intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chế độ kế toán

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:42

88
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Chế độ kế toán sau đây sẽ giúp cho các bạn bổ sung thêm những kiến thức về những vấn đề chung về kế toán; chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị hành chính sự nghiệp; kiểm tra kế toán. Mời các bạn tham khảo bài giảng để bổ sung thêm kiến thức về lĩnh vực này.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chế độ kế toán

  1. Chế độ kế toán
  2. 1. Những vấn đề chung về kế toán 1.1. Vai trò, chức năng và nhiệm vụ của kế  toán  Khái niệm: (Theo Luật kế toán) Kế toán là  công việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích  và cung cấp thông tin kinh tế tài chính dưới  hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động 
  3. Đặc điểm của kế toán  • Là những hoạt động như ghi chép phân loại tổng  hợp và cung cấp thông tin được thực hiện một cách  liên tục, toàn diện và có hệ thống  • Kế toán sử dụng cả 3 loại thước đo: thước đo hiện  vật, thước đo giá trị và thước đo lao động nhưng  thước đo giá trị là thước đo chủ yếu và quan trọng  nhất • Kế toán sử dụng hệ thống các phương pháp khoa  học đặc thù như: phương pháp chứng từ, phương  pháp tài khoản, phương pháp tính giá, phương pháp  tổng hợp cân đối. 
  4. Vị trí vai trò của kế toán     Kế toán là công cụ quản lý, giám sát chặt chẽ,  có  hiệu quả mọi hoạt động kinh tế tài chính,  cung cấp thông tin đầy đủ trung thực, kịp thời ,  công khai, minh bạch, đáp ứng yêu cầu tổ  chức quản lý điều hành của cơ quan nhà  nước, doanh nghiệp, tổ chức cá nhân 
  5. Chức năng của kế toán   Chức năng cung cấp thông tin/ Phản ánh   Chức năng kiểm tra  ? Đối tượng sử dụng thông tin kế toán  
  6. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán  Các nhà quản lý: là những người ttực tiếp tham  gia quản lý đơn vị, đưa ra các quyết định kinh tế,  như: Hội đồng quản trị, Chủ doanh nghiệp, Ban  giám đốc  Những người có lợi ích liên quan: ­ Lợi ích trực tiếp: gồm có các nhà đầu tư, chủ nợ  ...của đơn vị ­  Lợi ích gián tiếp: cơ quan thuế, cơ quan thống kê,  các cơ quan quản lí nhà nước, cơ quan tài chính,  công nhân viên, các nhà phân tích tài chính...    
  7. Nhiệm vụ của kế toán   Ghi chép: Các hoạt động kinh tế tài chính  phát sinh kế toán tiến hành ghi chép lại theo  trình tự về thời gian   Phân loại các nghiệp vụ kinh tế   Tổng hợp số liệu các nghiệp vụ kinh tế  Cung cấp các thông tin, số liệu kế toán thông  qua các báo cáo tài chính  Yêu cầu kế toán: Đầy đủ, Kịp thời, Rõ ràng, Trung  thực, Liên tục và Có hệ thống       
  8. 1.2.Đối tượng của kế toán  Đối tượng chung của kế toán chính là tài sản và sự  vận động của tài sản trong quá trình hoạt động sản  xuất kinh doanh    Đối tượng cụ thể của kế toán:                 ­  Tài sản                  ­ Nguồn hình thành tài sản 
  9. Tài sản của đơn vị: ­ Tài sản đó thuộc quyền sở hữu của đơn vị ­ Tài sản đó có giá trị thực sự với đơn vị ­ Tài sản đó phải xác định được giá trị  Tài sản của đơn vị bao gồm:              ­ Tài sản dài hạn              ­ Tài sản ngắn hạn 
  10. Tài sản ngắn hạn  Là những tài sản thuộc quyền sở hữu của đơn vị, có  thời gian đầu tư, sử dụng và thu hồi trong vòng 1 năm  hay một chu kỳ kinh doanh bình thường Tài sản ngắn hạn gồm: * Tài sản ngắn hạn trong sản xuất * Tài sản ngắn hạn trong lưu thông * Tài sản ngắn hạn tài chính * Tài sản ngắn hạn khác
  11. Tài sản dài hạn  Là những tài sản thuộc quyền sở hữu của đơn vị  có giá trị lớn và thời gian lưu chuyển và thu hồi  vốn trên 1 năm Tài sản dài hạn gồm: * Tài sản cố định * TS đầu tư tài chính dài hạn  * TS dài hạn khác
  12. Nguồn hình thành tài sản của đơn vị:   Nợ phải trả  Nguồn vốn chủ sở hữu 
  13. Nợ phải trả: Là nguồn vốn do đơn vị huy động được trên cơ sở  các chính sách các hợp đồng vay mượn hay các thỏa  thuận mua bán giữa đơn vị với các cá nhân hay các  đơn vị khác cho phép đơn vị sử dụng nguồn vốn đó  trong thời gian nhất định và phải hoàn trả lại cho  người cho vay  Nợ phải trả gồm:  *  Nợ ngắn hạn (Vay ngắn hạn, Phải trả người bán,  Phải trả công nhân viên, Phải nộp Nhà nước, Các  khoản tiền đặt trước của người mua, các khoản  nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, các khoản phải trả  khác…)   * Nợ dài hạn (Nợ dài hạn, Vay dài hạn) 
  14.  Nguồn vốn chủ sở hữu  Nguồn vốn chủ sở hữu là nguồn vốn được hình  thành từ sự góp vốn ban đầu và có thể tiếp tục bổ  sung bằng sự góp vốn tiếp theo hoặc từ kết quả  hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị  Nguồn vốn chủ sở hữu gồm: ­ Vốn đầu tư của chủ sở hữu  ­ Nguồn vốn từ kết quả hoạt động của đơn vị ( Các  quỹ chuyên dùng và Lợi nhuận chưa phân phối)  ­ Nguồn vốn chủ sở hữu khác 
  15. PHƯƠNG TRÌNH KẾ TOÁN CƠ BẢN  Tổng Tài sản = Tổng nguồn hình thành tài sản TS ngắn hạn + TS dài hạn = Nợ phải trả +  NVCSH
  16. Chu trình kế toán  bao gồm những công việc kế  tiếp nhau cần được thực hiện trong công tác kế  toán Chu trình kế toán: 1. Lập hay thu nhận chứng từ kế toán  2.Phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh  3.Khóa sổ kế toán khi kết thúc kỳ kế toán  4.Lập các báo cáo kế toán  
  17. 2. Chế độ kế toán áp dụng cho đơn vị  hành  chính sự nghiệp 
  18. Chế độ kế toán Hành chính sự nghiệp ban hành  theo Quyết định số 19/2006/QĐ­BTC ngày 30  tháng 3 năm 2006 gồm các phần hành: * Hệ thống chứng từ kế toán * Hệ thống tài khoản kế toán * Hệ thống Sổ kế toán và hình thức kế toán  * Hệ thống báo cáo tài chính   
  19. 2.1. Đối tượng áp dụng kế toán hành chính sự  nghiệp  * Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, tổ chức có sử  dụng kinh phí ngân sách nhà nước: Cơ quan, tổ chức  có nhiệm vụ thu chi NSNN, Văn phòng quốc hội, VP  Chủ tịch nước, VP Chính  phủ, Tòa án ND và viện  kiểm sát ND các cấp, Bộ và cơ quan ngang bộ, cơ  quan thuộc Chính phủ, HĐND, UBND...  * Đơn vị sự nghiệp, tổ chức không sử dụng kinh phí  NSNN:Đơn vị sự nghiệp tự cân đối thu chi, các tổ  chức phi chính phủ, Hội Liên hiệp Hội, Tổng hội tự  cân đối thu chi, tổ chức xã hội, Tổ chức xã hội nghề  nghiệp... 
  20. 2.2.Nhiệm vụ kế toán hành chính sự nghiệp   Thu nhận, phản ánh, xử lý và tổng hợp thông tin về  nguồn kinh phí được cấp, được tài trợ, được hình thành  từ các nguồn khác và tình hình sử dụng các khoản kinh  phí, các khoản thu tại đơn vị theo đúng chuẩn mực và  chế độ kế toán   Kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính; tình hình  quản lý sử dụng các loại vật tư, tài sản ở đơn vị; tình  hình chấp hành kỷ luật thu nộp ngân sách Nhà nước, kỷ  luật thanh toán và các chế độ khác; phát hiện và ngăn  ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính, kế  toán    Tổng hợp số liệu, lập và gửi đầy đủ, đúng hạn các  loại báo cáo tài chính cho các cơ quan quản lý cấp trên  và cơ quan tài chính. 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2