intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Âm nhạc - Tiết 3: Mùa thu ngày khai trường

Chia sẻ: Nhân Sinh ảo ảnh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

134
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Âm nhạc - Tiết 3: Mùa thu ngày khai trường" trình bày nội dung bài bài hát và nhạc lý bài hát Mùa thu ngày khai trường, phương pháp luyện thanh và đọc nhạc bài hát, phần âm nhạc thưởng thức giới thiệu về nhạc sĩ Trần Hoàn và bài hát "Một mùa xuân nho nhỏ". Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Âm nhạc - Tiết 3: Mùa thu ngày khai trường

  1. * ÔN TẬP BÀI HÁT: “Mùa thu ngày khai trường ! ” * ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN số 1. * ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC : Nhạc Sĩ Trần Hoàn và bài hát một “Mùa xuân nho nhỏ”.
  2. I. ÔN TẬP BÀI HÁT : MÙA THU NGÀY KHAI TRƯỜNG
  3. - Nghe bài hát mẫu. - Luyện thanh Nô........................................na. - Hát hoàn chỉnh bài hát. Chú ý sắc thái.
  4. II. ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC : - Đọc thang âm Cdur ? Nhắc lại các ký hiệu âm nhạc có trong bài ? - Đọc và ghép lời hoàn chỉnh bài TĐN, chú ý các ký hiệu âm nhạc : Dấu nhắc lại và dấu luyến.
  5. II. ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC :
  6. * ÔN TẬP BÀI HÁT: “Mùa thu ngày khai trường ! ” * ÔN TẬP TẬP ĐỌC NHẠC : TĐN số 1. * ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC : Nhạc Sĩ Trần Hoàn và bài hát một “Mùa xuân nho nhỏ”.
  7. III. ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC : NHẠC SĨ TRẦN HOÀN VÀ BÀI HÁT “MỘT MÙA XUÂN NHO NHỎ” 1. Nhạc Sĩ Trần Hoàn: Cố nhạc sĩ Trần Hoàn tên khai sinh là Nguyễn Tăng Hích, còn có bút danh là Hồ Thuận An, sinh năm 1928, quê ở Hải Lăng, Quảng Trị, mất năm 2003, thọ 76 tuổi. Sinh thời, ông tham gia cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp chống Mỹ, từng là Bộ trưởng Văn hóa Thông tin, Phó ban tư tưởng Văn hóa Trung ương và Chủ tịch Liên hiệp các hội Văn học - Nghệ thuật Việt Nam.
  8. Sự nghiệp sáng tác của Trần Hoàn được khán giả yêu nhạc nhớ đến với những ca khúc viết về Bác Hồ như: Thăm Bến Nhà Rồng, Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm và Lời Bác dặn trước lúc đi xa. Đây là chùm ba bài hát đã vinh dự đạt giải thưởng Hồ Chí Minh, ghi nhận những đóng góp tích cực của ông đối với nền âm nhạc Việt Nam. Trong cả hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Trần Hoàn tham gia hoạt động âm nhạc với những tác phẩm nổi bật như Sơn nữ ca, Lời người ra đi, Lời ru trên nương... Khác so với một số sáng tác thời kỳ này của không ít nhạc sĩ là mang đậm hơi thở chiến đấu, những sáng tác của nhạc sĩ Trần Hoàn là tiết chất tinh tế của cuộc sống thường nhật. Hình ảnh trong sáng tác của ông rất dung dị, phố biến, nhưng vẫn lấp lánh sức sống bền bỉ, tiềm ẩn trong cơn đau thương của cả dân tộc.
  9. Các sáng tác của Trần Hoàn càng về sau càng trẻ trung, càng mang hơi thở của cuộc sống hiện đại và được lớp trẻ ưa thích hơn. Trong khoảng 20 năm cuối đời, nhiều ca khúc trữ tình của ông mang âm hưởng dân ca nhưng được viết với bút pháp hiện đại đã được các giọng ca trẻ lựa chọn biểu diễn trên sân khấu và đứng vững trong một thời gian dài: Một mùa xuân nho nhỏ (phổ thơ Thanh Hải), Chào mùa xuân, Đêm hồ Gươm, Khúc hát người Hà Nội, Lời Bác dặn trước lúc đi xa... Trần Hoàn không viết tình ca cho riêng đôi lứa nào nhưng trong các ca khúc trữ tình của ông, những người yêu nhau tìm thấy bóng dáng của cuộc đời thường nhật mình đang sống, thấy một mặt hồ lặng sóng thân quen, một mảnh vườn quê, một rặng cây NS Trần Hoàn và Vợ lúc trẻ xanh đầu phố... Đó chính là nguồn gốc tạo nên chất sống cho những ca khúc trữ tình của Trần Hoàn.
  10. Tác phẩm Lời người ra đi Bà Ba Lời ru trên nương Chàng ra đi Một mùa xuân nho nhỏ Chào mùa xuân Mùa xuân nho nhỏ Con trâu kháng chiến Nắng tháng Ba Đêm Hồ Gươm Quảng Trị yêu thương Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò Sơn nữ ca ví dặm Gửi mẹ yêu thương Chiều trên Gio Cam giải phóng Kể chuyện người cộng sản Tình ca mùa xuân Khúc hát người Hà Nội Lời Bác dặn trước lúc đi xa Xin mời anh chị về thăm Hải Phòng Tìm Em Em nghĩ gì khi mùa xuân đến
  11. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH CẢM GIA ĐÌNH NS TRẦN HOÀN: Trong một số lá thư gửi về cho vợ, kèm theo thư là những bài thơ tình rất lãng mạn mà nhạc sĩ đã làm tặng vợ và các con mình. "…Nín đi em Và lau khô nước mắt. Vì còn hơn trăm ngàn lần tiếng gắt Là tiếng người yêu thổn thức tê lòng … Cám ơn em Bằng tiếng khóc Dạy cho anh, sâu xa bài học Về tình yêu, cuộc sống, tâm hồn…". Nhờ những cánh thư ấy và những bài thơ ấy mà dù cách xa nhau nhưng hai vợ chồng nhạc sĩ vẫn luôn tìm được niềm hạnh phúc. Sự gắn kết càng lúc càng bền chặt khi đất nước hòa bình, ông trở lại Hà Nội với cương vị mới. Đến nỗi, đã có lúc nhạc sĩ phải cất lời "Mái tóc cả hai đã đốm bạc/ Mà tình chung thủy chẳng hề vơi".
  12. Cho đến sau này, khi nhạc sĩ lâm bệnh, thi thoảng bà Hồng vẫn đọc lại cho ông nghe những dòng thư chứa chất đầy tình yêu mà ông bà đã trao đổi với nhau trong thời chiến. Những cảm xúc cũ như một thứ "thuốc tiên" nhiệm màu giúp ông chống chọi với bệnh tật để kéo dài những ngày bên bà. Tuy nhiên, cuối cùng thì ông vẫn ra đi. Còn lại bà, những ngày tháng cuối đời vẫn sống với kí ức đẹp đẽ và không bao giờ thôi nhớ về ông.
  13. III. ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC : NHẠC SĨ TRẦN HOÀN VÀ BÀI HÁT “MỘT MÙA XUÂN NHO NHỎ” 2. Bài Hát “Một Mùa Xuân Nho Nhỏ”: Bài thơ Một mùa xuân nho nhỏ được Thanh Hải sáng tác trên giường bệnh trong bệnh viện Trung ương Huế những ngày cuối cùng của cuộc đời. Đó là những ngày tháng 12 năm 1980. Bài thơ là chút tâm sự, chiêm nghiệm của một nhà thơ đã dâng trọn cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc.
  14. Là bạn thân của Thanh Hải, nhạc sĩ Trần Hoàn đã ngay lập tức phổ nhạc bài thơ khi nhà thơ vừa hoàn thành và nhanh chóng đến với thính giả. Nhạc sĩ đã tìm được một bài thơ sâu sắc với tứ thơ hay, giàu sức thuyết phục: “Mỗi người chúng ta hãy khiêm nhường, đóng góp chút gì bé nhỏ để góp phần làm nên cuộc đời tươi đẹp, hãy hòa cùng mọi người, hãy sẻ chia với đồng loại, chớ ồn ào, phô trương, chớ chỉ thấy mình, hãy "làm con chim hót, làm một nhành hoa, một nốt trầm xao xuyến" để "biến trong hòa ca". - Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.
  15. TÓM LẠI: Cố nhạc sĩ Trần Hoàn tên khai sinh là Nguyễn Tăng Hích, còn có bút danh là Hồ Thuận An, sinh năm 1928, quê ở Hải Lăng, Quảng Trị, mất năm 2003, thọ 76 tuổi. Thể loại: nhạc tiền chiến, nhạc đỏ Tác phẩm nổi tiếng: Lời Bác dặn trước lúc đi xa, Kể chuyện người cộng sản, Giữa Mạc Tư Khoa nghe câu hò ví dặm, Lời ru trên nương , Tình ca mùa xuân, Nắng tháng Ba, Một mùa xuân nho nhỏ ...
  16. MỞ RỘNG: GIẢI THƯỞNG HỒ CHÍ MINH Là giải thưởng cấp quốc gia của Việt Nam, được quy định theo Pháp lệnh số 16 - LCT/HĐNN7 ngày 4.6.1985 để trao tặng cho những công trình nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, những công trình giáo dục và văn học,. nghệ thuật đặc biệt xuất sắc, có giá trị rất cao về khoa học, văn học, nghệ thuật, về nội dung tư tưởng, có tác dụng lớn phục vụ sự nghiệp cách mạng, có ảnh hưởng rộng lớn và lâu dài trong đời sống nhân dân, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc dân, khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật; đã được công bố hoặc sử dụng từ ngày thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà GTHCM được tặng cho một tác phẩm hoặc cho toàn bộ tác phẩm, công trình của một cá nhân hoặc của một tập thể người Việt Nam (kể cả người Việt Nam sống ở nước ngoài) hoặc người nước ngoài nghiên cứu, sáng tác về Việt Nam; được xét và công bố 5 năm một lần vào dịp quốc khánh 2.9.
  17. Ngày 10.9.1996, chủ tịch nước đã kí Quyết định số 991 KT/CTN tặng GTHCM đợt I cho 33 công trình, cụm công trình khoa học Ngày 1.9.2000, chủ tịch nước đã kí Quyết định số 392 KT/CTN tặng GTHCM đợt II cho 21 công trình, cụm công trình khoa học Trong đó Âm nhạc được trao cho các nhạc sĩ: Đợt 1: 1) Đỗ Nhuận; 2) Lưu Hữu Phước; 3) Văn Cao; 4) Hoàng Việt; 5) Nguyễn Xuân Khoát. Đợt 2: 1) Huy Du; 2) Xuân Hồng; 3) Phan Huỳnh Điểu; 4) Nguyễn Văn Tý; 5) Nguyễn Đức Toàn; 6) Hoàng Vân; 7) Nguyễn Văn Thương; 8) Hoàng Hiệp; 9) Trần Hoàn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2