Bài giảng Bài 2: Các nguyên lý cơ bản của Kinh tế học (Học kỳ Thu 2014) - Huỳnh Thế Du
lượt xem 5
download
Cùng tìm hiểu mười nguyên lý cơ bản của kinh tế học như: Con người phải đối mặt với sự đánh đổi; mọi lựa chọn đều có chi phí cơ hội; con người duy lý tư duy tại điểm cận biên;... được trình bày cụ thể trong "Bài giảng Bài 2: Các nguyên lý cơ bản của Kinh tế học (Học kỳ Thu 2014)".
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Bài 2: Các nguyên lý cơ bản của Kinh tế học (Học kỳ Thu 2014) - Huỳnh Thế Du
- Bài 2: Các nguyên lý cơ bản của Kinh tế học Kinh tế học vi mô dành cho chính sách công Học kỳ Thu 2014 Giảng viên: Huỳnh Thế Du
- Bàn tay vô hình (Invisible Hand) Bàn tay vô hình = Lợi ích cá nhân + cạnh tranh Trong gần như tuyệt đại đa số các trường hợp (nhất là trong điều kiện thông thường), mỗi người đều đặt câu hỏi tôi được gì mất gì khi làm một việc gì đó Ở những hoạt động không có các thất bại hay khiếm khuyết của thị trường, mỗi người theo đuổi mục đích/lợi ích cá nhân sẽ tối ưu lợi ích xã hội Bàn tay vô hình làm cho nguồn lực trong xã hội được phân bổ tối ưu trong hầu hết các trường hợp
- Mười nguyên lý của kinh tế học (Mankiw) 1. Con người phải đối mặt với sự đánh đổi 2. Mọi lựa chọn đều có chi phí cơ hội 3. Con người duy lý tư duy tại điểm cận biên 4. Con người phản ứng với các kích thích 5. Thương mại làm cho mọi người đều có lợi 6. Thị trường luôn là phương thức tốt để tổ chức các hoạt động kinh tế 7. Đôi khi Chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường 8. Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nước đó 9. Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền 10. Chính phủ phải đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp.
- NL1: Con người phải đối mặt với sự đánh đổi Mọi nguồn lực đều khan hiếm, để đạt được mục tiêu này, con người thường phải hy sinh mục tiêu khác Đánh đổi giữa mục tiêu trước mắt và mục tiêu dài hạn Người tiêu dùng (tiền bạc, thời gian) “Xay lúa khỏi bồng em” Mua xe hơi hay cho con du học? Học cao học hay tiếp tục làm việc? Nhà sản xuất Trồng quýt hay xoài? Lúa thay thanh long? Đầu tư sản xuất hay đầu tư tài chánh? Công nghệ hiện đại hay trung bình? Nhà nước Hiệu quả và công bằng Nhà nước làm hay thị trường làm
- NL2: Mọi lựa chọn đều có chi phí cơ hội Một người duy lí sẽ phải cân nhắc đến lợi ích và chi phí khi ra quyết định. Chi phí cơ hội của một thứ là cái mà bạn phải từ bỏ để có được nó. Ví dụ “ăn đám giỗ, lỗ buổi cày”. Chi phí cơ hội chính là loại chi phí cần cân nhắc khi ra quyết định. Ví dụ, đánh đổi khi theo học chương trình MPP.
- NL3: Con người duy lý suy nghĩ tại điểm cận biên Người duy lý cố gắng tối đa một cách có hệ thống, có chủ ý và nhất quán để đạt mục đích hay tối đa hóa lợi ích của mình. Rất nhiều quyết định không phải là “có hay không” mà là bao nhiêu Câu trả lời là tùy thuộc vào điểm cận biên Các ví dụ Bán vé máy bay với giá thấp hơn chi phí trung bình Có theo học chương trình MPP hay không Học tập và nghỉ ngơi
- NL4: Con người phản ứng với các kích thích Người duy lí phản ứng với các khuyến khích vật chất và tinh thần vì họ ra quyết định dựa vào những cân nhắc về chi phí và lợi ích: Tại sao Bình Thuận khó giữ diện tích đất trồng lúa? Ngành đào tạo của các trường đại học hiện nay? Tại sao người Việt Nam sử dụng xe gắn máy nhiều? Tầm quan trọng của thể chế: thưởng/ phạt Tại sao ít người không đội nón bảo hiểm? Tại sao nhiều công ty gây ô nhiễm? Tại sao hiện nay có nhiều người chuyển sang giảng dạy? Tại sao năm 2013, sinh viên thi vào ngành Tài chính – Ngân hàng giảm đáng kể?
- NL5: Thương mại làm cho mọi người đều có lợi Các loại lợi thế Lợi thế tuyệt đối Lợi thế tương đối (so sánh) Lợi thế cạnh tranh Thương mại tự do đem lại lợi ích cho tất cả các bên Yếu tố quyết định thương mại: năng suất Mô thức sản xuất và thương mại: Chuyên môn hóa theo lợi thế so sánh (tuyệt đối, tương đối) Bán hàng có lợi thế, mua hàng không có lợi thế so sánh Bên nào lợi nhiều hơn là tùy thuộc vào mức giá trao đổi
- NL6: Thị trường luôn là phương thức tốt để tổ chức hoạt động kinh tế Các hiện tượng trong xã hội và trong tự nhiên nhiều khi có những nguyên tắc giống nhau. Ví dụ như giao thông hay việc cung cấp và sử dụng lương thực, thực phẩm ở TP.HCM. Được chứng minh bởi lịch sử kinh tế thế giới. Ra quyết định phân tán bởi hàng triệu người nhưng không hỗn độn (Lý thuyết bàn tay vô hình). Thị trường là lựa chọn tốt nhất nhưng có nhiều nhược điểm. Vai trò của nhà nước?
- NL7: Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường Xuất phát từ những nhược điểm của thị trường: ngoại tác (ô nhiễm, nghiên cứu khoa học cơ bản), độc quyền, thông tin bất cân xứng, hàng hóa công cộng, bất bình đẳng. Kết luận chung có tính phổ biến của các nhà kinh tế: Chính phủ chỉ nên tập trung nguồn lực khắc phục nhược điểm của thị trường (chỉ làm điều gì tư nhân không làm được)
- Vai trò của nhà nước nên như thế nào? Giải quyết thất bại thị trường Cải thiện công bằng Cung cấp hàng hóa công thuần túy Bảo vệ người nghèo Chức năng tối thiểu Quốc phòng Các chương trình chống nghèo Luật pháp và trật tự Cứu nguy khi có thảm họa Quyền sở hữu tài sản Quản lý kinh tế vĩ mô Y tế công cộng Xử lý các ngoại tác Điều tiết độc quyền Xử lý thông tin không hoàn Cung cấp dịch vụ BHXH Chức năng trung Giáo dục cơ bản Điều tiết các tiện ích thiết hảo Tái phân bổ lương hưu Bảo vệ môi trường yếu [như điện nước] Bảo hiểm (y tế, nhân thọ, Trợ cấp gia đình gian Chính sách chống độc hưu trí) Bảo hiểm thất nghiệp quyền Điều tiết tài chính Bảo vệ người lao động Phối hợp hoạt động tư nhân Phân phối lại Chức năng tích Nuôi dưỡng các thị trường Phân phối lại tài sản cực Các sáng kiến về cụm
- NL8: Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nước đó Năng suất quyết định mức sống, những điều khác là thứ yếu Phân đôi cổ điển: Nền kinh thế thực và nền kinh tế tiền tệ Lương (thu nhập) cao là mục tiêu cuối cùng Ý nghĩa của chính sách: Công nhân được đào tạo, doanh nghiệp tiếp cận được công nghệ tốt nhất. Thâm hụt ngân sách chính phủ phải vay từ thị trường tài chính làm giảm mức đầu tư vào nhân lực và hiện vật, kìm hãm gia tăng mức sống trong tương lai
- NL9: Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền Tháng 1/1921, giá 1 tờ báo ở Đức là 0,3 mác, tháng 11/1922 giá là 70 triệu mác là do chính phủ in quá nhiều tiền Giá lúa gạo tăng có phải là nguyên nhân chính gây lạm phát ở VN?
- NL10: Chính phủ phải đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp Ba mục tiêu/chỉ tiêu quan trọng nhất của kinh tế vĩ mô? Trong ngắn hạn, chính sách giảm cung tiền (để giảm lạm phát) thất nghiệp sẽ tăng là do giá cả cứng nhắc trong ngắn hạn (kể cả tiền lương), làm giảm số lượng hàng tiêu thụ và doanh nghiệp sẽ cắt giảm công nhân
- Mười nguyên lý của kinh tế học (Mankiw) 1. Con người phải đối mặt với sự đánh đổi 2. Mọi lựa chọn đều có chi phí cơ hội 3. Con người duy lý tư duy tại điểm cận biên 4. Con người phản ứng với các kích thích 5. Thương mại làm cho mọi người đều có lợi 6. Thị trường luôn là phương thức tốt để tổ chức các hoạt động kinh tế 7. Đôi khi chính phủ có thể cải thiện được kết cục thị trường 8. Mức sống của một nước phụ thuộc vào năng lực sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nước đó 9. Giá cả tăng khi chính phủ in quá nhiều tiền 10. Chính phủ phải đối mặt với sự đánh đổi ngắn hạn giữa lạm phát và thất nghiệp.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê: Phần 2
43 p | 193 | 35
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 3 - TS. Nguyễn Tấn Phát
93 p | 347 | 29
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 11 - TS. Nguyễn Tấn Phát
31 p | 153 | 18
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 2 - TS. Nguyễn Tấn Phát
25 p | 193 | 17
-
Bài giảng Chương 2: Thiết kế tổ chức dự án và xây dựng đội ngũ dự án
26 p | 231 | 14
-
Bài giảng Nguyên lý kinh tế học vĩ mô: Chương 2 - Số liệu kinh tế vĩ mô
43 p | 167 | 11
-
Bài giảng Chương 2: Những vấn đề lý luận về tổ chức lãnh thổ
27 p | 123 | 11
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 2 - Nguyễn Văn Vũ An
25 p | 139 | 10
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế: Chương 2 - ĐH Kinh tế Quốc Dân
39 p | 82 | 9
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê kinh tế: Chương 2 - ThS. Nguyễn Văn Phong
22 p | 106 | 6
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường - Chương 2: Nội dung quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường
11 p | 22 | 6
-
Bài giảng Bài 2: Lập mô hình và tối ưu hóa (2014) - Nguyễn Xuân Thành
11 p | 85 | 5
-
Bài giảng Kinh tế lượng - Nguyễn Thanh Hải
172 p | 61 | 4
-
Bài giảng Kinh tế môi trường (Environmental economics): Chương 2 – ĐH Thương mại
43 p | 67 | 4
-
Bài giảng Lịch sử các học thuyết kinh tế: Chương 2 - Nguyễn Mai Thi
6 p | 10 | 4
-
Bài giảng Kinh tế tài nguyên: Chương 2 - Trần Thị Thu Trang
5 p | 46 | 3
-
Bài giảng Nguyên lý thống kê: Chương 7 - Nguyễn Ngọc Lam (2017)
21 p | 19 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn