intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Chuyên đề 10: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý

Chia sẻ: Nguyen Nhat Thanh | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:22

265
lượt xem
32
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Chuyên đề 10: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý với mục tiêu giúp sinh viên hiểu và phân tích những nội dung cơ bản của vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý. Cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Chuyên đề 10: Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý

  1. Bài 10: VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ Thời lượng: 3 giờ tín chỉ Ø Mục tiêu: hiểu và phân tích Ø những nội dung cơ bản của vi phạm pháp luật và trách nhiệm
  2. NỘI DUNG 1. Vi phạm pháp luật 2. Trách nhiệm pháp lý 3. Mối quan hệ giữa vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
  3. 1. Vi phạm pháp luật Ø Khái niệm, dấu hiệu của vi phạm pháp luật Ø Cấu thành của vi phạm pháp luật § Mặt khách quan § Mặt chủ quan § Mặt chủ thể § Mặt khách thể Ø Phân loại vi phạm pháp luật
  4. 1.1 Khái niệm, dấu hiệu vi phạm pháp luật Ø Khái niệm: Là hành vi (hành động hay không hành động), trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại hoặc đe dọa xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Ø Dấu hiệu của vi phạm pháp luật § Là hành vi xác định của con người; § Trái pháp luật; § Có lỗi; § Do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
  5. 1.2 Cấu thành của vi phạm pháp luật Ø Mặt khách quan Ø Mặt chủ quan Khái niệm Ø Mặt chủ thể Hình thức biểu hiện Ø Mặt khách thể
  6. Mặt khách quan Ø Khái niệm: là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp luật mà có thể nhận thức được. Ø Biểu hiện: § Hành vi trái pháp luật: hành động hay không hành động, trái pháp luật, và sự thiệt hại của xã hội. § Sự thiệt hại của xã hội: những tổn thất thực tế về mặt vật chất, tinh thần; hoặc nguy cơ tất yếu xảy ra thiệt hại nếu không được ngăn chặn kịp thời. § Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại: trực tiếp, tất yếu § Những yếu tố khác: thời gian, địa điểm, công cụ…
  7. Mặt chủ quan Ø Khái niệm: trạng thái tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm pháp luật. Ø Biểu hiện: § Lỗi: trạng thái tâm lý phản ánh thái độ tiêu cực của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật và hậu quả do hành vi đó gây ra. § Động cơ: yếu tố tâm lý thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật. § Mục đích: kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
  8. Các hình thức lỗi Ø Lỗi cố ý trực tiếp: chủ thể nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm, thấy trước thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình, mong muốn hậu quả xảy ra. Ø Cố ý gián tiếp: chủ thể nhận thức được hành vi nguy hiểm, thấy trước thiệt hại cho xã hội, không mong muốn nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả đó xảy ra. Ø Vô ý vì quá tự tin: chủ thể thấy trước hành vi và thiệt hại cho xã hội, tin tưởng hậu quả không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn được. Ø Vô ý do cẩu thả: chủ thể do cẩu thả không nhận thấy trước hành vi và thiệt hại cho xã hội do hành vi của mình mặc dù có thể hoặc cần phải thấy trước. Ø * Lỗi thỏa mãn hai yêu cầu: tự do ý chí và lý trí
  9. Yếu tố loại trừ tính chất nguy hiểm của hành vi Điều 11.  Sự kiện bất ngờ: Người thực hiện hành vi gây hậu quả  nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp  không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả  của hành vi đó, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều 15.  Phòng vệ chính đáng: Phòng vệ chính đáng là hành vi  của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ  quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà  chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm  các lợi ích nói trên.  Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm. Điều 16. Tình thế cấp thiết: Tình thế cấp thiết là tình thế của  người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của  Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc  của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một  thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Hành  vi gây thiệt hại  trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
  10. Lỗi trong trách nhiệm dân sự (đ 308)  1. Người không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa  vụ dân sự thì phải chịu trách nhiệm dân sự khi có lỗi cố ý  hoặc lỗi vô ý, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc pháp  luật có quy định khác. 2. Cố ý gây thiệt hại là trường hợp một người nhận thức rõ  hành vi của mình sẽ gây thiệt hại cho người khác mà vẫn  thực hiện và mong muốn hoặc tuy không mong muốn nhưng  để mặc cho thiệt hại xảy ra. Vô ý gây thiệt hại là trường hợp một người không thấy trước  hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, mặc dù phải  biết hoặc có thể biết trước thiệt hại sẽ xảy ra hoặc thấy  trước hành vi của mình có khả năng gây thiệt hại, nhưng  cho rằng thiệt hại sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn chặn  được.
  11. Mặt chủ thể Ø Khái niệm: là các cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý. Ø Năng lực trách nhiệm pháp lý: là khả năng của chủ thể tự chịu trách nhiệm về hành vi của mình trước nhà nước. Ø Năng lực chịu trách nhiệm pháp lý là một dạng của năng lực pháp luật. Ø Chủ thể vi phạm pháp luật khác nhau tùy theo từng loại vi phạm pháp luật.
  12. Mặt khách thể Ø Khái niệm: những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại tới. Ø Ý nghĩa : tính chất của quan hệ xã hội bị xâm hại phản ánh mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật. Ø Chú ý: phân biệt giữa khách thể với đối tượng tác động của hành vi vi phạm pháp luật.
  13. 1.3 Phân loại vi phạm pháp luật Dựa trên tính chất pháp lý, mức độ nguy hiểm có 4 loại: Vi phạm hình sự (còn gọi là tội phạm): là hành vi trái pháp luật, có lỗi, nguy hiểm cho xã hội, được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện. Vi phạm hành chính: là hành vi trái pháp luật, có lỗi, mức độ nguy hiểm thấp hơn so với tội phạm, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật hành chính quy định. Vi phạm dân sự: hành vi xâm hại tới quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân). Vi phạm dân sự được quy định trong pháp luật dân sự (chủ yếu là Bộ Luật Dân sự). Vi phạm pháp luật khác: môi trường, lao động…
  14. 2. Trách nhiệm pháp lý 2.1 Khái niệm trách nhiệm pháp lý 2.2 Đặc điểm trách nhiệm pháp lý 2.3 Phân loại trách nhiệm pháp lý
  15. 2.1 Khái niệm Khái niệm trách nhiệm pháp lý: là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa Nhà nước (thông qua nhà chức trách, cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó, Nhà nước có quyền áp dụng các biện pháp cưỡng chế có tính chất trừng phạt được quy định trong chế tài của quy phạm pháp luật đối với chủ thể vi phạm và chủ thể đó có nghĩa vụ phải gánh chịu hậu quả bất lợi do hành vi của mình gây ra.
  16. 2.2 Đặc điểm trách nhiệm pháp lý Ø Cơ sở thực tế: vi phạm pháp luật Ø Cơ sở pháp lý: văn bản áp dụng pháp luật có hiệu lực Ø Được áp dụng bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền và theo trình tự thủ tục luật định Ø Là quan hệ pháp luật giữa bên vi phạm pháp luật và nhà nước
  17. Phân biệt trách nhiệm pháp lý Ø TNPL: quan hệ pháp luật đặc biệt (tính chất tiêu cực) Ø TNPL: sự thực hiện chế tài trên thực tế Ø TNPL: một hình thức cưỡng chế nhà nước có điều kiện đặc biệt – vi phạm pháp luật. Ø TNPL và nghĩa vụ: quan hệ pháp luật và hành vi Nghĩa vụ dân sự là việc mà theo đó, một hoặc nhiều chủ thể  (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật,  chuyển giao quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện  công việc khác hoặc không được thực hiện công việc nhất  định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi 
  18. 2.3 Phân loại trách nhiệm pháp lý Căn cứ vào việc phân loại vi phạm pháp luật, có bốn loại trách nhiệm pháp lý: Ø Trách nhiệm hình sự: nghiêm khắc nhất áp dụng với vi phạm pháp luật hình sự. Ø Trách nhiệm hành chính: áp dụng với vi phạm pháp luật hành chính. Ø Trách nhiệm dân sự: áp dụng với vi phạm pháp luật dân sự Ø Trách nhiệm pháp lý trong các lĩnh vực khác như môi trường, lao động...
  19. 3. Mối quan hệ giữa vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý Ø Vi phạm pháp luật là tiền đề, cơ sở khách quan cho truy cứu trách nhiệm pháp lý Ø Là mối quan hệ giữa sự kiện pháp lý và quan hệ pháp luật Ø Thể hiện hai loại chủ thể: một bên là nhà nước và bên kia là người vi phạm Ø Thể hiện trong văn bản có hiệu lực pháp lý. Ø Diễn ra theo một trình tự thủ tục luật định.
  20. Các loại lỗi Nội dung Nhận thức Nhận thức Thái độ Lỗi hành vi hậu quả Cố ý trực tiếp + + - Cố ý gián tiếp + + 0 Vô ý quá tự tin + + + Vô ý do cẩu thả 0 0 0
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2