Bài dư thi THAM GIA CUỘC THI TRỰC TUYẾN “NHÀ QUẢN TRỊ TƯƠNG LAI"
lượt xem 12
download
Trong kinh doanh ta biết, mọi doanh nghiệp đều chịu tác động bởi xu hướng của môi trường. Trong đó, văn hóa là một trong những yếu tố môi trường doanh nghiệp mà các nhà quản trị phải lưu tâm để định hướng cho doanh nghiệp hoạt động đạt được hiệu quả mong muốn. Thực tế đã diễn ra cũng có những doanh nghiệp không chú ý hoặc ý thức chưa đầy đủ về sự khác biệt giữa nền văn hóa của các dân tộc khác, nên dể bị...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài dư thi THAM GIA CUỘC THI TRỰC TUYẾN “NHÀ QUẢN TRỊ TƯƠNG LAI"
- TRƯỜNG ĐH TÀI CHÍNH - MARKETING CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CLB KHỞI NGHIỆP BÀI DỰ THI THAM GIA CUỘC THI TRỰC TUYẾN “NHÀ QUẢN TRỊ TƯƠNG LAI” *** A. Thông tin thí sinh: 1. Họ và tên:TRẦN THỊ ÁNH NGUYỆT 2. Giới tính: Nữ 3. Lớp:12DBH2 4. Khoa: QUẢN TRỊ KINH DOANH 5. Địa chỉ:18 Phạm Cự Lượng. Phường 2. Quận Tân Bình 6. Số điện thoại: 01215592849 7. Email: trananhnguyet.sc@gmail.com 8. Facebook (nếu có): Trần ÁnhNguyệt B. Nội dung bài dự thi 1. Tình huống lựa chọn: Môi trường văn hóa vơi kinh doanh ( tình huống số 1) MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA VỚI KINH DOANH Trong kinh doanh ta biết, mọi doanh nghiệp đều chịu tác động bởi xu hướng của môi trường. Trong đó, văn hóa là một trong những yếu tố môi trường doanh nghiệp mà các nhà quản trị phải lưu tâm để định hướng cho doanh nghiệp hoạt động đạt được hiệu quả mong muốn. Thực tế đã diễn ra cũng có những doanh nghiệp không chú ý hoặc ý thức chưa đầy đủ về sự khác biệt giữa nền văn hóa của các dân tộc khác, nên dể bị mắc sai lầm dẫn tới sự điều chỉnh tốn kém hoặc thất bại, thua lỗ, chặng hạn như: Một công ty nước ngoài vào làm ăn tại Việt Nam đã đưa ra quảng cáo sản phẩm trên một số báo với dòng chữ: “Một người đàn ông giàu có, đẹp trai có thể ghé nhà bạn. Đừng cho ông xã biết”. Chỉ vài ngày sau công ty nọ phải rút lại nội dung quảng cáo này. Ngược lại, để thâm nhập thị trường Việt Nam, nhiều công ty Hàn Quốc đã tiếp cận khai thác yếu tố văn hóa từ sự tương đồng văn hóa giữa hai nước để tiến hành tạo ra nhu cầu cho giới tiêu dùng để xuất khẩu hàng hóa của họ. Điều này rất dể thấy qua một số film truyện Hàn Quốc, sau một loạt được đài truyền hình Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh trình chiếu phục vụ khán thính giả thì hàng hóa Hàn Quốc đã du nhập vào một cách phổ biến và khá nhiều những cửa hàng chuyên bán các loại quần áo thời trang, mỹ phẩm do Hàn Quốc sản xuất được hình thành đã nhanh chóng thu hút được giới trẻ đến mua sắm. Tương tự, vào năm 1996, hãng Mc.Donald's (sản xuất thức ăn nhanh) bắt đầu việc mở cửa hàng tại New Dehli và nơi đây cũng là lần đầu tiên mà cửa hàng Mc.Donald của hãng trên thế giới không bán thịt bò. Hãng đã thay bánh Big Mac kẹp thịt bò truyền thống thành bánh Maharaja Mac kẹp thịt cừu để phục vụ khách là người bản xứ với đặc điểm văn hóa của họ khác với nhiều nước trên thế giới. Có khoảng 80% người Ấn xem bò như một biểu tượng thiêng liêng của nguồn gốc sự sống.
- “Mc.Donald's open Indian restaurant”, Associated puss Báo Quốc tế, ngày 14/3/1999 Câu hỏi: 1. Môi trường doanh nghiệp là gì? Hãy liệt kê các nhóm yếu tố môi trường doanh nghiệp? 2. Bạn cho biết xu hướng ảnh hưởng của yếu tố môi trường văn hóa tác động như thế nào đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp? 3. Hãy giải thích việc cửa hàng Mc.Donald's ở New Dehli không bán bánh kẹp thịt bò? 4. Vì sao công ty x tại Việt Nam phải rút lại nội dung đã quảng cáo? 2. BÀI VIẾT: Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kĩ thuật và công nghệ, khu vực hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế đã làm cho môi trường kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) có sự thay đổi nhanh chóng về xu hướng và tốc độ. Sự thay đổi đó tác động rất lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các DN do bất kì một doanh nghiệp nào cũng phải tồn tại trong một môi trường nhất định. Môi trường kinh doanh có thể mang đến cơ hội cũng như nguy cơ cho DN. Do đó muốn tồn tại và phát triển cần phải phân tích môi trường kinh doanh. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, bất kì một quyết định nào của các cấp lãnh đạo hay nhà quản trị DN đều có thể thành công hay thất bại, sự thành công hay thất bại đó phụ thuộc vào rất nhiều sự am hiểu về môi trường kinh doanh mà DN đã, đang, và sẽ tiếp tục hoạt động. Môi trường kinh doanh của DN được khái quát là tập hợp những điều kiện, yếu tố bên ngoài và bên trong có ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến hoạt động kinh doanh của DN. Môi trường bên ngoài gồm các yếu tố vi mô và vĩ mô. Vĩ mô: tự nhiên, kinh tế, kỹ thuật-công nghệ, văn hóa-xã hội, chính trị-pháp luật, đoàn thể, môi trường hội nhập quốc tế... Tự nhiên tác động rất lớn đến hoạt động của DN, về cơ bản thường tác động bất lợi đối với các hoạt động của DN, đặc biệt là những DN sản xuất kinh doanh có liên quan đến tự nhiên như: sản xuất nông phẩm, thực phẩm theo mùa, kinh doanh khách sạn, du lịch...Để chủ động đối phó với yếu tố tự nhiên DN phải dự tính đến các yếu tố tự nhiên có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của mình thông qua các hoạt động phân tích môi trường kinh doanh, dự báo của bản thân DN, đánh giá của cơ quan chuyên môn. Các biện pháp thường được DN sử dụng như dự phòng, tiên đoán và một số biện pháp khác. Các DN cũng phải cùng nhau giải quyết những vấn đề tự nhiên cấp thiết hiện nay về tiếng ồn, ô nhiễm môi trường,...Về yếu tố kinh tế DN phải chú ý đến các yếu tố ảnh hưởng lớn như tốc độ tăng trưởng và sự ổn định nền kinh tế, sức mua, sự ổn định của giá cả, tiền tệ, lạm phát,... Những biến động của các yếu tố kinh tế có thể tạo ra cơ hội và cả những thách thức với doanh nghiệp.Để đảm bảo thành công của hoạt động doanh nghiệp trước biến động về kinh tế, các doanh nghiệp phải theo dõi, phân tích, dự báo biến động của từng yếu tố để đưa ra các giải pháp, các chính sách tương ứng trong từng thời điểm cụ thể nhằm tận dụng, khai thác những cơ hội , né tránh, giảm thiểu nguy cơ và đe dọa.Khi phân tích, dự báo sự biến động của các yếu tố kinh tế, để đưa ra kết luận đúng, doanh nghiệp cần dựa vào một số căn cứ quan trọng: các số liệu tổng hợp của kì trước, các diễn biến thực tế của kì nghiên cứu,các dự báo của nhà kinh tế lớn...Kỹ thuật – Công nghệ đây cũng là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp. Các yếu tố công nghệ thường biểu hiện như phương pháp sản xuất mới, kĩ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng...Khi công nghệ phát triển, doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao hơn nhằm phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy vậy, nó cũng mang lại cho doanh nghiệp nguy cơ tụt hậu, giảm năng lực cạnh tranh nếu doanh nghiệp không đổi mới công nghệ kịp thời. Yếu tố chính trị-pháp luật gồm các yếu tố
- chính phủ, hệ thống pháp luật, xu hướng chính trị...các nhân tố này ngày càng ảnh hưởng lớn đến hoạt động của doanh nghiệp. Sự ổn định về chính trị, nhất quán về quan điểm, chính sách lớn luôn là sự hấp dẫn của các nhà đầu tư.Trong xu thế toàn cầu hiện nay, mối liên hệ giữa chính trị và kinh doanh không chỉ diễn ra trên bình diện quốc gia mà còn thể hiện trong các quan hệ quốc tế. Để đưa ra được những quyết định hợp lí trong quản trị doanh nghiệp, cần phải phân tích, dự báo sự thay đổi của môi trường trong từng giai đoạn phát triển. Ngoài ra môi trường kinh doanh của các DN còn chịu ảnh hưởng khá lớn từ các yếu tố vi mô: nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối thủ tiềm ẩn, sản phẩm thay thế, thị trường lao động...ví như mức độ cạnh tranh giữa các DN trong cùng một ngành với nhau ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cung cầu sản phẩm của mỗi DN , ảnh hưởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụ sản phẩm... do vậy ảnh hưởng tới hiệu quả của mỗi DN. Khả năng gia nhập nghành mới của các DN ở nước ta hiện nay trong hầu hết các lĩnh vực, các ngành nghề sản xuất kinh doanh có mức doanh lợi cao thì đều bị rất nhiều các doanh nghiệp khác nhóm ngó và sẵn sàng đầu tư vào lĩnh vực đó nếu như không có sự cản trở từ phía chính phủ. Môi trường bên trong bao gồm các nguồn lực về con người, tài chính, sản phẩm, giá, kênh phân phối sản phẩm, xúc tiến quảng cáo...ví dụ như DN có khả năng tài chính mạnh thì không những đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và ổn định mà còn giúp cho doanh nghiệp có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Ngược lại, nếu như khả năng về tài chính của doanh nghiệp yếu kém thì doanh nghiệp không những không đảm bảo được các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bình thường mà còn không có khả năng đầu tư đổi mới công nghệ, áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất do đó không nâng cao được năng suất và chất lượng sản phẩm. Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của doanh nghiệp. Khả năng tài chính của doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của doanh nghiệp, tới khả năng chủ động trong sản xuất kinh doanh tới tốc độ tiêu thụ và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, ảnh hưởng tới mục tiêu tối thiểu hoá chi phí băng cách chủ động khai thác và sử dụng tối ưu các nguồn lực đầu vào. Vì vậy tình hình tài chính của doanh nghiệp tác động rất mạnh tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của chính doanh nghiệp đó. Những yếu tố trên tồn tại trong mỗi nền kinh tế quốc gia nói riêng và nền kinh tế thế giới nói chung, chúng có tác động và chi phối mạnh mẽ đối với hoạt động của doanh nghiệp, buộc các DN phải tự điều chỉnh các mục đích, hình thức, chức năng hoạt động của mình cho thích ứng nhằm bắt kịp các cơ hội và đạt hiệu quả cao trong kinh doanh. Đối với mỗi nghành, mỗi lĩnh vực khác nhau thì mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên cũng khác nhau. Trong số các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của một DN thì yếu tố văn hóa-xã hội có ảnh hưởng sâu sắc nhất. DN cần phải phân tích cụ thể các yếu tố văn hóa, xã hội nhằm nhận biết các cơ hội và những nguy cơ có thể xãy ra, mỗi sự thay đổi của các lực lượng văn hóa có thể tạo ra một nghành kinh doanh mới hoặc cũng có thể xóa đi một nghành kinh doanh.Tình trạng thất nghiệp, trình độ giáo dục, phong cách, lối sống, phong tục tập quán, tâm lý xã hội... đều tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN theo hai chiều tích cực hoặc tiêu cực. Nếu không có tình trạng thất nghiệp thì người lao động có nhiều cơ hội việc làm thì chi phí sử dụng lao động của DN sẽ cao lên ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh còn ngược lại nếu tình trạng thất nghiệp mà cao thì chi phí sử dụng lao động giảm hiệu quả sản xuất tăng lên nhưng tình trạng thất nghiệp cao làm cho cầu tiêu dùng giảm, có thể dẫn đến tình trạng an ninh chính trị mất ổn định, do vậy lại làm cho hiêu quả sản xuất kinh doanh lại giảm. Trình độ văn hóa cao hay thấp ảnh hưởng đến khả năng đào tạo cũng như chất lượng chuyên môn và khả năng tiếp thu của người lao động, sự nhạy bén với xu hướng của xã hội ảnh hưởng cao đến hiệu quả sản xuất của
- DN. Ví như đối với các DN sản xuất hàng may mặc, do may mặc là mặt hàng gắn liền với cuộc sống con người nên việc sản xuất chịu ảnh hưởng rất lớn đến yếu tố văn hóa-xã hội, dân cư. Chỉ một sự xác định sai lệch xu hướng “mặc” của người tiêu dùng có thể dẫn đến ứ đọng hàng hóa, lỗ vốn hoặc có thể dẫn đến phá sản. Hoặc các DN sữa ở Việt Nam muốn sản phẩm của mình tiêu thụ được trong nước thì phải tìm hiểu thói quen uống sữa của người dân, tại sao người tiêu dùng lại ưa chuộng sữa nhập khẩu trong khi còn hạn chế sử dụng sữa nội địa? từ đó đưa ra các chiến lược kinh doanh tốt nhất. Xu thế “Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập quốc tế” đang phát triển mạnh mẽ chưa từng thấy, hoạt động kinh doanh quốc tế ngày càng trở nên đa dạng và phong phú, có ý nghĩa hết sức đặc biệt đối với mỗi quốc gia trong nền kinh tế toàn cầu. Các nước đều tìm cách xâm nhập vào thị trường nước ngoài nhằm tận dụng lợi thế để mở rộng hoạt động kinh doanh và phát triển kinh tế. Bất kì một DN muốn xâm nhập vào thị trường quốc tế đều phải tìm hiểu kĩ lưỡng các môi trường kinh doanh tại các nước sở tại để xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp nhất mà yếu tố DN phải quan tâm hàng đầu là môi trường văn hóa ở các quốc gia đó về ngôn ngữ, tôn giáo, lối sống duy nghĩ, thị hiếu tập quán vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc sản xuất và hoạt động kinh doanh của DN. Ngôn ngữ là một bộ phận cấu thành nên văn hóa, nó là phương tiện để DN giao tiếp trong quá trình hoạt động do đó phải chuẩn bị chu đáo như thuê phiên dịch hoặc chuyên gia để tìm hiểu cụ thể...Văn hóa không thể thiếu tôn giáo, nó ảnh hưởng trực tiếp đến con người nên cũng ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh daonh. Ví dụ phải chú ý đến giờ mở của hay đóng cửa, những ngày nghỉ, ngày lễ, ngày kỉ niệm,...vì vậy hoạt động của DN phải phù hợp với tôn giáo tại quốc gia đó. Ví dụ nếu DN nào có mang sản phẩm chế biến từ thịt lợn đến tiêu thụ ở Irắc, Xiri,... hoặc đem thịt bò đến bán ở Ấn Độ thì đó là một điều nguy hiểm, vì những sản phẩm đó theo tập quán, tôn giáo các quốc gia này không tiêu dùng, ở Ấn Độ con bò được xem như thánh, bò Nadin là linh vật của thần Shiva (thần hủy diệt, một trong ba vị thần của đạo Hindu) thường cưỡi, là “Mẹ của quá khứ và tương lai”, cung cấp sữa nuôi sống con người và giúp trị bá bệnh. Nhiều nước xem thịt bò là thực phẩm số một còn Ấn Độ thì ngược lại không ai giám ăn, ăn thịt bò là phạm thượng, khinh thần. Đó là lí do vì sao hãng sản xuất thức ăn nhanh Mc.Donald’s không bán bánh mì Big Mac kẹp thịt bò mà thay bằng bánh Maharaja Mac kẹp thịt cừu. Trường hợp của Mc.Donald là một trường hợp tích cực, DN đã tìm hiểu và chú ý đến tập quán, tôn giáo nét đặc trưng văn hóa của Ấn Độ để đưa ra một chiến lược kinh doanh phù hợp sản phẩm của hãng được tiêu thụ đem lại nguồn doanh thu đáng kể. Tác động của môi trường văn hóa đối với hoạt động sản xuất kinh doanh rất sâu sắc, mỗi quốc gia đều có tập tục, quy tắc, kiêng kị riêng,... chúng được hình thành theo truyền thống văn hóa của mỗi nước và có ảnh hưởng to lớn đến tập tính tiêu dùng của các dân tộc đó. Tuy sự giao lưu văn hóa giữa các nước đã làm xuất hiện nhiều tập tính chung nhưng song những yếu tố truyền thống vẫn rất bền vững ảnh hưởng đến thói quen, tâm lý người tiêu dùng. Tương tự như trên, nhiều công ty Hàn Quốc (HQ) để xâm nhập vào thị trường Việt Nam đã tìm hiểu khai thác khía cạnh tương đồng văn hóa giữa hai nước để tìm ra các chiến lược kinh doanh khá thành công thể hiện ở nhu cầu tiêu dùng hàng hóa nhập khẩu từ HQ ngày càng tăng. Điều này dễ dàng nhận thấy qua một số phim truyện HQ , các DN HQ đã khéo léo trong việc quảng cáo hàng hóa của mình thông qua các bộ phim, các quảng cáo mà các sản phẩm chủ yếu như mỹ phẩm, thời trang. Không chỉ phim ảnh các công ty HQ còn thường xuyên tài trợ tổ chức các sự kiện giao lưu văn hóa Việt – Hàn, các buổi gặp mặt khách hàng với người mẫu đại diện của DN là những ngôi sao hay xuất hiện trong phim, quảng cáo mà người tiêu dùng thấy trên truyền hình. Những nét tương đồng về cách ăn mặc của hai nước là chuộng sự kín đáo, duyên dáng, hay có những nét chung về màu da vì cùng là
- người châu Á đã được các doanh nghiệp HQ khai thác làm cho hàng hóa của họ du nhập vào thị trường Việt Nam ngày càng phố biến, nhiều cửa hàng quần áo thời trang, mỹ phẩm thu hút giới trẻ đến mua sắm khá đông. Một số thương hiệu mỹ phẩm nổi tiếng của HQ đã có mặt tại Việt Nam như Missha, Etude House, The Faceshop,... Ngược lại nếu không tìm hiểu cụ thể, không chú ý hoặc chưa ý thức đầy đủ về sự khác biệt văn hóa của các dân tộc nên dễ mắc sai lầm như trường hợp của công ty X vào Việt Nam làm ăn đã phải gỡ bỏ quảng cáo trên nhiều báo với nội dung “Một người đàn ông giàu có, đẹp trai có thể ghé nhà bạn. Đừng cho ông xã biết”, nhìn vào nội dung ta cũng có thể biết sản phẩm mà công ty này hướng đến là đối tượng phụ nữ, quảng cáo đó đã vi phạm vào qui phạm đạo đức của người Việt, chế độ hôn nhân, tâm lý xã hội Việt Nam, nội dung đã gây sự phản cảm khi đọc khiến tâm lý các ông chồng hay người tiêu dùng là phụ nữ phải khó chịu...dẫn đến việc tạo hình ảnh tiêu cực với khách hàng cộng với sự điều chỉnh quảng cáo khá tốn kém ảnh hưởng đến hoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp. Công ty này cần phải xây dựng lại chiến lược quảng cáo mới, sản phẩm có những công dụng, đặc tính gì phù hợp với người tiêu dùng mà ở đây là phụ nữ, các chiến lược đưa sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng, thay đổi nội dung quảng cáo sao cho phù hợp, khảo sát kết quả sử dụng sản phẩm để lấy đó làm nền tản cho các chiến lược marketing cũng như xoa dịu dần hình tượng tiêu cực ban đầu và bắt đầu gây dựng hình ảnh tích cực lấy lại lòng tin từ người tiêu dùng. Tóm lại để có thể chạm được đến thành công khi thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh bất cứ lĩnh vực nào của DN trong nước hay thâm nhập thị trường nước ngoài thì đó là một chặng đường đầy khó khăn và chông gai. Các DN phải có sự chuẩn bị thật chu đáo trên mọi yếu tố, phương diện không chỉ môi trường văn hóa mà còn nhiều yếu tố quan trọng khác.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáu công cụ miễn phí để quản lý danh tiếng trực tuyến
7 p | 190 | 57
-
Xây dựng chiến lược marketing của doanh nghiệp kinh doanh bất động sản trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 tại Việt Nam
13 p | 87 | 19
-
Phát Triển Sản Phẩm
5 p | 95 | 14
-
Marketer: "Người vô hình" đằng sau thương hiệu
3 p | 61 | 7
-
Chia sẻ kinh nghiệm tiếp thị số từ món gà rán
3 p | 53 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn