
Bài giảng Đầu tư quốc tế: Chương 3 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và giá trị kỳ vọng
lượt xem 1
download

Bài giảng "Đầu tư quốc tế" Chương 3 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và giá trị kỳ vọng, được biên soạn gồm các nội dung chính sau: Duy trì và di chuyển lợi thế cạnh tranh; Yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia; Mô hình OLI; Lựa chọn quốc gia đầu tư; Các hình thức đầu tư ở nước ngoài; Rủi ro hoạt động đầu tư. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Đầu tư quốc tế: Chương 3 - Đầu tư trực tiếp nước ngoài: Dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài và giá trị kỳ vọng
- 20/08/2020 ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ GIÁ TRỊ KỲ VỌNG NỘI DUNG CHƯƠNG Duy trì và di chuyển lợi thế cạnh tranh Yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia Mô hình OLI Lựa chọn quốc gia đầu tư Các hình thức đầu tư ở nước ngoài Rủi ro hoạt động đầu tư Duy trì và di chuyển lợi thế cạnh tranh Trong quyết định đầu tư ở nước ngoài, các doanh nghiệp quốc tế phải xác định liệu có thể duy trì lợi thế cạnh tranh bền vững giúp công ty có thể cạnh tranh hiệu quả tại thị trường nội địa với các đối thủ hiện tại. Lợi thế của việc đầu tư nước ngoài phải đủ đề bù đắp cho những rủi ro tiềm tàng của hoạt động đầu tư trực tiếp ở nước ngoài như tủi ro tỷ giá, rủi ro chính trị…cũng như các chi phí gia tăng khác. Các doanh nghiệp quốc tế có những lợi thế nhất định khi đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm: Lợi thế nhờ quy mô, kỹ năng quản trị doanh nghiệp và tiếp thị, công nghệ, khả năng tài chính, sản phẩm khác biệt, năng lực cạnh tranh tại thị trường nội địa…. 1
- 20/08/2020 Duy trì và di chuyển lợi thế cạnh tranh Lợi thế nhờ quy mô: Lợi thế nhờ quy mô có được nhờ quy mô lớn bao gồm các hoạt động quốc tế và nội địa của doanh nghiệp quốc tế Quy mô lớn mang lại các lợi thế trong hoạt động sản xuất, tiếp thị sản phẩm, R&D, vận chuyển, bán hàng… Kỹ năng quản trị doanh nghiệp và tiếp thị: Bao gồm các kỹ năng quản trị các tổ chức quy mô lớn về nguồn nhân lực, vốn và công nghệ. Cũng bao gồm kiến thức về các kỹ thuật phân tích hiện đại và ứng dụng của chúng trong các lĩnh vực của các doanh nghiệp quốc tế Duy trì và di chuyển lợi thế cạnh tranh Công nghệ: Các doanh nghiệp quốc tế có lợi thế nhờ công nghệ hiện đại và chuyên biệt trong từng ngành nghề, lĩnh vực sản xuất… Sức mạnh tài chính: Khả năng tiếp cận các nguồn vốn quốc tế, duy trì cơ cấu vốn quốc tế và tính sẵn có của vốn Đây là một yếu tố cạnh tranh quan trọng cho phép các doanh nghiệp quốc tế tài trợ vốn FDI và các hoạt động khác ở nước ngoài Duy trì và di chuyển lợi thế cạnh tranh Sản phẩm khác biệt: Các doanh nghiệp quốc tế tạo ra lợi thế chuyên biệt bằng cách sản xuất và tiếp thị phân biệt các dòng sản phẩm Những sản phẩm này có nguồn gốc từ kết quả R&D hoặc tiếp thị để đạt được nhận diện thương hiệu của doanh nghiệp quốc tế. Năng lực cạnh tranh tại thị trường nội địa : Một thị trường cạnh tranh mạnh mẽ sẽ giúp các doanh nghiệp quốc tế có lợi thế cạnh tranh hơn các doanh nghiệp hoạt động thuần túy nội địa. Hiện tượng này được gọi là "lợi thế cạnh tranh của các quốc gia" và có bốn thành phần như trong hình sau. 2
- 20/08/2020 Yếu tố quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia: Porter’s Diamond Mô hình OLI Mô hình OLI giải thích lý do tại sao các doanh nghiệp quốc tế chọn FDI hơn là chọn các hình thức đầu tư khác. "O" yếu tố về chủ sở hữu (lợi thế cạnh tranh trong thị trường trong nước mà các doanh nghiệp quốc tế có thể được chuyển ra nước ngoài) "L" yếu tố về vị trí đầu tư (đặc điểm cụ thể của quốc gia nhận đầu tư cho phép các doanh nghiệp quốc tế khai thác lợi thế cạnh tranh) “I" yếu tố về nội bộ hóa (duy trì vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp quốc tế dựa trên việc kiểm soát toàn bộ chuỗi giá trị của doanh nghiệp và lợi thế nhờ hoạt động toàn cầu) Mô hình OLI và chiến lược tài chính Chiến lược tài chính chủ động bao gồm: Chiến lược để đạt được lợi thế từ chi phí toàn cầu thấp hơn Tính sẵn có lớn hơn của vốn Tài trợ cho các công ty con hoặc chiến lược về thuế để nâng cao dòng tiền cho công ty mẹ Giảm chi phí hoạt động và các rủi ro giao dịch thông qua FDI Chiến lược tài chính bị động phụ thuộc vào sự không hoàn hảo của thị trường. 3
- 20/08/2020 Mô hình OLI và các yếu tố tài chính chuyên biệt Lựa chọn quốc gia đầu tư Quyết định về quốc gia để đầu tư bị ảnh hưởng bởi các yếu tố hành vi. Theo lý thuyết, doanh nghiệp quốc tế cần xác định lợi thế cạnh tranh của mình, và sau đó tìm kiếm trên toàn thế giới cho sự không hoàn hảo của thị trường và lợi thế so sánh cho đến khi tìm thấy quốc gia đem lại lợi thế cạnh tranh lớn, đủ để tạo ra một lợi nhuận điều chỉnh rủi ro trên mức kỳ vọng tối thiểu của doanh nghiệp. Trong thực tế, các doanh nghiệp đã được quan sát để theo một mô hình tìm kiếm tuần tự như mô tả trong lý thuyết về hành vi của công ty. Trình tự FDI: Sự hiện diện đầu tư nước ngoài 4
- 20/08/2020 Các hình thức đầu tư ở nước ngoài Xuất khẩu so với sản xuất ở nước ngoài: Các doanh nghiệp xuất khẩu có lợi thế so với việc sản xuất ở nước ngoài là chưa đối mặt với các rủi ro đặc thù của việc hiện diện đầu tư ở nước ngoài như tỷ giá, chính trị, quốc gia…. Số tiền đầu tư ban đầu là thấp nhất so với các hình thức đầu tư ở nước ngoài khác Nhược điểm lớn nhất của hình thức xuất khẩu là để mất thị trường vào những đối thủ cạnh tranh trực tiếp và các sản phẩm ăn theo Các hình thức đầu tư ở nước ngoài Cấp phép và nhượng quyền thương mại so với kiểm soát tài sản ở nước ngoài: Cấp phép và nhượng quyền thương mại là hình thức phổ biến cho các doanh nghiệp quốc tế đạt được lợi nhuận từ thị trường nước ngoài mà không cần đầu tư số vốn lớn. Tuy nhiên, có những nhược điểm bao gồm: lệ phí từ cấp phép và nhượng quyền thương mại là thấp hơn so với lợi nhuận từ FDI, khả năng kiểm soát chất lượng sản phẩm bị hạn chế, có thể thiết lập them các đối thủ cạnh tranh, việc cải tiến công nghệ của doanh nghiệp được cấp phép và nhượng quyền thương mại sau đó có thể thâm nhập vào chính thị trường nội địa của các doanh nghiệp quốc tế, khả năng mất cơ hội đầu tư trực tiếp nước ngoài sau đó, rủi ro mà công nghệ sẽ bị đánh cắp, chi phí đại diện cao Các hình thức đầu tư ở nước ngoài Hợp đồng quản lý tương tự như cấp phép và nhượng quyền thương mại, các doanh nghiệp quốc tế tạo được dòng tiền từ thị trường nước ngoài mà không cần đầu tư ra nước ngoài quan trọng hoặc trực tiếp hiện diện. Hợp đồng quản lý làm giảm bớt rủi ro chính trị vì sự rời bỏ thị trường của các doanh nghiệp quốc tế dễ dàng. Các công ty tư vấn và kỹ thuật quốc tế thường thực hiện hoạt động kinh doanh quốc tế bằng các hợp đồng quản lý. 5
- 20/08/2020 Các hình thức đầu tư ở nước ngoài Công ty liên doanh và công ty con 100% vốn Một liên doanh quốc tế là hình thức thành lập doanh nghiệp dựa trên quyền sở hữu được chia sẻ với một doanh nghiệp nước ngoài. Một số ưu điểm của một doanh nghiệp quốc tế làm việc với một đối tác liên doanh trong nước là: sự hiểu biết tốt hơn về phong tục địa phương, tập tục và các tổ chức của chính phủ; cung cấp cho liên doanh các quản lý cấp trung có khả năng; một số quốc gia không cho phép 100% vốn nước ngoài; các đối tác nội địa có khách hàng và danh tiếng riêng; hình ảnh trong mắt công chúng của doanh nghiệp quốc tế có thể được tăng cường với việc chia sẻ quyền sở hữu cho quốc gia nhận đầu tư. Các hình thức đầu tư ở nước ngoài Tuy nhiên, hình thức liên doanh không phổ biến như công ty con 100% nước ngoài do các cuộc xung đột tiềm năng hoặc những khó khăn bao gồm: Rủi ro chính trị tăng lên nếu lựa chọn các đối tác trong liên doanh Quan điểm khác nhau về các quyết định tài chính trong liên doanh Vấn đề chuyển giá Kiểm soát tài chính Những khó khăn trong khả năng hợp lý hóa sản xuất trên cơ sở trên toàn thế giới Các vấn đề với công khai tài chính trong liên doanh Các hình thức đầu tư ở nước ngoài Tuy nhiên, hình thức liên doanh không phổ biến như công ty con 100% nước ngoài do các cuộc xung đột tiềm năng hoặc những khó khăn bao gồm: Rủi ro chính trị tăng lên nếu lựa chọn các đối tác trong liên doanh Quan điểm khác nhau về các quyết định tài chính trong liên doanh Vấn đề chuyển giá Kiểm soát tài chính Những khó khăn trong khả năng hợp lý hóa sản xuất trên cơ sở trên toàn thế giới Các vấn đề với công khai tài chính trong liên doanh 6
- 20/08/2020 Rủi ro chính trị Để cho một doanh nghiệp quốc tế xác định, đo lường và quản lý rủi ro chính trị, cần phải xác định và phân loại các rủi ro bao gồm Rủi ro công ty đặc thù Rủi ro quốc gia đặc thù Rủi ro toàn cầu đặc thù Phân loại Rủi ro chính trị Đánh giá Rủi ro chính trị Ở cấp độ vĩ mô, trước khi thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài, các doanh nghiệp quốc tế cần đánh giá sự ổn định chính trị và thái độ đối với các nhà đầu tư nước ngoài của quốc gia nhận đầu tư. Ở cấp độ vi mô, các doanh nghiệp quốc tế cần phân tích xem các hoạt động công ty cụ thể của doanh nghiệp có thể mâu thuẫn với mục tiêu nước nhận đầu tư theo các quy định hiện hành 7
- 20/08/2020 Dự đoán rủi ro chính trị Dự đoán rủi ro công ty đặc thù Các doanh nghiệp quốc tế hoạt động trong cùng một quốc gia có thể chịu mức độ rủi ro khác nhau với những thay đổi trong chính sách hoặc quy định của nước chủ nhà. Dự đoán rủi ro quốc gia đặc thù Dự báo rủi ro chính trị của các quốc gia dựa vào việc phân tích các định hướng chính sách và kế hoạch, tầm nhìn phát triển ngành của quốc gia nhận đầu tư. Rủi ro doanh nghiệp đặc thù Rủi ro quản trị doanh nghiệp Rủi ro quản trị là khả năng thực hiện quyền kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp quốc trong môi trường pháp lý và chính trị của quốc gia nhận đầu tư. Xung đột lợi ích giữa các mục tiêu của các doanh nghiệp quốc tế và chính phủ quốc gia nhận đầu tư đã phát sinh vấn đề như tác động của doanh nghiệp ĐẾN phát triển kinh tế, môi trường, kiểm soát thị trường xuất khẩu, cán cân thanh toán quốc tế… Cách tiếp cận tốt nhất để quản lý xung đột là dự đoán các vấn đề và thương lượng để thống nhất các vấn đề có liên quan. Rủi ro doanh nghiệp đặc thù Thỏa thuận đầu tư Một thỏa thuận đầu tư giải thích rõ ràng các quyền cụ thể và trách nhiệm của các doanh nghiệp quốc tế cả và nước chủ nhà Các chính phủ chủ và các bộ phận có liên quan thường xuyên tìm kiếm và kêu gọi đầu tư và sự hiện diện của các doanh nghiệp quốc tế Một thỏa thuận đầu tư nên xác định rõ các chính sách về một loạt các vấn đề như tài chính và quản lý… 8
- 20/08/2020 Chiến lược hoạt động sau quyết định FDI Mặc dù thỏa thuận đầu tư tạo ra nghĩa vụ một phần của cả nhà đầu tư nước ngoài và chính quyền sở tại, khi các điều kiện thay đổi thì thỏa thuận này thường được sửa đổi theo hướng phù hợp hơn với tình hình thực tế. Một số lĩnh vực quan trọng các doanh nghiệp quốc tế cần xem xét bao gồm: tìm nguồn cung ứng địa phương; vị trí đặt cơ sở sản xuất; kiểm soát vận chuyển; kiểm soát công nghệ; kiểm soát thị trường; nhãn hiệu và kiểm soát thương hiệu; nguồn tài trợ… Rủi ro quốc gia đặc thù Rủi ro quốc gia chuyên biệt ảnh hưởng đến tất cả các công ty, trong nước và nước ngoài, đó là pháp nhân trong trong cùng một quốc gia. Những rủi ro chính trị quốc gia chuyên biệt chính là nguy cơ và rủi ro chuyển giao văn hóa và thể chế. Chiến lược quản lý rủi ro quốc gia đặc thù 9
- 20/08/2020 Rủi ro quốc gia đặc thù: Rủi ro chuyển giao Rủi ro chuyển giao là những hạn chế về khả năng di chuyển nguồn vốn vào và ra khỏi biên giới của các quốc gia nhận đầu tư của các doanh nghiệp quốc tế. Khi một quốc gia rơi vào tình trạng thiếu hụt thanh khoản về ngoại hối và không thể có được nguồn vốn bổ sung thông qua vay hoặc thu hút đầu tư nước ngoài mới, quốc gia đó thường hạn chế chuyển ngoại tệ ra nước ngoài, hạn chế được gọi là quỹ bị chặn. Chiến lược đầu tư khi dự đoán quỹ bị chặn Cung cấp các lựa chọn thay thế để di chuyển các nguồn quỹ Chuyển giá hàng hóa dịch vụ giữa các công ty con Thanh toán sớm hoặc thanh toán chậm tiền hàng xuất nhập khẩu giữa các công ty con Thực hiện các khoản vay trước (fronting loans) Lấy phép đặc biệt Rủi quốc gia đặc thù: Rủi ro văn hóa và thể chế Khi đầu tư vào một số thị trường mới nổi, các doanh nghiệp quốc tế phải đối mặt với những rủi ro nghiêm trọng vì sự khác biệt văn hóa và thể chế bao gồm: Sự khác biệt về cấu trúc sở hữu Sự khác biệt về các chỉ tiêu nguồn nhân lực Sự khác biệt về tôn giáo Gia đình trị và tham nhũng ở nước sở tại Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ Chủ nghĩa bảo hộ Trách nhiệm pháp lý 10
- 20/08/2020 Rủi ro toàn cầu đặc thù Rủi ro toàn cầu đặc thù là loại rủi ro hàng đầu mà các doanh nghiệp quốc tế phải đối mặt trong những năm gần đây. Nguy cơ dễ thấy nhất gần đây là khung bố như vụ 11.9, IS… Ngoài chủ nghĩa khủng bố, rủi ro toàn cầu cụ thể khác bao gồm các phong trào chống toàn cầu hóa, vấn đề môi trường, nghèo đói tại các thị trường mới nổi và tấn công vào các hệ thống thông tin máy tính… Chiến lược quản lý rủi ro toàn cầu đặc thù UNBUNDLING FUNDS 11
- 20/08/2020 RỦI RO QUỐC GIA MNE’s thường đối mặt với rủi ro quốc gia Những tác động của quốc gia sở tại làm giảm giá trị của MNE’s trên phạm vi toàn cầu Bao gồm: Hành vi của chính quyền địa phương Hành vi của các tổ chức chính trị địa phương Hành vi cạnh tranh của các doanh nghiệp địa phương Hành vi của bọn khủng bố / tội phạm MỘT SỐ RỦI RO QUỐC GIA CHỦ YẾU Trưng thu, tịch thu, hoặc quốc hữu hóa tài sản của một công ty con địa phương / chi nhánh Thay đổi các hạn chế về chuyển đổi của đồng tiền Thiệt hại tài sản/ con người do các hoạt động chống chính phủ Bắt cóc /sát hại nhân viên của công ty Chiến tranh, biểu tình, khủng bố MỘT SỐ RỦI RO QUỐC GIA KHÁC Thay đổi qui định về nhân công nội địa Thay đổi qui định về việc đầu tư vào các dự án đầu tư và đầu tư cho cộng đồng Phân biệt đối xử ( thuế, lợi ích cộng đồng....) Yêu cầu tiền công cao hơn Expectation of bribery/political payoffs .... 12
- 20/08/2020 NHẬN BIẾT RỦI RO QUỐC GIA Xem xét lịch sử quốc gia, sự chuyển giao quyền lực Xem xét sự ổn định chính trị của quốc gia đầu tư và quốc gia nhận đầu tư Chủ thể nào có tác động đến quyền lực chính trị? Luật pháp dành cho người nước ngoài và người dân của nước sở tại Tôn giáo / các vấn đề văn hóa doanh nghiệp quốc tế.... QUẢN TRỊ RỦI RO QUỐC GIA Chia sẻ quyền sở hữu làm giảm cả khả năng và mức độ nghiêm trọng tiềm năng của sự mất mát. Thiết lập liên doanh : Để thiết lập hỗ trợ địa phương cho công ty Cung cấp thông tin tốt hơn về điều kiện của đất nước chính trị / kinh tế. Giới hạn số vốn đầu tư vào các công ty con địa phương / chi nhánh. QUẢN TRỊ RỦI RO QUỐC GIA Chiến lược mở rộng: Tìm hiểu trong cơ cấu xã hội / kinh tế của nước sở tại. Vay vốn tại địa phương để giảm bớt đầu tư từ công ty mẹ. Đào tạo quản lý để làm quen với văn hóa địa phương, hải quan, và phong cách quản lý. 13
- 20/08/2020 QUẢN TRỊ RỦI RO QUỐC GIA Chiến lược phòng thủ: Giữ khoản đầu tư cố định và tài sản đến mức tối thiểu bằng cách cho thuê bất cứ khi nào có thể, và bằng cách giữ lại các hoạt động R&D trong nước. Duy trì khả năng hoạt động di chuyển nhanh chóng và dễ dàng đến một nước khác. Giảm thiểu sự phụ thuộc vào dịch vụ và các tiện ích địa phương. ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI: DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ GIÁ TRỊ KỲ VỌNG 14

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Quản trị kinh doanh quốc tế (International business international business managementmanagement) - Chương 2: Lý thuyết về thương mại quốc tế và đầu tư quốc tế
33 p |
174 |
24
-
Tiến trình đầu tư quốc tế trên thương trường
59 p |
90 |
20
-
Bài giảng môn học Đầu tư quốc tế: Chương 2 - Trần Thanh Phương
31 p |
103 |
10
-
Bài giảng môn học Đầu tư quốc tế: Chương 4 - Trần Thanh Phương
36 p |
72 |
9
-
Bài giảng môn học Đầu tư quốc tế: Chương 3 - Trần Thanh Phương
92 p |
64 |
8
-
Bài giảng Thương mại và đầu tư quốc tế - Chương 3: Bán phá giá, trợ cấp, tự vệ và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại quốc tế
30 p |
34 |
7
-
Bài giảng môn học Đầu tư quốc tế: Chương 8 - Trần Thanh Phương
25 p |
63 |
7
-
Bài giảng môn học Đầu tư quốc tế: Chương 6 - Trần Thanh Phương
68 p |
79 |
7
-
Bài giảng môn học Đầu tư quốc tế: Chương 5 - Trần Thanh Phương
14 p |
60 |
7
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Đinh Thị Lệ Trinh
22 p |
140 |
7
-
Bài giảng Thương mại và đầu tư quốc tế - Chương 5: Đầu tư quốc tế
36 p |
27 |
3
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 2: Bản chất, đặc điểm và các hình thức của Đầu tư quốc tế
43 p |
13 |
2
-
Bài giảng Thương mại và đầu tư quốc tế - Chương 1: Tổng quan về thương mại và đầu tư quốc tế
18 p |
60 |
2
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 3: Các lý thuyết đầu tư quốc tế
28 p |
37 |
1
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 4: Môi trường đầu tư quốc tế
20 p |
18 |
1
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 5: Chính sách và biện pháp thu hút đầu tư nước ngoài
32 p |
9 |
1
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 6: Động thái tiến triển của đầu tư quốc tế
52 p |
16 |
1
-
Bài giảng Đầu tư quốc tế - Chương 7: Tác động của đầu tư quốc tế đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của nước chủ nhà
40 p |
21 |
1


Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn
