụng của bàn đạp phanhvà cần kéo phanh tay, nếu không có tác dụng phanh cần tiến hành sửa chữa kịp thời cơ cấu phanh. 2. Kiểm tra khi vận hành - Khi vận hành ô tô thử đạp phanh để kiểm tra hoạt động của hệ thống ABS và bộ điều hòa lực phanh, nếu hệ thống phanh không còn tác dụng theo yêu cầu cần phải kiểm tra và sửa chữa kịp thời. IV. NỘI DUNG BẢO DƯỠNG BỘ ĐIỀU HÒA LỰC PHANH 1. Làm sạch bên ngoài bộ điều hòa lực phanh. 2. Tháo rời, làm sạch và kiểm tra các bộ phận. 3. Thay thế chi tiết theo định kỳ (các van và cảm biến). 4. Tra mỡ và lắp các bộ phận của bộ điều hòa lực phanh. 5. Xả không khí trong xi lanh bánh xe. 6. Kiểm tra, điều chỉnh bàn đạp và khe hở má phanh. C. CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP 1. Nhiệm vụ của hệ thống chống bó cưng báh xe (ABS) ? 2. Vì sao quá trình phanh thường làm cho xe mất ổn định hoặc bó cưng bánh xe ? 3. Khi phanh, xe bị kéo lệch về một bên ? 4. (Bài tập) Trình bày cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống ABS. 5. (Bài tập) Trình bày cấu tạo nguyên tắc hoạt động của các bộ điều hòa lực phanh. THỰC HÀNH BẢO DƯỠNG BỘ ĐIỀU HÒA LỰC PHANH I. TỔ CHỨC CHUẨN BỊ NƠI LÀM VIỆC 1. Mục đích: - Rèn luyện kỹ năng tháo lắp hệ thống ABS hoặc các bộ điều hòa lực phanh. - Nhận dạng các bộ phận chính của hệ thống ABS hoặc các bộ điều hòa lực phanh. 2. Yêu cầu: - Tháo, lắp thành thạo, đúng quy trình và đúng yêu cầu kỹ thuật. - Nhận dạng được các bộ phận hệ thống ABS hoặc các bộ điều hòa lực phanh. 9
- - Sử dụng dụng cụ hợp lí, chính xác. - Đảm bảo an toàn trong quá trình tháo, lắp hệ thống phanh. - Tổ chức nơi làm việc khoa học, ngăn nắp, gọn gàng. 3. Chuẩn bị: a) Dụng cụ: - Thiết bị kiểm tra áp lực phanh. - Dụng cụ tháo lắp hệ thống ABS hoặc các bộ điều hòa lực phanh. - Khay đựng dụng cụ,chi tiết. - Giá nâng cầu xe, kích nâng và gỗ chèn kê lốp xe. - Đồng hồ so. - Pan me, thước cặp, căn lá. b) Vật tư: - Giẻ sạch. - Giấy nhám. - Nhiên liệu rửa, dầu mỏ bôi trơn và dầu phanh. - Các van, lò xo và các joăng đệm. - Tài liệu phát tay về các quy trình và tra cứu các yêu cầu kỹ thuật sửa chữa hệ thống ABS hoặc các bộ điều hòa lực phanh. - Bố trí làm việc cho nhóm học viên đủ diện tích, ánh sáng và thông gió. II. THÁO LẮP BỘ DIỀU HÒA LỰC PHANH A. QUY TRÌNH THÁO BỘ DIỀU HÒA TRÊN XE Ô TÔ 1. Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc - Bộ dụng cụ tay nghè tháo lắp và bình chứa dầu phanh. - Kích nâng, giá kê chèn lốp xe. 2. Làm sạch bên ngoài cụm hệ thống phanh - Dùng bơm nước áp suất cao và phun nước rửa sạch các cặn bẩn bên ngoài gầm ô tô. - Dùng bơm hơi và thổi khí nén làm sạch cặn bẩn và nước bám bên ngoài cụm dẫn động phanh.(hình 4-7) 3. Tháo các cảm biến tốc độ (hoặc bộ điều hòa). - Tháo bánh xe. 10
- - Tháo các đầu dây điện. - Tháo cảm biến. - Tháo rời cảm biến tốc độ ( hoặc bộ điều hòa). 4. Tháo cụm van điều áp và bộ trữ năng giảm áp - Tháo các đầu dây điện. - Xả dầu phanh và tháo các ống dầu. - Tháo cụm van điều áp. - Tháo bộ trữ năng. 5. Tháo bộ điều khiển trung tâm ECU - Tháo các đầu dây nối. - Tháo bộ điều khiển trung tâm. 6. Làm sạch và kiểm tra các bộ phận - Làm sạch các bộ phận. - Kiểm tra các bộ phận.(hình 4-8) B. QUY TRÌNH LẮP Ngược lại quy trình tháo (sau khi sửa chữa và thay thế các chi tiết hư hỏng) Các chú ý - Kê kích và chèn lốp xe an toàn khi làm việc dưới gầm xe. - Thay dầu phanh đúng loại và tra mỡ bôi trơn các chi tiết. - Thay thế các chi tiết theo định kỳ bảo dưỡng (các van, lò xo và cảm biến…) - Lắp đúng vị trí của các bộ phận. - Điều chỉnh bộ điều hòa. 11
- III. BẢO DƯỠNG BỘ ĐIỀU HÒA 1. Chuẩn bị dụng cụ và nơi làm việc - Bộ dụng cụ tay tháo lắp hệ thống phanh. - Mỡ bôi trơn, dầu phanh, bình chứa dầu và dung dịch rửa. 2. Tháo và làm sạch các bộ phận - Tháo các bộ phận ra khỏi ô tô. - Làm sạch các đầu nối dây và bên ngoài các bộ phận. 3. Kiểm tra bên chi tiết - Kiểm tra bên ngoài các chi tiết. - Kính phóng đại và mắt thường. 4. Lắp và bôi trơn các chi tiết - Tra mỡ bôi trơn thanh đàn hồi và bộ cảm biến - Lắp các chi tiết 5. Điều chỉnh bộ điều hòa - Điều chỉnh bộ điều hòa (độ dài A). 6. Kiểm kê tổng hợp và vệ sinh công nghiẹp - Vệ sinh dụng cụ và nơi bảo dưỡng sạch sẽ, gọn gàng. Các chú ý - Kê kích và chèn lốp xe an toàn. - Kiểm tra và quan sát kỹ các bộ phận bị nứt và chờn hỏng ren. - Sử dụng dụng cụ đúng loại và vặn chặt đủ lực quy định. - Thay thế các bộ phận và chi tiết theo định kỳ và bị hư hỏng (cảm biến, các van…) - Điều chỉnh bộ điều hòa (độ dài A) đúng yêu cầu kỹ thuật. IV. SỬA CHỮA BỘ ĐIỀU HÒA LỰC PHANH 1. Hư hỏng và kiểm tra - Hư hỏng chính của bộ điều hòa lực phanh là: nứt, mòn rỗ xi lanh, pít tông, cúp pen, vòng kín và gãy lò xo. Thanh đàn hồi cong, gãy. 12
- - Kiểm tra: dùng thước cặp, đồng hồ so để đo dộ mòn của xi lanh, pít tông, độ cong của thanh đàn hồi và dùng kính phóng đại để kiểm tra các vết nứt, rỗ và so với tiêu chuẩn kỹ thuật. 2. Sửa chữa - Xi lanh, pít tông và các vòng đệm kín bi mòn quá tiêu chuẩn cho phép phải thay thế. - Thanh đàn hồi mòn có thể hàn đắp sửa nguội và điều chỉnh độ dài đạt áp suất quy định. CÁC BÀI TẬP MỞ RỘNG VÀ NÂNG CAO I. Tên bài tập Trình bày cấu tạo và nguyen tắc hoạt động của: 1. Hệ thống chống hãm cứng bánh xe (ABS). 2.Bộ điều hòa lực phanh. 3. Lập bảng kiểm tra, phân loại. BẢNG KIỂM TRA CÁC BỘ PHẬN Ngày kiểm tra: Ngày tháng năm 2005 Nhóm (người) kiểm tra: Tên bộ phân: Hệ thống ABS và bộ điều hòa lực phanh Loại ô tô: TOYOTA T Kích Tình Tên chi tiết Đ vị S ố Đủ, thướ trạng Thay Sửa tính lượn thiế thế chữa T c KT g u mòn Bộ cảm biến Hỏng 1 Thay Bộ 04 2 2 Van điều chỉnh - Nứ t Đủ - 01 0,3 x x Bộ điều hòa lực 3 - Mòn đ chỉnh - 1 - 0,4 4 Thanh đàn hồi - Cong 1 - x Phòng kỹ thuật Người kiểm tra II. Yêu cầu 1. Trình bày được cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của hệ thống ABS. 2. Vẽ đúng sơ đồ cấu tạo và giải thích nguyên tắc hoạt động của bộ điều hòa lực phanh. 3. Lập bảng kiểm tra chi tiết của bộ điều hòa lực phanh đầy đủ và chính xác. III. Thời gian 13
- - Sau 2 tuần nộp đủ các bài tập. 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài tập dài về Bảo vệ RƠ-LE
20 p | 621 | 241
-
Bài giảng Bảo dưỡng hệ thống phân phối khí - CĐ Nghề Đắk Lắk
17 p | 238 | 58
-
Bài giảng Bảo dưỡng đường ống - Chương 4
168 p | 175 | 50
-
Tổng quan về một giải pháp điều khiển cho hệ thống chuyển động tàu điện cao tốc Hà Nội
8 p | 125 | 22
-
Đề thi kết thúc học phần hệ sư phạm Vô tuyến điện tử (HK II, năm học 2012-2013)
1 p | 97 | 7
-
Bài giảng Bảo dưỡng và sữa chữa đường ô tô - Chương 4: Hệ thống tổ chức và nhiệm vụ quản lý ngành giao thông đường bộ
13 p | 33 | 4
-
Phát triển phần mềm giám sát và điều khiển cho xe tự hành AGV
7 p | 1 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn