Bài giảng chương 8: Tác động của chính phủ đến tỷ giá hối đoái - PGS.TS Hồ Thủy Tiên
lượt xem 4
download
Bài giảng chương 8: Tác động của chính phủ đến tỷ giá hối đoái, cung cấp cho người đọc những kiến thức như: Các hệ thống tỷ giá hối đoái; Can thiệp của NHTW trong chính sách tỷ giá hối đoái. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng chương 8: Tác động của chính phủ đến tỷ giá hối đoái - PGS.TS Hồ Thủy Tiên
- Trường Đại học Tài chính – Marketing Khoa Tài chính – Ngân hàng TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ ĐỐI VỚI TỶ GIÁ International Finance - 2017
- NỘI DUNG • Các hệ thống tỷ giá hối đoái • Can thiệp của NHTW trong chính sách TGHĐ
- CÁC HỆ THỐNG TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI Hệ thống tỷ giá hối đoái cố định (Fixed exchange rate system) Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi hoàn toàn/ toàn/tự do (Completely/Freely floating exchange rate system) Hệ thống tỷ giá hối đoái hỗn hợp giữa cố định và thả nổi (Mixed exchange rate system)
- Hệ thống tỷ giá hối đoái cố định Tỷ giá hối đoái hoặc được giữ không đổi hoặc chỉ được cho phép dao động trong một phạm vi rất hẹp. Nếu tỷ giá hối đoái bắt đầu dao động quá nhiều, chính phủ có thể can thiệp để duy trì tỷ giá hối đoái trong vòng giới hạn của phạm vi này.
- Hội nghị Bretton Woods (Kỷ nguyên B.W.) - Từ 1944 đến 1971, tỷ giá hối đoái được cố định theo một hệ thống hoạch định tại hội nghị Bretton Woods. - Mỗi đồng tiền được định giá theo vàng. Vì tất cả các đồng tiền đều được định giá theo vàng, giá trị của chúng đối với nhau cố định. - Các chính phủ đã can thiệp vào các thị trường ngoại hối để đảm bảo tỷ giá hối đoái không dao động quá 1% cao hơn hay thấp hơn tỷ giá đã định ban đầu.
- Hiệp định Smithson - Mỹ có thâm hụt cán cân mậu dịch, lạm phát tăng điều này cho thấy giá trị của đồng đô la quá cao. - Vào năm 1971, giá trị của một vài đồng tiền cần được điều chỉnh để tái lập một dòng thanh toán cân bằng hơn giữa các nước. - Tháng 11/1971, hiệp định Smithson được thiết lập đã yêu cầu đồng đô la Mỹ giảm giá khoảng 8% so với các đồng tiền khác. - Biên độ của dao động giá trị của các đồng tiền được nới rộng đến ± 2,25% của tỷ giá ấn định. - Tháng 3 năm 1973, hiệp định Smithson chấm dứt
- Hệ thống tỷ giá hối đoái cố định Ưu điểm: không có rủi ro tỷ giá, tạo niềm tin cho người dân và NĐT Nhược điểm: bị tác động mạnh bởi các cú sốc bên ngoài: sự tăng giảm giá đồng ngoại tệ, lạm phát, thất nghiệp... đồng thời vẫn bị rủi ro do NHTW nâng giá hoặc phá giá đồng nội tệ
- Hệ thống tỷ giá hối đoái thả nổi tự do Tỷ giá sẽ được các lực thị trường ấn định mà không có sự can thiệp của chính phủ. THUẬN LỢI BẤT LỢI - Duy trì sự ổn định chung - Làm trầm trọng thêm các của thế giới; ngăn cản sự lây vấn đề kinh tế của một lan của các “căn bệnh” kinh quốc gia. tế (lạm phát, thất nghiệp …) - Khó khăn cho các MNC - Giảm bớt áp lực cho trong việc tính toán và NHTW quản lý rủi ro tỷ giá. - Nâng cao hiệu quả của thị trường tài chính
- Hệ thống tỷ giá hỗn hợp giữa cố định và thả nổi Chế độ tỷ giá hối đoái neo cố định – Pegged Exchange Rate System Chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi có quản lý – Managed Float Exchange rate System
- Thả nổi Tính linh hoạt tăng dần tự do của các hệ thống tỷ giá Chế độ neo cố định Thả nổi có quản lý Tỷ giá hối đoái cố định
- Chế độ tỷ giá hối đoái neo cố định – Pegged Exchange Rate System Là chế độ tỷ giá mà giá trị đồng nội tệ được neo vào đồng ngoại tệ hoặc một rổ các đồng tiền. Giá trị đồng nội tệ được giử cố định với đồng ngoại tệ được chọn, phổ biến là USD Nếu đồng ngoại tệ biến động so với các đồng tiền khác thì đồng nội tệ cũng biến động theo.
- Chế độ tỷ giá hối đoái neo cố định – Pegged Exchange Rate System Ưu điểm: do giá trị đồng USD khá ổn định, nên đồng nội tệ cũng khá ổn định Thu hút được đầu tư nước ngoài Nhược điểm: Khi có những bất ổn trong nền kinh tế, nguy cơ đảo chiều dòng vốn tạo áp lực giảm giá đồng nội tệ.
- Chế độ tỷ giá hối đoái neo cố định – Pegged Exchange Rate System Có các chế độ tỷ giá hối đoái neo cố định như sau: Thỏa thuận tỷ giá hối đoái Châu âu- Europe’s snake Arrangement 1972-1979 Hệ thống tiền tệ Châu âu – European Monetary System (EMS) 1979-1992. EMS là tiền đề cho sự ra đời đồng tiền chung Châu âu EURO năm 1999
- Chế độ tỷ giá hối đoái neo cố định – Pegged Exchange Rate System Thỏa thuận tỷ giá hối đoái Châu âu- Europe’s snake Arrangement 1972-1979 Một vài quốc gia Châu Âu thiết lập thỏa thuận tỷ giá được neo cố định trong một giới hạn. - Hình tượng như một con rắn - Áp lực thị trường rất khó duy trì
- Hệ thống tỷ giá con rắn tiền tệä • Còn gọi là neo tỷ giá có điều chỉnh hay là các ngang giá trượt. • Trong hệ thống này, một quốc gia ấn định một ngang giá cho đồng tiền của mình và cho phép một thay đổi nhỏ xoay quanh ngang giá, chẳng hạn như cộng trừ 1% so với ngang giá.
- Hệ thống tỷ giá con rắn tiền tệ S($/) ) Mức trần B C D A 2,0 F G 1,98 Möùc saøn 1 2 3 Tháng
- Chế độ tỷ giá hối đoái neo cố định – Pegged Exchange Rate System • Hệ thống tiền tệ Châu âu – Europran Monetary System (EMS) 1979-1992. - Được hình thành vào tháng 3/1979 - Sử dụng đồng tiền chung Châu âu ECU
- Chế độ tỷ giá hối đoái neo cố định – Pegged Exchange Rate System Chế độ tỷ giá hối đoái neo cố định của Trung Quốc 1996- 2005, USD = 8.28 CNY 7/2005, tăng giá CNY 2.1% và biên độ 0,5%/ngày
- Hệ thống neo tỷ giá của Việt Nam 2007 nhập siêu tăng, DT ngoai hối giảm từ 20 tỷ USD xuống còn 15 tỷ USD vào tháng 12/2009 NHTW phá giá từ 17.000 lên 19.000 xem như VN chính thức bỏ chế độ neo tỷ giá theo USD mà chuyển sang điều hành tỷ giá theo rổ tiền tệ
- Hệ thống tỷ giá thả nổi có quản lý Hệ thống nằm đâu đó giữa cố định và thả nổi tự do. Giống hệ thống tỷ giá thả nổi tự do ở điểm các tỷ giá được cho phép dao động hàng ngày và không có các biên độ chính thức. Giống hệ thống tỷ giá cố định ở điểm các chính phủ có thể và đôi khi đã can thiệp để tránh đồng tiền nước họ không đi quá xa theo một hướng nào đó.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề cương bài giảng môn Lý thuyết tài chính Chương 8
13 p | 185 | 77
-
Bài giảng tài chính tiền tệ - Chương 8: Tài chính quốc tế
32 p | 295 | 77
-
Bài giảng Tài chính Quốc tế - Chương 8: Chu chuyển vốn Quốc tế
73 p | 266 | 50
-
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN (ThS. Nguyễn Thu) - Chương 8
16 p | 503 | 41
-
Bài giảng Phần mềm kế toán - Chương 8: Kế toán công cụ dụng cụ
32 p | 118 | 13
-
Bài giảng Kế toán tài chính: Chương 8 - ĐH Kinh tế TP. HCM
57 p | 104 | 11
-
Bài giảng Thị trường tài chính: Chương 8 - TS. Nguyễn Vĩnh Hùng
14 p | 107 | 8
-
Bài giảng Quản trị tài chính công ty Đa quốc gia: Chương 8 - ĐH Thương Mại
4 p | 40 | 6
-
Bài giảng Kế toán ngân hàng thương mại: Chương 8 - Lê Hàn Thủy
17 p | 33 | 6
-
Bài giảng Tài chính tiền tệ: Chương 8 - Ths. Vũ Thanh Tùng
13 p | 69 | 5
-
Bài giảng Chủ thể kinh doanh - Chương 8: Hợp tác xã
28 p | 47 | 5
-
Bài giảng Nguyên lý kế toán - Chương 8: Tổ chức công tác kế toán
6 p | 56 | 5
-
Bài giảng môn Nguyên lý kế toán: Chương 8 - Tổ chức công tác kế toán
21 p | 5 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn