YOMEDIA
ADSENSE
Bài giảng Chuyên đề 7: Hệ thống pháp luật
230
lượt xem 17
download
lượt xem 17
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Bài giảng Chuyên đề 7: Hệ thống pháp luật hướng đến trình bày các khái niệm hệ thống pháp luật; hệ thống cấu trúc; hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; các ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam; tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật;...
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Chuyên đề 7: Hệ thống pháp luật
- Chuyên đề 7: HỆ THỐNG PHÁP LUẬT
- NỘI DUNG 1. Khái niệm hệ thống pháp luật 2. Hệ thống cấu trúc 3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 4. Các ngành luật trong hệ thống pháp luật VN 5. Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật 6. Hệ thống hóa pháp luật
- 1. Khái niệm hệ thống Ø Khái niệm: tập hợp nhiều yếu tố cùng loại hoặc cùng chức năng có quan hệ chặt chẽ với nhau tạo thành một thể thống nhất (Từ điển Tiếng Việt) Ø Hệ thống pháp luật: là tổng thể các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất với nhau, được phân thành các chế định pháp luật, các ngành luật. Ø Về mặt hình thức: Thể hiện qua hệ thống VBQPPL Ø Về mặt cấu trúc: hợp thành từ quy phạm, chế định và ngành luật
- 2. Hệ thống cấu trúc 2.1 Quy phạm pháp luật 2.2 Chế định pháp luật 2.3 Ngành luật
- 2.1 Quy phạm pháp luật Ø Quy phạm pháp luật là đơn vị nhỏ nhất cấu thành hệ thống pháp luật. Ø Nhiều quy phạm pháp luật sẽ tạo nên chế định pháp luật. Ø Quy phạm pháp luật là thành phần của hệ thống pháp luật vì: – Tồn tại một cách độc lập – Quy phạm pháp luật thực hiện một chức năng nhất định của hệ thống – điều chỉnh một loại quan hệ xã hội nhất định.
- 2.2 Chế định pháp luật Ø Khái niệm: nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại có liên hệ mật thiết với nhau Ø Căn cứ để xếp các quy phạm vào một nhóm dựa trên tính chất của các quan hệ xã hội mà các quy phạm này điều chỉnh. Ø Một chế định pháp luật có nhiều quy phạm pháp luật Ø Ý nghĩa: việc nhóm các quy phạm vào một chế định giúp xác định vị trí, vai trò của chúng với nhau và với hệ thống
- 2.3 Ngành luật Ø Khái niệm: hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội. Ø Căn cứ phân định: –Đối tượng điều chỉnh- các quan hệ xã hội (dựa trên nội dung, tính chất của các quan hệ xã hội) – Phương pháp điều chỉnh: cách thức tác động vào các quan hệ xã hội – Có hai phương pháp điều chỉnh cơ bản: bình đẳng thỏa thuận và quyền uy phục tùng *Lưu ý, việc phân định có tính chất tương đối
- 3. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật 3.1 Khái niệm, đặc điểm hệ thống VBQPPL 3.2 Phân loại VBQPPL 3.3 Hiệu lực của VBQPPL 3.4 Hệ thống VBQPPL VN
- 3.1 Khái niệm, đặc điểm hệ thống VBQPPL Ø Khái niệm hệ thống VBQPPL: tổng thể các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành có mối liên hệ chặt chẽ về nội dung và hiệu lực pháp lý. Ø Khái niệm VBQPPL: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ tục, trình tự luật định, trong đó có các quy tắc xử sự chung, được Nhà nước bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa. (Luật Ban hành văn bản QPPL, Điều 1) Ø Đặc điểm (so sánh với văn bản áp dụng): – Do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành – Chứa đựng quy tắc xử sự chung – Được thực hiện nhiều lần (hiệu lực không phụ thuộc vào việc thực hiện)
- 3.2 Phân loại Ø Dựa trên hiệu lực pháp lý: văn bản luật và văn bản dưới luật Ø Dựa trên chủ thể ban hành: văn bản cá nhân, tập thể ban hành Ø Mối liên hệ giữa các văn bản quy phạm pháp luật: – Liên hệ về hiệu lực pháp lý: thứ bậc từ cao đến thấp, từ sau đến trước. – Liên hệ về chức năng: văn bản dưới cụ thể và tổ chức thực hiện văn bản trên. – Liên hệ về nội dung: các văn bản theo thứ bậc và cùng cấp thống nhất với nhau về nội dung.
- 3.3 Hiệu lực văn bản quy phạm pháp luật Ø Thời gian – Phát sinh hiệu lực – Chấm dứt hiệu lực – Hiệu lực trở về trước (hồi tố) Ø Không gian – Văn bản của trung ương có hiệu lực trên toàn lãnh thổ – Văn bản địa phương có hiệu lực trong địa phương Ø Đối tượng tác động – Văn bản tác động tới mọi chủ thể – Tác động tới những loại chủ thể xác định
- 3.4 Mối liên hệ giữa hệ thống cấu trúc và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật • Hệ thống cấu trúc là việc tiếp cận, phân chia hệ thống pháp luật thành các ngành luật, chế định và quy phạm pháp luật là cơ sở cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (thể hiện trong hoạt động tập hợp hóa và pháp điển hóa). • Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật là phương tiện biểu hiện hệ thống cấu trúc bên trong của pháp luật.
- 3.4 Hệ thống VBQPPLVN Stt Cơ quan ban hành Văn bản 1 Quốc hội Hiến pháp, Luật, Nghị quyết 2 Ủy ban Thường vụ Quốc hội Pháp lệnh, Nghị quyết 3 Chủ tịch nước Lệnh, Quyết định 4 Chính phủ Nghị định 5 Thủ tướng Chính phủ Quyết định 6 Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ Thông tư (liên tịch) 7 Hội đồng Thẩm phán toà án nhân dân tối cao Nghị quyết 8 Chánh án TA, Viện trưởng Viện Kiểm sát tối cao Thông tư (liên tịch) 9 Tổng Kiểm toán Nhà nước Quyết định 10 Ủy Ban thường vụ Quốc Hội hoặc Chính phủ với cơ Nghị quyết liên tịch quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội 11 Hội đồng Nhân dân Nghị quyết 12 Ủy ban Nhân dân Quyết định, Chỉ thị
- 4. Ngành luật trong hệ thống pháp luật VN 1. Luật Hiến pháp: quy định những vấn đề cơ bản nhất… 2. Luật Hành chính: những vấn đề quản lý nhà nước… 3. Luật Hình sự: tội phạm và hình phạt… 4. Luật Tố tụng Hình sự: thủ tục, trình tự giải quyết vụ án hình sự… 5. Luật Dân sự: quy định về các quan hệ tài sản, nhân thân.. 6. Luật Tố tụng Dân sư: thủ tục giải quyết … 7. Luật Hôn nhân - Gia đình: quan hệ hôn nhân, gia đình… 8. Luật Lao động: các quan hệ sử dụng lao động… 9. Luật Kinh tế: các quan hệ kinh tế.. 10. Luật Đất đai: sử dụng và quản lý đất đai… 11. Luật Tài chính: quy định về tài chính … 12. Luật Ngân hàng: hoạt động ngân hàng… 13. …. Lưu ý: sự phân chia có tính chất tương đối
- 5. Tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật 5.1 Tính toàn diện 5.2 Tính đồng bộ 5.3 Tính phù hợp 5.4 Trình độ, kỹ thuật lập pháp
- 5.1 Tính toàn diện Ø Khái niệm: sự đòi hỏi về cơ cấu, hình thức của hệ thống pháp luật Ø Biểu hiện: – Mức độ chung: có đủ các ngành luật, chế định pháp luật – Mức độ cụ thể: có đủ các quy phạm – Căn cứ để xác định: dựa vào nhu cầu điều chỉnh của các quan hệ xã hội
- 5.2 Tính đồng bộ Ø Tính đồng bộ: đòi hỏi hệ thống pháp luật phải có sự thống nhất, trật tự về nội dung, không chồng chéo, mâu thuẫn. Ø Biểu hiện: – Nội dung điều chỉnh không chồng chéo, mâu thuẫn – Hiệu lực pháp lý không mâu thuẫn, triệt tiêu nhau – Trật tự thời gian phải thống nhất – Hình thức văn bản phải thống nhất với nhau – Thống nhất về thẩm quyền của chủ thể ban hành
- 5.3 Tính phù hợp Ø Sự tương thích của hệ thống pháp luật với: Ø Trình độ phát triển của xã hội nói chung Ø Quy luật vận động và phát triển của quan hệ xã hội. Ø Biểu hiện: – Hệ thống pháp luật không vượt trước. – Hệ thống pháp luật không lạc hậu.
- 5.4 Trình độ, kỹ thuật lập pháp Ø Mức độ phát triển của nhận thức pháp lý và kỹ năng xây dựng pháp luật Ø Biểu hiện – Xác định mục đích nguyên tắc của pháp luật – Cơ cấu của hệ thống pháp luật – Ngôn ngữ, hình thức thể hiện Ø Phối hợp các tiêu chí đánh giá là sự thể hiện mối quan hệ chặt chẽ và thống nhất giữa các yêu cầu về hình thức, nội dung, cơ sở và kỹ thuật
- 6. Hệ thống hóa pháp luật Ø Khái niệm: Hệ thống hoá pháp luật là hoạt động nhằm tăng cường tính hệ thống của hệ thống pháp luật Ø Mục đích: hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật Ø Các hình thức: – Tập hợp hóa – Pháp điển hóa
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn