Bài giảng - Cơ điện nông nghiệp-chương 5
lượt xem 114
download
Chương 5 MÁY NÔNG NGHIỆP 5.1 MÁY LÀM ĐẤT 5.1.1 Máy cày 5.1.1.1. Nhiệm vụ - yêu cầu nông học và phân loại Trong qui trình trồng trọt, cày đất là một nguyên công đầu nhằm các nhiệm vụ: Giảm độ chặt, diệt cỏ dại, sâu bệnh và gốc cây vụ trước, tăng độ thoáng, độ phì cho đất. Yêu cầu kỹ thuật nông học đối với máy cày là: Độ cày sâu đồng đều, mặt đồng phải bằng phẳng, lớp đất cày đều, tơi, không sót lõi và phải lật hoàn toàn để úp hết cỏ dại và gốc cây vụ...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng - Cơ điện nông nghiệp-chương 5
- Chương 5 MÁY NÔNG NGHIỆP 5.1 MÁY LÀM Đ ẤT 5.1.1 Máy cày 5.1.1.1. Nhiệm vụ - yêu cầu nông học và phân loại Trong qui trình trồng trọt, cày đất là một nguyên công đ ầu nhằm các nhiệm vụ: Giảm độ chặt, diệt cỏ dại, sâu bệnh và gốc cây vụ trước, tăng độ thoáng, độ phì cho đất. Yêu cầu kỹ thuật nông học đối với máy cày là: Độ cày sâu đ ồng đều, mặt đồng phải bằng phẳng, lớp đất cày đều, tơi, không sót lõi và ph ải lật ho àn toàn đ ể úp hết cỏ dại và gốc cây vụ trư ớc xuống dư ới. K hi làm việc, máy cày ph ải chuyển động ổn định. Lực cản riêng của cày ph ải nhỏ và máy phải thuận tiện trong sử dụng và chăm sóc . Hiện nay, máy c ày có nhiều loại khác nhau. Căn cứ theo bộ phận l àm việc chia ra: cày lư ỡi và cày ch ảo. Căn cứ theo cách liên kết với máy kéo có các loại c ày treo, cày móc và cày nửa treo. Cày treo là cày mà toàn bộ trọng lượng được treo sau máy kéo qua cơ c ấu treo và nâng, h ạ để làm việc và vận chuyển. C ày móc chỉ liên kết với máy kéo tại một điểm móc kéo. Cày n ửa treo là lo ại cày kết hợp giữa hai loại trên. Ở thế vận chuyển, c ày này được nâng phần trước lên, còn ph ần sau vẫn tựa trên các bánh xe của c ày. 5.1.1.2. Cấu tạo và quá trình làm việc của cày lưỡi Cày lưỡi có hai loại: Cày treo và cày móc. Cày treo gọn nhẹ, có thể làm việc với vận tốc cao hơn, quay vòng hẹp, hơn nữa cấu tạo ít chi tiết so với c ày móc. Tuy nhiên, cày treo có những nhược điểm: Chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi chuyển động của máy kéo theo mặt đồng l àm cho đ ộ c ày sâu không đ ều; máy kéo phải có hệ thống nâng, hạ c ày và không có chốt an to àn nên khi g ặp những chướng ngại vật lớn như đá, gốc cây có thể bị gãy tr ụ cày. Cấu tạo chung của c ày lưỡi gồm có các bộ phận chính: Khung c ày, dao cày, thân cày, bánh tựa đồng (hình 5-1) . - Khung cày là những thanh thép định hình được nối ghép lại với nhau tạo thành khung, dùng đ ể lắp các bộ phận l àm việc của c ày. Khung cày treo có kết cấu đơn giản hơn khung cày móc. Phía trư ớc khung cày l ắp chốt móc kéo hoặc các bộ phận để nối với cơ c ấu treo của máy kéo. - Dao cày: Thông d ụng hiện nay l à dao đ ĩa. Dao cày đi trước thân c ày chính, cắt đất theo mặt phẳng thẳng đứng tạo th ành luống cày, làm cho thỏi đất lật gọn, không vư ớng cỏ rác, không kéo vỡ đất xuống đáy luống. Th ường chỉ lắp dao c ày cho thân cày sa u cùng khi cày ruộng khô để bánh máy kéo đi vào đáy luống bằng phẳng. - Thân cày là bộ phận làm việc chủ yếu của c ày lưỡi. Thân cày có nhiệm vụ cắt đất đáy luống, nâng thỏi đất lên, đ ồng thời chuyển sang bên và lật. Trong quá 94
- trình đó đ ất bị biến dạng, và tơi vỡ ra. Thân c ày gồm có lưỡi cày, diệp cày, tr ụ cày và thanh tựa đồng. 3 2 1 4 5 6 1- K hung cày, 2- Cơ c ấu treo Hình 5.1 Cày lưỡi 3- Bánh tựa đồng, 4- Trụ cày, 5-Lưỡi cày, 6- Diệp cày Lưỡi cày c ắt đất và tách đ ất khỏi đáy luống, đ ưa lên diệp. Lư ỡi cày có dạng hình thang, được chế tạo bằng thép tốt. Phía dưới lưới cày có ph ần kim loại dự trữ dùng để đàn ra khi lưỡi cày bị mòn. Diệp c ày tiếp nhận đất từ lưỡi c ày, nâng d ần lên, tách đ ất sang bên và lật đ ất xuống đáy luống. Tr ụ cày đ ể gá lắp lưỡi, diệp và thanh tựa đồng. Trụ cày liên kết với khung bằng các bulông và ngàm. Khi cày làm việc, thanh tựa đồng miết lên thành luống, chống lại hiện tượng xoay cày. - Bánh tựa đồng có nhiệm vụ đỡ một phần trọng lư ợng, giữ thăng bằng cho cày và đ ể giới hạn độ sâu c ày (khi cày ruộng khô). Ở c ày treo có một bánh tựa đồng, ở c ày móc có hai ho ặc ba bánh tựa. Khi làm việc bánh tựa lăn trên m ặt đồng và cố định vị trí bánh với khung cày bằng một trục vít có tay qu ay điều chỉnh. 5.1.1.3. Cấu tạo và quá trình làm việc của cày chảo Cày chảo có hai loại: C ày móc và cày treo. Hiện nay chủ yếu dùng lo ại cày chảo treo. Các bộ phận chính của c ày ch ảo loại treo gồm có: Khung c ày, trục lắp các chảo cày, các ch ảo cày, bánh đuôi, cơ cấu treo và một số bộ phận phụ trợ khác nh ư các dao gạt đất dính trong chảo, cơ cấu điều chỉnh bánh sau,... 95
- Hình 5.2 Cày chảo 1- Khung cày, 2- Tr ụ chảo, 3- C hảo c ày, 4- Thanh gạt, 5- Bánh sau - Khung của cày chảo treo tương tự như của c ày lưỡi. Phía trước khung có các bộ phận để nối với c ơ cấu treo của máy kéo. Phía cuối khung liên kết với bánh sau, được giảm chấn và điều chỉnh độ sâu bởi lò xo - đai ốc. - Trục c ủa các chảo c ày liên kết với khung bằng hai ổ đỡ con lăn côn. Các chảo cày l ắp cứng trên trục và định vị khoảng cách với nhau bởi các ống bích nối. - Chảo cày làm nhiệm vụ của l ưỡi và diệp như ở cày lưỡi. Chảo cày có dạng hình chỏm cầu, thường đ ược chế tạo bằng thép tốt hoặc bằng gang chất l ượng cao. Tùy loại cày mà c hảo lớn hay nhỏ. Đ ường kính mép ngo ài của chảo (đến cạnh sắc) trong kho ảng từ 600 ÷ 1000 mm. Khi làm việc mặt phẳng đi qua cạnh sắc của chảo đặt lệch so với mặt phẳng thẳng đứng dọc theo ph ương tiến của máy một góc . Góc gọi l à góc tiến của cày, thường = 150 ÷ 430. Bánh sau của cày ch ảo đ ược đặt xiên so với mặt phẳng thẳng đứng dọc theo hướng tiến của c ày. Bánh sau có nhiệm vụ chống xoay c ày, giống nh ư thanh tựa đồng ở cày lưỡi. Các thanh gạt được bắt chặt với khung và có một phần rà gần sát với m ặt cong trong lòng các chảo c ày. Khi ch ảo cày quay bị dính đất thì các thanh gạt sẽ gạt đất để chảo làm việc tốt hơn. Sự làm việc của chảo c ày cũng giống như cày lưỡi: cắt, nâng, tách, lật đất. Song ở đây, chảo cày vừa quay vừa tịnh tiến để làm tất cả công việc trên. Cạnh sắc ở mép ngo ài của chảo cắt đất trượt lên lòng chảo và nâng rồi hất sang bên. Trong quá trình đó đ ất biến dạng, tơi vỡ nhiều h ơn so với c ày lưỡi. Góc tiến càng tăng thì độ tơi vỡ đất càng lớn. Tuy nhiên, góc chỉ nằm trong một khoảng nhất định. Ở cày ch ảo, cạnh sắc không chỉ cắt đất ở đáy luống (thay cho lưỡi cày) mà cả ở thành luống (thay cho dao c ày) thành nh ững cung cong nối tiếp. Do kết cấu của bộ phận làm việc là chảo c ày nên loại c ày này làm việc tốt trên đất nhiều cỏ rác, nhiều b ùn hay trên đ ất nhẹ. Lực cản kéo của c ày chảo nhỏ hơn cày lưỡi khi cùng đ ộ sâu, bề rộng và tốc độ cày trên cùng lo ại đất. Tuy nhiên, những yếu điểm chính của loại c ày này là không làm việc tốt trên đất cứng, đất có nhiều đá, rễ cây. Khi tăng góc tiến sẽ làm tăng độ sâu cày và tăng lực cản rất lớn. Mặc khác, đáy luống không bằng phẳng như ở cày lưỡi, làm ảnh 96
- hưởng đến sự phát triển bộ rễ cây trồng. Quá trình lật không ho àn toàn và ph ụ thuộc góc tiến . 5.1.2 Máy bừa 5.1.2.1. Nhiệm vụ, yêu cầu nông h ọc và phân loại Bừa là nguyên công làm đ ất thư ờng sử dụng sau khi c ày, cuốc. Nhiệm vụ của bừa l à làm tơi vỡ đất đến độ nhỏ cần thiết cho việc gieo trồng. Bừa c òn có thể cắt, dìm cỏ rác, diệt sâu bệnh, phá hủy gốc cây vụ trước còn lại. Một số loại bừa có khả năng phá váng cho đ ất, giảm mật độ cây khi gieo hoặc vơ cỏ rác, san phẳng mặt đồng v.v... Yêu cầu kỹ thuật nông học đối với máy bừa là: Sau khi b ừa bảo đảm tơi nhỏ đất, vơ hết cỏ dại ở ruộng khô và nhuyễn bùn, nhấn chìm cỏ dại ở ruộng nước, mặt đồng bằng phẳng, độ sâu lớp đất bừa đồng đều, bảo đảm giữ ẩm, thoáng khí, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây. K hi bừa ruộng khô tránh hiện tượng bụi bột (quá tơi) sẽ làm đ ất chóng kết dính, tăng đ ộ chặt, nhất l à khi th ủy phần trong đất lớn, sẽ không bảo đảm chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Ta biết rằng, sau khi c ày đúng đ ộ ẩm đất đ ã đư ợc tơi vỡ một phần. Tuy nhiên trong nông nghiệp, l àm đ ất sau khi cày, cuốc là một công việc cũng tốn kém năng lượng và th ời gian. Với một số loại cây hoa màu, yêu c ầu đất phải tơi nhuyễn hơn do đó ph ải bừa nhiều lần, có thể kết hợp c ày trở dư ới lên đ ể độ tơi nhuyễn đồng đều. Máy bừa có nhiều cách phân loại. Theo cấu tạo bộ phận làm việc, có bừa răng, bừa đĩa, bừa thanh cắt (trục lăn). Theo tính chất chuyển động của bộ phận làm việc, có lo ại bừa tịnh tiến, bừa quay. Theo công dụng có bừa ruộng nước, bừa ruộng khô, bừa chuyên làm vườn, bừa phá váng, v.v... Theo sự liên kết với máy kéo chia ra bừa treo, bừa móc và bừa nửa treo. Một đặc điểm chung của các loại bừa máy là thường có độ sâu làm việc tối đa bằng độ sâu c ày. Ở một số loại bừa còn có khả năng xáo trộn lớp đất mặt tơi nhuyễn với phân bón lót sau khi c ày. Ngoài ra b ừa không chỉ làm tơi nhỏ đất, m à còn làm tơi nhỏ các sản phẩm khác lẫn trong lớp đất đó và không l ật đất. 5.1.2.2. Bừa răng Bừa răng đ ược chia ra hai loại là b ừa răng khung cứng và bừa răng khung lưới, nhưng chủ yếu là bừa răng khung cứng. Bừa răng thường d ùng trên ruộng khô với yêu cầu độ sâu làm đ ất nhỏ. Thư ờng một bừa răn g gồm có ba mảng nối với nhau (hình 5.3) và móc vào một xà ngang liên kết với máy kéo dạng móc kéo. Răng bừa thường chế tạo bằng thép cứng có tiết diện tròn hoặc vuông, hình thoi. Để tăng khả năng ăn sâu vào đất người ta l àm nhọn các đầu răng. Ở bừa răng khung c ứng cần chú ý khi bố trí răng. Răng đ ược bố trí xen kẽ trên khung sao cho số vết răng đi qua d ày, đều m à số răng trên một hàng ngang vẫn ít để không bị dồn đất hoặc vướng cỏ rác khi bừa. Vì vậy răng đ ược cắm tại điểm giao nhau c ủa các thanh khung với các đường xoắn nhiều đầu mối. Tùy theo yêu c ầu làm đất m à răng bừa có thể lắp thẳng đứng, xiên về phía trước 1 hoặc xiên về phía sau. 97
- Hình 5.3 Bừa răng 1-Móc kéo, 2-Răng bừa, 3- Khung bừa Khi làm việc, bừa chuyển động tịnh tiến theo máy kéo với tốc độ chung của liên hợp máy. Khi đó các răng bừa cắt đất th ành t ừng vết, va chạm để l àm tơi nhỏ lớp đất mặt, đồng thời vơ cỏ (hoặc dìm cỏ rác). Tốc độ liên hợp máy càng lớn, khả năng tơi nhuyễn đất càng tăng lên. 5.1.2.3. Bừa đĩa Bừa đĩa đ ược dùng nhiều hơn bừa răng. Nó kết hợp làm đất trên ruộng khô, và ruộng n ước. Hiện nay đ ã có các lo ại bừa do Việt Nam sản xuất nh ư: BĐT-2,2; BRN-2,4; BĐ-2,2 v.v... Các bộ phận chủ yếu của bừa đĩa là: Khung b ừa, các trục, trên đó có lắp các đĩa bừa, bộ phận treo hoặc móc, các bánh xe vận chuyển (ở bừa móc) với các trục vít điều khiển, Đĩa bừa có 3 loại: Đĩa phẳng, đĩa chỏm cầu và đ ĩa chỏm cầu cắt cạnh khế ở mép ngoài của đĩa. Đĩa phẳng th ường dùng đ ể cắt đất theo phương dọc với hướng tiến của liên hợp máy, hoặc d ùng làm dao cày hay bộ phận rạch hàng của máy gieo. Đĩa chỏm cầu để làm tơi nhỏ đất. Còn đĩa chỏm cầu cắt cạnh khế để tăng cạnh sắc cắt, thường lắp trên bừa đĩa nặng để cắt nhỏ đất c ày. V a Hình 5.4 Bừa đĩa b a. Bừa ruộng khô Các đĩa bừa thường đ ược đúc hoặc dập bằng thép tốt, có cấu tạo tương tự chảo b. Bừa ruộng nước cày, song kích thước đĩa bừa th ường nhỏ h ơn. 98
- Khi đĩa bừa làm việc, người ta điều chỉnh vị trí của trục lắp đĩa để mặt phẳng vành đĩa tạo với ph ương chuyển động 1 góc , gọi là góc tiến của bừa ( = 0 - 200). Lắp như vậy để tăng khả năng đẩy ngang (hất đất) và tăng độ tơi vỡ đất. Góc càng tăng, chất lượng làm đ ất càng tốt nhưng lực cản cũng tăng lên. Mỗi máy bừa có từ 2 đến 4 trục bừa đ ược bắt vào khung bởi các gi á đ ỡ và quay trong các ổ trượt hoặc ổ lăn. Các đĩa bừa lắp vào trục bừa và giữa các đĩa có ống ngăn cách. Mỗi trục thường có từ 5-10 đĩa. Thường các trục bừa đ ược bố trí đối nhau để lực cản bừa cân đối và bừa sẽ chuyển động ổn định. Chiều lõm c ủa đĩa bừa trên 2 trục ngang nhau cũng phải đối xứng và tr ục đi sau phải có chiều lõm ngược lại để việc hất đất trả về cho mặt đồng được bằng phẳng (hình 5-4). Đối với bừa ruộng nước, ngoài các trục lắp đĩa bừa, phía sau thường lắp thêm trục lăn. Trục lăn có cấu tạo d ạng hình trụ, có đ ường kính từ 350 -360 mm, dài từ 1800-2400 mm. Dọc theo đ ường sinh của trụ l à các thanh s ắc cắt đất đ ược nối với trục bởi các vành. Số thanh sắc cắt đất của trục lăn thường từ 6 đến 10. Trục lăn được gá lắp với khung bừa bởi các giá đỡ kiểu ổ trượt. Loại trục lăn này làm việc tốt với yêu cầu dìm cỏ rác cũng nh ư làm tơi nhuyễn đất. 5.1.3 Máy phay đ ất 5.1.3.1. Nhiệm vụ và so sánh phay với cày và bừa Để làm đ ất, ngo ài phương pháp cày, bừa nh ư hiện nay, phay đất cũng đ ược dùng phổ biến bởi vì phương pháp làm đ ất này có nhiều ưu điểm nổi bật. Hiện nay, ở nước ta đã có một số cơ sở chế tạo được máy phay cho ruộng khô, ruộng n ước với bề rộng làm việc là 0,6m; 0,8m; 1,6m hay 2,2m. Nhưng ph ần lớn máy phay đất vẫn được nhập từ nước ngo ài như Nhật, H àn Quốc, Nga, Bungari... Hình 5.5 Máy phay đất B-2,2 (hãng KUBOTA- N hật Bản) Điểm khác biệt trong nguyên tắc làm việc của phay với cày hoặc bừa là bộ phận làm việc (lưỡi phay) chủ động cắt đất với vận tốc lớn hơn vận tốc của liên hợp máy. Nhiệm vụ của phay là phá vỡ kết cấu đất, làm tơi nhuyễn lớp đất canh tác để tăng độ thoáng, độ phì cho đất. Ngo ài ra, phay còn kh ả năng đ ánh tơi, trộn đều các 99
- lớp đất, phân, phá hủy gốc cây dại và băm nát các sản phẩm còn lại của chu trình gieo trồng vụ trước một cách nhanh chóng. Phải nói rằng, độ tơi nhuyễn của đất làm bằng phay lớn hơn nhiều so với cày ho ặc bừa khi cùng một lần đi qua. Đó chính là yếu tố rút ngắn thời gian l àm đ ất và giảm số lần liên hợp máy di chuyển trên m ặt đồng, nâng cao tính kinh tế trong quá trình cơ giới hóa khâu làm đ ất. Máy phay đ ất gọn nhẹ hơn, chi phí tổng cộng cho một đ ơn vị làm đ ất khi phay nhỏ hơn so với các phương pháp khác. Ngoài ra, m ặt đồng sau khi phay bằng phẳng hơn, có thể làm đ ất bằng phay trên lô thửa hẹp (vì bán kính quay vòng liên hợp máy phay nhỏ hơn khi cùng một loại máy kéo). Những nhược điểm chính của làm đ ất bằng máy phay l à: Chi phí công su ất cho việc quay trống hoặc trục phay lớn. Máy phay đ òi hỏi công nghệ chế tạo phức tạp, chính xác và đắt tiền hơn cày ho ặc bừa. Kỹ thuật sử dụng cũng đ òi hỏi cao hơn. P hay không có kh ả năng lật ho àn toàn đ ất do đó khó ph ơi ải. Khi tăng độ sâu phay thì cô ng suất tiêu hao cho liên hợp máy tăng nhanh do đó độ sâu phay bị hạn chế. Nguồn động lực liên hợp với máy phay phải có trục thu công suất và các bộ phận điều khiển kèm theo. Tuy vậy, thực tiễn đã cho thấy phay dần dần thay cho c ày, bừa hoặc lồng trên ruộng màu, ruộng cấy lúa nước. 5.1.3.2. Cấu tạo chung, nguyên tắc làm việc của máy phay đất M áy phay đất thường có các bộ phận chính sau: - Tr ục phay, trên đó được lắp các lưỡi phay - Khung và các tấm che chắn, bộ phận treo với máy kéo. - Bộ phận truyền lực để truyền mômen quay từ trục thu công suất của máy kéo đến trục phay. - Bộ phận giới hạn độ sâu. - Ly hợp an toàn Lưỡi phay l à chi tiết làm việc nặng nề nhất, chịu tác dụng m ài mòn mãnh liệt của đất khi cắt. Lưỡi phay có nhiều loại: Lư ỡi dao thẳng, lư ỡi dao cong, lưỡi dạng máng nhọn, lưỡi dạng xoắn. Do đó, lưỡi phay th ường chế tạo bằng thép tốt và được tôi cạnh sắc. Hình dáng, kích thước lưỡi phay phụ thuộc vào tính năng c ủa máy phay cũng như tính chất đất đai, yêu c ầu kỹ thuật nông học. Các lưỡi phay có thể lắp trực tiếp lên tr ục hoặc các đĩa trên trục. Lưỡi có thể lắp hướng tâm, tiếp tuyến nhưng phải đảm bảo việc phân li đất ra ngo ài, không quấn cỏ rác khi l àm việc và đ ảm bảo độ sâu phay tối đa cho từng loại máy phay. Ngo ài ra, khi phay đi qua đ ể mặt đồng bằng phẳng, cần bố trí chiều cong ngang của các lưỡi phay hợp lý, không tạo rãnh hoặc th ành luống cũng nh ư đất đã phay không lấp lên phần đất sắp được phay của lần đi sau. Để điều chỉnh độ sâu phay thường d ùng bộ phận thuyền trượt gắn hai bên máy phay (với ruộng ư ớt) và các bánh xe (với ruộng khô) thông qua các lỗ bắt bulông hoặc trục vít điều chỉnh. Trên khung máy, ngoài gá lắp trục phay, các bộ phận truyền lực, bộ phận treo, còn có các tấm che chắn phía trước, phía sau để tăng sự va đập tơi vỡ của đất khi lưỡi cắt hất lên. 100
- V Hình 5.6 B ố trí các loại lưỡi phay trên trống Ở một số máy phay, phía sau c òn kết cấu một h àng răng ch ắn va đập phụ và san m ặt đồng (phay khô). Các máy phay có bề rộng làm việc lớn thường đ ược kết cấu thêm c ụm li hợp ma sát trượt bảo vệ an to àn cho phay ở trước hộp giảm tốc (phay ruộng n ước) hoặc ngay trên tr ục phay (phay ruộng khô). Khi lực cản quay trống phay quá lớn, mômen quay từ động c ơ truyền đến sẽ bị trượt nhờ li hợp ma sát này. Khi phay đi qua chướng ngại vật, phay lại l àm việc bình thường. 5.1.4. Máy l ồng đất (Máy kéo bánh lồng) 5.1.4.1. Nhiệm vụ, đặc điểm của làm đất bằng máy kéo bánh lồng Làm đất ruộng nước bằng máy kéo bánh lồng đ ã và đang được sử dụng phổ biến ở nư ớc ta và một số nước trên thế giới. Bánh lồng vừa làm bộ phận công tác (làm tơi nhuyễn đất) vừa thay cho bánh chuyển động của máy kéo. Cấu tạo của bánh lồng đ ơn gi ản nên dễ chế tạo. Bánh lồng có nhiều cỡ, ph ù hợp với máy kéo lớn hay nhỏ. Tuy nhiên, hiện nay hầu hết các loại bánh lồng sản xuất ở nước ta, lắp với các máy kéo có công suất từ 40 đến 80 mã lực để làm đ ất cho ruộng lúa n ước sau khi đ ất đ ã cày ho ặc cuốc. Trên một số chân ruộng dầm ngấm và có nền có thể lồng đất làm tơi nhuyễn, dìm cỏ rác m à không cần cày. Ư u điểm nổi bật của bánh lồng là hoàn toàn khắc phục hiện tượng không đủ bám của các loại máy kéo vạn năng khi làm việc trên ruộng n ước. Ngo ài ra, bánh lồng còn có nh ững ưu điểm khác như: Năng su ất l àm đ ất cao, sử dụng đ ơn gi ản, tuổi thọ của c ặp bánh lồng cao hơn hẳn các loại máy l àm đất khác. Nhược điểm chính của làm đ ất bằng máy kéo bánh lồng là không điều chỉnh được độ sâu làm đ ất và ruộng phải ngập nư ớc, có nền. Ngo ài ra, bánh lồng không làm việc đ ược trên ruộng khô, ruộng cứng ch ưa cày. Với lô thửa hẹp, khi lồng đất thì độ tơi nhuyễn không đều. Ở vùng hai đầu bờ, máy phải quay vòng nhiều nên đất quá nhuyễn nát, dễ gây hiện tư ợng nghẹt rễ sau n ày cho cây trồng. L àm nhiều vụ liên tiếp có thể gây ra hiện t ượng phá nền, l àm sâu thêm tầng đất canh tác, gi ảm độ phì của đất. Mặt khác máy kéo bánh lồng có bán kính quay vòng lớn, hay gây quá tải cho hệ thống truyền lực của máy kéo như hộp số, ly hợp, phanh và c ầu hướng dẫn. 101
- 3 1 4 2 Hình 5.7 Bánh l ồng. 1. Thanh c ắt bá m, 2.Vành bánh, 3. Nan hoa, 4. Mâm bánh 5.1.4.2. Cấu tạo và quá trình làm việc của bánh lồng Bánh lồng thay cho bánh chủ động của máy kéo, do đó về cấu tạo nó phải đảm bảo chức năng chịu nặng (hơn 70% trọng lượng máy kéo và máy công tác truyền lên b ánh lồng xuống nền đất). Do vậy bánh lồng gồm có các vành bánh, các thanh cắt bám chống lún, các thanh chống (nan hoa) nối với mâm bánh. Mâm bánh bắt chặt vào bán trục của máy kéo bằng các bulông có đai ốc côn định vị (hình 5-7). Trong những năm gần đây, ngư ời ta cải tiến bánh lồng thẳng th ành bánh lồng xoắn (thanh cắt bám đặt xiên một góc so với đ ường sinh của bánh lồng) đ ã cho hiệu qua rõ rệt: Lực cản riêng giảm, máy di chuyển ít va đập bởi mặt đ ường nên có lợi cho hệ thống truyền lực, tiêu thụ nhiên liệu giảm và kh ả năng cuốn đất vào trong bánh khi đi trên ruộng lầy thụt cũng giảm. Đường kính D ngo ài của bánh lồng thường tương đương với đ ường kính của bánh lốp (ngo ài) ho ặc lớn hơn chút ít vì bánh lồng có độ lún lớn hơn. C ấu tạo của bánh lồng bên trái và bên phải khác nhau về chiều của thanh bám, do đó cần lắp đúng chiều quay của bánh lồng. Vì điểm này ta hạn chế lùi khi sử dụng máy kéo bánh lồng. Do cấu tạo, m à quá trình làm tơi nhuyễn đất ở các bánh lồng không liên tục mà còn một khoảng bụng giữa hai bánh lồng. Khoảng đất này sẽ được làm đ ất trong lần đi xen kẽ sau. Khi máy kéo bánh lồng làm việc trên đ ồng, bánh lồng vừa cắt đất, vung lên gây xáo trộn, tơi nhuyễn. N ước có tác dụng rửa không cho đất bám dính vào bánh và làm xáo đ ộng để th ành bù n, do đó khi lồng phải đủ nước. Nếu l à đ ất cày, nước phải ngập ho àn toàn thỏi đất. Trong quá trình đó, cỏ, rác, gốc rạ sẽ bị thanh bám cắt hoặc dìm sâu dưới b ùn, tăng độ phì cho đất. Để tăng độ tơi nhuyễn có thể tăng số lượt đi lại của bánh lồng, hoặc kết hợp lắp thêm trang ho ặc trục lăn cạnh khế phía sau máy. Khi sử dụng máy kéo bánh lồng cần chú ý: Không đi tr ên đường cứng, khi qua bờ phải giảm tốc độ di chuyển. Khi lên dốc cao phải đi lùi và đi th ật chậm. Khi làm việc trên ruộng nặng nên lắp cơ cấu chống lật phía sau. Trên ruộng lầy thụt, nước lớn phải lắp thêm thuyền phao. 102
- Ngoài các máy làm đ ất như máy cày, máy b ừa, máy phay, bánh lồng c òn có một số máy l àm đất khác như máy xới, máy đào hố trồng cây, máy ủi đất,... 5.2 MÁY GIEO TRỒNG VÀ CHĂM SÓC 5.2.1 Máy gieo hạt 5.2.1.1. Yêu cầu kỹ thuật, các hình thức gieo và phân loại máy gieo Quá trình gieo hạt bằng máy phải đảm bảo các yêu cầu sau đây: Hạt gieo đều trên các hàng, hốc hoặc trên toàn bề mặt cả về mật độ, độ sâu gieo. Bộ phận làm việc của máy không làm ảnh hưởng đến hạt, mầm non. Máy gieo phải gieo được nhiều loại hạt, phải điều chỉnh được lượng gieo, độ sâu gieo trong một giới hạn rộng, tức là máy phải vạn năng. Việc sử dụng và chăm sóc phải đơn giản, an toàn. Tùy theo lo ại hạt, điều kiện đất đai, m ùa vụ mà có thể áp dụng một trong các hình thức gieo hạt sau: Gieo vãi toàn bề mặt, gieo hàng, gieo hốc, gieo ô vuông và gieo điểm... Hiện nay gieo hàng là hình thức gieo phổ biến nhất. Gieo hàng hẹp khi khoảng cách giữa hàng
- 1 V 2 Hình 5.8 7 Sơ đ ồ cấu tạo một nhánh gieo hàng a 3 1. H ạt gieo 2. Bộ phận phân phối 6 3. Bộ phận lấp hạt 4. Bộ phận rạch hàng 5. Ố ng dẫn hạt 6. Bánh xe 7. Khung máy 5 4 Hình 5.9 C ông c ụ gieo hàng cho lúa nước 5.2.2 Máy cấy 5.2.2.1. Yêu cầu kỹ thuật, phân loại máy cấy Máy c ấy cần đạt các yêu c ầu kỹ thuật sau: - Cấy đều số cây mạ, có thể điều chỉnh nhiều hay ít t ùy theo cây m ạ lớn hay bé - Cấy đều khoảng cách và độ s âu. Máy có thể điều chỉnh độ sâu cấy cho ph ù hợp đất đai, giống lúa, mùa vụ - Cây lúa đứng thẳng, bám chắc vào bùn, không nổi lên - Không làm thương tổn đến sự phát triển của cây mạ. - Máy di chuyển đ ược trên ruộng bùn và không tạo vết bánh khi di chuyển - Máy tự động cung cấp mạ và máy dễ sử dụng, an toàn Tùy theo đ ộ lớn của máy, chia ra máy cấy 2 h àng hoặc 3, 4, 6, 8 h àng hay nhiều hơn nữa. Máy cấy có loại một người điều khiển, có loại hai ng ười điều khiển, v.v... Máy có thể vừa cấy lúa vừa cấy các loại cây khác tương đương trên ruộng nước. 5.2.2.2. Cấu tạo chung và nguyên tắc làm việc của máy cấy lúa Một máy cấy nói chung gồm có các bộ phận chính: - Thùng đựng mạ đã cắt xén lá và r ũ sạch đất. - Bộ phận cung cấp mạ. - Bộ phận cấy. - Hệ thống truyền động cho máy cấy. - Hệ thống di chuyển máy và thuyền trượt. - Bộ phận điều chỉnh nông sâu và nâng hạ máy. 104
- Thùng m ạ dùng để đựng mạ, có thể l à thùng liền hoặc chia nhiều ngăn nhỏ. Bộ phận cung cấp mạ có nhiệm vụ cung cấp mạ cho bộ phận cấy. Mạ đ ược cung cấp theo hai hướng dọc và ngang. Cung cấp dọc tức là dồn mạ từ trên xuống thành trước của thùng m ạ. Cung cấp ngang l à dịch chuyển mạ theo chiều ngang so với phương tiến của máy. Mỗi lần răng cấy lấy mạ xong, cấy xuống ruộng thì thùng m ạ dịch chuyển ngang một bước bằng hoặc lớn hơn bề rộng răng chải hay độ mở của răng kẹp. Có hai nguyên tắc cấy: Kẹp cấy và chải cấy. Bộ phận cấy loại kẹp có hai hàng răng. Khi cặp răng thọc vào thùng đ ựng mạ (ở phần gốc cây mạ) ở tư thế mở, kẹp lấy môt số dảnh mạ, khép lại kéo ra đ ưa xuống ruộng. Sau đó cặp răng mở ra để nhả mạ xuống ruộng và trở lên lấy mạ cho lần cấy tiếp theo. Bộ phận chải cấy có cấu tạo đơn giản hơn. Nó chỉ là một thanh hay guồng gồm nhiều thanh nhỏ, trên đó lắp các răng chải. Răng ch ải ở đầu có ba móng nhọn. Khi làm việc, răng thọc qua rèm, chải vào mạ, kéo một số cây mạ xuống ruộng. Để khóm mạ cấy xuống đứng thẳng, không tỏa ra thì trên máy còn trang bị thêm hàng lông cản mạ kèm răng vuốt mạ và máng hướng dẫn. Hình 5. 10 Máy cấy mạ khay của Nhật Bản 5.2.3 Máy bón phân 5.2.3.1. Yêu cầu kỹ thuật và phân loại máy bón phân. Bón phân là một công việc quan trọng trong chăm sóc cây trồng. Bón phân nhằm cải tạo đất và tăng năng su ất cho cây trồng. Có thể bắt đầu bón từ khi làm đ ất và kết thúc bón khi cây trồng sắp thu hoạch. P hân bón có nhiều loại, nhiều dạng khác nhau, có tác dụ ng khác nhau. Phân hóa học (vô cơ) và phân hữu cơ có thể bón vào trong đ ất trước, trong hoặc sau khi gieo trồng. Bón trước khi gieo trồng hoặc c ùng lúc đó gọi là bón lót, còn bón trong quá trình chăm sóc gọi l à bón thúc. Mỗi loại phân có kết cấu định hình và đặc điểm c ơ lý tính khác nhau, do đó yêu c ầu về phương pháp bón, đối tượng bón, lượng bón cũng khác nhau... Yêu cầu kỹ thuật đối với máy bón phân: 105
- - Máy phải đảm bảo bón đều, bón đúng l ượng phân qui định - Không làm ảnh hư ởng do tác động cơ học đến cây trong quá trình bón phân. - M áy có kh ả năng tự bốc dỡ phân và điều chỉnh đ ược lượng bón trong một giới hạn rộng - Máy bón phân cần vạn năng và sử dụng dễ dàng, thuận tiện và an toàn M áy bón phân có nhiều loại, có máy bón phân hóa học và máy bón phân hữu cơ. Trong các lo ại máy đó có máy bón phân to àn bề mặt và có máy bón phân theo hàng, theo hốc. P hần lớn các máy bón phân thường móc hoặc treo sau máy kéo. Tuy nhiên quá trình cơ giới hóa khâu bón phân trên ruộng nư ớc rất phức tạp, vì vậy chỉ giới thiệu các dạng máy bón phân dùng trên ruộng khô. 5.2.3.2. Máy tung phân chuồng 3 4 Hình 5.11 Sơ đ ồ cấu tạo rơ móc tung phân chuồng 1. Phân, 2. Dây chuyền cung cấp, 3. Trục tung phân, 4. Bánh xe P hân chuồng thường bón lót và được tung trên toàn bề mặt đồng. Các n ước có nền công nghiệp phát triển đ ã chế tạo nhiều loại máy tung phân chuồng như ôtô tung phân ho ặc rơmóoc tung phân (hình 5.11). Đặc điểm của loại rơmóoc tung phân là khi tháo bỏ bộ phận tung, nó trở thành loại rơmóoc vận chuyển bình thường. Nguyên tắc hoạt động của rơmoóc tung phân chuồng nh ư sau: Khi máy làm việc, qua trục thu công suất, dây chuyền cung cấp chuyển động, phân tr ên thùng sẽ dịch chuyển từ trước ra sau, trục tung phân có những cánh tung đặt chéo nhau sẽ tung phân ra mặt đồng. 5.2.3.3. Máy bón phân hóa học M áy bón phân hóa học có thể d ùng bón lót ho ặc bón thúc, có loại bón theo hàng hay bón toàn bề mặt. Cấu tạo từng loại máy có khác nhau, t ùy theo chức năng của máy, v.v... Cấu tạo chung của một máy bón phân hóa học to àn b ề mặt, gồm có các bộ phận chính sau: Thùng đựng phân chung cho tất cả bộ phận bón. - Bộ phận khuấy động - Bộ phận bón phân (gồm bộ phận cung cấp và bộ phận tung phân)... - Hệ thống truyền động. - 106
- - Bộ phận điều chỉnh lượng phân bón Bộ phận bón phân của máy bón phân hóa học to àn bề mặt thường có hai loại: Loại trục tung phân và lo ại đĩa tung. 54 3 Hình 5.12 B ộ phận bón phân hóa học a. Kiểu trục tung phân: 1. Khung, 2. Bộ phận truyền động, 3. Đĩa cung cấp, 4. Tấm chắn, 5. Trục tung phân b. Kiểu đĩa tung : 1. Thùng chứa phân, 2. Cánh khuấy trộn, 3. Đĩa tung phân Loại trục tung phân (hình 5.12a) thì việc cung cấp phân cho trục tung là một đĩa quay, đ ược dẫn động từ bánh xe máy bón phân. Trục tung l à một trục dài, trên đó gắn các cánh xiên để tung phân. Thường mỗi đĩa cung cấp có hai cánh tung quay với tốc độ lớn. Tấm chắn phía sau có tác dụng làm tơi, đ ều phân khi rơi xuống mặt đồng. Lượng phân bón đ ược điều chỉnh bằng cách thay đổi tốc độ quay đĩa cung cấp. Loại đĩa tung (hình 5-12b) thì trục đĩa được dẫn động từ trục thu công suất của máy kéo và quay với tốc độ lớn để tung phân ra đồng. Lượng phân bón đ ược thay đổi bằng cách điều chỉnh độ mở cửa ra phân và tốc độ di chuyển của liên hợp máy trên đ ồng. Trong thực tế sử dụng, nếu là bón lót thường kết hợp máy gieo - bón, nếu là bón thúc thư ờng kết hợp máy xới - bón, v.v... 5.2.4 Máy bơm nư ớc Trong s ản xuất nông nghiệp, ai cũng biết vai trò của nước đối với cây trồng. Nước để hòa tan các ch ất dinh dưỡng trong đất cho cây hấp thụ, nư ớc để cải thiện điều kiện tiểu khí hậu trong đất cho bộ rễ phát triển tốt, v.v... Ở nư ớc ta, sản xuất nông nghiệp với diện tích lớn và khí h ậu khắc nghiệt (hạn hán và lũ lụt thường xuyên) nên yêu c ầu về tưới, tiêu nước là rất quan trọng. Máy bơm nước là một thiết bị không thể thiếu trong to àn bộ hệ thống thủy lợi 5.2.4. 1. Nhiệm vụ, phân loại máy bơm nước Trong nông nghiệp, máy b ơm dùng đ ể đ ưa nư ớc từ sông, hồ, m ương máng, giếng đào lên ruộng, tưới vư ờn cây, hay để bơm xả úng từ ruộng ra bên ngoài. 107
- M áy bơm có nhiều loại. Dựa theo nguyên lý làm việc, ta có: Máy bơm cánh quạt (nh ư bơm ly tâm, bơm hướng trục), máy bơm pittông, máy bơm rôto (như bơm lệch tâm, bơm cánh trượt, bơm bánh răng), máy bơm tia, máy bơm nước va. Ngoài ra có thể phân loại máy bơm theo năng su ất b ơm, theo chiều cao đ ưa nước hoặc theo áp lực của bơm. 5.2.4.2. Cấu tạo và nguyên tắc làm việc của máy b ơm nước ly tâm M áy bơm nước ly tâm có các phần chính sau: - Ố ng hút bằng cao su hoặc ống kim loại, phần đầu hút đ ược đặt ngập sâu trong nư ớc gồm có lưới chắn rác và van một chiều để giữ nước trong ống hút khi bơm ngưng làm việc. Từ đầu hút đến buồng bơm phải kín, không được lọt khí vào. - B uồng bơm (còn gọi là buồng công tác) đ ược hình thành bởi vỏ bơm hình xoáy ốc, th ường chế tạo bằng kim loại. Phía trong vỏ bơm có bánh công tác. Bánh công tác có nhiều cánh đ ư ợc gắn vào một đầu trục và đư ợc truyền động từ động cơ qua khớp nối trục hoặc dây đai. - Ố ng xả nước (còn gọi là ống đẩy) đ ược đặt tiếp tuyến với vỏ bơm. Ố ng xả nước thường l àm bằng ống cứng (kim loại) hoặc ống mềm (cao su cốt thép). Hình 5.13 Máy bơm nư ớc ly tâm 1. Ống hút, 2. Ống đẩy, 3. Bánh công tác 4. Ổ đỡ, 5. Van 1 chiều, 6. Đầu hút Nguyên t ắc hoạt động của bơm ly tâm: Khi trong buồng bơm đ ã mồi đầy n ước, cho bánh công tác quay, các phần tử n ước phải quay theo và xuất hiện lực li tâm, trượt theo cánh b ơm của bánh công tác, theo phương tiếp tuyến và đư ợc đẩy lên ống xả. Khi đó ở trung tâm buồng bơm xu ất hiện độ chân không. Vì vậy n ước từ bên ngoài qua ống hút vào đây chiếm chỗ. Qúa trình liên tiếp xẩy ra như vậy tạo thành dòng chảy liên t ục từ ống hút qua buồng bơm đến ống xả. 5.2.4.3. Cấu tạo và nguyên tắc làm việc máy bơm hư ớng trục M áy bơm hướng trục c òn gọi là máy bơm cánh qu ạt. Do có cấu tạo đặc biệt, cánh quạt cong ở ba chiều trong không gian, nên khi cánh qu ạt quay, chất lỏng nhận được năng l ượng và chuyển động theo phương dọc trục máy bơm. 108
- M áy bơm hướng trục có lưu lượng nước lớn, chiều cao đưa nước thấp, ph ù hợp với yêu c ầu tưới tiêu ở một số vùng đồng bằng nư ớc ta. 5.2.5 Máy phun mưa Ngoài một số phương pháp tưới nước trong nông nghiệp nh ư: tưới ngầm (tưới theo các đường ống ngầm thấm dưới lên), tưới r ãnh (nư ớc theo các rãnh ng ấm vào luống), tưới tràn toàn bề mặt (cho các loại ruộng có bờ). Người ta còn dùng máy phun mưa để tưới toàn bề mặt thân lá cho cây trồng ở dạng hạt mưa. M áy phun mưa có ưu điểm nổi bật là vừa cung cấp n ước ở dạng như mưa tự nhiên, vừa tạo độ ẩm thích hợp cho cây trồng và có khả năng rửa thân lá cho cây ở những nơi có nhiều bụi đất. Hiện nay ở các vùng cây công nghiệp lớn, thường sử dụng các dàn phun mưa để tưới cho chè, càphê, tiêu, v.v... vào mùa khô, nh ất l à giai đo ạn cây mới trồng đang sống chủ yếu vào lư ợng nư ớc ở tầng đất cạn. M áy phun mưa có lo ại liên kết với máy kéo, có loại dùng đ ộng cơ riêng như một trạm bơm để lấy n ước từ nguồn nước, đẩy đi theo các đường ống dẫn đến các vòi phun mưa. Máy phun mưa sử dụng ở nước ta chủ yếu nhập từ n ước ngo ài, phổ biến l à các dàn phun mưa có nhiều vòi phun. 5.2.6 Máy phun thuốc phòng trừ sâu bệnh 5.2.6.1. Yêu cầu kỹ thuật và phân loại máy phun thuốc. Trong nông nghiệp, việc phòng và trừ các loại sâu, bệnh cho cây trồng là rất quan trọng. Để phòng trừ sâu, bệnh có thể dùng nhiều phương pháp: Vật lý (cơ học, quang học, điện), sinh học, hóa học, v.v... Trong đó, phương pháp sinh học ít tác hại đến môi trường sinh thái nhất. Nhưng hiện nay d ùng phổ biến l à phương pháp hóa học, tức là dùng các lo ại thuốc hóa học độc đủ khả năng tiêu diệt côn trùng, sâu, bọ, nấm cây, kể cả diệt cỏ dại. Phương pháp này cho hiệu quả nhanh, có thể triển khai trên diện rộng. Tuy nhiên, nó có tác động xấu tới môi trường, kể cả con người. P hòng trừ sâu bệnh và cỏ dại bằng chất độc hóa học có thể bằng các phương pháp: Phun thuốc bột, phun thuốc nư ớc cho cây trồng, khử trùng h ạt giống, bơm thuốc vào đ ất, và phun mù. Yêu cầu kỹ thuật của máy phun thuốc là: - Tạo ra luồng thuốc tơi nhỏ (th ành b ụi sương hay b ụi bột) phủ kín lên cây trồng một lớp mỏng và đều, diệt được sâu bệnh - Máy điều chỉnh đư ợc liều lượng phun theo yêu cầu - Máy không làm h ại đến cây trồng, an to àn cho người và chịu đ ược các chất độc hóa học - Máy c ần vạn năng (phun cả tầm xa và g ần, thuốc bột và thuốc n ước), dễ sử dụng và điều chỉnh. Phân loại máy phun thuốc Theo đặc điểm kỹ thuật, ta có: Loại mang vai, loại đẩy tay, loại máy kéo, loại máy bay phun thuốc. Theo dạng thuốc, ta có: Máy phun thuốc n ước, máy phun thuốc bột và máy phun thuốc hỗn hợp. 109
- Theo nguyên tắc làm việc, ta có máy phun thuốc theo nguyên tắc áp suất (gồm nén không khí, hoặc nén trực tiếp chất lỏng) và nguyên tắc khí động. 5.2.5.2. Cấu tạo và nguyên tắc làm việc của bình phun thuốc đeo vai phun thuốc kiểu nén khí - Bình8 1 9 2 Hình 5.14 Bình phun thuốc kiểu nén khí 3 10 1- Tay bơm, 2- Bình chứa thuốc 4 3- Dây đeo, 4- Van an toàn 5- P ittông, 6 - Van 1 chiều 7- Ống dẫn dung dịch, 8- K hóa 9- Cần phun thuốc,10 - Đ ầu phun 5 7 6 - Bình phun thu ốc kiểu nén dung dịch thuốc D ung dịch đổ vào bình phải qua lưới lọc và chỉ nên đổ tối đa 2/3 bình. Sau đó vặn chặt cho bình thật kín, rồi bơm nén cho áp suất đạt (3-5) át-mốt-pe. Bơm nén khí kiểu pittông, phía dưới có van một chiều để không cho hút thuốc lên khi pittông đi lên. Không khí trong bình bị nén sẽ ép lên dung dịch thuốc. Khi cần phun, chúng ta chỉ mở van l à dung dịch thuốc được đẩy đến đầu phun và phun ra ngoài. Hiện nay có nhiều loại bình phun thuốc theo nguyên t ắc n ày, chỉ thay đổi một số bộ phận, đó là: Cửa nạp thuốc dung dịch, đồng hồ báo áp suất nén, bình ổn áp phụ bên ngoài, v.v... Nói chung, dung tích làm việc của các loại bình này ch ứa được kho ảng từ 5 - 20 lít dung dịch thuốc, trọng lượng to àn bộ (kể cả thuốc) tối đa 25 kg. Để người đi phun thuốc ít vất vả, và tránh ngộ độc còn có một số trang bị bảo hộ đi kèm cho các loại bình này. Loại bình bơm đeo vai kiểu nén trục tiếp lên chất lỏng (dung dịch thuốc) này có ưu điểm là bình có thể chứa đầy thuốc, áp suất bơm có thể đạt cao hơn vì bơm nén chất lỏng chứ không phải nén khí. Ng ười sử dụng có thể vừa phun vừa bơm qua một cơ cấu kiểu đòn bẩy. Về cấu tạo, loại bình này tương tự kiểu nén khí song có thêm một số bộ phận, đó là bình tích áp, van hút chất lỏng và cơ cấu đòn bẩy (hình 5.15). Nguyên t ắc làm việc của bình bơm kiểu nén chất lỏng như sau: Khi l ắc tay nén bơm thì bơm sẽ hút và nén dung dịch thuốc q ua bình tích áp, làm không khí trong bình bị nén lại, tạo ra áp lực đối với dung dịch thuốc. Khi mở van, thuốc lỏng qua vòi phun phun ra ngoài. Để duy trì áp su ất trong bình tích áp khi b ơm cần lắc tay nén bơm liên t ục 110
- Hình 5.15 Bình phun thuốc 1 10 kiểu nén dung dịch thuốc 2 1- Bình tích áp 2- Đầu phun, 3- Cần phun 3 9 5- Nút xả 4- Khóa, 4 8 6- Van đẩy, 7- Van hút 8- Bình chứa, 9- Bơm nén 5 10-Tay l ắc bơm 7 6 5.2.5. 3. Cấ u tạo và hoạt động của máy phun thuốc theo nguyên tắc khí động Nguyên tắc phun thuốc khí động l à lợi dụng sự chuyển động của luồng không khí để khuyếch tán thuốc (bột hoặc lỏng) vào các chỗ cần phun. Nói chung một máy phun thuốc kiểu khí động gồm c ó các bộ phận chính: Động cơ và quạt gió, bộ phận tạo áp suất nén thuốc lỏng và khuấy trộn thuốc dạng bột, các ống dẫn, đầu phun khí động và các trang bị phụ trợ khác. Đối với các máy phun thuốc cỡ lớn (kéo sau máy kéo) c òn có nhiều bộ phận phức tạp song ít sử dụng do không phù h ợp. Ở nước ta, chủ yếu dùng d ạng máy phun thuốc đeo vai có động cơ. Loại máy n ày vừa có khả năng phun thuốc n ước, thuốc bột, vừa có thể cứu hỏa, phun lửa khi thay các đầu phun cho ph ù hợp với công việc. 2 1 3 6 4 5 Hình 5.16 Máy phun thu ốc có động cơ 1- Bình chứa thuốc, 2- Nắp bình, 3- Ống trích gió 4- Hỗn hợp thuốc, 5- Ống dẫn khí, 6- Quạt gió Nguyên tắc làm việc của các loại máy n ày là nhờ công suất động cơ quay một quạt thổi ly tâm, tạo luồng “gió” có tốc độ lớn. Khi phun thuốc lỏng: Trích một phần áp suất ở ống thổi để nén dung dịch thuốc, và khi mở van thuốc thì thuốc lỏng sẽ theo ống dẫn phun ra ở đầu phun, tại đây sẽ gặp luồng khí mạnh với tác dụng của các cánh xo ắn l àm tơi thuốc và không khí trộn lẫn để bay đến đối tượng cần phun. Khi phun thuốc bột, ta đổi vị trí các ống trích áp suất, lắp vào đáy thùng thuốc bột 111
- để luồng khí “khuấy động” thuốc bột dưới lên tạo th ành hỗn hợp bột - khí thổi ra đầu phun. Quá trình ở đầu phun: Bột thuốc n ày trộn đều vào luồng khí chuyển động mạnh bay đến đối tượng cần phun. 5.2.5.4. Máy phun mù Trong nông nghiệp, ngo ài các thiết bị phun thuốc giới thiệu ở tr ên, người ta còn dùng máy phun thuốc nước ở dạng sương mù với hạt thuốc khi phun nhỏ hơn 50m. Nhiều thí nghiệm cho thấy rằng, với c ùng một lượng thuốc phun, lúc giảm đường kính hạt thì diện tích thuốc phủ lên cây tăng, làm tăng kh ả năng diệt sâu bệnh, giảm tác hại đến cây trồng, giảm chi phí thuốc và tăng năng suất máy. Thường các máy phun m ù làm việc trên diện rộng, để xử lý môi trường, phòng trừ sâu bệnh. Dạng sương mù của thuốc có thể tạo nên bằng phương pháp cơ nhiệt. 5.3 MÁY THU HO ẠCH VÀ SƠ CHẾ SẢN PHẨM TRỒNG TRỌT 5.3.1. Máy thu hoạch lúa 5.3.1.1. Các phương pháp thu hoạch lúa Hiện nay, ở các nước công nghiệp phát triển như Tây Âu, B ắc Mỹ, Đông Á, việc thu hoạch lúa (lúa nước, lúa mỳ, lúa mạch) đ ược cơ giới hóa hầu như toàn bộ. Ở nước ta, một số ít vùng bước đầu đ ã thu hoạch bằng máy, còn lại chủ yếu vẫn thu hoạch bằng thủ công. Thu hoạch lúa l à công đo ạn quan trọng, nặng nhọc, mang tính thời vụ cấp bách, đồng thời ảnh h ưởng đến chất lượng nông sản. Nó là công việc phụ thuộc nhiều vào yếu tố thời tiết, mùa vụ, đất đai, giống lúa. Do đó, thường có các phương pháp thu ho ạch sau đây: - G ặt, bó vận chuyển về nhà. - G ặt, rải hàng, phơi, gom, bó, vận chuyển. - G ặt, đập liền tại ruộng, chỉ vận chuyển thóc, rơm về nhà. - C ắt lấy chẽn lúa (bông lúa) hoặc tuốt tr ên cây, lấy hạt đem về nhà. Phương pháp này dùng ở miền núi hoặc trên một số máy thu hoạch hiện đại. Tóm lại, dù thu ho ạch bằng phương pháp nào đ ều phải qua các nguyên công chính: cắt thân lúa (cắt sát gốc hay phần ngọn). Trước khi cắt phải rẽ tách bạch phần sắp cắt với phần chưa được c ắt, rồi giữ chặt khối lúa cho dao cắt. Sau khi cắt là gom, bó ho ặc rải phơi, đ ập hoặc vận chuyển. Ở nước ta, tùy từng địa phương, thường dùng các công c ụ như liềm, hái, vằng... để cắt lúa, song phổ biến là dùng liềm. Đối với việc thu hoạch bằng máy cũng đ ược chia ra nhiều ph ương pháp khác nhau, và mỗi phương pháp kèm theo một hệ thống máy thích hợp. Mỗi nguyên công nói trên trong quá trình thu ho ạch lúa đ ược thực hiện bằng một bộ phận máy hay một máy. Để thực hiện đồng thời các nguyên công c ần phối hợp các bộ phận máy hoặc máy lại thành máy gặt đập liên hợp. 5.3.1.2. Máy gặt lúa rải hàng (còn g ọi là máy gặt xếp dải) Yêu cầu kỹ thuật đối với máy gặt lúa nh ư sau: - Cắt không xơ dập, không sót, không rụng hạt và phải điều chỉnh đ ược chiều cao cắt phù hợp loại lúa. 112
- - Bộ phận gạt lúa phải điều chỉnh đ ược vị trí theo phương th ẳng đứng và theo phương tiến của máy, không đập rụng hạt, gạt đư ợc cả lúa nghiêng, lúa đổ - Hao phí hạt (rơi, vỡ, rụng hạt) của máy
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn