intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Co giật sơ sinh - TS.BS.CK2. Huỳnh Thị Duy Hương

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:71

105
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Co giật sơ sinh được TS.BS.CK2. Huỳnh Thị Duy Hương biên soạn nhằm mục tiêu giúp cho các bạn biết được định nghĩa liên quan đến co giật sơ sinh, tầm quan trọng của co giật sơ sinh, biểu hiện lâm sàng của co giật, cơ chế bệnh sinh co giật sơ sinh, bệnh nguyên sinh ra co giật, cách chẩn đoán co giật sơ sinh, nguyên tắc điều trị co giật sơ sinh, tiên lượng của co giật sơ sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Co giật sơ sinh - TS.BS.CK2. Huỳnh Thị Duy Hương

  1. TS BS CK2 Huỳnh Thị Duy Hương Giảng Viên Chính Bộ Môn Nhi ĐHYD TP. HCM
  2.  Trình bày các định nghĩa liên quan đến co giật sơ sinh  Trình bày tầm quan trọng của co giật sơ sinh  Liệt kê các biểu hiện lâm sàng của co giật  Trình bày cơ chế bệnh sinh co giật sơ sinh  Trình bày các bệnh nguyên sinh ra co giật  Trình bày cách chẩn đoán co giật sơ sinh  Trình bày nguyên tắc điều trị co giật sơ sinh  Trình bày tiên lượng của co giật sơ sinh
  3. 1. MỞ ĐẦU: định nghĩa, tỉ suất mới mắc, tần suất, tầm quan trọng của co giật 2. PHÂN LOẠI CO GiẬT 3. BiỂU HiỆN LÂM SÀNG 4. CƠ CHẾ BỆNH SINH 5. BỆNH NGUYÊN 6. CHẨN ĐÓAN 7. ĐiỀU TRỊ: cấp cứu, nguyên nhân, ngưng thuốc 8. TIÊN LƯỢNG
  4.  Là những rối loạn chức năng(RLCN) não kịch phát, không chủ ý, có thể biểu hiện bằng tình trạng giảm hay mất tri giác/vận động bất thường/bất thường về hành vi/rối loạn cảm giác/hoặc RLCN tự động, gây ra bởi những thay đổi kịch phát của sự phóng điện não.  Không phải là một bệnh lý mà chỉ là một triệu chứng phức tạp biểu hiện một sự rối loạn của hệ thống thần kinh trung ương (TKTW).
  5.  Thuật ngữ Seizure và Convulsion (co giật) đôi khi được sử dụng thay thế một cách không chính xác cho thuật ngữ Epilepsy (động kinh)  Trạng thái động kinh: tình trạng co giật liên tục kéo dài > 30 phút hoặc là một chuỗi co giật mà giữa những đợt co giật không có sự hồi phục tri giác.
  6. Rất thay đổi và phụ thuộc vào  Trẻ sinh đủ tháng hay sinh non.  Thời gian khỏi bệnh: lúc một tuần tuổi hay một tháng tuổi.  Dao động từ 1,5/1000 14/1000 sơ sinh sống
  7.  Co giật sơ sinh (CGSS) không phải là thường gặp, chiếm 0,8% sơ sinh (SS)  Trẻ non tháng: Co giật (CG) là một triệu chứng thần kinh thường gặp nhất/ giai đọan SS (25% trẻ non tháng trong NICU)  Trong số những trẻ SS bị CG, 85% khởi phát trong vòng 15 ngày đầu tiên sau khi ra đời và 65% bắt đầu giữa ngày thứ 2 và ngày thứ 5
  8.  CG/thời kỳ SS là một cấp cứu y khoa (dấu hiệu của một bệnh lý nặng nề đe dọa tính mạng/rối loạn dẫn đến tổn thương não bất hồi phục)  CG ngay sau sinh có thể làm giảm DNA và  số lượng tế bào não để lại di chứng thần kinh (TK) cao hơn nhiều so với trẻ lớn.  Phải cấp bách/chẩn đóan và điều trị những nguyên nhân đưa đến CGSS
  9. MỐI LIÊN QUAN VỚI ĐiỆN NÃO THỂ CO GiẬT/LÂM SÀNG Tần suất Hằng định Không hằng định (%) 1) Thể kín đáo 30  Đạp xe đạp +  Cử động miệng lưỡi +  Lệch mắt, nhìn sững +  Ngưng thở +  Hiện tượng tự động +  Những cử động phức tạp không đích + 2) Thể giật cơ 25  Cục bộ +  Đa ổ + 3) Thể co cứng 20  Cục bộ +  Toàn thể + 4) Thể run gật cơ 25  Cục bộ +  Đa ổ +
  10. Bao gồm: co cứng/run giật cơ/lệch mắt/mở mắt đột ngột/nhấp nháy mi mắt/chảy nước dãi, mút, nhai /những cử động miệng lưỡi/tư thế rập khuôn tái đi tái lại/những cử động tứ chi bất thường; không ổn định vận mạch/thay đổi đột ngột về kiểu hô hấp/có cơn ngưng thở  Ở các SS đủ tháng & non tháng, thường phối hợp với những thể co giật khác  Biểu hiện lệch mắt nhìn sững là phối hợp cố định với hoạt động EEG kịch phát, được đặc trưng bởi các sóng delta chậm, điện thế cao 1 – 4 Hz/ EEG
  11.  Bao gồm: những phản xạ giật cơ theo nhịp, chậm (1 – 3 giây) của một (cục bộ)/ hoặc cả hai bên cơ thể (đa ổ)  Phối hợp một cách hằng định với hoạt động EEG dạng động kinh.
  12. CO GiẬT THỂ GiẬT CƠ Thể giật cơ cục bộ  Giới hạn ở một/cả hai chi ở về cùng một phía của cơ thể, có/không kèm theo biểu hiện ở mặt  Trong cơn, trẻ có thể vẫn tỉnh  EEG: kịch phát một cách đặc thù, sóng nhọn cục bộ  Thường gặp/SS và thường biểu hiện một tổn thương cấu trúc ở bán cầu não đối bên, cũng có thể khởi phát do RLCH hệ thống như hạ đường huyết…
  13. CO GiẬT THỂ GiẬT CƠ Co giật thể giật cơ đa ổ  Giật cơ ở một chi  di chuyển một cách ngẫu nhiên đến những chi khác. Thường là biểu hiện ở chi trên và chi dưới đối bên.  Khoảng 75% gặp ở những trẻ có trọng lượng < 2500 g.  EEG được đặc trưng bởi phức hợp đa ổ sóng delta chậm, 1 – 4 Hz, những sóng nhọn/những sóng hoạt động theo nhịp giống như sóng theta hay alpha
  14. Thể co cứng cục bộ  Tư thế bất xứng kéo dài của thân hoặc chi, có/không kèm theo lệch mắt nhìn sững  EEG thường kịch phát hằng định
  15. Thể co cứng toàn thể  Đặc trưng bởi gấp/duỗi cứng cổ, thân mình và chi trên, kèm theo duỗi chi dưới, giống tư thế “co cứng” mất vỏ não/tư thế “duỗi cứng” mất não  Khoảng 70% gặp ở SS có trọng lượng < 2500 g  85% các cơn không có kèm theo việc phóng xung điện kịch phát/những hiện tượng tự động  Khi phối hợp với những phóng xung điện dạng động kinh thì có những hiện tượng tự động đi kèm theo: thay đổi về nhịp tim hay huyết áp, da xanh xao/đỏ bừng mặt
  16.  Thể run giật cơ cục bộ: một cách đặc thù, bao gồm những co cơ nhanh của một hay nhiều cơ gấp đối với một chi trên  Thể run giật cơ đa ổ: được đặc thù bởi sự vặn xoắn không đồng bộ của một vài phần của cơ thể  Thể run giật cơ toàn thể: động tác gập duy nhất/nhiều động tác gập mạnh của đầu và thân đi kèm với gập hay duỗi chi (hiếm khi gặp ở SS, nếu có thì biểu hiện giống hệt như cơn co cứng)
  17.  Cả 3 thể run giật cơ kể trên có thể gặp trong suốt thời gian ngủ/SS đủ tháng lẫn non tháng, gọi là “chứng run giật cơ lành tính trong khi ngủ ở trẻ sơ sinh” tự hết lúc 6 tháng tuổi.  Chứng run giật cơ lành tính trong khi ngủ ở SS không phối hợp với tổn thương cấu trúc não hoặc những rối loạn chuyển hoá não.  CGSS có thể khó nhận biết/lâm sàng. Một số biểu hiện dạng co giật/lâm sàng nhưng lại có EEG bình thường.
  18. CO GiẬT KHÔNG PHẢI CO GiẬT Thường kèm những thay Không có kèm theo. đổi về các hoạt động vô ý thức như cao huyết áp, nhịp tim nhanh … Không Thường bị giảm và chấm dứt khi kèm giữ chi đang bị giật hoặc thay đổi tư thế của chi đang giật Không Tăng hơn khi cảm giác bị kích thích, xúc động.
  19. Đặc điểm về tính chất chưa trưởng thành của não sơ sinh  Sự phát triển phụ thuộc vào tuổi thai.  Diễn tiến lúc sinh/đời sống ngoài tử cung dường như không ảnh hưởng đáng kể đến tốc độ tăng trưởng & phát triển của não cần phải đánh giá sự tương quan giữa tuổi thai và tuổi của sơ sinh để xác định chức năng thần kinh trẻ sơ sinh.
  20.  Đặcđiểm về tính chất chưa trưởng thành của não sơ sinh  Sự biệt hóa và sự phát triển của não tiếp tục ngay sau khi ra đời  Sự mọc và phân nhánh của đuôi gai tế bào thần kinh các tiếp hợp synap kích thích và ức chế (các synap kích thích ưu thế hơn về số lượng)  Màng cơ bản của mao mạch não chỉ dày bằng ¼ so với não bộ trưởng thành góp phần sự hình thành xuất huyết (XH) dưới nội mạc tủy và XH trong não thất sơ sinh non tháng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2