Tâm thần phân liệt ( Phần 2)
lượt xem 62
download
Tâm thần phân liệt ( Phần 2) Nguyên nhân gây bệnh Bệnh với vấn đề tự tử Tự tử là mối nguy hiểm tiềm tàng cho những người bị tâm thần phân liệt. Nếu một ai đó cố gắng tự tử hoặc biểu hiện các hành vi trên thì nên cần được sự giúp đỡ của chuyên môn ngay lập tức. Bệnh nhân tâm thần phân liệt dường như có tỉ lệ tử vong cao hơn trong cộng động. Đáng tiếc rằng việc tiên đoán khả năng tự tử của các bệnh nhân trên cực kỳ khó khăn. Các nguyên nhân...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Tâm thần phân liệt ( Phần 2)
- Tâm thần phân liệt ( Phần 2) - Nguyên nhân gây bệnh Bệnh với vấn đề tự tử Tự tử là mối nguy hiểm tiềm tàng cho những người bị tâm thần phân liệt. Nếu một ai đó cố gắng tự tử hoặc biểu hiện các hành vi trên thì nên cần được sự giúp đỡ của chuyên môn ngay lập tức. Bệnh nhân tâm thần phân liệt dường như có tỉ lệ tử vong cao hơn trong cộng động. Đáng tiếc rằng việc tiên đoán khả năng tự tử của các bệnh nhân trên cực kỳ khó khăn. Các nguyên nhân của tâm thần phân liệt
- Bệnh không có nguyên nhân đơn độc. Dường như yếu tố di truyền gây ra cơ địa dễ bị tâm thần phân liệt, kết hợp với các yếu tố môi trường ở những cấp độ khác nhau trên những người khác nhau (sẽ phân tích sau). Giống như nhân cách con người là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố văn hoá, tâm lý, sinh học và di truyền thì sự rối loạn về nhân cách như trong tâm thần phân liệt cũng có thể là do tương tác của nhiều yếu tố. Các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất được một “công thức” đặc biệt nào cần để gây ra bệnh lý này. Không một gen đặc hiệu nào được tìm thấy; không đưa được các chứng cứ về khiếm khuyết sinh hoá; và không một yếu tố stress đặc biệt nào tự thân có thể gây ra tâm thần phân liệt. Các nguyên nhân của tâm thần phân liệt Bệnh không có nguyên nhân đơn độc. Dường như yếu tố di truyền gây ra cơ địa dễ bị tâm thần phân liệt, kết hợp với các yếu tố môi trường ở những cấp độ khác nhau trên những người khác nhau (sẽ phân tích sau). Giống như nhân cách con người là kết quả của sự tương tác giữa các yếu tố văn hoá, tâm lý, sinh học và di truyền thì sự rối loạn về nhân cách như trong tâm thần phân liệt cũng có thể là do tương tác của nhiều yếu tố. Các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất được một “công thức” đặc biệt nào cần để gây ra bệnh lý này. Không một gen đặc hiệu nào được tìm thấy; không đưa được các chứng cứ về khiếm khuyết sinh hoá; và không một yếu tố stress đặc biệt nào tự thân có thể gây ra tâm thần phân liệt. Bệnh có di truyền hay không? Từ lâu người ta đã biết tâm thần phân liệt mang tính chất gia đình. Những người có quan hệ gần với bệnh nhân tâm thần phân liệt dường như dễ mắc bệnh này
- hơn so với những người không có người thân bị bệnh. Ví dụ, cha mẹ bị tâm thần phân liệt thì mỗi đứa con có 10% nguy cơ bị bệnh trong khi so sánh với cộng động thì nguy cơ bị tâm thần phân liệt ở trong dân số chung chỉ khoảng 1%. Trong vòng 25 năm qua, hai dạng nghiên cứu với mức độ phức tạp tăng dần đã chứng minh được tầm qua trọng của yếu tố di truyền trong việc mắc bệnh tâm thần phân liệt. Một nhóm nghiên cứu về sự xuất hiện của bệnh trên những trẻ sinh đôi cùng trứng và khác trứng; nhóm còn lại so sánh các gia đình có con nuôi và có con cùng huyết thống. Những nghiên cứu gần đây đã khẳng định những phát hiện cơ bản do các nghiên cứu chưa chặt chẽ về mặt khoa học tìm thấy trước đó. Những cặp sinh đôi cùng trứng (có bộ gen giống nhau) có tỉ lệ cùng mắc bệnh tâm thần phân liệt cao hơn những cặp sinh đôi khác trứng (với bộ gen giống như hai anh chị em sinh ra thông thường). Mặc dù những nghiên cứu trên trẻ sinh đôi đã đưa ra những bằng chứng thuyết phục về vai trò di truyền trong tâm thần phân liệt thì việc chỉ có 40% đến 60% trẻ sinh đôi cùng trứng cùng mắc bệnh gợi ý rằng có thể có sự liên quan của các dạng môi trường hoặc nhiều yếu tố khác. Một nhóm lớn thứ hai bao gồm những nghiên cứu theo dõi những đứa con nuôi để khảo sát ảnh hưởng của yếu tố di truyền và môi trường. Ở Đan Mạch đã tiến hành một điều tra toàn diện về sức khỏe tâm thần ở những đứa trẻ có cha mẹ ruột bị tâm thần phân liệt được nhận làm con nuôi và đem so sánh với những con nuôi có cha mẹ
- ruột bình thường. Người ta cũng so sánh tỉ lệ mắc rối loạn về tâm thần giữa hai nhóm các con nuôi có cùng huyết thống, nhóm thứ nhất có tiền sử về tâm thần phân liệt và nhóm thứ hai không có. Kết quả của các nghiên cứu trên con nuôi này chỉ ra rằng tâm thần phân liệt có nguy cơ cao khi có mối liên hệ sinh học với người bị bệnh, cho dù tiếp xúc rất ít hay không tiếp xúc với người bệnh. Các nghiên cứu trên đã cho thấy rằng tâm thần phân liệt có nền tảng là di truyền. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng chính xác của gen vẫn cần phải được tìm hiểu thêm. Hầu hết các nhà khoa học nhất trí rằng chính đặc tính dễ mắc bệnh là yếu tố di truyền mạnh từ đó tạo điều kiện cho sự thành lập của các yếu tố dẫn đến tâm thần phân liệt. Đặc tính dễ mắc bệnh này có thể là do sự thiếu hụt enzyme hoặc một số các bất thường sinh hoá khác, một khiếm khuyết nào đó về thần kinh hoặc các yếu tố khác hay sự kết hợp của nhiều yếu tố. Chúng ta vẫn chưa hiểu được cơ chế di truyền của gen qui định đặc tính trên và cũng không thể tiên đoán chính xác người mang gen này sẽ mắc bệnh hay không. Ở một vài người thì yếu tố gen đóng vai trò quan trọng trong bệnh sinh còn ở số khác thì nó không mấy quan trọng. Bố mẹ có phải là một nguyên nhân gây bệnh?
- Hiện nay, hầu hết các nhà nghiên cứu về tâm thần phân liệt đều nhất trí rằng bố mẹ không phải là nguyên nhân gây bệnh.Trong những thập niên trước, một số bác sĩ về sức khoẻ tâm thần có một khuynh hướng đổ lỗi nguyên nhân gây bệnh ở trẻ em là do cha mẹ. Ngày nay, thái độ này nhìn chung được nhìn nhận là không chính xác mà có tác dụng ngược lại. Các bác sĩ về sức khoẻ tâm thần nhìn chung bây giờ đang cố gắng tranh thủ sự giúp đỡ của các thành viên trong gia đình vào trong chương trình điều trị và cũng cho thấy sự thông cảm sâu sắc tới những nổi lo về gắng nặng và sự cô lập mà các gia đình đã trãi qua trong nỗ lực chăm sóc người thân bị tâm thần phân liệt. Có sự khiếm khuyết của một chất nào đó có gây nên tâm thần phân liệt hay không? Mặc dù người ta vẫn chưa xác định rõ ràng nhóm nguyên nhân thuộc về các chất thần kinh gây nên tâm thần phân liệt thì những kiến thức cơ bản về các chất trong não và mối liên kết của chúng với bệnh nguyên đang được mở rộng nhanh chóng. Các chất trung gian dẫn truyền thần kinh từ lâu đã được nghĩ là có liên quan đến sự tiến triển của tâm thần phân liệt. Dường như bệnh liên quan đến một vài sự mất cân bằng giữa nhiều hệ thống các chất phức tạp và tương tác lẫn nhau trong não. Cho dù chúng ta vẫn chưa có câu trả lời rõ ràng nhưng lãnh vực nghiên cứu này vẫn đang rất sôi động và nhiều lý thú.
- Sự bất thường về thực thể trong não có gây ra tâm thần phân liệt hay không? Sự phát triển của chụp cắt lớp điện toán theo trục (CT scan)-một dạng kỹ thuật chụp X-quang quan sát các các trúc sống của mô não-đã thúc đẩy các nghiên cứu thú vị về vấn đề trên. Một số nghiên cứu dựa trên kỹ thuật này gợi ý cho thấy những bệnh nhân tâm thần phân liệt hay có các cấu trúc não bất thường(ví dụ như phì đại các não thất) hơn là ở những người bình thường trong cùng độ tuổi. Cần phải nhấn mạnh rằng một số bất thường được phát hiện còn khá mơ hồ. Chúng không được xem như là đặc tính của tất cả các bệnh nhân tâm thần phân liệt cũng như không được xem là CHỈ xảy ra ở những bệnh nhân này. Một tiến bộ khác gần đây là chụp PET. Khác với chụp CT vốn cho ra các hình ảnh về cấu trúc não, chụp PET là một cách để đo hoạt động chuyển hóa của những vùng đặc biệt trên não, bao gồm cả những vùng nằm sâu trong não. Chỉ mới có một vài nghiên cứu sơ bộ ứng dụng chụp PET vào tâm thần phân liệt nhưng kỹ thuật mới này cùng với các kỹ thuật chụp khác sẽ hứa hẹn mở ra nhiều thông tin quan trọng về cấu trúc và chức năng sống của não. Các nghiên cứu hình ảnh đặc biệt khác làm tăng sự hiểu biết của chúng ta về tâm thần phân liệt bao gồm chụp MRI, RCBF và đo EEG bằng máy điện toán. MRI nghĩa là chụp cộng hưởng từ, một kỹ thuật đo đạc chính xác các cấu trúc não dựa trên các hiệu ứng từ trường của các chất khác nhau trong não. Kỹ thuật này đôi khi được
- gọi là chụp cộng hưởng từ hạt nhân( MRI). Còn trong RCBF- lưu thông máu não từng vùng-bệnh nhân được hít một loại khí có hoạt tính phóng xạ và tỉ lệ biến mất của chất này ở những vị trí khác nhau trên não cung cấp thông tin một cách tương đối về hoạt động của các vùng não trong nhiều hoạt động tâm thần khác nhau. Đo điện não đồ (EEG) bằng máy điện toán là một loại xét nghiệm sóng não ghi nhận các đáp ứng về điện của não trước những kích thích khác nhau. Tất cả những kỹ thuật hình ảnh này đều đang được sử dụng trong nghiên cứu và không phải là một phương thức điều trị mới.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
ĐIỀU TRỊ BỆNH TÂM THẦN PHÂN LIỆT TẠI CỘNG ĐỒNG
5 p | 254 | 42
-
CÁC THUỐC SỬ DỤNG TRONG THỰC HÀNH TÂM THẦN HỌC (Kỳ 2)
7 p | 177 | 41
-
TÂM THẦN PHÂN LIỆT (Kỳ 2)
6 p | 183 | 41
-
HỘI CHỨNG LIỆT NỬA NGƯỜI (Kỳ 2)
8 p | 179 | 21
-
RỐI LOẠN TƯ DUY (Kỳ 2)
5 p | 154 | 15
-
Bị cúm khi mang thai có thể sinh con bị tâm thần phân liệt
3 p | 114 | 13
-
TÂM THẦN PHÂN LIỆT – PHẦN 2
12 p | 103 | 10
-
NGỘ ĐỘC : PHUƠNG PHÁP XỬ TRÍ CHUNG (GENERAL APPROACH TO POISONINGS) - PHẦN I
16 p | 83 | 9
-
THUỐC DÙNG TRONG TÂM THẦN
16 p | 131 | 7
-
Olanzapin
6 p | 149 | 6
-
Chấn thương sọ não kín – Phần 2
16 p | 110 | 6
-
BIỂU HIỆN HỘI CHỨNG LIỆT HAI CHI DƯỚI
11 p | 109 | 5
-
BỆNH PARKINSON (Parkinson disease)
20 p | 105 | 5
-
TÂM THẦN PHÂN LIỆT – PHẦN 3
16 p | 80 | 4
-
RỐI LOẠN HOẠT ĐỘNG (Kỳ 3)
5 p | 92 | 4
-
Đi bộ chữa hội chứng chuyển hóa
5 p | 76 | 3
-
Một số quan niệm về hội chứng tự kỷ
4 p | 87 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn