TÂM THẦN PHÂN LIỆT – PHẦN 2
lượt xem 10
download
Nói chung bệnh tâm thần phân liệt khởi đầu vào thời kỳ cuối của tuổi trưởng thành, ít hơn, có thể sớm hoặc muộn hơn. Sự tiến triển thông thường là kéo dài, nhưng không phải là một quy luật. Cách thức khi khởi đầu rất đa dạng và đôi khi dễ gây lầm lẫn, nhưng sau một thời gian nào đó của sự tiến triển những bệnh cảnh trở nên đặc biệt hơn. Tuy thế, các thuốc an thần kinh đã thay đổi bước tiến triển của bệnh và đôi lúc có những bệnh cảnh rõ nét hơn khi khởi...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: TÂM THẦN PHÂN LIỆT – PHẦN 2
- TÂM THẦN PHÂN LIỆT – PHẦN 2 IV. TIẾN TRIỂN VÀ TIÊN LƯỢNG Nói chung bệnh tâm thần phân liệt khởi đầu vào thời kỳ cuối của tuổi trưởng thành, ít hơn, có thể sớm hoặc muộn hơn. Sự tiến triển thông thường là kéo dài, nhưng không phải là một quy luật. Cách thức khi khởi đầu rất đa dạng và đôi khi dễ gây lầm lẫn, nhưng sau một thời gian nào đó của sự tiến triển những bệnh cảnh trở nên đặc biệt hơn. Tuy thế, các thuốc an thần kinh đã thay đổi bước tiến triển của bệnh và đôi lúc có những bệnh cảnh rõ nét hơn khi khởi đầu vì chưa được điều trị so với thời gian tiếp theo sau. 1. Tiến triển của tâm thần phân liệt Có thể là cấp tính hoặc từ từ (hoặc lẫn lộn cả hai thể thức với những xung động cấp tính trên một nền tảng tiến triển tăng dần). 1.1. Khởi đầu cấp tính
- Điều cơ bản là một trạng thái hoang tưởng cấp Ít hơn, thường là một tình trạng rối loạn khí sắc - Trạng thái hoang tưởng cấp: Phát sinh trong vài ngày, người bệnh đau đầu, mất ngủ, lo âu và có thể có trạng thái rối loạn ý thức, mất năng lực định h ướng về thời gian, không gian, về hoàn cảnh chung quanh, nói năng rời rạc khó hiểu. Chúng tôi đã mô tả ở bài hoang tưởng. Đây là một bệnh cảnh cơn hoang tưởng Chúng tôi cũng đã thấy phải đặt vấn đề liên lượng đối với những cơn này và còn đáng lo ngại hơn đối với sự tiến triển ít cấp tính của tâm thần phân liệt. - Rối loạn khí sắc: những rối khí sắc gợi lại những rối loạn của loạn thần hưng trầm cảm, nhưng có vài nét khác khiến cho người ta gọi là những rối loạn không điển hình. Có thể là trầm cảm không điển hình: - Mất hứng thú, suy giảm tâm thần vận động nh ưng sự tiếp xúc dửng dưng hơn là trầm cảm : Bệnh nhân xuất hiện ủ rũ và mệt mỏi ít hơn là co lại và xa cách .
- Điệu bộ, nét mặt ít buồn, ít căng thẳng và đau đớn hơn là sự kín đáo và kỳ dị trong những biểu hiện của người bệnh. Có thể là hưng cảm không điển hình: trước tiên là một trạng thái kích động tâm thần hơn là một trạng thái kích động khí sắc: - Hoặc một sự khoái cảm và tiếp xúc như đùa chơi đều không có hoặc ở hàng thứ yếu. - Với sự hoạt động tâm thần nhanh nhẹ và tăng động tác đặc biệt - Với những ý tưởng chen chúc, xô đẩy lẫn nhau hơn là dựa theo một nền tảng rời rạc đến nỗi những ý tưởng ấy không diễn biến theo sự liên kết tuần tự hoặc theo sự gần nhau. - Với sự kích động bao gồm những cử chỉ kỳ dị. 1.2. Khởi đầu âm ỉ Nó có thể: - Bao gồm triệu chứng của giả rối loạn tâm căn. - Được thể hiện bởi sự rối loạn của các hành vi. - Hoặc chỉ thể hiện bằng sự giảm hoặc /và thay đổi tính tình.
- Sự khởi đầu rối loạn tâm căn giả: - Bệnh cảnh lâm sàng gợi lên bệnh cảnh lâm sàng của rối loạn tâm căn, với những tính chất đặc biệt: Các ám ảnh sợ hoài nghi vì lý do : - Sự trấn an không có hiệu lực hoặc không tìm được cách . - Những biện pháp để tránh không có hoặc chưa được hình thành . - Hoặc những hoàn cảnh tạo sự ám ảnh sợ quá phức tạp không có sự liên hệ giữa chúng. Những û ám ảnh có nguồn gốc tâm thần được xác nhận bởi : + Không có sự đấu tranh lo âu. + Có chủ đề gần như hoang tưởng. + Sự kỳ lạ của những nghi thức cùng xuất hiện với các ám ảnh. Các lo lắng nghi bệnh đặc biệt: + Liên quan ít đến sức khoẻ chính mình hơn là đối với hiện tượng bề ngoài và bản sắc của thân thể. + Hoặc những than vãn về thân thể không có giá trị quan hệ giữa các cá nhân
- Những rối loạn về hành vi Trước lúc đột khởi - Những rối loạn này hướng dẫn trực tiếp: + Tính chất vô cớ của nó. + Sự kỳ dị trong sự thực hiện nó. + Hoặc ở mức độ thô bạo mà hành vi chứa đựng. - Nhưng chính sự toan tự sát bề ngoài có vẻ tầm thường của người thanh niên có thể tô nổi lên thêm bệnh cảnh tâm thần phân liệt (và cần biết rằng đến tuổi này những sự tự sát gây nên do bệnh này là một trong những nguyên nhân đầu tiên về tử vong). Bệnh tâm thần phân liệt còn có thể bị khởi bệnh trước những rối loạn kéo dài của những hành vi, đặc biệt là: - Nghiện ma túy, ở đó cái nguy cơ là triệu chứng dựa vào chất độc (và như vậy xem hiệu quả là nguyên nhân). - Chứng chán ăn do tâm thần. + Đặc biệt bởi lý do những rối loạn về hình ảnh của cơ thể
- + Hoặc từ sự kỳ lạ của những chế độ ăn uống + Nhưng nhất là do không có sự tăng hoạt động và bị thay thế bởi một sự giảm sút hoạt động. Sự yếu kém của hoạt động và sự thay đổi tính tình : Người bệnh lơ là dần những bổn phận mà anh ta phải làm hoặc dù có cố gắng mấy đi nữa cũng không thể thực hiện được. Anh ta trở nên hờ hững với ý kiến của người khác, không tìm sự tiếp xúc với họ hoặc chống đối dễ dàng với mọi người xung quanh. Tư duy càng ngày càng bóng gió tượng trưng Phát triển sự tin trưởng vào những hiện tượng khác thường Những người chung quanh nhận biết được những thay đổi này, người bệnh cũng cảm nhận những thay đổi trên. Gia đình yêu cầu một lời khuyên sớm hơn của người thầy thuốc nhưng thường nhất là lý do để tìm một sự giải thích thuộc về cơ thể hơn là tâm thần đối với các rối loạn. Như thế người thầy thuốc sẽ phải l ưu ý đến sự lạnh nhạt trong tiếp xúc, sự kỳ dị trong biểu hiện và lời nói lạc đề.
- Trước khi điều trị hóa học: - Các triệu chứng phân ly vàì tự kỷ thường tiến triển đến một hội chứng suy giảm. - Các thể hoang tưởng thường có mặt trong quá trình tiến triển từng cơn. - Trong những trường hợp hiếm hơn, diễn biến của bệnh rất ít tiến triển. Khi đã sử dụng các thuốc an thần kinh: - Các thể tiến triển vẫn còn được nhận thấy. - Nhưng các mức độ được thay đổi thuận lợi trong những thể nhẹ . - Một hội chứng hoang tưởng và/hoặc ảo giác chiếm ưu thế trong bệnh cảnh lâm sàng. - Và những rối loạn khí sắc. Để hiểu được loại tiến triển này, cần phải nói thêm rằng, giữa các đợt kịch phát, bệnh nhân còn có các thể hiện tầm thần phân liệt, nếu không đây chỉ là những cơn hoang tưởng. 2. Tiên lượng Tiên lượng thay đổi từng trường hợp. Hiện tại, số lượng bệnh nhân phải nhập viện trở lại là cần thiết sau 5 năm với tỷ lệ 10%, nói một cách khác những thể suy
- giảm thường gần như là ngoại lệ, trong lúc đó trước đây thể này nhập viện lại là tất nhiên. Sự ước lượng dài ngày về tần suất điều trị lành bệnh, căn cứ vào sự phục hồi những khả năng thích ứng xã hội là 50%. Về phương diện những chỉ định tiên lượng, người ta có thể nói rằng sự tiến triển càng trở nên thuận lợi khi mà phần lớn yếu tố sau đây có được: - Khởi bệnh vào tuổi thực sự trưởng thành. - Loại hoang tưởng. - Sự xác định sớm việc điều trị an thần kinh. - Sự tương trợ của gia đình và nơi ở. - Nhân cách trước khi bị bệnh bình thường. - Không có người trong gia đình bị tâm thần phân liệt. V. CÁC THỂ BỆNH Tâm thần phân liệt có 8 thể như sau : 1-Tâm thần phân liệt thể hoang tưởng (paranoid)
- -Bệnh nhân phải có các biểu hiện đáp ứng đủ các tiêu chuẩn đểí đoán bệnh tâm thần phân liệt (ghi ở mục 6). Và nổi bật trong bệnh cảnh, người bệnh thường xuyên phàn nàn có người theo dõi, làm hại, đầu độc, đặc biệt nhận cảm rằng mình luôn bị một ai đó thử nghiệm, kiểm tra, hoặc ghen tuông / bị c hi phối hoặc có dòng dõi cao sang... (các hoang tưởng). -Kèm theo bệnh nhân nhìn thấy hoặc thường nghe thấy tiếng nói răn dạy của một người nào đó mà thực tế không hề có (ảo giác). 2-Tâm thần phân liệt thể thanh xuân Được nhận biết khi : -Bệnh nhân cũng đã có các biểu hiện đáp ứng các tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt (ghi ở mục 6) -Trung tâm biểu hiện của bệnh cảnh hiện tại là kích động si dại, nói năng hỗn độn, rời rạc, lố lăng, tác phong vô trách nhiệm và không lường trước được Biến đổi cảm xúc nổi bật. -Bệnh thường khỏi phát sớm ở tuổi trẻ 15-25 tuổi. Có nhân cách tiền bệnh lý như nhút nhát và cô độc. Để chẩn đoán đáng tin cậy phải cần thời gian hai hay ba tháng theo dõi liên tục để bảo đảm là các tác phong đặc trưng mô tả ở trên vẫn còn duy trì.
- 3-Tâm thần phân liệt thể căng trương lực Được nhận biết bởi : -Bệnh nhân có các biểu hiện đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt (được ghi ở mục 4) -Trong bệnh cảnh nổi bật là : + Giảm vận động đến sững sờ, không nói. + Hoặc kích động lặp đi lặp lại xen kẽ với bất động sững sờ. + Hoặc ngươì bệnh có thể giữ ở một tư thế bị áp đặt, bất thường, kỳ dị trong thời gian hàng giờ, hàng ngày. + Không làm theo hoặc chống lại mọi chỉ bảo của thầy thuốc và người thân. + Nhắc lại lời nói hoặc cử chỉ của người khác. 4-Tâm thần phân liệt thể không biệt định Được nhận biết bởi : - Bệnh nhân đã có những biểu hiện đáp ứng đủ tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt (ghi ở mục 6).
- - Nhưng trong bệnh cảnh không biểu lộ các triệu chứng thỏa mãn các tiêu chuẩn để xếp vào thể hoang tưởng, hoặc thể thanh xuân hoặc thể căng trương lực ở trên. 5-Tâm thần phân liệt thể trầm cảm sau phân liệt Được nhận biết bởi : - Bệnh nhân đã có những biểu hiện đáp ứng những tiêu chuẩn để chẩn đoán bệnh tâm thần phân liệt (ghi ở mục 6) . - Hiện tại vẫn còn những biểu hiện đặc trưng của bệnh tâm thần phân liệt và kèm theo phàn nàn buồn chán, bi quan, giảm thích thú, thiểu lực nh ư là hậu quả của bệnh (trầm cảm). Hiếm khi chúng nặng hoặc mở rộng đến mức đáp ứng đ ược các tiêu chuẩn của một giai đoạn trầm cảm nặng( F32.2và F32.3). 6-Tâm thần phân liệt thể di chứng Được nhận biết bởi : - Bệnh nhân đã có những triệu chứng đáp ứng đủ các tiêu chuẩn để chẩn đoán là bệnh tâm thần phân liệt (được ghi ở mục IV) trong quá khứ. Nh ưng hiện tại có biểu hiện bị động, giảm hoạt động, ăn nói không c òn hoạt bát, xúc cảm cùn mòn, lười biếng kể cả chăm sóc cá nhân, không quan tâm đến xung quanh. 7-Tâm thần phân liệt thể đơn thuần
- Được nhận dạng bởi : -Khởi phát bệnh từ từ với những biểu hiện cảm xúc khô cằn, lạnh lùng, sống thu mình, lang thang, cách ly xã hội, không có biểu hiện quan tâm thích thú, lười biếng, kỳ dị, ăn không ngồi rồi, sống không mục đích. -Trong khi đó các biểu hiện nhận cảm hoang tưởng và ảo giác mờ nhạt. 8. Tâm thần phân liệt cảm xúc Nhận biết thể này khi : -Có biểu hiện của rối loạn phân liệt và rối loạn cảm xúc (có thể là hưng cảm, hoặc trầm cảm, hoặc hỗn hợp cả hai) đồng thời cũng xuất hiện ngang nhau trong một giai đoạn bệnh. - Giai đoạn buồn chán trong rối loạn cảm xúc không phải là giai đoạn trầm cảm sau phân liệt.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tâm thần phân liệt ( Phần 2)
7 p | 1008 | 62
-
ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT TẠI CỘNG ĐỒNG
5 p | 253 | 42
-
CÁC THUỐC SỬ DỤNG TRONG THỰC HÀNH TÂM THẦN HỌC (Kỳ 2)
7 p | 177 | 41
-
TÂM THẦN PHÂN LIỆT (Kỳ 2)
6 p | 183 | 41
-
HỘI CHỨNG LIỆT NỬA NGƯỜI (Kỳ 2)
8 p | 179 | 21
-
RỐI LOẠN TƯ DUY (Kỳ 2)
5 p | 153 | 15
-
Bị cúm khi mang thai có thể sinh con bị tâm thần phân liệt
3 p | 114 | 13
-
NGỘ ĐỘC : PHUƠNG PHÁP XỬ TRÍ CHUNG (GENERAL APPROACH TO POISONINGS) - PHẦN I
16 p | 83 | 9
-
THUỐC DÙNG TRONG TÂM THẦN
16 p | 131 | 7
-
Chấn thương sọ não kín – Phần 2
16 p | 110 | 6
-
Olanzapin
6 p | 149 | 6
-
BIỂU HIỆN HỘI CHỨNG LIỆT HAI CHI DƯỚI
11 p | 109 | 5
-
BỆNH PARKINSON (Parkinson disease)
20 p | 104 | 5
-
TÂM THẦN PHÂN LIỆT – PHẦN 3
16 p | 80 | 4
-
RỐI LOẠN HOẠT ĐỘNG (Kỳ 3)
5 p | 92 | 4
-
Đi bộ chữa hội chứng chuyển hóa
5 p | 76 | 3
-
Một số quan niệm về hội chứng tự kỷ
4 p | 86 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn