Đề bài: Phân tích bài thơ Bài ca lưu biệt của Huỳnh Thúc Kháng<br />
Bài làm:<br />
Huỳnh Thúc Kháng là một nhà thơ yêu nước. Cụ đã để lại nhiều thơ chữ Nôm và chữ <br />
Hán. Năm 1908, trước lúc chia tay các chiến hữu trong tù, bị đày ra Côn Đảo, Cụ viết bài <br />
thơ "Bài ca lưu biệt". Bài thơ được viết theo thể hát nói, có một số câu thơ chữ Hán tạo <br />
nên phong cách trang trọng hào hùng.<br />
Trong bài thơ “bài ca lưu biệt”, hai câu đầu song hành, đối xứng nêu lên một nhận xét về <br />
quy luật của tự nhiên và cuộc đời:<br />
"Trăng trên trời có khi tròn khi khuyết<br />
Người ở đời đâu khỏi tiết gian nan".<br />
Sông có khúc người có lúc, cho nên bất cứ ai, đâu có thể thoát khỏi vòng gian nan, vất vả, <br />
nguy hiểm. Trăng "khuyết" cũng như con người gặp "tiết gian nan" là chuyện tất yếu, <br />
chuyện bình thường. Hai câu thơ thể hiện một cái nhìn sáng suốt, bình tĩnh trước tai hoạ <br />
cuộc đời.<br />
Hai câu tiếp theo nói lên cách ứng xử của đấng trượng phu trước mọi biến cố, mọi thử <br />
thách:<br />
"Đấng trượng phu tùy ngộ nhi an<br />
Tố hoạn nạn hành hồ hoạn nạn".<br />
Hai câu chữ Hán có nghĩa là: Đấng trượng phu gặp bất kỳ cảnh ngộ nào cũng xử trí được. <br />
Luôn luôn chủ động, làm chủ hoàn cảnh, làm chủ tình thế an nguy, hoạn nạn trên đường <br />
đời. Gặp cảnh hoạn nạn sẽ xử trí theo cảnh hoạn nạn, quyết không chịu bó tay đầu hàng <br />
trước hoạn nạn, thử thách.<br />
Khổ giữa sáng lên một niềm tin và tự hào về con đường cách mạng của mình đang đi, về <br />
đức tài của người chiến sĩ yêu nước: "Tiến lộ định tri thiên hữu nhãn – Thâm tiêu do hứa <br />
mộng hoàn gia". Con đường phía trước còn đầy chông gai, bị tù đày, nhưng là con đường <br />
sáng, con đường của sự nghiệp chính nghĩa thì trời sẽ soi xét cho, thế nào mình cũng được <br />
trở về nhà sum họp với gia đình.<br />
Bấy nhiêu năm cũng vẫn chưa già,<br />
Nọ núi Ấn, này sông Đà<br />
Non sông ấy còn chờ ta thêu dệt".<br />
Với cái án khổ sai chung thân mà lại nói "Bấy nhiêu năm cũng vẫn chưa già, cách nói ấy <br />
là một sự thách thức, bất khuất ngạo nghễ. Núi Ân Sơn còn gọi là núi Chúa hay núi Mỏ <br />
Diều, sông Đà tức là sông Cẩm Lệ, là hai cảnh đẹp của Quảng NamĐà Nẵng, quê hương <br />
thân yêu của nhà thơ. Tác giả vững vào một ngày mai không xa sẽ trở lại nơi quê cha đất <br />
tổ, đem tài năng để góp phần điểm tô quê hương được phục hưng và cường thịnh. "Non <br />
sông ấy còn chờ ta thêu dệt".<br />
Sau phong trào Duy Tân tự cường, nhiều chiến sĩ yêu nước bị bắt, bị cầm tù, cùng chung <br />
xà lim, ngục tối, thế là tụ. Nay mai người bị đày ra Côn Đảo, người bị giam hãm khắp các <br />
nhà tù đó đây, thế là "tán", nhưng chỉ là tiểu biệt" mà thôi, nghĩa là chia li nhất thời.<br />
Kìa tụ tán chẳng qua là tụ biệt,<br />
Ngựa Tái ông họa phúc biết về đâu!<br />
Ý thơ tương phản đối lập giữa “tụ, tán" với "tiểu biệt" đã biểu lộ một cách nhìn, một <br />
cách sống rất tỉnh táo, lạc quan trong đại họa, trong gian nan. Câu dưới sử dụng điển tích <br />
"Thất mã Tái Ông" cấu trúc câu thơ dưới hình thức câu hỏi tu từ cũng thể hiện một niềm <br />
tin chói sáng. Bị tù đày chưa hẳn "họa" hay đó là "phúc" để người chiến sĩ yêu nước thử <br />
thách can trường, lòng dạ trung thành sắt son với nước, với dân. Ba câu thơ tiếp theo cũng <br />
nói lên một tâm thế rất đẹp: dù tạo hoá có cơ cầu, có sắp xếp đi thế nào nữa, thì đến đâu, <br />
ở đâu cũng là quê hương, cũng nước non nhà. Chỉ biết rằng trong cuộc sống trăm năm cần <br />
có ta:<br />
“Ư bách niên trung tu hữu ngã”<br />
Trong cuộc đời, cuộc sống một trăm năm cần có ta. Câu thơ vang lên như một tuyên ngôn, <br />
đĩnh đạc, hùng hồn. Những nhà yêu nước như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Huỳnh <br />
Thúc Kháng… đã sống và hành động đẹp như thế.<br />
Ba câu thơ cuối biểu hiện khí tiết của đấng trượng phu trong hoạn nạn. Hình tượng thơ <br />
được đặt trong thế tương phản: "Dẫu… vẫn…". "Núi sụp, biển lồi, trời nghiêng, đất <br />
ngả" tượng trưng cho những biến cố dữ dội ấy cũng chẳng hề gì, vẫn trong sáng như <br />
"vàng", vẫn cứng rắn như "đá", dù có tạc đi, đập đi cũng chẳng mòn, chẳng tan nát, biến <br />
dạng. Khí tiết ấy, tinh thần bất khuất ấy là của một lớp nhà nho chân chính đầu thế kỉ.<br />
Nếu mở đầu bài hát nói là câu "Trăng trên trời có khi tròn khi khuyết" thì câu kéo cuối bài <br />
lại là hình ảnh "Trăng kia khuyết đó lại tròn" như một niềm tin, một hi vọng dào dạt tinh <br />
thần lạc quan tin tưởng. Trăng khuyết sẽ tròn, hết bĩ cực thì đến thái lai. Bị tù đày rồi sẽ <br />
giành được tự do. Tin ở bản thân mình, tin ở con đường cách mạng, cứu dân cứu nước, <br />
tin ở sức mạnh chính nghĩa của dân tộc.<br />
Bài thơ của Huỳnh Thúc Kháng tuy có nói đến "lưu biệt", đến chia tay nhau, nhưng nó <br />
xứng đáng là một bài ca, một tráng khúc của thời đại. "Bài ca lưu biệt" đã được lưu <br />
truyền rộng rãi trong nhân dân miền Trung thời Pháp thuộc. Nó xứng đáng là một bông <br />
hoa tươi thắm trong vườn thơ ca yêu nước và cách mạng Việt Nam.<br />
<br />