Bài giảng Củng cố, thành lập, quản lý, sử dụng quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi ở cơ sở giai đoạn 2014 - 2020
lượt xem 6
download
Bài giảng "Củng cố, thành lập, quản lý, sử dụng quỹ chăm sóc và phát huy vai trò NCT ở cơ sở giai đoạn 2014 - 2020" gồm có các nội dung: Tổng quan quỹ chăm sóc và phát huy vai trò nct ở cơ sở hiện nay; củng cố, thành lập, quản lý, sử dụng quỹ giai đoạn 2014-2020;... Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Củng cố, thành lập, quản lý, sử dụng quỹ chăm sóc và phát huy vai trò người cao tuổi ở cơ sở giai đoạn 2014 - 2020
- CỦNG CỐ, THÀNH LẬP, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ CHĂM SÓC VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ NCT Ở CƠ SỞ GIAI ĐOẠN 2014 2020 TS. Vũ Thị Hiểu Giám đốc Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò NCT VN
- A/ TỔNG QUAN QUỸ CHĂM SÓC VÀ PHÁT HUY VAI TRÒ NCT Ở CƠ SỞ HIỆN NAY • Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò NCT ở cơ sở (sau đây gọi tắt là Quỹ) được phép thành lập từ ngày 26/3/2002 trên cơ sở quy định tại Điều 13 Nghị định số 30/2002/NĐCP • Trong 12 năm, Quỹ được điều chỉnh bởi Nghị định số 148/2007/NĐCP ngày 25/9/2007 của Chính phủ, Luật người cao tuổi, Nghị định số 30/2012/NĐCP ngày 12/4/2012 của Chính phủ và các quyết định, thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ.
- I/ Tình hình Quỹ ở cơ sở của các tỉnh/TP 1/ Về số lượng xã có Quỹ và xã chưa có Quỹ Số xã đã có Quỹ: Theo báo cáo của các địa phương, đến ngày 30/6/2013 có 9.231/11.121 xã, phường, thị trấn của 62/63 tỉnh thành phố xây dựng được Quỹ chiếm 83% so với tổng số xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã) trong toàn quốc.
- Trong đó phân theo từng vùng như sau:
- Phân theo vùng: TD &MN phía Bắc : 81 %; Tây Nguyên : 73%; Đồng bằng Bắc bộ : Đông Nam bộ : 97%; 84%; ĐB SCL : 79%. Bắc Trung bộ : 90%; Nam Trung bộ : 75%;
- Số xã chưa thành lập Quỹ Cả nước hiện còn 1.890 xã, phường, thị trấn chưa thành lập Quỹ, tập trung ở 39 tỉnh, thành phố. Trong đó:
- Số xã chưa có Quỹ phân theo vùng như sau: + Trung du và MN Bắc: 493 xã, phường, thị trấn + Đồng bằng Sông Hồng: 391 xã, phường, thị trấn + Bắc Trung Bộ: 179 xã, phường, thị trấn + Nam Trung Bộ: 273 xã, phường, thị trấn + Tây Nguyên: 192 xã, phường thị trấn + Đông Nam Bộ: 27 xã, phường, thị trấn + Đồng bằng SCL: 335 xã, phường, thị trấn
- 2/ Về số tiền thu được của Quỹ các tỉnh/thành phố • Tổng số tiền thu được của Quỹ các địa phương trong toàn quốc là 237,664 tỷ đồng. Trong đó:
- • Bình quân Quỹ của 1 xã là 20,61 triệu đồng, trong đó phân theo vùng như sau: + Trung du & MN phía Bắc: 20,609tỷ/2.051xã, bình quân:10,05triệu/xã + Đồng bằng Bắc bộ: 92,905 tỷ/2.061xã, bình quân:45,08triệu/xã + Bắc Trung bộ: 41,336tỷ/1.652xã, bình quân: 25,02triệu/xã + Nam Trung bộ: 18,139tỷ/814xã, bình quân: 22,28triệu/xã + Tây Nguyên: 8,4 tỷ/530xã, bình quân:15,85triệu/xã + Đông Nam bộ: 18,578tỷ/845xã, bình quân: 21,99triệu/xã + ĐB Sông Cửu Long: 37,697tỷ/1.278xã, bình quân:29,50triệu/xã
- 3/ Về văn bản chỉ đạo của địa phương: Cả nước chỉ có 23 tỉnh, thành phố có văn bản chỉ đạo của UBND, 16 xã có nghị quyết của HĐND, 34 xã có quyết định và chỉ thị của UBND. 4/ Về tổ chức Quỹ của các tỉnh/thành phố: 31 tỉnh có Ban chỉ đạo trong đó lãnh đạo là UBND 21 tỉnh, lãnh đạo là Hội NCT 10 tỉnh; 53 tỉnh có Ban vận động tài trợ cấp xã, trong đó Lãnh đạo là UBND 23, lãnh đạo là Hội NCT 30; 21 tỉnh có HĐQL hoặc HĐBT Quỹ, trong đó 19 tỉnh có HĐQL, 3 tỉnh có HĐBT; 27 tỉnh có Giám đốc Quỹ trong đó 12 tỉnh do Chủ tịch UBND cấp xã, 15 tỉnh do Chủ tịch Hội NCT; 8 tỉnh có Ban Kiểm soát Quỹ; 59 tỉnh có kế toán, thủ quỹ, trong đó 29 tỉnh do cán bộ kế toán, thủ quỹ xã đảm nhận, 17 tỉnh do Hội NCT đảm nhận, 14 tỉnh cả 2 mô hình.
- II/ Những việc làm được, hạn chế và tồn tại 1/ Việc làm được Về cơ bản, nhiều tỉnh chính quyền quan tâm, tạo điều kiện phát triển Quỹ theo quy định của Luật NCT, Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ và văn bản của các bộ, ngành có liên quan. Hội NCT nhiều tỉnh/thành phố đã phối hợp với một số Ban ngành liên quan tham mưu để HĐND có nghị quyết; UBND có quyết định, chỉ thị quy định đối tượng vận động, mức vận động ủng hộ Quỹ hằng năm; Hội NCT nhiều xã, phường, thị trấn có cách làm hay sáng tạo tranh thủ được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền, đoàn thể, thu hút các tổ chức, cá nhân đóng trên địa bàn tham gia làm tăng nguồn thu cho Quỹ.
- 2/ Hạn chế và tồn tại Quỹ được quy định bởi Luật NCT, nhiều văn bản của Chính phủ, bộ, ngành, nhưng đến nay nhiều người dân, kể cả cán bộ các cấp không biết, dẫn đến không tham gia, không ủng hộ, đứng ngoài không quan tâm. Một số cơ sở chưa thành lập Quỹ vì đang chờ đợi sự cho phép của Tỉnh uỷ, UBND; đã có Chân quỹ không cần phải có Quỹ chăm sóc và phát huy vai trò NCT; Theo quy định hiện hành, tài sản đóng góp thành lập Quỹ “tối thiểu 20 triệu đồng đưa vào tài khoản Quỹ tại Ngân hàng và 20 triệu đồng giá trị quy đổi nơi làm việc và các trang thiết bị”, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt là Chủ tịch UBND cấp tỉnh là quá khó khăn.
- Hội NCT nhiều cơ sở trong toàn quốc đã chủ động xin chủ trương của cấp uỷ và đề nghị chính quyền ban hành quyết định thành lập Quỹ theo Quyết định 1256/QĐTTg, nhưng Hội tự quản lý, tự tổ chức triển khai thực hiện hoặc được chính quyền quản lý trong khi lại thiếu các văn bản chỉ đạo của địa phương, cơ sở về Quỹ; các văn bản về tổ chức, thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ chưa hoàn thiện nên hiệu quả hoạt động mang lại không cao, không ổn định, không có hướng phát triển.
- Người làm công tác quản lý, điều hành Quỹ ở một số tỉnh chủ yếu là Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Chi hội trưởng, thiếu sự tham gia của chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể khác. Không phân định ra từng bộ phận và quy định chức năng nhiệm vụ cho từng chức danh nên rất khó khăn trong việc phân công, phân nhiệm. Trong nước đã có nhiều mô hình thành công về thành lập, quản lý, sử dụng Quỹ (TW Hội đã giới thiệu tại 2 lớp tập huấn) nhưng đến nay nội dung tập huấn ở nhiều địa phương chưa đến được cơ sở, cán bộ làm trực tiếp thiếu kỹ năng trong việc chỉ đạo, vận động, quản lý, điều hành.
- Nguyên nhân chủ yếu là do: Nhận thức chưa đầy đủ của cấp chính quyền, cán bộ, người dân ở một số địa phương về ý nghĩa, mục đích của Quỹ đối với việc chăm sóc sức khoẻ, vật chất, tinh thần NCT; ảnh hưởng của Quỹ đến ASXH trong cộng đồng.
- Nhận thức của Lãnh đạo Hội NCT các cấp nhất là cấp tỉnh ở một số địa phương về trách nhiệm trong việc phối hợp với các ban ngành liên quan tham mưu cho cấp ủy, chính quyền để thành lập, củng cố, phát triển Quỹ. Trách nhiệm cử người tham gia vào các bộ phận tổ chức, quản lý, điều hành Quỹ. Văn bản pháp luật của Nhà nước quy định về Quỹ điều chỉnh nhiều lần; trách nhiệm thành lập, quản lý, sử dụng năm 2002 Nghị định quy đinh là Hội NCT cơ sở nhưng năm 2009 Luật NCT quy định trách nhiệm là Nhà nước nên có sự chờ đợi sự cho phép của cấp ủy, chính quyền của một số địa phương.
- B/ CỦNG CỐ, THÀNH LẬP, QUẢN LÝ, SỬ DỤNG QUỸ GIAI ĐOẠN 20142020 I/ Nguyên tắc củng cố, thành lập, quản lý và sử dụng Quỹ • Căn cứ khoản 3 Điều 1 Nghị định số 30/2012/NĐ CP ngày 12 /4/2012 của Chính phủ về thành lập, hoạt động của quỹ xã hội quỹ từ thiện: "Nghị định này không áp dụng đối với các quỹ mà pháp luật đã có quy định riêng”. • Như vậy ở các xã đã thành lập Quỹ thì không phải sửa đổi bổ sung theo Nghị định 30/2012/NĐCP nêu trên, cụ thể là: Quỹ đã được thành lập thì vẫn tiếp tục hoạt động, chỉ cần hoàn thiện về tổ chức, văn bản để phù hợp với tình hình KT XH địa phương
- Thành lập, quản lý Quỹ là trách nhiệm của chính quyền (Luật NCT quy định) nhưng Hội NCT có trách nhiệm tham mưu chính, cử người tham gia vào vị trí then chốt trong tất cả các bộ phận làm công tác Quỹ. Tất cả các Quỹ phải xây dựng được quy chế hình thành, quản lý và sử dụng. Nghị quyết của HĐND hoặc Văn bản của UBND về Quỹ là điều kiện không thể thiếu để Quỹ hoạt động
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hình thức nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
8 p | 841 | 82
-
Bài 2: ĐÀNG LÃNH ĐẠO 15 NĂM ĐẤU TRANH GIÀNH CHÍNH QUYỀN. CMT8/1945 THẮNG LỢI.
5 p | 272 | 67
-
Bài giảng Lược sử vùng đất Nam Bộ Việt Nam - TS. Lâm Ngọc Rạng
31 p | 292 | 46
-
Sử dụng Piktochart thành lập Infographic phục vụ giảng dạy Địa lí
11 p | 151 | 16
-
Đề cương bài giảng Tư tưởng Hồ Chí Minh: Phần 1 - Trường Đại học Đà Nẵng
99 p | 56 | 15
-
So sánh một số nhận định về hoạt động đảm bảo chất lượng ở trường đại học công lập và trường đại học ngoài công lập
11 p | 75 | 8
-
Bài giảng Triết học - Chương 7: Những quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật
16 p | 80 | 8
-
Thực trạng kĩ năng nghiên cứu khoa học của giảng viên ngoài công lập tại Thành phố Hồ Chí Minh
6 p | 91 | 7
-
Chuyển đổi số trong dạy học và quản trị các trường đại học ngoài công lập: Thách thức, thời cơ và giải pháp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0 hiện nay
17 p | 15 | 5
-
Bài giảng Điều lệ và hướng dẫn thi hành điều lệ Công đoàn Việt Nam
30 p | 48 | 4
-
Bài giảng Giáo dục quốc phòng an ninh (Học phần 1) - Bài 11: Những vấn đề cơ bản về bảo vệ an ninh quốc gia và bảo đảm trật tự an toàn xã hội
23 p | 81 | 4
-
Kỷ yếu lịch sử hình thành vùng đất An Giang: Phần 2
41 p | 17 | 3
-
Kỷ yếu lịch sử hình thành vùng đất An Giang: Phần 1
46 p | 22 | 3
-
Dạy học chủ đề Hình học và đo lường ở lớp 5 theo định hướng phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học cho học sinh
3 p | 7 | 3
-
Bài giảng Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Pháp – Ngoại ngữ 2
46 p | 57 | 2
-
Dạy cách tạo lập văn bản hợp đồng kinh tế cho lưu học sinh tại trường Đại học Kinh tế Quốc dân
6 p | 23 | 2
-
Vấn đề hình thành khái niệm "Cách mạng tư sản" trong dạy học Lịch sử thế giới cận đại ở trường THPT theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
15 p | 25 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn