Bài 5: Quản trị chất lượng dịch vụ<br />
<br />
BÀI 5<br />
<br />
QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ<br />
<br />
Hướng dẫn học<br />
Để học tốt bài này, sinh viên cần tham khảo các phương pháp học sau:<br />
Sinh viên hiểu rõ bản chất của dịch vụ, lấy ví dụ được các dịch vụ trên thực tế, đặt vị<br />
trí là khách hàng tự đánh giá chất lượng các dịch vụ đã từng sử dụng theo các tiêu chí<br />
đã được học. Sinh viên kết hợp học lý thuyết và liên hệ với thực tế quản trị chất lượng<br />
dịch vụ tại một số doanh nghiệp để hiểu rõ bài học.<br />
Học đúng lịch trình của môn học theo tuần, làm các bài luyện tập đầy đủ và tham gia<br />
thảo luận trên diễn đàn.<br />
Đọc tài liệu:<br />
1. GS.TS. Nguyễn Đình Phan & TS. Đặng Ngọc Sự, Giáo trình Quản trị chất lượng,<br />
NXB Đại học KTQD, 2013.<br />
2. TS. Đỗ Thị Đông, Bài tập Quản trị chất lượng, NXB Đại học KTQD, 2013.<br />
Sinh viên làm việc theo nhóm và trao đổi với giảng viên trực tiếp tại lớp học hoặc<br />
qua email.<br />
Tham khảo các thông tin từ trang Web môn học.<br />
Nội dung<br />
Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong tổng sản phẩm quốc dân ngày càng tăng lên. Phát triển<br />
dịch vụ ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với nền kinh tế. Các doanh nghiệp kinh<br />
doanh dịch vụ hoặc sử dụng dịch vụ đi kèm sản phẩm ngày càng nhận thức được vai trò<br />
của nâng cao chất lượng dịch vụ đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp mình.<br />
Với ý nghĩa đó, quản trị chất lượng dịch vụ đã trở thành một bộ phận cấu thành quan<br />
trọng trong hoạt động quản trị của mọi tổ chức. Bài 5 chúng ta sẽ tìm hiểu một số vấn<br />
đề sau:<br />
Bản chất của dịch vụ và chất lượng dịch vụ;<br />
Mô hình cung ứng dịch vụ chất lượng;<br />
Tiêu chí đánh giá và đo lường chất lượng dịch vụ;<br />
Quản trị chất lượng dịch vụ.<br />
Mục tiêu<br />
Sinh viên hiểu được bản chất của dịch vụ và đặc điểm dịch vụ;<br />
Sinh viên nắm được một số mô hình cung ứng dịch vụ chất lượng;<br />
Sinh viên hiểu thế nào là chất lượng dịch vụ và các tiêu chí để đánh giá và đo lường<br />
chất lượng dịch vụ;<br />
Sinh viên hiểu được bản chất và vai trò của quản trị chất lượng dịch vụ.<br />
<br />
TXQTTH07 _Bai5_v1.0015104216<br />
<br />
71<br />
<br />
Bài 5: Quản trị chất lượng dịch vụ<br />
<br />
Tình huống dẫn nhập<br />
Dịch vụ sân bay “tệ nhất” châu Á<br />
Kết quả thăm dò vào tháng 10 năm 2014 của một trang web chuyên về đánh giá sân bay (The<br />
Guide to Sleeping in Airports) vừa xếp Nội Bài và Tân Sơn Nhất vào danh sách tệ nhất ở<br />
châu Á dựa trên trải nghiệm thực tế của một số du khách.<br />
Theo Giám đốc Cảng hàng không quốc tế Nội Bài Vũ Thế Phiệt, chất lượng phục vụ hành khách<br />
tại sân bay quốc tế Nội Bài yếu kém là do hạ tầng không đủ đáp ứng nhu cầu hành khách ngày<br />
càng tăng cao dẫn tới tình trạng sân bay quá tải. Ngoài ra, thái độ phục vụ của nhân viên, chất<br />
lượng dịch vụ tại sân bay chưa tốt.<br />
Tại buổi kiểm tra nhà ga sân bay Tân Sơn Nhất, Cục Hàng không Việt Nam đã cho rằng, dù chất<br />
lượng dịch vụ của sân bay này so với trước đây đã tốt hơn nhiều, nhưng hạn chế của nhà ga sân<br />
bay Tân Sơn Nhất là mặt bằng nhỏ hẹp, không gian đi lại của hành khách không được thoải mái.<br />
Chất lượng hệ thống wifi miễn phí yếu và chập chờn, không đáp ứng nhu cầu truy cập<br />
mạng Internet của hành khách. Hệ thống ghế trải khắp nhà chờ, tạm thời chưa đáp ứng yêu cầu<br />
của hành khách. Các dịch vụ ăn uống, mua sắm, spa,… chưa có nhiều lựa chọn.<br />
<br />
1. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ sân bay được kể đến trong<br />
tình huống trên là gì?<br />
2. Chất lượng dịch vụ sân bay có ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hàng<br />
không mà khách hàng sử dụng hay không?<br />
3. Chất lượng dịch vụ sân bay ở tình huống trên được đánh giá từ đối tượng nào?<br />
<br />
72<br />
<br />
TXQTTH07 _Bai5_v1.0015104216<br />
<br />
Bài 5: Quản trị chất lượng dịch vụ<br />
<br />
5.1.<br />
<br />
Bản chất của dịch vụ và chất lượng dịch vụ<br />
<br />
5.1.1.<br />
<br />
Dịch vụ và đặc điểm dịch vụ<br />
<br />
Cũng giống như sản phẩm hữu hình, dịch vụ là kết quả đầu ra của một quá trình<br />
hay một hoạt động nào đó. Tuy nhiên, do tính chất vô hình của nó nên dịch vụ<br />
được định nghĩa là “kết quả của một quá trình hay một hoạt động nào đó nhưng<br />
không thể nhìn thấy được, không đo được và không đếm được”. Thực tế có rất<br />
nhiều định nghĩa khác nhau về dịch vụ. Các học giả, đứng trên từng quan điểm<br />
riêng của mình nên cũng có những quan niệm, định nghĩa khác nhau về dịch vụ.<br />
Hiện tại, có một số quan niệm sau về dịch vụ:<br />
o Theo quan điểm truyền thống: Những gì không phải nuôi trồng, không phải sản<br />
xuất là dịch vụ. Như vậy, dịch vụ bao gồm các lĩnh vực hoạt động như: khách<br />
sạn, tiệm ăn, hiệu sửa chữa, giải trí, bảo tàng, chăm sóc sức khỏe, bảo hiểm, tư<br />
vấn, giáo dục, đào tạo, tài chính, ngân hàng, bán buôn bán lẻ, giao thông vận<br />
tải, các phương tiện công cộng (điện, nước, viễn thông…), dịch vụ công (tòa<br />
án, cảnh sát, quân đội, cứu hỏa…).<br />
o Theo cách hiểu phổ biến: Dịch vụ là một hoạt động mà sản phẩm phẩm của nó<br />
là vô hình. Nó giải quyết các mối quan hệ với khách hàng hoặc với tài sản do<br />
khách hàng sỡ hữu mà không có sự chuyển giao quyền sở hữu.<br />
o Theo cách hiểu khác: Dịch vụ là một hoạt động xã hội mà hoạt động này đã<br />
xảy ra trong mối quan hệ trực tiếp giữa khách hàng và đại diện của công ty<br />
cung ứng dịch vụ.<br />
o Theo ISO 8402: Dịch vụ là kết quả tạo ra do<br />
các hoạt động tiếp xúc giữa người cung ứng và<br />
khách hàng và các hoạt động nội bộ của người<br />
cung ứng để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.<br />
Theo quan điểm hiện hành, dịch vụ được cấu thành<br />
bởi hai bộ phận sau:<br />
(1) Dịch vụ chính (dịch vụ cơ bản) là dịch vụ cốt lõi mà thông qua đó nhu cầu sử<br />
dụng dịch vụ đó được thỏa mãn.<br />
(2) Dịch vụ giá trị gia tăng (dịch vụ hỗ trợ) là các dịch vụ đi kèm nhằm tăng thêm<br />
mức độ thỏa mãn của khách hàng khi sử dụng dịch vụ chính.<br />
Dịch vụ tổng thể (dịch vụ trọn vẹn) là sự tổng hợp của dịch vụ chính và dịch<br />
vụ giá trị gia tăng.<br />
Lấy ví dụ: dịch hàng không, dịch vụ đào tạo, dịch vụ du lịch.<br />
Cùng với xu thế phát triển của xã hội loài người, tỷ trọng của dịch vụ hỗ trợ trong<br />
cơ cấu các bộ phận cấu thành của dịch vụ tổng thể có xu hướng ngày càng tăng<br />
lên. Trong cơ cấu của bản thân một dịch vụ hay một sản phẩm, trong cơ cấu của<br />
bản thân một doanh nghiệp hay một quốc gia, tỷ trọng của phần dịch vụ hỗ trợ trên<br />
tổng dịch vụ hoặc tỷ trọng của phần dịch vụ trên tổng giá trị sản phẩm hay GDP<br />
phản ánh mức độ phát triển của dịch vụ hay trình độ phát triển của nền kinh tế đó.<br />
<br />
TXQTTH07 _Bai5_v1.0015104216<br />
<br />
73<br />
<br />
Bài 5: Quản trị chất lượng dịch vụ<br />
<br />
Phân loại dịch vụ mang tính cạnh tranh<br />
Dịch vụ chính<br />
Dịch vụ<br />
<br />
Dịch vụ GTGT có thu tiền<br />
Dịch vụ GTGT<br />
Dịch vụ GTGT không thu tiền<br />
<br />
Một số đặc điểm của dịch vụ:<br />
Giống như sản phẩm hữu hình, dịch vụ cũng có những đặc điểm riêng của nó. Để<br />
có thể quản lý chất lượng dịch vụ một cách hữu hiệu nhất, các nhà quản trị cần<br />
thiết phải nắm rõ các đặc điểm riêng có của chất lượng dịch vụ, từ đó rút ra được<br />
các phương sách phù hợp để tiến hành kinh doanh dịch vụ một cách tốt nhất. Sau<br />
đây là một số đặc điểm của dịch vụ:<br />
o Tính vô hình: là tính không thể nhìn thấy, không đếm được, không nghe được,<br />
không cầm được trước khi sử dụng.<br />
o Tính không thể chia cắt được: quá trình cung ứng và sử dụng dịch vụ diễn ra<br />
đồng thời; dịch vụ không thể dự trữ, không thể lưu kho.<br />
o Tính không ổn định: chất lượng dịch vụ dao động trong một khoảng rất rộng,<br />
tùy thuộc vào hoàn cảnh tạo ra dịch vụ (người cung ứng, thời gian, địa điểm<br />
cung ứng).<br />
o Tính không lưu giữ được: dịch vụ không thể lưu giữ được sau khi nó được<br />
thực hiện.<br />
5.1.2.<br />
<br />
Chất lượng dịch vụ<br />
<br />
Có nhiều cách tiếp cận khác nhau về chất lượng dịch vụ:<br />
<br />
<br />
Theo ISO, chất lượng dịch vụ là tập hợp các đặc tính<br />
của một đối tượng, tạo cho đối tượng có khả năng<br />
thỏa mãn những yêu cầu đã nêu ra hoặc tiềm ẩn.<br />
<br />
<br />
<br />
Theo cách tiếp cận khác, chất lượng dịch vụ là sự<br />
thỏa mãn khách hàng được đo bằng hiệu số giữa<br />
chất lượng mong đợi và chất lượng đạt được.<br />
Các tình huống có thể xảy ra:<br />
o<br />
<br />
o<br />
<br />
Trường hợp 1: Chất lượng đạt được > Chất lượng mong đợi: Chất lượng dịch<br />
vụ tốt.<br />
Trường hợp 2: Chất lượng đạt được = Chất lượng mong đợi: Chất lượng dịch<br />
vụ được cho là ổn.<br />
<br />
Trường hợp 3: Chất lượng đạt được < Chất lượng mong đợi: Chất lượng dịch<br />
vụ được cho là không tốt.<br />
Theo cách tiếp cận này, chất lượng dịch vụ là do khách hàng cảm nhận và khách<br />
hàng đánh giá, mức độ hài lòng của khách hàng chính là hiệu số giữa cảm nhận<br />
<br />
o<br />
<br />
74<br />
<br />
TXQTTH07 _Bai5_v1.0015104216<br />
<br />
Bài 5: Quản trị chất lượng dịch vụ<br />
<br />
khi tiêu dùng dịch vụ đó của khách hàng và mong đợi của họ trước khi tiêu dùng<br />
dịch vụ đó.<br />
Để trả lời câu hỏi làm thế nào để hiệu số cảm nhận – kỳ vọng ngày càng cao, các nhà<br />
quản trị trước hết cần phải hiểu được các nhân tố quyết định kỳ vọng của khách hàng<br />
và làm thế nào để giữ được kỳ vọng khách hàng ở mức độ hợp lý. Chúng ta không thể<br />
để mức độ kỳ vọng của khách hàng ở một mức quá thấp được. Nếu để kỳ vọng khách<br />
hàng ở một mức độ quá thấp, khách hàng sẽ không có sự “háo hức” tiêu dùng dịch vụ<br />
mà mình cung ứng. Ngược lại, nếu để kỳ vọng của khách hàng ở một mức độ quá cao<br />
thì hiệu số cảm nhận – kỳ vọng lại bị giảm xuống, điều đó sẽ dẫn đến mức độ thỏa<br />
mãn khách hàng của dịch vụ cung ứng thấp và đương nhiên chất lượng dịch vụ cung<br />
ứng sẽ được cho là không tốt.<br />
Vậy, kỳ vọng của khách hàng được quyết định bởi các nhân tố nào? Theo các học giả<br />
về chất lượng dịch vụ đã chỉ ra bốn nhân tố chính:<br />
(1) Thông tin truyền miệng;<br />
(2) Nhu cầu cá nhân;<br />
(3) Kinh nghiệm đã trải qua;<br />
(4) Quảng cáo, khuếch trương.<br />
Đây là bốn nhân tố mà các nhà quản trị chất lượng dịch vụ cũng như các nhà cung ứng<br />
dịch vụ cần phải nắm rõ. Đặc biệt, đối với nhân tố thứ tư – quảng cáo, khuếch trương<br />
– các nhà quản trị phải lưu ý rằng trong công tác quảng cáo, khuếch trương, nếu chúng<br />
ta nói quá nhiều và nói quá mức về sản phẩm hay dịch vụ mà mình cung ứng, nhưng<br />
khi thực hiện chúng ta lại làm quá dở, thì mức độ thỏa mãn càng giảm xuống.<br />
5.2.<br />
<br />
Mô hình cung ứng dịch vụ chất lượng<br />
<br />
5.2.1.<br />
<br />
Mô hình SERVUCTION<br />
<br />
Cơ sở<br />
vật chất<br />
Tổ chức<br />
nội bộ<br />
<br />
Dịch vụ<br />
<br />
Khách<br />
hàng<br />
<br />
Nhân viên<br />
tiếp xúc<br />
Không nhìn thấy<br />
<br />
Nhìn thấy<br />
<br />
Chất lượng dịch vụ được quyết định bởi bốn nhóm yếu tố sau:<br />
Nhóm yếu tố thứ nhất: năng lực của lực lượng trực tiếp tiếp xúc với khách hàng và<br />
trực tiếp tạo ra dịch vụ (chất lượng chức năng).<br />
Nhóm yếu tố thứ hai: cơ sở vật chất của cơ sở tạo ra dịch vụ (chất lượng kỹ thuật).<br />
Nhóm yếu tố thứ ba: thuộc về môi trường xung quanh.<br />
Nhóm yếu tố thứ tư: thuộc về khách hàng.<br />
<br />
TXQTTH07 _Bai5_v1.0015104216<br />
<br />
75<br />
<br />