intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phân tích bài thơ Bài ca chúc Tết thanh niên của Phan Bội Châu

Chia sẻ: Lan Si Zhui | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

55
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phan Bội Châu là nhà yêu nước, nhà thơ nổi tiếng của dân tộc Việt Nam. Ông có rất nhiều những tác phẩm hay và có giá trị, trong đó phải kể đến bài thơ “chúc tết thanh niên”, bài thơ mang đậm giá trị của việc thức tỉnh lòng yêu nước và đánh dấu tinh thần của những người thanh niên luôn phấn đấu vì đất nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phân tích bài thơ Bài ca chúc Tết thanh niên của Phan Bội Châu

Đề bài: Phân tích bài thơ Bài ca chúc Tết thanh niên của Phan Bội Châu<br /> Bài làm:<br /> Phan Bội Châu là nhà yêu nước, nhà thơ  nổi tiếng của dân tộc Việt Nam. Ông có rất <br /> nhiều những tác phẩm hay và có giá trị, trong đó phải kể  đến bài thơ  “chúc tết thanh  <br /> niên”, bài thơ  mang đậm giá trị  của việc thức tỉnh lòng yêu nước và đánh dấu tinh thần  <br /> của những người thanh niên luôn phấn đấu vì đất nước.<br /> Mở  đầu bài thơ, ba tiếng: “Dậy! Dậy! Dậy!” là lời lay gọi thức tỉnh một số đông thanh <br /> niên đang ngủ mê trong đêm trường nô lệ. Cách nói ấy, ta bắt gặp khá nhiều trong thơ văn <br /> yêu nước đầu thế kỉ XX:<br /> Dậy! Dậy! Dậy<br /> Bên án một tiếng gà vừa gáy<br /> Chim trên cây vừa tỏ ý chào mừng<br /> Xuân ơi xuân, xuân có biết cho chăng?<br /> “Một tiếng gà vừa gáy”, một tiếng hót của chim báo sáng, mừng xuân về, âm thanh  ấy <br /> mang ý nghĩa tượng trưng dự báo một thời kì mới, một bình minh mới, một mùa xuân mới <br /> sắp đến với dân tộc.<br /> Mùa xuân đã làm sáng bừng lên niềm tin và những lời chúc mừng đối với lứa tuổi thanh  <br /> niên của đất nước. Trong cuộc đời của mỗi người ai ai cũng đều phải trải qua những năm  <br /> tháng thanh niên và phấn đấu không ngừng. Thanh niên của dân tộc đã trải qua những năm <br /> tháng chiến đấu xa gia đình, xa quê hương để đến với những vùng đất lạ.<br /> Thẹn cùng sông, buồn cùng núi, tủi cùng trăng,<br /> Hai mươi năm lẻ đã từng chua với xót.<br /> Nhà chí sĩ tâm sự, đối thoại với “xuân”, với “sông”, với “núi”, với “trăng”những đối  <br /> tượng  ấy là hồn thiêng đất nước. Một giọng thơ  tha thiết, đó là những lời tâm huyết, là  <br /> cái đỏ tàn của con đỗ quyên khắc khoải suốt đêm ngày. Đó không chỉ là nỗi đau, nỗi tủi, <br /> sự  chua xót của một người, mà còn là tâm trạng chung của cả  một thế  hệ, của cả một  <br /> dân tộc đã và đang phải làm ngựa trâu cho giặc, cho thực dân Pháp.<br />  Hai câu tiếp theo cũng là tâm sự của một tấm lòng thao thức. Năm 1925, Phan Bội bị giặc  <br /> Pháp bắt cóc  ở  Thượng Hải, đưa về  Hà Nội kết án tử  hình. Nhân dân ta, nhất là thanh  <br /> niên, học sinh khắp toàn quốc đã sôi sục đấu tranh, làm thất bại âm mưu đen tối và tàn ác  <br /> của thực dân Pháp.<br /> "Trời đất may còn thân sống sót<br /> Tháng ngày khuây khỏa lũ đầu xanh".<br /> Trong cảnh thân tù bị  giam lỏng, nhà chí sĩ vẫn không bao giờ  quên thanh niên, vẫn gửi <br /> gắm vào thế hệ trẻ Việt Nam nhiều tin tưởng và hy vọng.<br /> Lời chúc Tết cũng là lời kêu gọi thanh niên. Thanh niên phải “đổi mới”. Hai chữ  “đổi <br /> mới” trong bài thơ mang một nội dung yêu nước sâu sắc. Trước hết, thanh niên phải:<br /> “Đời đã mới, người càng nên đổi mới<br /> Mở mắt thấy rõ ràng tân vận hội<br /> Xúm vai vào xốc vác cựu giang san<br /> Đi cho êm, đứng cho vững, trụ cho gan,<br /> Dây thành bại quyết ghe phen liên hiệp lại”.<br /> Khi phong trào đấu tranh chống thực dân, đòi độc lập đang dâng lên sôi sục, mạnh mẽ ở <br /> khắp các châu lục thì thanh niên phải biết nhìn xa, nhìn rộng, đón lấy thời cơ, đón lấy tân <br /> vận hội, đứng lên đồng tâm nhất trí “liên hiệp lại”, để cứu nước, cứu nhà, theo nhà chí sĩ <br /> là phải “đi cho êm, đứng cho vững trụ cho gan”, nghĩa là phải tự lực tự cường.<br /> Sự đổi mới của thanh niên phải thể hiện sâu sắc ở mặt tâm hồn, và bằng hành động.<br /> "Ai hữu chí từ nay xin gắng gỏi<br /> Xếp bút nghiên mà tu dưỡng lấy tinh thần,<br /> Đừng ham chơi, đừng ham mặc, đừng ham ăn,”<br /> Một là hữu chí, nghĩa là chí khí bất khuất, yêu nước. Hai là phải gắng gỏi, phải quyết tâm <br /> phấn đấu, không được chìm đắm, đam mê vào con đường hưởng lạc.<br /> Lời tâm huyết của Phan Bội Châu trong bài thơ này là lời kêu gọi thanh niên đem tài trí và <br /> lòng quả cảm để đập tan xích xiềng nô lệ, ách thống trị tàn bạo của thực dân Pháp. Phải <br /> đem xương máu để  giành lại độc lập, tự  do. Một cách nói mạnh mẽ, hùng hồn. Hình <br /> tượng dữ dội, đầy ấn tượng có giá trị khích lệ lòng yêu nước và tinh thần cách mạng:<br /> “Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa,<br /> Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ!”<br /> Để giành được độc lập dân tộc thì phải nhiều thế hệ thanh niên, triệu triệu người, cả dân <br /> tộc mới có thể  “Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ” được! Có biết bao anh hùng liệt sĩ đã  <br /> ngã xuống vì tự  do. Biết bao con người  ưu tú của dân tộc đã gan góc hi sinh chiến đấu <br /> trong suốt 80 năm trời để  đất nước nở  hoa độc lập, kết quả  tự  do như  ngày nay. Qua  <br /> những vần thơ  chúc Tết thanh niên này, ta càng thấy rõ tác giả  lúc nào cũng chủ  trương  <br /> dùng bạo lực cách mạng để đấu tranh giành độc lập, tự do để giải phóng dân tộc.<br /> Bài thơ  được Phan Bội Châu viết cho thế  hệ  mất nước trước đây, thế  nhưng ngày nay  <br /> đất nước ta đã hoàn toàn độc lập, thế hệ thanh niên chúng ta vẫn tìm thấy trong bài những <br /> tư tưởng tình cảm tốt đẹp. Bài thơ như là một lời nhắn nhủ đến thế  hệ trẻ  ngày nay về <br /> lòng yêu nước và bảo vệ độc lập dân tộc.<br />  <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2