intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài 6: Thương mại điện tử

Chia sẻ: Khải Nguyên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:25

79
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới và được xem như là sự phát triển tất yếu của thương mại trong nền kinh tế số hoá. Nội dung bài giảng đề cập tới các quan niệm về thương mại điện tử và ích lợi của nó, trình bày về hình thức hoạt động thương mại điện tử, đề cập đến những cơ sở đảm bảo hoạt động thương mại điện tử nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng và khái quát về mô hình thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài 6: Thương mại điện tử

Bài 6: Thương mại điện tử BÀI 6 THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Hướng dẫn học Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:  Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia thảo luận trên diễn đàn.  Đọc tài liệu: 1. GS.TS Đặng Đình Đào, GS.TS. Hoàng Đức Thân (Đồng chủ biên), Giáo trình Kinh tế thương mại (2012), Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân. 2. Giáo trình Thương mại điện tử (2006), Nhà xuất bản Thống kê. 3. Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam năm 2013. 4. Nghị định số 52/2013/NĐ-CP về Thương mại điện tử.  Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc qua email.  Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học. Nội dung Hiện nay, Thương mại điện tử đang phát triển nhanh chóng trên toàn thế giới (đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát triển) và được xem như là sự phát triển tất yếu của thương mại trong nền kinh tế số hoá. Mục 6.1 của Bài đề cập tới các quan niệm về Thương mại điện tử và ích lợi của nó. Mục 6.2 của Bài trình bày về hình thức hoạt động Thương mại điện tử. Mục 6.3 của Bài đề cập đến những cơ sở đảm bảo hoạt động Thương mại điện tử nói chung và đối với doanh nghiệp nói riêng. Mục cuối cùng của Bài khái quát về mô hình Thương mại điện tử giữa doanh nghiệp và người tiêu dùng. Mục tiêu  Trình bày được khái niệm Thương mại điện tử. So sánh được thương mại điện tử và thương mại truyền thống.  Trình bày được các lợi ích của Thương mại điện tử đối với doanh nghiệp, người tiêu dùng và xã hội.  Sơ đồ hóa được các mô hình giao dịch Thương mại điện tử cơ bản.  Trình bày được các hình thức hoạt động của Thương mại điện tử.  Phân tích được thực trạng các cơ sở đảm bảo cho hoạt động Thương mại điện tử hiện nay.  Phân tích được các công việc doanh nghiệp cần thực hiện để triển khai mô hình kinh doanh B2C.  Mô tả được các công cụ hỗ trợ khách hàng mua hàng trực tuyến và các loại hình dịch vụ khách hàng trong Thương mại điện tử. 122 TXTMKT03_Bai6_v1.0014109226 Bài 6: Thương mại điện tử Tình huống dẫn nhập KINH DOANH THỰC PHẨM SẠCH ONLINE Mô hình “chợ thực phẩm sạch trên mạng”, kinh doanh thực phẩm an toàn và nhiều loại đặc sản vùng miền, hiện đang rất phát triển với lối giao dịch online tiện lợi, nhanh chóng. Tuy nhiên, mô hình này vẫn còn nhiều vấn đề: trên trang web không có giấy tờ chứng nhận nguồn gốc hàng hóa, vệ sinh an toàn thực phẩm hoặc chứng nhận nuôi trồng, sản xuất theo tiêu chuẩn an toàn; đa số trang web chỉ đưa hình ảnh chào hàng mẫu, khi có khách mua mới đi lấy hàng nên các cơ quan chức năng khó kiểm soát được chất lượng, nguồn gốc hàng. 1. Thương mại điện tử có điểm gì khác so với thương mại truyền thống? 2. Lợi ích mà Thương mại điện tử đem lại cho người tiêu dùng là gì? 3. Theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay, điều kiện để thiết lập website cung cấp dịch vụ Thương mại điện tử là gì? TXTMKT03_Bai6_v1.0014109226 123 Bài 6: Thương mại điện tử 6.1. Quan niệm và lợi ích của Thương mại điện tử 6.1.1. Quan niệm về Thương mại điện tử  Theo nghĩa hẹp, Thương mại điện tử là việc mua bán hàng hóa và dịch vụ thông qua các phương tiện điện tử, đặc biệt là internet và các mạng viễn thông khác.  Theo nghĩa rộng, Thương mại điện tử là việc sử dụng các phương tiện điện tử để làm thương mại.  Các phương tiện thực hiện Thương mại điện tử: o Điện thoại; o Máy điện báo (Fax); o Truyền hình; o Thiết bị kỹ thuật thanh toán điện tử; o Máy tính và Mạng máy tính (Internet, Intranet, Extranet); o Mạng viễn thông. 6.1.2. Lợi ích của Thương mại điện tử 6.1.2.1. Đối với doanh nghiệp  Mở rộng thị trường: Với chi phí đầu tư nhỏ hơn nhiều so với thương mại truyền thống, các công ty có thể mở rộng thị trường, tìm kiếm, tiếp cận nhà cung cấp, khách hàng và đối tác trên thế giới. Việc mở rộng mạng lưới nhà cung cấp, khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán được nhiều sản phẩm hơn.  Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lượng hàng lưu kho và độ chậm trễ trong phân phối hàng. Hệ thống các cửa hàng giới thiệu sản phẩm được thay thế hoặc hỗ trợ bởi các showroom trên mạng.  Vượt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua web và internet giúp hoạt động kinh doanh được thực hiện 24/7/365 mà không mất thêm nhiều chi phí biến đổi.  Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn được biết đến với tên gọi “Chiến lược kéo”, lôi kéo khách hàng đến với doanh nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. Ví dụ: Dell Computer Corp.  Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trường: Với lợi thế về thông tin và khả năng phối hợp giữa các doanh nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung sản phẩm ra thị trường.  Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, chi phí thông tin, chi phí in ấn, gửi văn bản truyền thống.  Giảm chi phí giao dịch: Thời gian giao dịch giảm đáng kể và chi phí giao dịch cũng giảm theo. Thời gian giao dịch qua internet chỉ bằng 70% so với giao dịch qua fax và 5% giao dịch qua bưu điện. Chi phí giao dịch qua Internet chỉ bằng 5% giao dịch qua bưu điện. 124 TXTMKT03_Bai6_v1.0014109226 Bài 6: Thương mại điện tử  Giảm chi phí bán hàng và tiếp thị: Bằng phương tiện Internet,Web, một nhân viên bán hàng có thể giao dịch được với rất nhiều khách hàng, catalo điện tử (electronic catalogue) trên Web phong phú hơn nhiều và thường xuyên cập nhật so với catalogue in ấn chỉ có khuôn khổ giới hạn và luôn luôn lỗi thời.  Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng, quan hệ với trung gian và khách hàng được củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố lòng trung thành.  Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên web như sản phẩm, dịch vụ, giá cả đều có thể cập nhật nhanh chóng và kịp thời. 6.1.2.2. Đối với người tiêu dùng  Mua sắm mọi nơi, mọi lúc.  Nhiều lựa chọn về sản phẩm, dịch vụ.  Giá thấp hơn: do thông tin thuận tiện, dễ dàng, phong phú nên khách hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung ứng và đưa ra lựa chọn.  Giao hàng nhanh hơn: đối với các sản phẩm số hóa như phim, nhạc, sách, phần mềm... việc giao hàng có thể được thực hiện dễ dàng qua internet.  Thông tin phong phú, thuận tiện, chất lượng cao: khách hàng dễ dàng tìm được thông tin thông qua các công cụ tìm kiếm (search engines). 6.1.2.3. Đối với xã hội  Nâng cao mức sống của xã hội.  Hội nhập với nền kinh tế thế giới.  Dịch vụ công được cung cấp thuận tiện hơn.  Người tiêu dùng những nước kém và đang phát triển có thể tiếp cận với hàng hóa dịch vụ từ các nước phát triển.  Hoạt động trực tuyến sẽ giúp hạn chế việc đi lại, ô nhiễm, tai nạn. 6.2. Hình thức hoạt động Thương mại điện tử 6.2.1. Giao dịch Thương mại điện tử Sơ đồ 6.1: Các giao dịch Thương mại điện tử TXTMKT03_Bai6_v1.0014109226 125 Bài 6: Thương mại điện tử Các bên tham gia Thương mại điện tử gồm 3 nhóm chủ yếu: 1) Doanh nghiệp; 2) Chính phủ; 3) Người tiêu dùng (NTD). Người tiêu dùng Điện thoại, các biểu mẫu điện tử, email, fax Mua hàng trực tuyến Điện thoại, các biểu mẫu điện tử, email, fax Mua sắm CP; Quản lý (thuế, hải quan); Thông tin Chính phủ Doanh nghiệp Điện thoại, email, Trao đổi dữ liệu, fax, EDI, biểu mẫu Mua bán và thanh điện tử, thẻ thông toán hàng hóa minh, mã vạch Thuế, hải quan, thông tin Điện thoại, các biểu mẫu điện tử, email, fax Doanh nghiệp Trao đổi thông tin Điện thoại, các biểu mẫu điện tử, email, fax Chính phủ Sơ đồ 6.2: Giao dịch Thương mại điện tử giữa các bên tham gia Thương mại điện tử Trong năm cấp độ giao dịch nói trên, giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau là dạng chủ yếu của giao dịch Thương mại điện tử và giao dịch giữa các doanh nghiệp với nhau chủ yếu dùng phương thức trao đổi dữ liệu điện tử, tức EDI. 6.2.2. Hình thức hoạt động của Thương mại điện tử  Thư điện tử (e – mail): Các đối tác (người tiêu dùng, doanh nghiệp, các cơ quan chính phủ) sử dụng hòm thư điện tử để gửi thư cho nhau một cách “trực tuyến” (on line) thông qua mạng gọi là thư tín điện tử (electronic mail).  Thanh toán điện tử (electronic payment): là việc thanh toán tiền thông qua thông điệp điện tử (electronic message) thay cho việc giao tay tiền mặt. Ngày nay, với sự phát triển của Thương mại điện tử, thanh toán điện tử đã mở rộng bao gồm: Trao đổi dữ liệu điện tử tài chính (Financial Electronic Data Interchange – FEDI), tiền mặt Internet (Internet Cash), túi tiền điện tử (electronic purse), thẻ thông minh (smart card), giao dịch ngân hàng số hoá (digital banking).  Trao đổi dữ liệu điện tử (electronic data interchange – EDI): là việc trao đổi các dữ liệu dưới dạng “Có cấu trúc” (structured form) từ máy tính điện tử này sang máy tính điện tử khác, giữa các công ty hay tổ chức đã thoả thuận buôn bán với nhau theo cách này một cách tự động mà không cần có sự can thiệp của con người. EDI sử dụng rộng rãi trên thế giới, chủ yếu phục vụ cho mua và phân phối hàng (gửi đơn hàng, các xác nhận, các tài liệu gửi hàng, hoá đơn… EDI chủ yếu được thực hiện qua mạng ngoại bộ (Extranet). 126 TXTMKT03_Bai6_v1.0014109226

ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2