intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng chuyên đề: Thi đua, khen thưởng trong quản lý nhà nước

Chia sẻ: Thị Huyền | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:19

278
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng chuyên đề: Thi đua, khen thưởng trong quản lý nhà nước các bạn sẽ được tìm hiểu các nội dung cơ bản trong công tác khen thưởng đối với các đơn vị quản lý nhà nước, các quy định TĐKT của các ngành dọc khác và các đoàn thể thực hiện theo quy định của ngành dọc và đoàn thể; những vấn đề cơ bản về Nhà nước và quản lý nhà nước đối với công tác TĐKT ở địa phương;... Cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin tài liệu.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng chuyên đề: Thi đua, khen thưởng trong quản lý nhà nước

  1.  BÀI GIẢNG TẠI HỘI NGHỊ TẬP HUẤN NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC TĐKT NĂM 2009 Chuyên đề: Thi đua, Khen thưởng trong quản lý nhà nước. Phần thứ nhất CẤU TRÚC NỘI DUNG (Gồm 6 nội dung cơ bản trong công tác khen thưởng đối với các đơn vị quản lý nhà nước, các quy định TĐKT của các ngành dọc khác và các đoàn thể thực hiện theo quy định của ngành dọc và đoàn thể) 1. Những vấn đề cơ bản về Nhà nước và quản lý nhà nước đối với công tác TĐKT ở địa phương: 2. Người tổ chức các phong trào thi đua khen thưởng và đề nghị khen thưởng; 3. Thi đua, khen thưởng là biện pháp tổng hợp và quan trọng để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vừa hồng vừa chuyên; Thi đua, khen thưởng là công cụ của lãnh đạo và quản lý; 4. Phong trào thi đua trong các cơ quan nhà nước; 5. Khen thưởng trong cán bộ, công chức thuộc cơ quan nhà nước; 6. Sáng kiến trong quản lý nhà nước.
  2. Phần thứ hai CHI TIẾT CÁC NỘI DUNG CỤ THỂ I/ Những vấn đề cơ bản về Nhà nước và quản lý nhà nước đối với công tác TĐKT ở địa phương: 1. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực Nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức (Điều 2- Hiến pháp năm 1992). 2. Nội dung quản lý Nhà nước về công tác TĐKT (Điều 90 Luật TĐKT). 2.1- Ban hành các văn bản pháp luật về thi đua, khen thưởng. 2.2- Xây dựng chính sách về thi đua, khen thưởng. 2.3- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. 2.4- Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức làm công tác TĐKT. 2.5- Sơ kết, tổng kết, tặng thưởng các hình thức khen thưởng; Đánh giá hiệu quả công tác thi đua khen thưởng. 2.6- Hợp tác quốc tế về thi đua, khen thưởng. 2.7- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng. 2.8- Giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm pháp luật về TĐKT. Nguyễn Hữu Thanh
  3. 3. Nguyên tắc thi đua: 3.1- Tự nguyện, tự giác, công khai. 3.2- Đoàn kết, hợp tác cùng phát triển 4. Nguyên tắc khen thưởng: 4.1- Chính xác, công khai, công bằng, kịp thời. 4.2- Trong một năm Chủ tịch UBND huyện chỉ công nhận một danh hiệu Thi đua hoặc trao tặng một hình thức khen thưởng trong Phong trào thi đua toàn diện hoặc các phong trào thi đua chuyên đề hay tổng kết công tác (trừ trường hợp lập được thành tích xuất sắc hoặc đột xuất) đối với các cá nhân là Lãnh đạo các cơ quan, phòng, ban, ngành, đoàn thể huyện, Lãnh đạo các xã, thị trấn (các đối tượng thuộc diện Ban Thường vụ Huyện uỷ quản lý). Đối với Cán bộ công chức đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị, các xã, thị trấn có đủ điều kiện theo quy định của từng Phong trào thi đua thì hoàn thiện thủ tục hồ sơ đề nghị Chủ tịch UBND huyện công nhận các Danh hiệu Thi đua hoặc tặng Giấy khen theo quy định. Chủ tịch UBND huyện chỉ công nhận một danh hiệu Thi đua, hình thức khen thưởng cho các tập thể, cá nhân thuộc diện quản lý của huyện về biên chế, tổ chức và quỹ lương (trừ một số đối tượng khác đã được quy định trong các phong trào thi đua chuyên đề của huyện) áp dụng đối với các trường hợp là Lãnh đạo các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể huyện, Lãnh đạo UBND các xã, thị trấn. Các đối tượng không thuộc diện quản lý về biên chế, tổ chức và quỹ lương của huyện, Chủ tịch UBND huyện chỉ tặng Giấy khen đột xuất hoặc khen thưởng chuyên đề. Nguyễn Hữu Thanh
  4. 4.3- Bảo đảm thống nhất giữa tính chất, hình thức và đối tượng khen thưởng. 4.4- Kết hợp chặt chẽ động viên tinh thần với khuyến khích bằng lợi ích vật chất. 5. Thẩm quyền quản lý nhà nước về công tác TĐKT ( thực hiện trong 4 cấp): 5.1- Cấp Trung ương (Bộ, ngành Trung ương, Chính Phủ, Chủ tịch nước). 5.2- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW ( Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW chịu trách nhiệm). 5.3- UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh ( Chủ tịch UBND quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh chịu trách nhiệm). 5.4- UBND phường, xã, thị trấn trực thuộc quận, huyện, thị xã, thành phố (Chủ tịch UBND phường, xã, thị trấn trực thuộc quận, huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm). 6. Quỹ TĐKT (Điều 31- QĐ số 29/2006/QĐ-UBND ngày 10/4/2006 của UBND tỉnh): Quỹ thi đua của cấp tỉnh, huyện, thành phố, xã, phường thị trấn, ban, ngành cấp tỉnh được trích từ ngân sách nhà nước cấp hàng năm với mức tối đa bằng 1,5 % chi ngân sách thường xuyên đối với mỗi cấp ngân sách và từ nguồn đóng góp của cá nhân, tổ chức trong nước, nước ngoài và các nguồn thu hợp pháp khác. - Sử dụng quỹ TĐKT: Chỉ được sử dụng chi cho việc khen thưởng (khung, phối, khung kính kèm theo mức tiền thưởng theo quy định). Nguyễn Hữu Thanh - Nguyên tắc thưởng: Cấp nào khen thì cấp đó thưởng.
  5. 7. Tổ chức làm công tác TĐKT: 7.1. Cấp huyện: Phòng Nội vụ là cơ quan tham mưu thực hiện giúp cho Chủ tịch UBND huyện quản lý nhà nước về công tác TĐKT. Tại phòng Nội vụ biên chế 01 PTP Nội vụ là UVTT Hội đồng TĐKT huyện, 01 chuyên viên chuyên trách làm công tác TĐKT. *Ngoài ra phân công 11 cơ quan đơn vị thường trực 11 phong trào thi đua thi đua chuyên đề, cụ thể: - Ban Chỉ huy quân sự huyện: Thường trực phong trào thi đua xây dựng nền quốc phòng toàn dân vung mạnh. - Phòng Y tế huyện: Thường trực phong trào thi đua vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân. - Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện: Thườngtrực phong trào thi đua thu nộp, ngân sách Nhà n-ớc. - Trung tâm Dân số - Kế hoạch hóa gia đinh huyện: Thường trực phong trào thi đua thực hiện công tác dân số, gia đnh và trẻ em. Trung tâm Dân số – Kế hoạch hóa gia đình có trách nhiệm phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện để triển khai thực hiện. - Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện: Thường trực phong trào thi đua phát triển sự nghiệp Giáo dục, Đào tạo và xây dựng xã hội học tập. Nguyễn Hữu Thanh
  6.  - Công an huyện: Thường trực về phong trào thi đua toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.  Phòng Kinh tế huyện: Thường trực về phong trào thi đua chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xoá đói giảm nghèo.  - Phòng Quản lý đô thị huyện: Thường trực phong trào thi đua kiên cố hoá các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn.  - Phòng Nội vụ huyện: Thường trực phong trào thi đua thực hiện chương trình cải cách hành chính.  - Ban tổ chức Huyện ủy: Thường trực phong trào thi đua xây dựng và củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.  - Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện: Thường trực về phong trào thi đua thực hiện công tác Thương binh, Liệt sỹ, người có công và phong trào “ Đên ơn đáp nghĩa”.  7.2. Cấp xã: Các bộ Văn phòng - Thống kê thường trực tham mưu thực hiện giúp cho Chủ tịch UBND xã, thị trấn quản lý nhà nước về công tác TĐKT. Các ngành thường trực các phong trào thi đua chuyên đề:  * Cán bộ Văn phòng – Thống kê:  - Thường trực chung về các phong trào thi đua ở xã, thị trấn. Là đầu mối tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền trong việc chỉ đạo, triển khai, tổng hợp chung về công tác TĐKT ở xã, thị trấn.  - Thường trực phong trào thi đua thực hiện chương trình cải cách hành chính.  * Chỉ huy trưởng Quân sự xã: Thường trực phong trào thi đua xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh;  * Trạm Y tế xã: Thường trực phong trào thi đua vì sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khoẻ nhân dân.  * Cán bộ Tài chính - Kế toán: Thường trực phong trào thi đua thu nộp, ngân sách NN. Nguyễn Hữu Thanh
  7.  * Cán bộ Dân số - KHHGD : Thường trực phong trào thi đua thực hiện công tác DS-KHHGD.  * Cán bộ Văn hoá - Xã hội: Thường trực phong trào thi đua phát triển sự nghiệp Giáo dục, Đào tạo và xây dựng xã hội học tập.  * Công an xã: Thường trực về phong trào thi đua toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc.  * Hội nông dân, cán bộ nông, lâm nghiệp: Thường trực về phong trào thi đua chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xoá đói giảm nghèo.  * Cán bộ Địa chính – Xây dựng: Thường trực phong trào thi đua kiên cố hoá các công trình cơ sở hạ tầng nông thôn.  * Thường trực Đảng: Thường trực phong trào thi đua xây dựng và củng cố hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.  * Cán bộ TBXH: Thường trực về phong trào thi đua thực hiện công tác Th-ơng binh, Liệt sỹ, người có công và phong trào “Đền ơn đáp nghĩa”.  * Đối với các phong trào thi đua khác theo lĩnh vực, theo chuyên môn ngành dọc do cán bộ chuyên trách, không phụ trách đảm nhiệm.  * Các đơn vị, cá nhân thường trực các phong trào thi đua chuyên đề, phong trào thi đua theo lĩnh vực ngành dọc nêu trên có nhiệm vụ  - Tham mưu, giúp Đảng uỷ, UBND xã, thị trấn chỉ đạo và triển khai thực hiện các nội dung, công việc như sau: Nguyễn Hữu Thanh
  8.  + Ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua chuyên đề.  + Tổ chức cho các cán bộ, thôn, bản, tổ dân phổ đăng ký và ký giao ước thi đua hàng năm; Hướng dẫn các trưởng thôn, bản, tổ dân phố tổ chức cho các hộ gia đình đăng ký thi đua.  + Kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện các phong trào thi đua theo quy định.  + Hướng dẫn sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua; Tổng hợp trình Hội đồng TĐKT xã, thị trấn xét khen thưởng các tập thể, cá nhân có thành tích và đề nghị cấp trên khen thưởng.  + Tổng hợp, viết báo cáo đánh giá về các phong trào thi đua gửi UBND huyện và cơ quan thường trực các phong trào thi đua ở huyện.  + Chủ trì phối hợp các ngành, đoàn thể ở xã tổ chức sơ kết, tổng kết các phong trào thi đua chuyên đề.  * Đối với cán bộ Văn phòng – Thống kê (hoặc cán bộ được phân công phụ trách chung công tác TĐKT ở xã, thị trấn) ngoài các nhiệm vụ liên quan đến phụ trách các phong trào thi đua chuyên đề liên quan nêu trên, phải thực hiện các nhiệm vụ khác cụ thể là:  - Là đầu mối thường trực chung tất cả các phong trào, các hoạt động thi đua ở xã, thị trấn giúp việc cho Chủ tịch UBND xã, thị trấn thực hiện chức năng quản lý nhà n- ớc về công tác TĐKT, hướng dẫn nghiệp vụ.  - Tham mưu giúp Chủ tịch UBND xã, Đảng uỷ ban hành các thể chế và văn bản chỉ đạo chung về công tác TĐKT ở địa phương.  - Tham mưu giúp Chủ tịch UBND xã, thị trấn xây dựng báo cáo gửi UBND huyện, thường trực Hội đồng TĐKThuyện, cơ quan thường trực phong trào thi đua chuyên Nguyễn Hữu Thanh đề ở huyện.
  9. 8. Đối với các cơ quan, đơn vị: Trực tiếp thực hiện hoặc phân công cán bộ kiêm nhiệm giúp việc về thực hiện công tác TĐKT (do đơn vị tự bố trí). (Đối với ngành giáo dục, ngành y tế biên chế đông cần ưu tiên phân công cán bộ thường trực tham mưu giúp việc về công tác TĐKT thuộc trách nhiệm của ngành trong việc tham mưu với UBND huyện, đặc biệt là ngành GD&ĐT có gần 2000 biên chế). II/ Người tổ chức các phong trào thi đua và khen thưởng (đề nghị và khen thưởng). 1. Tổ chức các phong trào thi đua: * Lãnh đạo và chịu trách nhiệm về công tác TĐKT ở địa phương: Chủ tịch UBND các cấp, Thủ trưởng các cơ quan đơn vị (người đứng đầu) có trách nhiệm lãnh đạo, tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm về công tác TĐKT (theo quy định của Luật tổ chức HĐND&UBND ban hành ngày 26/11/2003 và các văn bản quy định về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan chuyên môn hiện hành). * Phát động thi đua, tổ chức các phong trào thi đua (điều 18 Luật TĐKT): - Chủ tịch UBND các cấp có trách nhiệm phát động, chỉ đạo các phong trào thi đua trong phạm vi địa phương. - Lãnh đạo các cơ quan, tổ chức, đơn vị phát động, chỉ đạo phong trào thi đua trong phạm vi cơ quan, tổ chức, đơn vị. * Phong trào thi đua, gồm: Phong trào thi đua chuyên đề, thi đua theo đợt và phong trào thi đua thường xuyên (phong trào thi đua toàn diện): Nguyễn Hữu Thanh
  10. - Phong trào thi đua chuyên đề, thi đua theo đợt (11 phong trào thi đua chuyên đề, các phong trào thi đua chuyên đề khác, các phong trào thi đua theo đợt gắn với các ngành lễ, sự kiện trọng đại): Là hình thức thi đua nhằm giải quyết tốt nhiệm vụ trọng tâm, đột xuất trong một thời gian nhất định hoặc giải quyết những công việc khó khăn, bức xúc nhất; Những việc còn yếu kém, tồn đọng; Những việc mà đông đảo quần chúng có nguyện vọng giải quyết; Những việc có vai trò Quyết định đến thắng lợi và nhiệm vụ được giao. - Phong trào thi đua thường xuyên (phong trào thi đua toàn diện): Là hình thức thi đua căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao của cá nhân, tập thể để tổ chức phát động, nhằm thực hiện tốt nhất công việc hàng ngày, hàng tháng, hàng quý, hàng năm của cơ quan đơn vị. 2. Đề nghị khen thưởng: - Chủ tịch UBND các cấp, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm đề nghị các cấp khen thưởng theo quy định. - Các cơ quan, ngành thường trực có trách nhiệm đề nghị khen thưởng đối với các phong trào do ngành thường trực. * Riêng ngành giáo dục có trách nhiệm đề nghị khen thưởng các đơn vị trường học thuốc sự nghiêp giáo duc của huyện, ngoài ra có trách nhiệm đề nghị khen thưởng các tập thể, cá nhân ngoài ngành tham gia phong trào thi đua do ngành thường trực. 3. Khen thưởng: 3.1- Các danh hiệu thi đua (Điều 7 Luật TĐKT và Điều 9 Quyết định số 29 của UBND tỉnh): - Danh hiệu thi đua đối với cá nhân (LĐTT, Chiến sỹ tiên tiến, chiến sỹ thi đua cơ sở, chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, chiến sỹ thi đua Nguyễn toàn Hữu Thanhquốc).
  11. - Danh hiệu thi đua đối với tập thể: Thôn, bản, làng thôn văn hóa, Tập thể LĐTT, đơn vị TT, tập thể lao động xuất sắc, đơn vị quyết thắng, cờ thi đua của UBND tỉnh, cờ thi đua của Chính phủ. - Danh hiệu thi đua đối với hộ gia đình: Gia đình văn hóa. * Căn cứ xét tặng (Điều 10 Luật TĐKT): Phong trào thi đua; Đăng ký tham gia thi đua; Thành tích thi đua; Tiêu chuẩn danh hiệu thi đua. 3.2. Các hình thức khen thưởng: Giấy khen, Bằng khen, Kỷ niệm chương, Huy hiệu; Giải thưởng Hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước; Danh hiệu vinh danh Nhà nước (anh hùng, nghệ sỹ, nhà giáo ưu tú, nhà giáo nhân dân, thầy thuốc ưu tú,..); Huy chương, Huân chương (kể cả khen thưởng đột xuất). * Khen thưởng đột xuất (Điều 28 QĐ số 29/2006/QĐ-UBNU ngày 10/4/006 cuả UBND tỉnh): Khen thưởng cho các tập thể và cá nhân lập được thành tích xuất sắc trong thời gian ngắn nhằm thực hiện một nhiệm vụ đặc biệt, nhiệm vụ trọng tâm của tỉnh, ngành hoặc địa phương; có hành động dũng cảm trong công tác phòng chống tội phạm, cứu người, bảo vệ tài sản của nhà nước và nhân dân trong khắc phục thiên tai, hỏa hoạn, bảo vệ đấu tranh bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc, hay trong những trường hợp hiểm nghèo khác. * Căn cứ xét khen thưởng (Điều 10 Luật TĐKT): Tiêu chuẩn khen thưởng; Phạm vi mức độ ảnh hưởng của thành tích; Trách nhiệm và hoàn cảnh cụ thể lập được thành tích. Nguyễn Hữu Thanh
  12. 4. Tiêu chuẩn công nhận các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng: Thực hiện theo các quy định của Luật TĐKT, quy định của UBND tỉnh, UBND huyện. 5. Thẩm quyền tặng các danh hiệu thi đua và hình thức khen thưởng: 5.1- Chủ tịch UBND xã: Tặng giấy khen cho tập thể và cá nhân; Tặng danh hiệu gia đình văn hóa. 5.2- Chủ tịch UBND huyện, Giám đốc các Sở, ban, ngành, đơn vị thuộc tỉnh: Tặng giấy khen cho tập thể và cá nhân; Tặng danh hiệu thi đua LĐTT, CSTT, CSTĐCS, Thôn-bản-làng- tổ dân phố văn hóa. 5.3- Đối với cấp tỉnh, bộ ngành trung ương: - Danh hiệu thi đua gồm: Cờ thi đua của UBND tỉnh, bộ, ngành trung ương; Chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, bộ, ngành trung ương, Tập thể LĐXS, đơn vị quyết thắng do Chủ tịch UBND cấp tỉnh và bộ ngành trung ương tặng. - Hình thức khen thưởng gồm: Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ trưởng các Bộ ngành trung ương. 5.4- Khen thưởng cấp Nhà nước: * Danh hiệu thi đua: - Cờ của Chính phủ do Chính phủ tặng. - Chiến sỹ thi đua toàn Quốc do Thủ tướng Chính phủ tặng. * Hình thức khen thưởng: - Bằng khen của Thủ tướng. - Vinh danh nhà nước, Huân chương, Huy chương do Chủ tịch nước tặng. Nguyễn Hữu Thanh
  13. 6. Đề nghị khen thưởng: - Thủ thưởng các cơ quan, đơn vị trên địa bàn huyện; Chủ tịch UBND các xã, thị trấn đề nghị Chủ tịch UBND huyện khen thưởng (Từ năm 2009 các đơn vị huyện không quản lý về quỹ lương, tổ chức, biên chế UBND huyện không công nhận các danh hiệu thi đua trong phong trào thi đua toàn diện, chỉ khen thưởng đột xuất trong các lĩnh vực công tác khác). - Chủ tịch UBND huyện đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh khen thưởng và tặng các danh hiệu thi đua thuộc huyện quản lý về biên chế, tổ chức, quỹ lương (Riêng Liên đoàn LĐ huyện do Liên đoàn Lao động tỉnh đề nghị), các đơn vị không thuộc huyện quản lý về tổ chức, biên chế, quy lương (Công an, Quân sự, tòa án, viện kiểm sát, ngân hàng, ….) huyện xác nhận hiệp y thành tích đề nghị UBND tỉnh khen thưởng theo quy định. Ví dụ: Ngành công an, toà án, viện kiểm sát… đề nghị ngành dọc tặng Giấy khen thì trình thẳng lên ngành dọc không phải qua huyện hiệp y vào báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân. - Đối với các phong trào thi đua chuyên đề các xã, thị trấn phải gửi qua cơ quan thường trực; Cơ quan thường trực trình sang Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng huyện. - Phong trào thi đua thường xuyên (toàn diện) phải thông qua trưởng khối thi đua. Trưởng khối thi đua họp xét và bỏ phiếu kín đối với danh hiệu Chiến sỹ thi đua cơ sở và Bằng khen của UBND tỉnh trở lên. Còn đối với danh hiệu Lao động tiên tiến cơ quan gửi hồ sơ đề nghị khen thưởng về Thường trực Hội đồng Thi đua, Khen thưởng huyện theo quy định. Nguyễn Hữu Thanh
  14. III/ Thi đua, khen thưởng là biện pháp tổng hợp và quan trọng để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vừa hồng vừa chuyên; Thi đua, khen thưởng là công cụ của lãnh đạo và quản lý. - Thực hiện theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “ Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất” (lời Hồ Chủ Tịch ngày 01/5/1952 tại Việt Bắc”; “ Công việc hàng ngày chính là là nền tảng của thi đua, mọi việc đều thi đua’’ (lời kêu gọi phát động thi đua yêu nước của HCM ngày 01/8/1949”; “ Thi đua phát huy sáng kiến, phổ biến và áp dụng rộng rãi sáng kiến, kinh nghiệm tiên tiến” (văn kiện đại hội thi đua đạt ba điểm cao, NXB lao động, HN 1965); “ Thi đua là động lực phát triển và là biện pháp xây dựng con người mới” (theo Hồ Chí Minh). - Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của tổ chức và cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc (theo Luật TĐKT); Hoạt động thi đua gồm: Thi đua thường xuyên (thi đua toàn diện), Thi đua đua theo đợt, thi đua chuyên đề. IV/ Thi đua, khen thưởng là biện pháp tổng hợp và quan trọng để xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức vừa hồng vừa chuyên; Thi đua, khen thưởng là công cụ của lãnh đạo và quản lý. - Thực hiện theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “ Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua, những người thi đua là những người yêu nước nhất” (lời Hồ Chủ Tịch ngày 01/5/1952 tại Việt Bắc”; “ Công việc hàng ngày chính là là nền tảng của thi đua, mọi việc đều thi đua’’ (lời kêu gọi phát động thi đua yêu nước của HCM ngày 01/8/1949”; “ Thi đua phát huy sáng kiến, phổ biến và áp dụng rộng rãi sáng kiến, kinh nghiệm tiên tiến” (văn kiện đại hội thi đua đạt ba điểm cao, NXB lao động, HN 1965); “ Thi đua là động lực phát triển và là biện pháp xây dựng con người mới” (theo Hồ Chí Minh). Nguyễn Hữu Thanh
  15. - Thi đua là hoạt động có tổ chức với sự tham gia tự nguyện của tổ chức và cá nhân, tập thể nhằm phấn đấu đạt được thành tích tốt nhất trong xây dựng và bảo vệ tổ quốc (theo Luật TĐKT); Hoạt động thi đua gồm: Thi đua thường xuyên (thi đua toàn diện), Thi đua đua theo đợt, thi đua chuyên đề. - Mục đích của thi đua là để xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Thi đua sẽ giúp cho hiệu quả, chất lượng và năng suất lao động, học tập và công tác không ngừng được nâng lên, từ đó thúc đẩy xã hội phát triển về mọi mặt. Mặt khác, bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào cũng mong muốn phấn đấu hoàn thành, toàn diện và vượt mức các mục tiêu mà chủ thể đặt ra trong mỗi thời kỳ, một năm hoặc một giai đoạn, mục tiêu bằng mọi cách để phấn đấu về đích nhanh nhất, muốn vậy phải cố gắng phấn đấu, tích cực các biện pháp, giải pháp để đạt được, quá trình đó chính là thi đua. - Khen thưởng là việc ghi nhận, biểu dương, tôn vinh công trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập thể có thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Khen thưởng là sự đánh giá thành tích, công lao đóng góp của một cá nhân hay tập thể cho sự phát triển của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp địa phương, ngành hay đất nước. Khen thưởng là một biện pháp quan trọng trong công tác lãnh đạo và quản lý; Khen thưởng là biện pháp để khích lệ mọi người làm việc tốt hơn; Khen thưởng nhằm nâng cao uy tín và vai trò của người đứng đầu. Những tập thể, cá nhân tích cực thi đua, lao động sáng tạo với năng suất chất lượng và hiệu quả cao, nếu không được động viên, khen thưởng kịp thời, xứng đáng sẽ làm cho chính họ và những người còn lại trong tập thể chỉ làm việc bằng một nửa năng suất thực của mình mà thôi. Đúng như Bác Hồ đã nói: “ Thi đua là gieo trồng, khen thưởng là thu hoạch, kết thúc mỗi đợt vận động, thi đua đua phải kiểm tra, tổng kết phổ biến kinh nghiệm, khen thưởng những người làm Nguyễn Hữu Thanh tốt”.
  16. - Quan điểm chỉ đạo của Trung ương, của Tỉnh và của huyện: Gắn công tác  TĐKT với quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ lãnh đạo quản lý,  nâng lương trước thời hạn UBND huyện đã có KÕ ho¹ch số 74/KH-UBND ngày 15/7/2009 thùc hiÖn ChØ thÞ sè 30-CT/TU ngµy 26/5/2009 cña TØnh uû Lµo Cai vÒ tiÕp tôc ®Èy m¹nh phong trµo thi ®ua yªu n­íc, lËp thµnh tÝch chµo mõng c¸c ngày lÔ lín trong hai năm 2009 – 2010). IV/ Phong trào thi đua trong các cơ quan nhà nước. 1. Thi đua hoàn thành các nhiệm vụ theo chức năng, nhiệm vụ giao của từng cơ quan, đơn vị. Đặc biệt là phong trào thi đua để tham mưu cho các cấp ủy Đảng, chính quyền lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội thuộc trách nhiệm tham mưu của ngành chuyên môn. 2. Tham gia các phong trào thi đua chuyên đề, thi đua theo đợt do các cấp phát động. 3. Tham gia tích cực các phong trào do địa phương, địa bàn cư trú phát động. V/ Khen thưởng trong cán bộ, công chức thuộc cơ quan nhà nước. Khen thưởng đúng người, đúng việc, kịp thời. 2. Không khống chế số lượng, nhưng các tập thể cá nhân đề nghị khen thưởng phải thực sự là tiêu biểu xuất sắc, không mắc bệnh thành tích (quan điểm: Hoàn thành nhiệm vụ không đề nghị khen, những người được đề nghị khen thưởng phải hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chọn tiêu biểu trong số hoàn thành tốt nhiệm vụ). Nguyễn Hữu Thanh
  17. VI/ Sáng kiến trong quản lý nhà nước. 1. Lưu ý: - Sáng kiến là giải pháp nhằm nâng cao chất lượng các phong trào thi đua, vì vây cần quan tâm triển khai. - Sáng kiến là điều kiện để công nhận CSTĐCS. 2. Sáng kiến trong quản lý nhà nước (thực hiện theo Quyết định số 12/2009/QĐ-UBND ngày 28/5/2009 của UBND tỉnh và Quyết định số 09/2009/QĐ-UBND ngày 28/10/2009 của UBND huyện Ban hành Quy định về công nhận sáng kiến trong công tác Đảng, quản lý nhà nước mặt trận tổ quốc và các đoàn thể trên địa bàn huyện Bảo Thắng, các sáng kiến có thể là một trong các nội dung sau: 2.1­  Né i dung  c ña s ¸ng  kiÕn. Nội dung của sáng kiến phải gắn với yêu cầu thực hiện nhiệm vụ cụ thể của từng cá nhân, tổ chức, đơn vị diễn ra hàng năm trên địa bàn huyện, gồm: - Chủ trương, cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật mới, văn bản chỉ đạo điều hành mới được cấp có thẩm quyền đưa vào thực hiện trên địa bàn huyện Văn Bàn: + Những sáng tạo trong việc cụ thể hóa các chủ trương, chính sách, pháp luật, quy định của Đảng, Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể, cơ quan quản lý ngành dọc cấp trên phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan, đơn vị, ngành, địa phương. + Những cơ chế, chính sách, quy trình do ngành, địa phương đề xuất đưược đưa vào áp dụng nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị được giao. - Những giải pháp, biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác trong cơ quan, đơn vị, địa phương. - Giải pháp quản lý về bố trí nhân lực, sắp xếp bộ máy, phương tiện làm việc, điều hành, kiểm tra, giám sát công vụ,... Nguyễn Hữu Thanh
  18. - Giải pháp về cải cách hành chính Nhà n-ước: + Đơn giản hóa thủ tục hành chính. + Hợp lý hóa quy trình thẩm định, giám định,... - Giải pháp về cải tạo tập quán, phong tục lạc hậu,... - Giải pháp hạn chế tai nạn giao thông, giảm tội phạm, cai nghiện,... - Giải pháp bảo vệ môi trường xanh – sạch - đẹp. - Giải pháp về hình thức tổ chức các phong trào thi đua triển khai thực hiện các chủ tr-ương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và của ngành. - Các giải pháp khác để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. 2.2- Điều kiện công nhận sáng kiến: - Sáng kiến phải có tính mới trong phạm vi ngành, địa phương, cơ quan: + Lần đầu được áp dụng. + Không trùng về nội dung với các sáng kiến đã được công nhận trước đó về một hay nhiều lĩnh vực. - Mang lại lợi ích nhiều hơn so với khi chưa áp dụng sáng kiến về ít nhất một trong các mặt sau: + Khối lượng công việc được hoàn thành. + Chất lượng công việc. + Năng suất lao động. + Hiệu quả công tác về một hay nhiều lĩnh vực sau: Kinh tế, xã hội, xây dựng Đảng, đoàn thể, cơ quan đoàn kết trong sạch vững mạnh, ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước,... Nguyễn Hữu Thanh
  19. 2.3- Cơ quan Thường trực Hội đồng sáng kiến trong công tác Đảng, quản lý nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể, các đơn vị sự nghiệp là Phòng Nội vụ huyện. (Các thao tác nghiệp vụ cụ thể do thường trực HĐTĐKT huyện hướng dẫn) Nếu các đại biểu nhất trí thường trực HĐTĐKT huyện sẽ chỉnh sửa bài giảng này và gửi cho các cơ quan,đơn vị, xã, thị trấn, làm tài liệu tham khảo trong quá trình thực hiện. Nguyễn Hữu Thanh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2