BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ:<br />
<br />
TÂM THẦN HỌC: CÁC RỐI LOẠN<br />
TÂM THẦN THỰC TỔN<br />
<br />
1<br />
<br />
MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ:<br />
Sau khi học xong chuyên đề “Tâm thần học: Các rối loạn tâm thần<br />
thực tổn”, người học nắm được những kiến thức có liên quan đến đến<br />
bệnh này như: Khái niệm chung về rối loạn tâm thần thực tổn; Nguyên<br />
nhân của rối loạn tâm thần thực tổn; Phân loại; Đặc điểm lâm sàng<br />
chung; Chẩn đoán phân biệt; Một số rối loạn tâm thần thực tổn thường<br />
gặp.<br />
<br />
2<br />
<br />
NỘI DUNG<br />
I. KHÁI NIỆM CHUNG<br />
Rối loạn tâm thần thực tổn là các bệnh tâm thần hay các trạng thái rối<br />
loạn tâm thần có liên quan trực tiếp đến tổn thương thực thể ở tổ chức não do<br />
nhiều nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là các bệnh của não (u não, viêm<br />
não, tai biến mạch máu não,…) nhưng phần nhiều là các bệnh ngoài não<br />
(nhiễm khuẩn huyết, nhiễm độc, chấn thương sọ não, các bệnh tim mạch các<br />
bệnh gan, thận, nội tiết,…).<br />
Sự đa dạng về mức độ tiến triển của các triệu chứng lâm sàng rối loạn<br />
tâm thần thực tổn phụ thuộc không chỉ vào vị trí, mức độ tổn thương của não<br />
nặng hay nhẹ, lan toả hay khu trú, mà còn cả vào trạng thái tinh thần, sức đề<br />
kháng của cơ thể, các yếu tố tác động của môi trường xung quanh đến từng cá<br />
thể trước khi bị bệnh.<br />
Bệnh cảnh lâm sàng của các trạng thái rối loạn tâm thần trong tổn<br />
thương thực thể não phụ thuộc không chỉ vào sự tiến triển của bệnh chính,<br />
vào mức độ phá huỷ của tổ chức thần kinh não bộ mà còn vào nhiều yếu tố<br />
tác động tâm lý, môi trường khác nữa. Sức đề kháng của cơ thể yếu, môi<br />
trường tâm lý không thuận lợi, nhân cách của người bệnh không bền vững,<br />
suy đồi, yếu ớt,… đều là các nhân tố thúc đẩy quá trình bệnh lý, làm cho các<br />
triệu chứng lâm sàng chủ yếu có thể bị che lấp hoặc bị cường điệu quá mức.<br />
Một số bệnh tâm thần và cơ thể khác vốn tiềm tàng, nay được dịp thuận<br />
lợi bùng phát, làm cho bệnh cảnh lâm sàng phức tạp hơn, gây nhiều trở ngại<br />
cho công tác theo dõi chẩn đoán và điều trị.<br />
Nghiên cứu rối loạn tâm thần thực tổn có liên quan chặt chẽ đến các<br />
chuyên ngành khác của Y học. Do vậy, người thầy thuốc tâm thần phải có<br />
<br />
3<br />
<br />
kiến thức rộng và hiểu biết sâu một số chuyên ngành có liên quan trực tiếp<br />
như Thần kinh học, Truyền nhiễm học và các kiến thức nội - ngoại khoa<br />
chung khác để có đủ khả năng giúp đỡ người bệnh tốt hơn.<br />
Thực tế còn cho thấy có những trường hợp rối loạn tâm thần thực tổn bị<br />
bỏ sót trong quá trình theo dõi, chẩn đoán và điều trị ở các cơ sở tâm thần<br />
không phải do thầy thuốc tâm thần không đủ kiến thức y học nói chung mà do<br />
thăm khám không tỷ mỷ hoặc “ám ảnh phân liệt hoá” nhiều loại bệnh tâm<br />
thần, trong đó có rối loạn tâm thần thực tổn.<br />
Mặt khác trong thực hành lâm sàng người ta cũng nhận thấy rằng không<br />
phải bất cứ rối loạn tâm thần nào trên bệnh nhân bị bệnh cơ thể đều là rối loạn<br />
tâm thần thực tổn. Nhiều trường hợp, bệnh cơ thể chỉ là một trong những yếu<br />
tố thúc đẩy quá trình rối loạn tâm thần nội sinh, vốn tiềm tàng nay được bộc<br />
lộ rõ. Ví dụ, theo V.M.Morkovkin, A.V.Kartelisev (1988), cứ một trường hợp<br />
bệnh tâm thần phân liệt có biểu hiện lâm sàng rõ thì có 3 trường hợp khác<br />
bệnh đang tiềm ẩn, luôn luôn có nguy cơ bùng phát khi gặp tác nhân thuận lợi<br />
như chấn thương sọ não, nhiễm khuẩn, nhiễm độc,…<br />
Tiến triển của rối loạn tâm thần thực tổn cũng như các bệnh cơ thể khác<br />
là cấp tính hay mạn tính tuỳ thuộc khả năng phục hồi của các triệu chứng rối<br />
loạn tâm thần, vào phương thức khởi bệnh từ từ hay đột ngột và vào thời gian<br />
kéo dài của bệnh. Khái niệm cấp tính hay mạn tính cũng rất tương đối bởi vì<br />
chúng có thể chuyển từ loại này sang loại kia trong quá trình tiến triển của<br />
bệnh chính.<br />
II. NGUYÊN NHÂN<br />
Có nhiều nguyên nhân gây rối loạn tâm thần thực tổn. Tuỳ thuộc vào<br />
phương thức tiến triển, vào biểu hiện lâm sàng mà người ta thường chú ý đến<br />
các nguyên nhân sau đây:<br />
<br />
4<br />
<br />
1. Nhiễm độc<br />
Thường gặp nhiễm độc các loại thuốc dùng trong nông nghiệp, công<br />
nghiệp và trong y học.<br />
Đáng chú ý là: các thuốc chống Parkinson, thuốc hướng thần, giảm đau<br />
chống động kinh, thuốc mê, rượu, kim loại nặng, các chất ma tuý,…<br />
2. Nhiễm khuẩn<br />
Bao gồm 2 loại nhiễm khuẩn nội sọ và nhiễm khuẩn toàn thân, tiến triển<br />
cấp tính hoặc mạn tính.<br />
- Nhiễm khuẩn nội sọ: viêm màng não, viêm não, ápxe não, giang mai<br />
não,…<br />
- Nhiễm khuẩn toàn thân: nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn một số cơ<br />
quan nội tạng, nhiễm khuẩn đặc hiệu như lao, thương hàn, sốt rét,…<br />
3. Rối loạn chuyển hoá<br />
Chứng tăng urê máu, suy gan, rối loạn nước - điện giải,…<br />
4. Thiếu hoặc giảm oxy não<br />
Suy tim, rối loạn thông khí phổi (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính),…<br />
5. Các rối loạn mạch máu não<br />
Đột quỵ não, suy chức năng não, tăng huyết áp, viêm tắc mạch não,<br />
nhồi máu não,…<br />
6. Chấn thương sọ não<br />
Thường gặp do nhiều tác nhân khác nhau trong thời bình (tai nạn giao<br />
thông, tai nạn lao động,…) cũng như trong thời chiến (các vết thương do hoả<br />
khí, chấn thương do sóng nổ,…).<br />
7. Rối loạn nội tiết<br />
Bệnh tuyến giáp, bệnh tuyến yên, bệnh tuyến thượng thận,…<br />
<br />
5<br />
<br />