intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài ca chúc tết thanh niên

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

298
lượt xem
34
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Dậy! Dậy! Dậy! Bên án một tiếng gà vừa gáy, Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng. Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng? Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng Hai mươi năm lẻ đã từng chua với xót. Trời đất may còn thân sống sót, Tháng ngày khuây khỏa lũ đầu xanh. Thưa các cô, các cậu, lại các anh, Đời đã mới, người càng nên đổi mời Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội, Xúm vai vào xốc vác cựu giang san, Đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan Dây...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài ca chúc tết thanh niên

  1. Bài ca chúc tết thanh niên Dậy! Dậy! Dậy! Bên án một tiếng gà vừa gáy, Chim trên cây liền ngỏ ý chào mừng. Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng? Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng Hai mươi năm lẻ đã từng chua với xót. Trời đất may còn thân sống sót, Tháng ngày khuây khỏa lũ đầu xanh. Thưa các cô, các cậu, lại các anh, Đời đã mới, người càng nên đổi mời
  2. Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội, Xúm vai vào xốc vác cựu giang san, Đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan Dây thành bại quyết ghe phen liên hiệp lại. Ai hữu chí từ nay xinh gắng gỏi: Xếp bút nghiên mà tu dưỡng lấy tinh thần, Đừng ham chơi, đừng ham mặc, ham ăn, Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa, Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ, Mới thế này là mới hỡi chư quân Chữ rằng: nhật nhật tân, hựu nhật tân… Phan Bội Châu Huế, 1927
  3. 1. Nỗi niềm tâm sự buổi đầu xuân: - Mở đầu là 3 tiếng lay gọi, thức tỉnh: “Dậy! Dậy! Dậy”. Hãy thức tỉnh và bừng dậy! Cách nói của các nhà chí sĩ đầu thế kỷ 20: thức tỉnh lòng yêu nước. Không được chìm đắm trong vòng nô lệ nữa. - Mùa xuân đã đến rồi, với tiếng gà gáy và tiếng chim hót “ngỏ ý chào mừng” - Chào bình minh, chào đón “tân vận hội”. Một không gian tưng bừng, rộn ràng, mở rộng mang hàm nghĩa niềm tin tưởng tương lai sáng bừng. - Rất chân thành, nhà thơ thổ lộ nỗi niềm tâm sự cay đắng, uất hận của một chí sĩ ôm chí lớn mà không thành: “thẹn, buồn, tủi, chua với xót…”. “Sông, núi, trăng” - là vũ trụ, là giang sơn đất nước. Câu thơ biểu lộ một tấm lòng đau đớn, xót xa đối với vận mệnh Tổ quốc: Hỏi xuân hay hỏi hồn sông núi, hỡi thanh niên? “Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng? Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng Hai mươi năm lẻ đã từng chua với xót.”
  4. Và còn chỉ có niềm “khuây khỏa” với “lũ đầu xanh” - với phường hậu tử, là thế hệ thanh niên. Niềm an ủi cũng là hy vọng. 2. Chúc tết thanh niên cũng là nhắn nhủ thế hệ trẻ Việt Nam. - Ngôn từ trang trọng: “Thưa các cô, các cậu, lại các anh”. Cuối bài là hai tiếng “chư quân”. - Nội dung lời chúc tết: + Thanh niên phải đổi mới, với cái tầm nhìn mới: “Đời đã mới, người càng nên đổi mới, Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội”… + Tập hợp lực lượng, đoàn kết dân tộc để cứu nước: “Xúm vai vào xốc vác cựu giang san” + Từ bỏ con đường khoa cử lạc hậu, không đam mê hưởng lạc: “Tu dưỡng tinh thần” tự lập tự cường. Một chữ “xếp”, hai chữ “đừng” chứa chan lòng yêu thương nhắc nhở: “Xếp bút nghiên mà tu dưỡng lấy tinh thần,
  5. Đừng ham chơi, đừng ham mặc, ham ăn” + Trách nhiệm của thanh niên rất nặng nề và vô cùng vẻ vang. Phải hy sinh xương máu, đem tài năng để chiến đấu cho độc lập, tự do của Tổ quốc. Đây là vần thơ hừng hực khí thế chiến đấu. Đúng là “câu thơ dậy sóng” (Tố Hữu): “Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa, Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ!” Làm được như vậy là đổi mới, là yêu nước, là dám xả thân vì tự do. Phải đổi mới không ngừng: “nhật nhật tân, hựu nhật tân”. Vốn là một câu trong sách cổ được tác giả nhắc lại, nâng lên thành một châm ngôn sống và hành động cho thanh niên Việt Nam 79 năm về trước, tạo cho bài thơ nhiều ý nghĩa và có tác dụng giáo dục, động viên sâu sắc.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2