intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Địa chính - Chuyên đề 5: Quản lý và bảo vệ môi trường đô thị

Chia sẻ: Năm Tháng Tĩnh Lặng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

153
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Chuyên đề 5 trình bày bày về công tác quản lý và bảo vệ môi trường đô thị. Trong chương này gồm có các nội dung cơ bản như: Khái quát chung về quản lý và bảo vệ môi trường đô thị, công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại phường, thị trấn;...Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt chi tiết bài học.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Địa chính - Chuyên đề 5: Quản lý và bảo vệ môi trường đô thị

  1. Chuyên đề 5: QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐÔ THỊ 1. Khái quát chung về quản lý và bảo vệ môi trường đô thị 1.1. Đô thị và bảo vệ môi trường 1.1.1. Đô thị Theo Luật Quy hoạch đô thị số 30/2009/QH12 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 17 tháng 6 năm 2009. Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn. Đô thị mới là đô thị dự kiến hình thành trong tương lai theo định hướng quy hoạch tổng thể hệ thống đô thị quốc gia, được đầu tư xây dựng từng bước đạt các tiêu chí của đô thị theo quy định của pháp luật. Khu đô thị mới là một khu vực trong đô thị, được đầu tư xây dựng mới đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và nhà ở. Quy hoạch đô thị là việc tổ chức không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, công trình hạ tầng xã hội và nhà ở để tạo lập môi trường sống thích hợp cho người dân sống trong đô thị, được thể hiện thông qua đồ án quy hoạch đô thị. 1.1.2. Các vấn đề môi trường đô thị Hệ thống đô thị Việt Nam thực sự là hạt nhân của quá trình phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, quá trình này cũng đã có tác động không nhỏ tới môi trường. Tài nguyên đất đô thị đang bị khai thác triệt để để xây dựng các công trình, làm giảm diện tích cây xanh và mặt nước, gây ra úng ngập. Nhu cầu nước phục vụ sinh hoạt, dịch vụ, sản xuất ở đô thị ngày càng tăng làm suy giảm nguồn tài nguyên nước. Các vấn đề về cơ sở hạ tầng kỹ thuật đô thị, như hệ thống thoát nước, thu gom và xử lý rác, xử lý nước thải, giảm ô nhiễm không khí và tiếng ồn… chưa được chú ý đúng mức. Một số vấn đề môi trường bức xúc trong quá trình đô thị hóa ở nước ta gồm: * Gia tăng dân số đô thị và sự di dân từ nông thôn vào đô thị Theo thống kê mới nhất của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dân số nước ta hiện đứng thứ 13 trên thế giới, xấp xỉ 87 triệu người. Dân số Việt Nam tiếp tục tăng, với mức tăng hơn 1 triệu người/năm, tương đương với dân số của một tỉnh trung bình. Dân số đô thị hiện là 27 triệu và đang tiếp tục tăng theo mức tăng dân số cả nước. 5 tỉnh/thành phố có số dân đông nhất là thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Thanh Hóa, Nghệ An và Đồng Nai. Bắc Kạn là tỉnh có dân số thấp nhất cả nước. 187
  2. Tỷ lệ tăng dân số ở khu vực thành thị vẫn ở mức cao. Dân số ở thành thị hiện chiếm 29,6% tổng dân số cả nước, tăng bình quân 3,4%/năm; trong khi tỷ lệ tăng dân số ở khu vực nông thôn chỉ là 0,4%/năm. Theo dự báo của Bộ Xây dựng, đến năm 2015, dân số đô thị cả nước khoảng 35 triệu người, chiếm 38% dân số và năm 2025 khoảng 52 triệu người, chiếm 50% tổng dân số cả nước. Sự quá tải dân số đô thị đang gây ra những hệ lụy không mong muốn trong tất cả các lĩnh vực của cuộc sống: Ùn tắc giao thông, ô nhiễm không khí, tiếng ồn, vi phạm trật tự xã hội, bệnh viện, trường học quá tải... biểu hiện rõ nhất là tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Với hơn 7 triệu dân, gần 4 triệu xe máy, hơn nửa triệu ô tô tại thành phố Hồ Chí Minh; Hà Nội cũng gần 7 triệu dân, hơn 3 triệu xe máy và gần nửa triệu xe hơi mà diện tích đất đô thị dành cho giao thông chỉ vỏn vẹn 6%, trong khi yêu cầu cần tới 20 - 25%. Đồng nghĩa, hai thành phố đông dân nhất cả nước đều rơi vào tình trạng quá tải (Bộ Giao thông vận tải - 2012). Rất nhiều biện pháp hạn chế nhập cư vào các đô thị lớn đã được đưa ra, trong đó đa phần là biện pháp hành chính. Tuy nhiên, các biện pháp hành chính khắt khe nhằm hạn chế di dân tự do vào các thành phố lớn không những không có hiệu quả mà còn phát sinh các hệ lụy khác như vấn đề giáo dục, an sinh xã hội, mất trật tự an toàn xã hội, tội phạm, ô nhiễm môi trường... * Vấn đề nhà ở đô thị Trong những năm gần đây, nhà nước đã rất quan tâm đến vấn đề nhà ở, đầu tư nhiều tỷ đồng cho xây dựng nhà ở mới tại các đô thị và khu công nghiệp. Tuy nhiên, tình hình nhà ở đô thị vẫn khó khăn đối với người dân có thu nhập thấp. Nếu không có những giải pháp hiệu quả thì sự tác động của nhà ở sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển kinh tế - xã hội nói chung và sự phát triển đô thị nói riêng. Một tồn tại khác trong vấn đề nhà ở đô thị là sự tồn tại của các khu nhà ở không chính thức và một biến thái của nó là các “xóm liều”, “xóm bụi”. Điều này dẫn đến môi trường trong các khu dân cư này bị ô nhiễm nghiêm trọng và có thể coi đây là các khu nhà “ổ chuột” đô thị. Hầu hết ở các đô thị hiện nay đều xảy ra tình trạng thiếu nhà ở. Đặc biệt là dân nghèo đô thị và những người mới nhập cư vào thành phố. Thống kê của UNFPA cho thấy, hiện 25% cư dân thành thị Việt Nam không đủ tiền để mua nhà ở, 20% nhà ở thành thị bị xếp vào loại không đạt tiêu chuẩn, TP Hồ Chí Minh còn có 300 ngàn người đang sống trong các nhà ổ chuột, 30% dân số Hà Nội phải sống trong môi trường chật chội với diện tích ở không quá 3m2/người. (nguồn: Báo cáo tại hội thảo "Các vấn đề ven đô và đô thị hóa", PGS-TS. Lưu Đức Hải, Viện trưởng Viện Quy hoạch đô thị nông thôn - 2011). * Cây xanh đô thị Cây xanh đang là vấn đề phải được quan tâm đúng mức trong quy hoạch đô thị. Chỉ tiêu đất để trồng cây xanh trong các đô thị quá thấp, trung bình mới đạt 0,5m2/người. Một số di sản văn hóa, lịch sử và một số di tích, vùng cây xanh bảo vệ môi trường đang bị vi phạm, tàn phá nặng nề. Hệ thống không gian xanh 188
  3. hầu như chưa được chú ý và các cơ quan quản lý chưa hoạch định chính sách đối với vấn đề này. Công viên để vui chơi, giải trí còn rất ít. Diện tích các công viên chức năng cũng rất hạn hẹp, bị chiếm dụng cho những mục đích khác. * Vấn đề nước sạch Đối với các khu vực thành thị - nơi tập trung dân cư đông đúc và diễn ra nhiều hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ… thì nhu cầu sử dụng nước nói chung, nước sạch nói riêng càng gia tăng gấp nhiều lần so với các khu vực khác. Trong khi nguồn nước sạch cung cấp chỉ có giới hạn dẫn đến tình trạng khan hiếm nước sạch ở các khu vực đô thị càng trở nên nghiêm trọng. Sự tập trung dân cư với số lượng và mật độ cao, cùng với các hoạt động sản xuất và dịch vụ diễn ra mạnh mẽ cũng đồng nghĩa với việc nguồn chất thải đổ vào môi trường tại các đô thị ngày càng lớn. Nguồn chất thải này đã làm ô nhiễm môi trường, nhất là môi trường nước và gây hậu quả cho chính con người. Không chỉ nguồn nước sạch ngày càng khan hiếm, tỷ lệ người được sử dụng nước sạch còn thấp, mà dân cư đô thị còn đứng trước nguy cơ bị lây truyền nhiều bệnh hiểm nghèo do nguồn nước bị ô nhiễm. Theo Tổ chức Y tế thế giới (2013), 80% các bệnh tật của con người có liên quan đến nước và vệ sinh môi trường, 50% số bệnh nhân trên thế giới phải nhập viện và 25.000 người chết hàng ngày do các bệnh này. Tại một số nước Châu Á, có tới 60% bệnh nhiễm trùng và 40% dẫn tới tử vong là do dùng nước sinh hoạt không hợp vệ sinh. Ở Việt Nam, ô nhiễm nguồn nước là nguyên nhân gây nhiều bệnh như tiêu chảy (do vi rút, vi khuẩn, vi sinh vật đơn bào), lỵ trực trùng, tả, thương hàn, viêm gan A, giun sán,… nhiều trường hợp dẫn đến tử vong. Có đến 88% trường hợp bệnh tiêu chảy là do thiếu nước sạch. Tại các lưu vực sông, suối, ao, hồ, bên cạnh nguồn nước thải do dân cư sinh hoạt đổ ra hàng ngày, thì nước thải từ các cơ sở sản xuất, các khu công nghiệp… thải ra đã vượt quá giới hạn cho phép mà các sông, hồ có thể chứa đựng được. Hơn nữa, chất thải chưa qua xử lý hoặc công nghệ xử lý kém đã làm tăng nguy cơ cao cho sự ô nhiễm nguồn nước. Các lưu vực sông lớn như sông Nhuệ - Đáy, hệ thống sông Sài Gòn - Đồng Nai và sông Cầu cho thấy hiện nay có khoảng 300 nguồn thải hàng ngày đổ ra 3 lưu vực sông nói trên với tổng lượng nước thải ước tính khoảng 712.532,48 m3/ngày. Theo kết quả kiểm tra của Bộ Y tế (2013), lấy mẫu nước sinh hoạt tại Hà Nội, TPHCM và một số địa phương ở Đồng bằng sông Cửu Long. Kết quả đã phát hiện 20 - 25% số nhà máy nước không đạt yêu cầu vệ sinh. 20% không đạt chỉ tiêu lý hóa, 10 - 15% không đạt yêu cầu tiêu chuẩn vi sinh. Hàm lượng clo dư không đảm bảo... Trong khi đó, đã có 2 ổ dịch tiêu chảy cấp do E.Coli vừa xuất hiện tại TPHCM và nguy cơ này đe dọa có thể bùng phát bất cứ lúc nào tại các đô thị lớn... 189
  4. Vấn đề nước sạch và ô nhiễm nguồn nước đang thực sự trở nên nghiêm trọng và đáng lo ngại, bởi hàng ngày chúng ta vẫn nhận được các thông tin từ báo chí và các phương tiện thông tin đại chúng về sự hình thành ngày càng nhiều các “dòng sông đen”, “dòng sông chết”, các “làng ung thư”, về các dòng sông biến thành các “cống nước thải khổng lồ” giữa lòng thành phố, một bộ phận dân cư “sống giữa thành phố uống nước gần nghĩa địa” v.v... * Các vấn đề về chất thải rắn sinh hoạt Một trong những vấn đề môi trường bức xúc nhất đang nổi lên ở khu vực đô thị nước ta hiện nay là chất thải rắn sinh hoạt. Vấn đề thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt là vấn đề môi trường đang nổi lên, gây bức xúc cho các cộng đồng dân cả cư khu vực nông thôn và là vấn đề gay gắt và nan giải đối với các cộng đồng dân cư khu vực đô thị. Do đặc điểm khu vực đô thị là nơi tập trung dân cư đông đúc, hoạt động sản xuất công nghiệp và dịch vụ diễn ra mạnh mẽ với cường độ ngày càng tăng, đồng nghĩa với việc nguồn rác thải sẽ lớn hơn, xử lý phức tạp hơn rất nhiều. Việc thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở các đô thị lớn của Việt Nam hiện nay chủ yếu do các công ty TNHH một thành viên hoặc do các công ty cổ phần môi trường đảm nhiệm. Tỷ lệ thu gom trung bình ở các đô thị từ 72% năm 2004 tăng lên khoảng 80 - 82% năm 2008 và đạt khoảng 83 - 85% cho năm 2010. Mặc dù tỷ lệ thu gom có tăng nhưng vẫn còn khoảng 15 ÷ 17% chất thải rắn đô thị bị thải ra môi trường vứt vào bãi đất, hố đất, ao hồ, hoặc đốt lộ thiên gây ô nhiễm môi trường. Ở các đô thị nhỏ (thị trấn, thị tứ) dịch vụ thu gom và vận chuyển chất thải rắn phát sinh trên địa bàn do các tổ, đội, hợp tác xã hoặc công ty tư nhân về vệ sinh môi trường thực hiện. Năng lực thu gom chất thải rắn ở các đô thị nhỏ và vừa chỉ vào khoảng 20-30%. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn đô thị còn thấp là bởi một phần năng lực hoạt động của các tổ chức thực hiện dịch vụ môi trường còn yếu và thiếu, phương tiện thu gom và vận chuyển còn thô sơ, nguồn tài chính huy động được để thực hiện dịch vụ này còn rất hạn chế, đặc biệt là sự quan tâm của cộng đồng chưa nhiều. Nhìn chung, việc xử lý chất thải ở hầu hết các đô thị, nhất là các đô thị vừa và nhỏ chưa đảm bảo yêu cầu, tạo nên sức ép và thách thức ngày càng lớn đối với công tác bảo vệ môi trường. Thực trạng gần như toàn bộ chất thải thu gom được đều mang đi chôn lấp không chỉ làm tăng gánh nặng cho việc tìm kiếm đất làm bãi chôn lấp, làm tăng các nguy cơ, hiểm họa đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng dân cư xung quanh mà còn làm lãng phí một nguồn tài nguyên có thể thu hồi cho tái chế và sản xuất. Trước thực trạng đó, nhu cầu về xã hội hóa bảo vệ môi trường đặt ra ngày càng cấp thiết; dịch vụ thu gom, xử lý chất thải rắn đã xuất hiện và ngày càng có nhiều đóng góp thiết thực cho công tác quản lý chất thải rắn đô thị. Mô hình cung cấp dịch vụ thu gom, xử lý chất thải rắn đô thị cũng ngày càng đa dạng. 1.1.3. Các tiêu chí đánh giá môi trường đô thị 190
  5. Trong quá trình đô thị hóa, hiện đại hóa hiện nay, việc bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn dân. Để bảo vệ môi trường cần đặt ra các quy định, tiêu chí nhằm đạt được mục đích hướng đến chất lượng môi trường tốt hơn, trong sạch hơn. Theo tác giả Đỗ Nam Thắng (Tổng cục Môi trường) các đô thị ở Việt Nam hiện nay cần hướng đến các tiêu chí về: nước, chất lượng không khí xung quanh, chất thải rắn,… * Đối với tiêu chí về nước Các chỉ tiêu trong nhóm tiêu chí về nước bao gồm: - Tỷ lệ dân số được tiếp cận với nước sạch. - Tỷ lệ thất thoát nước. - Lượng nước cấp trên đầu người so với tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Xây dựng. - Tỷ lệ lượng nước thải sinh hoạt được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia. - Chính sách về bảo tồn, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên nước. - Chính sách về cải thiện chất lượng môi trường nước. * Đối với tiêu chí về không khí Các chỉ tiêu trong nhóm tiêu chí về không khí bao gồm: - Tần suất quan trắc ô nhiễm không khí mỗi năm. - Số lượng các chất ô nhiễm được quan trắc. - Nồng độ chất ô nhiễm PM10 trung bình đạt tiêu chuẩn. - Chính sách về quản lý chất lượng môi trường không khí. * Đối với tiêu chí về chất thải rắn Các chỉ tiêu trong nhóm tiêu chí về chất thải rắn gồm: - Tỷ lệ % chất thải rắn sinh hoạt được thu gom, xử lý. - Tỷ lệ % chất thải rắn y tế nguy hại được thu gom, xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường. - Tỷ lệ % chất thải rắn được tái chế, tái sử dụng. - Chính sách về thu gom, xử lý rác thải. * Đối với tiêu chí về không gian xanh Các chỉ tiêu trong nhóm tiêu chí về không gian xanh gồm: - Chỉ tiêu diện tích đất cây xanh công cộng bình quân đầu người. - Tỷ lệ % đất cây xanh đô thị trên tổng diện tích đất đô thị. - Chính sách về phát triển không gian xanh. * Đối với tiêu chí về sử dụng năng lượng hiệu quả, năng lượng mới và tái tạo 191
  6. Các chỉ tiêu trong nhóm tiêu chí về sử dụng năng lượng hiệu quả, năng lượng mới và tái tạo gồm: - Tỷ lệ tiết kiệm điện năng trong cơ cấu sử dụng năng lượng ở thành phố. - Tỷ lệ năng lượng mới và tái tạo trong tổng cơ cấu năng lượng. - Chính sách sử dụng năng lượng hiệu quả, năng lượng mới và tái tạo. * Đối với tiêu chí về giao thông vận tải Các chỉ tiêu trong nhóm tiêu chí về giao thông vận tải gồm: - Tỷ lệ % số lượng hành khách được vận chuyển bằng phương tiện giao thông công cộng. - Tỷ lệ % qũy đất cho giao thông đô thị trên tổng diện tích đất xây dựng đô thị. - Chính sách về giao thông công cộng. - Chính sách về giảm tắc nghẽn giao thông. 1.2. Quản lý và bảo vệ các thành phần môi trường. 1.2.1. Môi trường nước * Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trường nước ở đô thị Có nhiều nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường nước, tùy thuộc đặc tính của từng khu vực, thành phần môi trường. Các nguồn gây ô nhiễm bao gồm: - Nước thải sinh hoạt chưa xử lý hoặc xử lý chưa triệt để thải vào môi trường nước. - Nước thải công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề… - Nước thải từ hoạt động sản xuất nông nghiệp, phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật… - Chất thải rắn không được thu gom, phát tán và gây ô nhiễm nguồn nước - Nước mưa chảy tràn kéo theo các chất ô nhiễm hòa tan, các chất rắn… * Tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước Có rất nhiều tác nhân gây ô nhiễm môi trường nước, tuy nhiên để tiện lợi cho việc quan trắc và khống chế ô nhiễm nguồn nước, ta có thể phân chúng thành các nhóm cơ bản: - Các chất hữu cơ dễ bị phân hủy sinh học hoặc các chất tiêu thụ oxy: thuộc loại này có cacbohydrat, protein, chất béo,... Đây là các chất gây ô nhiễm phổ biến nhất. - Các chất hữu cơ bền vững: polychlorophenol (PCP), polychlorobiphenyl (PCB), các hydrocacbon đa vòng,... Các chất này thường có trong nước thải công nghiệp và các nguồn nước chảy tràn qua vùng nông nghiệp, lâm nghiệp có sử dụng một lượng lớn thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật. Đây là các chất có độc tính cao đối với con người và sinh vật. 192
  7. - Các kim loại nặng: hầu hết các kim loại nặng đều có độc tính cao đối với con người và các loài động vật. Các kim loại nặng thường có trong nước thải công nghiệp là chì (Pb), thủy ngân (Hg), crôm (Cr), cadmi (Cd), asen (As), mangan (Mn). - Các chất vô cơ: nhiều ion vô cơ có nồng độ rất cao trong nước tự nhiên, đặc biệt là nước biển. - Dầu mỡ: là chất lỏng khó tan trong nước, gây tác động đến hầu hết các loài thủy sinh do ngăn cản quá trình hô hấp, quang hợp và cung cấp chất dinh dưỡng. - Các chất phóng xạ: có khả năng gây tác hại nghiêm trọng đến con người và sinh vật. - Các sinh vật gây bệnh: bao gồm vi rút, vi khuẩn, giun sán. Nguồn nước ô nhiễm do phân có thể có nhiều loại vi khuẩn, động vật đơn bào, và trứng giun sán gây bệnh. - Các chất có mùi: chất thải hữu cơ từ khu dân cư, xí nghiệp chế biến thực phẩm; nước thải công nghiệp, hóa chất; sản phẩm từ sự phân hủy động, thực vật. - Các chất rắn: gồm các hạt chất rắn vô cơ hoặc hữu cơ tồn tại trong môi trường nước như khoáng sét, bụi than, mùn ... - Các khí hòa tan: gồm các khí như oxi, CO2... * Quản lý và bảo vệ môi trường nước - Quy hoạch và bảo vệ nguồn nước, đảm bảo về diện tích mặt nước tại các đô thị, chống xâm lấn, xây dựng các công trình - Sử dụng tiết kiệm và hợp lý nguồn nước cấp tại các đô thị - Nghiêm cấm các hành vi gây ô nhiễm, xâm hại nguồn nước đô thị - Xử lý nước thải công nghiệp, sinh hoạt... trước khi thải vào nguồn nước tiếp nhận - Xử lý nghiêm và triệt để các cơ sở sản xuất, kinh doanh xả thải gây ô nhiễm nguồn nước. - Khai thác nước ngầm hợp lý, tránh ô nhiễm phát sinh vào nguồn nước ngầm... - Xây dựng hệ thống xử lý nước thải tại các đô thị, khu dân cư tập trung 1.2.2. Môi trường không khí * Nguồn gây ô nhiễm không khí ở đô thị Các hoạt động công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp: phần lớn các cơ sở sản xuất công nghiệp của nước ta là cũ và lạc hậu. Các nhà máy thường dùng than, dầu DO để làm nhiên liệu nên thải ra nhiều chất ô nhiễm. Các khí thải độc hại thường chưa được xử lý triệt để nên gây ô nhiễm môi trường không khí chung 193
  8. quanh. Các cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp, làng nghề cũng là các nguồn gây ô nhiễm không khí cục bộ. Hoạt động giao thông vận tải: thời gian qua, số lượng các phương tiện giao thông vận tải tăng nhanh. Khí thải từ giao thông vận tải là nguồn chủ yếu gây ô nhiễm môi trường không khí ở đô thị, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng,... Xây dựng đô thị, hạ tầng kỹ thuật: các hoạt động xây dựng đô thị như nhà cửa, đường, cầu cống gây ô nhiễm bụi trầm trọng đối với môi trường không khí xung quanh. Ngoài ra việc xây dựng các hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, cầu cảng, sân bay cũng góp phần gây ô nhiễm môi trường không khí. Sinh hoạt của người dân: hoạt động của các hộ gia đình trong việc sử dụng than, củi để đun nấu cũng góp phần làm ô nhiễm môi trường không khí. Ngoài các nguyên nhân nêu trên, ô nhiễm môi trường không khí ở nước ta còn do các nguyên nhân khác như cháy rừng, các nguồn ô nhiễm từ các quốc gia khác,... * Quản lý và bảo vệ môi trường không khí Các biện pháp quản lý và bảo vệ môi trường không khí tại các đô thị bao gồm: - Quản lý các nguồn thải tĩnh từ khu công nghiệp - Tuyên truyền, giáo dục người dân về các tác hại của ô nhiễm môi trường không khí để từ đó giảm lượng khí thải do quá trình đốt rác tự phát từ các hộ gia đình. - Kiểm soát các lò đốt rác thải, khí thải của các lò đốt rác cần được xử lý trước khi thải ra môi trường xung quanh. - Đối với phương tiện giao thông: ưu tiên phát triển giao thông công cộng, hạn chế ô tô con cá nhân; quy định các khu vực hạn chế và cấm các ô tô hoạt động; quản lý chất lượng nhiện liệu dùng cho phương tiện giao thông - Xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường 1.2.3. Môi trường đất * Nguyên nhân ô nhiễm môi trường đất - Sử dụng phân bón hóa học: lượng phân bón trong nông nghiệp ngày càng tăng cả về chủng loại và số lượng. Phân bón hoá học dùng trong nông nghiệp ở Việt Nam gây sức ép tới môi trường nông nghiệp và nông thôn với ba lý do: sử dụng không đúng kỹ thuật; bón phân không cân đối và chất lượng không bảo đảm. Phân bón khi bón vào đất, cây không sử dụng được hoàn toàn, đối với phân đạm, hệ số sử dụng của cây trồng cạn khoảng 60%, của lúa nước 20- 30%. Hệ số sử dụng phân bón hóa học phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thời tiết, khí hậu, loại cây trồng, thời vụ bón, ... Phần phân hóa học không được cây trồng sử dụng sẽ 194
  9. chuyển thành chất ô nhiễm. Sử dụng phân bón hóa học làm tăng hàm lượng các hợp chất N, P, K trong nước ngầm và nước mặt, tạo ra khả năng phú dưỡng nước mặt ở các thủy vực nước. Bên cạnh các hợp chất chính là N, P, K; phân bón hóa học còn là nguồn mang vào môi trường đất kim loại nặng và các hóa chất độc hại khác. - Ô nhiễm do thuốc bảo vệ thực vật: thuốc bảo vệ thực vật bao gồm thuốc trừ sâu, thuốc trừ nấm, thuốc trừ cỏ, thuốc diệt chuột,.... Các loại thuốc bảo vệ thực vật về mặt thành phần gồm ba nhóm chính sau: Nhóm clo hữu cơ gồm các hợp chất rất bền vững trong môi trường tự nhiên như: aldrin, heptachlor, endrin. Chúng được tích lũy trong đất, nước và các sản phẩm của nông nghiệp. Nhóm lân hữu cơ bao gồm hai hợp chất Parathion và Malathion. Nhóm thuốc này có thời gian phân hủy mạnh hơn clo hữu cơ, nhưng có độ độc cao hơn đối với người và động vật. Nhóm cacbamat gồm các hóa chất ít bền vững hơn trong môi trường tự nhiên, nhưng cũng có độ độc cao đối với con người và động vật. Đại diện nhóm thuốc này là metyl izoxianat, furadan, mipein, sevin. - Ô nhiễm do các hoạt động công nghiệp, chất thải các khu vực đô thị Hoạt động công nghiệp hiện nay là nguồn gây ô nhiễm môi trường đất quan trọng. Các chất thải công nghiệp chứa nhiều tác nhận ô nhiễm như: kim loại nặng, các loại dầu mỡ, hóa chất độc hại, tác nhân phóng xạ. Chất thải sinh hoạt của các khu vực đô thị thường được thu gom và chôn lấp. Các bãi chôn lấp thường dẫn đến sự ô nhiễm nước dưới đất, các loại đất nông nghiệp. * Các tác nhân gây ô nhiễm - Ô nhiễm do tác nhân sinh học: sử dụng phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý chứa các mầm bệnh ký sinh trùng, vi khuẩn,...gây ra các bệnh truyền nhiễm từ đất cho cây trồng, sau đó sang người và động vật. - Ô nhiễm do tác nhân hóa học: do chất thải từ các nguồn thải công nghiệp; dư lượng thuốc bảo vệ thực vật: phân bón, thuốc trừ sâu, diệt cỏ,... - Ô nhiễm do tác nhân vật lý: chủ yếu là ô nhiễm nhiệt và phóng xạ. * Quản lý và bảo vệ môi trường đất Để phòng chống ô nhiễm đất trước hết cần phải đề ra các tiêu chuẩn chất lượng môi trường đất, hạn chế tối đa việc sử dụng phân hóa học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ. Sử dụng đất phải bảo vệ được đời sống vi sinh vật, thực vật và động vật sống trong đất. Các bãi chôn lập chất thải rắn ở các đô thị và khu công nghiệp cần phải được xem xét, lựa chọn, thiết kế và vận hành đúng theo tiêu chuẩn, ngăn ngừa được sự rò rỉ chất thải, kiểm soát được các vấn đề gây ô nhiễm môi trường. 1.2.4. Chất thải rắn 195
  10. * Nguồn gốc phát sinh Các nguồn chủ yếu phát sinh ra chất thải rắn đô thị bao gồm: - Từ các khu dân cư (chất thải sinh hoạt); - Từ các trung tâm thương mại; - Từ các công sở, trường học, công trình công cộng; - Từ các dịch vụ đô thị, sân bay; - Từ các hoạt động công nghiệp; - Từ các hoạt động xây dựng đô thị; - Từ các trạm xử lý nước thải và từ các đường ống thoát nước của thành phố. Bảng 1: Nguồn phát sinh chất thải rắn đô thị Nguồn phát Nơi phát sinh Các dạng chất thải rắn sinh Thực phẩm dư thừa, bao bì hàng hoá (bắng giấy, gỗ, vài, da, cao su, PE, PP, thiếc, nhôm, thuỷ tinh…), tro, đồ Hộ gia đình, biệt thự, dùng điện tử, vật dụng hư hỏng (đồ Khu dân cư chung cư gia dụng, bóng đèn, đồ nhựa, thuỷ tinh…), chất thải độc hại như chất tẩy rửa (bột giặt, chất tẩy trắng…), thuốc diệt côn trùng,… Nhà kho, nhà hàng, chợ, Khu khách sạn, nhà trọ, các Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thuỷ thương mại trạm sữa chữa, bảo hành tinh, kim loại, chất thải nguy hại. và dịch vụ. Trường học, bệnh viện, Cơ quan, Giấy, nhựa, thực phẩm thừa, thuỷ văn phòng cơ quan chính công sở tinh, kim loại, chất thải nguy hại. phủ. Khu nhà xây dựng mới, Công trình sửa chữa nâng cấp mở Xà bần, sắt thép vụn, vôi vữa, gạch xây dựng rộng đường phố, cao ốc, vỡ, bê tông, gỗ, ống dẫn… san nền xây dựng. Hoạt động dọn rác vệ Dịch vụ Rác, cành cây cắt tỉa, chất thải chung sinh đường phố, công công cộng tại các khu vui chơi, giải trí, bùn viên, khu vui chơi, giải đô thị cống rãnh… trí, bùn cống rãnh… Công nghiệp xây dựng, chất thải do quá trình chế biến công Khu công chế tạo, công nghiệp nghiệp, phế liệu, và các rác thải sinh nghiệp nặng, nhẹ, lọc dầu, hoá hoạt. 196
  11. Nguồn phát Nơi phát sinh Các dạng chất thải rắn sinh chất, nhiệt điện. Thực phẩm bị thối rửa, chất thải nông nghiệp như lá cây, cành cây, xác gia súc, thức ăn gia súc thừa hay Đồng cỏ, đồng ruộng, Nông hư hỏng, rơm rạ, chất thải từ lò giết vườn cây ăn quả, nông nghiệp mổ, sản phẩm sữa…, chất thải đặc trại biệt như thuốc sát trùng, phân bón, thuốc trừ sâu được thải ra cùng với bao bì đựng hoá chất đó. Nguồn: Integrated Solid Waste Management Cơ cấu thành phần rác đô thị ở các nước khác nhau. Ở các nước phát triển, thành phần giấy và plastic chiếm tỷ lệ cao nhất, sau đó là rác thực phẩm. * Quản lý chất thải rắn tại đô thị - Thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn thông thường + Tiến hành phân loại, thu gom ngay tại các hộ gia đình + Việc thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn thông thường từ các hộ gia đình do các công ty dịch vụ thực hiện + Trên các trục phố chính, các khu thương mại, các công viên, quảng trường, các điểm tập trung dân cư, các đầu mối giao thông và các khu vực công cộng khác phải bố trí các phương tiện lưu giữ chất thải rắn. - Thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn nguy hại + Việc thu gom, lưu giữ vận chuyển chất thải rắn nguy hại được thực hiện bởi các tổ chức có năng lực phù hợp và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép hành nghề quản lý chất thải nguy hại. + Chủ nguồn thải chất thải rắn nguy hại có thể tự tổ chức thu gom, lưu giữ, vận chuyển đến nơi xử lý nếu có đủ năng lực và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép. Nếu không có đủ năng lực, chủ nguồn thải chất thải rắn nguy hại phải ký hợp đồng với tổ chức được cấp phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về hoạt động thu gom, lưu giữ, vận chuyển chất thải rắn nguy hại. Để xử lý chất thải rắn của đô thị, thông thường người ta thực hiện theo trình tự như sau: + Thu gom, lưu trữ các chất thải đúng quy trình; + Phân loại, tái chế, tái sử dụng chất thải rắn; + Các chất thải nguy hại phải có biện pháp kỹ thuật xử lý phù hợp, đúng theo quy định hướng dẫn. 197
  12. + Sau cùng, những chất thải còn lại được mang đi chôn lấp tại các bãi chôn lấp hợp vệ sinh. 2. Công tác quản lý và bảo vệ môi trường tại phường, thị trấn 2.1. Truyền thông môi trường 2.1.1. Phương pháp truyền thông môi trường Truyền thông môi trường là một quá trình tương tác xã hội hai chiều nhằm giúp những người có liên quan hiểu được các yếu tố môi trường then chốt, mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau của chúng và cách tác động vào các vấn đề có liên quan một cách thích hợp để giải quyết các vấn đề về môi trường. Trong việc bảo vệ môi trường ở cơ sở, công tác truyền thông môi trường đóng vai trò quan trọng giúp người dân hiểu được tầm quan trọng của môi trường đối với cuộc sống của cộng đồng dân cư. - Các cách tiếp cận truyền thông môi trường + Tiếp cận cá nhân: là cách tiếp cận truyền thông dựa trên các quan hệ cá nhân với nhau. Hình thức tiếp cận này bao gồm: đến nhà, đến cơ quan, gọi điện thoại, gửi thư,… + Tiếp cận nhóm: cách tiếp cận dựa trên mối quan hệ đa dạng hơn giữa các cá nhân với nhau trong một nhóm, giữa cá nhân với nhóm. Hình thức của cách tiếp cận này gồm: tổ chức hội thảo, lớp học, học nhóm, tổ chức tham quan, khảo sát. + Tiếp cận truyền thông đại chúng: đây là cách tiếp cận được sử dụng phổ biến trong các chương trình truyền thông cộng đồng. Hình thức của cách tiếp cận này bao gồm: báo chí; tivi, đài; pano, áp phích, tờ rơi; chiếu phim… + Tiếp cận truyền thống dân gian: hình thức của cách truyền thông này bao gồm: biểu diễn lưu động; tham gia hội diễn, chiến dịch; tham gia lễ hội, các ngày kỷ niệm. - Một số phương pháp truyền thông môi trường + Phương pháp truyền thông một chiều: là phương pháp truyền thông đơn giản, người gửi chỉ gửi hoặc truyền thông điệp tới người nhận mà người nhận không có điều kiện trao đổi hoặc phản hồi thông tin lại với người gửi một cách trực tiếp. Người gửi Kênh truyền Người nhận Thông điệp Hình 1: Mô hình truyền thông một chiều + Phương pháp truyền thông hai chiều: là loại truyền thông có thảo luận và phản hồi giữa người nhận và người gửi (người phát thông điệp). Đây là phương 198
  13. pháp truyền thông có hiệu quả lớn, phù hợp với các cấp dự án và góp phần giải quyết các vấn đề của địa phương và cộng đồng. Người gửi Kênh truyền Người nhận Thông điệp Phản hồi Hình 2: Truyền thông hai chiều + Phương pháp truyền thông đa chiều: phương pháp truyền thông này về cơ bản giống với truyền thông hai chiều, nhưng ở đây người gửi thông điệp bắt đầu với quá trình bằng việc thu thập và phân tích đặc điểm của người nhận, rồi sau đó gửi thông điệp đi. Phương pháp này có ba quá trình: Quá trình 1: phân tích đối tượng hay còn gọi là quá trình nạp vào; Quá trình 2: gửi thông điệp tới người nhận hay còn gọi là quá trình đưa ra; Quá trình 3: thu thập ý kiến hay là quá trình phản hồi. Nạp vào Người gửi Kênh truyền Người nhận Phản hồi Hình 3: Truyền thông đa chiều 2.1.2. Mô hình truyền thông môi trường 2.1.2.1. Mô hình truyền thông Trên cơ sở phân tích, đánh giá các yếu tố thành công của các mô hình bảo vệ môi trường có sự tham gia của cộng đồng đã nêu, có thể đề xuất những công việc cần làm khi đã có quyết định xây dựng hoặc áp dụng mô hình: * Xây dựng lực lượng nòng cốt Mô hình bảo vệ môi trường của cộng đồng có thành công hay không phần lớn được quyết định bởi khâu tổ chức con người. Cộng đồng không thể nói chung chung mà phải có con người và do con người cụ thể tổ chức thực hiện. Người đứng đầu các khu phố, cụm dân cư có uy tín trong cộng đồng, bỏi đó là một người tích cực, hăng hái đi đầu trong mọi “việc làng, việc nước” nên được dân tín nhiệm bầu lên. Khi dược dân giao việc, người này có thể huy động thêm lực lượng nòng cốt là đại diện thanh niên, phụ nữ, nông dân, cựu chiến binh 199
  14. v.v... để giải quyết những công việc ban đầu xây dựng mô hình. Lực lượng này không nên quá đông, tuỳ thuộc vào quy mô của cộng đồng, nhưng không quá 5 người, gọi là “Nhóm công tác”. * Tranh thủ sự chỉ đạo, hỗ trợ của chính quyền Đảm bảo vệ sinh môi trường, chăm lo sức khỏe của nhân dân sở tại là nhiệm vụ của lãnh đạo Đảng và chính quyền địa phương. Hiện nay, ở cấp phường, thị trấn đều bố trí một cán bộ làm công tác quản lý trật tự vệ sinh môi trường phường, thị trấn. Trưởng khu phố, tuyến đường cùng cán bộ chuyên trách này của phường, thị trấn cần tranh thủ ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo các cấp địa phương. Những nội dung cần xin ý kiến chỉ đạo có thể là kế hoạch xây dựng mô hình, lực lượng tham gia chính, sự huy động nguồn lực, nhất là sự hỗ trợ kinh phí từ chính quyền địa phương, mức thu phí dịch vụ vệ sinh môi trường, nơi tập kết/chôn lấp rác v.v… * Xác định vấn đề, lựa chọn ưu tiên, xây dựng quy chế hoạt động của mô hình Đây là bước đầu tiên nhóm công tác cùng cộng đồng dân cư địa phương nêu các vấn đề môi trường đang nổi lên tại cơ sở, vấn đề nào là bức xúc đang tác động trực tiếp đến sức khỏe và cuộc sống của các thành viên trong cộng đồng, nếu có nhiều vấn đề thì xác định mức độ ưu tiên cần giải quyết. Để xác định chính xác vấn đề môi trường bức xúc tại cơ sở, Trưởng khu phố, tổ dân phố và cán bộ chuyên trách của phường, thị trấn thay mặt cho cộng đồng thực hiện công việc này. Người thay mặt cho cộng đồng có thể áp dụng các phương pháp khác nhau để khảo sát và đưa ra kết luận chính xác về các vấn đề môi trường phải giải quyết. Trong thực tế, người ta thường áp dụng hai phương pháp khác nhau: 1. Phương pháp chuyên gia, tức là mời chuyên gia thuộc lĩnh vực có liên quan khảo sát, nghiên cứu hiện trạng môi trường của địa phương, qua đó giúp cộng đồng xác định vấn đề. 2. Họp lấy ý kiến cộng đồng. Họp lấy ý kiến có thể mời toàn thể thành viên trong cộng đồng, nếu cộng đồng nhỏ hoặc mời đại diện các hộ gia đình. Mục đích chung của các hình thức này đều nhằm xác định đúng vấn đề môi trường cần giải quyết tại cộng đồng. Ở đô thị, các vấn đề môi trường bức xúc trong cộng đồng có thể là: - Rác thải sinh hoạt, nước thải. - Vệ sinh đường phố, khu dân cư, nơi công cộng. - Cung cấp nước sạch. - Quản lý cây xanh, vườn hoa, khu vui chơi giải trí v.v... Việc xác định tiêu chí của mô hình có ý nghĩa quan trọng. Tiêu chí là định hướng cho việc tổ chức hoạt động và phát triển của mô hình, đồng thời là mục tiêu về kết quả, hiệu quả mà mô hình phải đạt. Tiêu chí là cơ sở để đánh giá kết quả cũng như hiệu quả hoạt động của mô hình trong từng thời kỳ nhất định. Sau khi cộng đồng thống nhất vấn đề môi trường cấp bách, cần ưu tiên giải quyết và tiêu chí thì tiến tới bước sau, là lựa chọn mô hình tổ chức thực hiện. 200
  15. * Lựa chọn loại mô hình, dịch vụ Việc lựa chọn mô hình phải căn cứ vào vấn đề môi trường đã được xác định và đặc điểm riêng của cộng đồng về các mặt địa lý, sự phân bố các hộ dân cư, mức sống, khả năng huy động nguồn lực tài chính, nhân lực v.v... Việc xác định những đặc điểm này có ý nghĩa quyết định đến việc lựa chọn mô hình: Là tổ/đội hay hợp tác xã; hợp tác xã hay hợp tác xã cổ phần; công ty TNHH hay công ty cổ phần v.v… Dịch vụ nào là hoạt động chính. Ví dụ, cung cấp nước sạch; thu gom, vận chuyển rác thải; trồng, chăm sóc cây xanh … * Xây dựng kế hoạch, quy chế hoạt động Sau khi thống nhất được những nội dung cần thiết ở các bước 1, 3 và 4, “Nhóm công tác” thay mặt cộng đồng xây dựng kế hoạch và quy chế hoạt động. Trước hết phải soạn thảo văn bản mang tính “Pháp quy” quy định hoạt động của mô hình. Văn bản này có thể là “Quy chế”, “Cam kết” hay “Quy định”. Trong văn bản này phải nêu đầy đủ và cụ thể hình thức tổ chức mô hình, các nội dung hoạt động (các vấn đề về môi trường), đảm bảo tài chính, nhân lực, hình thức quản lý, chế độ tài chính, chế độ trách nhiệm của các bên liên quan, hình thức khen thưởng, xử lý vi phạm, hiệu lực thi hành và các nội dung cần thiết khác, sau đó đưa ra cộng đồng thảo luận để lấy ý kiến thống nhất. Cộng đồng tham gia xây dựng kế hoạch, quy chế hoạt động với lịch trình quy định cụ thể, gắn với trách nhiệm của cá nhân, hộ gia đình, dòng họ hay tổ dân phố. Tổ chức thực hiện có sự phân công trách nhiệm râ ràng giữa các thành viên trong cộng đồng, cần thiết phải có cam kết của các bên liên quan. * Huy động nguồn lực Đảm bảo tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường của mô hình có ý nghĩa rất to lớn. Khi xây dựng mô hình có thể đặt vấn đề huy động tài chính từ các nguồn sau đây: - Sự hỗ trợ từ chính quyền địa phương. Đây là nguồn quan trọng gắn với trách nhiệm chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của chính quyền địa phương với nhân dân sở tại. Nguồn kinh phí này nên được chính quyền địa phương đưa vào kế hoạch hàng năm để đảm bảo cho mô hình hoạt động ổn định. - Sự đóng góp của dân: khi đặt vấn đề xây dựng mô hình phải khảo sát các đặc điểm về dân sinh để trong trường hợp phải huy động sự đóng góp của dân thì xác định được mức đóng góp phù hợp. Biết rằng nội lực của cộng đồng là chủ yếu, cộng đồng tham gia tự nguyện vì được hưởng lợi từ sự tham gia đó, nhưng không thể vượt quá mức chịu đựng của cộng đồng, quá mức sẽ thất bại. Sự đóng góp có thể là phí, lệ phí theo đầu người, theo quy định thời gian; có thể là cổ phần. Mức thu phải được sự đồng ý của chính quyền địa phương. - Các nguồn lực từ bên ngoài. Nguồn lực từ bên ngoài là rất rộng lớn, có thể là tài trợ của các tổ chức quốc tế và trong nước, sự hỗ trợ doanh nghiệp, các khoản vay ngân hàng, vay các loại quỹ, các dự án v.v... 201
  16. - Nguồn thu do hoạt động của mô hình mang lại. Nguồn thu này ban đầu có thể không lớn, nhưng tuỳ theo sự phát triển hoạt động của mô hình, nguồn thu có thể sẽ tăng nhanh, nhất là các công ty TNHH, công ty cổ phần có nhiều cổ đông, hoạt động đa dạng, phạm vi hoạt động rộng v.v... * Triển khai hoạt động Hoạt động của mô hình bảo vệ môi trường bắt đầu khi đã hình thành tổ chức, đảm bảo được các điều kiện về kinh phí, nhân lực, phương tiện, kế hoạch, quy chế hoạt động v.v... * Kiểm tra, giám sát của cộng đồng, khen thưởng và xử lý các hành vi vi phạm Kiểm tra, giám sát việc thực hiện kế hoạch, chương trình đã được cộng đồng thống nhất. Việc kiểm tra, giám sát không chỉ giới hạn trong hoạt động của mô hình mà các cam kết từ phía các thành viên cộng đồng. Hình thức kiểm tra, giám sát phải linh hoạt, tuỳ theo mức độ tổ chức của mô hình. Có thể tiến hành việc kiểm tra, giám sát theo các hình thức như cộng đồng giám sát trên cơ sở các cam kết thi hành của các thành viên; các nhóm tự quản giám sát hoạt động của các thành viên trong nhóm và các nhóm khác. Kịp thời khen thưởng cá nhân, nhóm có thành tích, nhưng phải cương quyết xử lý hành vi vi phạm, nhất là các mô hình ở nông thôn, nơi tình nghĩa thường đặt lên hàng đầu. * Đánh giá hoạt động của mô hình Sau một thời gian hoạt động, có thể là 6 tháng, một năm, cộng đồng cần tổ chức đánh giá hoạt động của mô hình theo các tiêu chí đã đề ra nhằm khắc phục những khó khăn, tồn tại và quan trọng hơn là đề ra được hướng phát triển lâu dài cho mô hình. 2.1.2.2. Các hoạt động truyền thông môi trường ở phường, thị trấn - Tổ chức lễ lễ phát động: + Xác định nội dung Chương trình lễ phát động. + Xác định thành phần đại biểu + Xác định lực luợng tham gia lễ phát động. + Tổ chức rà soát, kiểm tra lần cuối toàn bộ phần chuẩn bị các nội dung của chiến dịch: Kiểm tra địa điểm tổ chức lễ phát động Kiểm tra phương tiện, vật dụng: cuốc xẻng, găng tay, túi đựng rác,... Chuẩn bị phuơng án dự phòng trong tình huống trời mưa để chuyển địa điểm vào hội trường nhà văn hoá, hoặc chuẩn bị ô dù, áo mưa...); Kiểm tra chuẩn bị phần trang trí lễ đài (banner, logo theo chủ đề, bục phát biểu, thiết bị loa đài), treo biểu ngữ mang thông điệp theo chủ đề tại khu vực xung quanh địa điểm lễ phát động - Triển lãm môi trường: Là phương pháp truyền thông bằng trưng bày hiện 202
  17. vật, như tác phẩm của các cuộc thi vẽ về môi trường, thi nhiếp ảnh về môi trường, ấn phẩm, vật trưng bày, áp phích, pano... Tổ chức triển lãm có thể trong phòng, hoặc quy mô nhỏ có thể tổ chức triển làm ngoài trời (đường phố, công viên, nhà văn hoá hay tụ điểm đông người qua lại). Triển lãm do ngành môi trường phối hợp Câu lạc bộ/tổ chức tình nguyện thanh niên và ngành thông tin truyền thông. Tổ chức triển lãm cần: + Được phép của chính quyền địa phương và Sở Thông tin và truyền thông. + Hiện vật, tác phẩm... trưng bày phù hợp với chủ đề. + Thiết kế phòng, khu vực ngoài trời hợp lý, trình bày hấp dẫn phù hợp với chủ đề. + Thông tin rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng để mọi người quan tâm tham dự. + Chuẩn bị người thuyết minh (nếu cần). + Cử người trông coi, bảo quản các vật phẩm trưng bày. - Buổi nói chuyện chuyên đề môi trường thường được tổ chức ở các cụm dân cư. Đây là hình thức truyền thông gần gũi với cộng đồng, có thể kết hợp với những nội dung của chính quyền cơ sở (như vấn đề an ninh trật tự, phổ biến văn bản ...) thời lượng khoảng một buổi, ít tốn kém mà hiệu quả. Tuy nhiên, cần đảm bảo yêu cầu: + Phải có sự tham dự của lãnh đạo chính quyền, công chức địa chính môi trường cơ sở, tổ trưởng/ trưởng khu phố, công an phường, thị trấn, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể quần chúng. + Người diễn thuyết/ truyền thông viên môi trường có khả năng diễn đạt thuyết phục, có kỹ năng truyền thông; sử dụng ngôn từ đơn giản, ngắn gọn, dễ hiểu. Nội dung chính: + Cung cấp thông tin về các vấn đề môi trường chung, vấn đề môi trường địa phương cho cộng đồng gắn với việc nhắc nhở những hộ gia đình (sinh hoạt/ sản xuất) hay xả rác ra đường... hay những hiện tuợng vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường trên địa bàn. + Lắng nghe, ghi chép phản ánh và giải đáp những vấn đề về môi trường mà người dân quan tâm; đề xuất với lãnh đạo chính quyền, cơ quan có thẩm quyền tìm biện pháp giải quyết. + Hướng dẫn, vận động người dân ở các khu phố, tuyến đường, xóm... hưởng ứng bảo vệ môi trường bằng những hoạt động đơn giản, giữ gìn vệ sinh, bảo vệ môi trường trong nếp sống sinh hoạt và sản xuất. + Nêu quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường (cụ thể mức xử phạt đối với mỗi hành vi) và biện pháp xử lý sau khi đã nhắc nhở. 203
  18. + Khuyến khích cộng đồng góp ý, đưa ra các sáng kiến chăm sóc, bảo vệ môi trường xung quanh nơi ở. Biểu dương, khen thưởng những cá nhân, hộ gia đình khu dân cư gương mẫu và có thành tích bảo vệ môi trường. Phát ấn phẩm tuyên truyền, tài liệu văn bản pháp luật về môi trường, về nếp sống văn hoá - văn minh. Tổ chức ký cam kết bảo vệ môi trường của các hộ gia đình, cơ sở sản xuất. Lễ ký kết cần có đại diện lãnh đạo Đảng, chính quyền cơ sở và đại diện các cụm, khu dân cư ký cam kết bảo vệ môi trường của từng hộ gia đình. Sau ký kết cần phân công trách nhiệm giám sát tình hình thực hiện cam kết và báo cáo định kỳ cho chính quyền cơ sở, tránh làm xong để đấy. Kết quả chiến dịch phải được duy trì không chỉ trong chiến dịch mà phải trở thành việc thường xuyên đối với mỗi cá nhân trong hộ gia đình. - Câu lạc bộ môi trường là một trong những hình thức truyền thông môi trường thu hút đối tượng là giới trẻ (cán bộ, học sinh, sinh viên) quan tâm các vấn đề môi trường. Hoạt động của câu lạc bộ thường gồm: + Tổ chức thảo luận, toạ đàm, giao lưu với nội dung theo chủ đề. + Tổ chức văn nghệ, ca hát, trình diễn thời trang, kịch, tiểu phẩm môi trường, tổ chức các trò chơi. Hình thức truyền thông này gắn vai trò, trách nhiệm xung kích đi đầu, ý tưởng luôn mới và sáng tạo của tuổi trẻ. Thông qua hoạt động lớp trẻ tạo cơ hội chia sẻ thông tin và trao đổi kinh nghiệm, đưa ra các sáng kiến môi trường và kiến nghị, đề xuất với cơ quan làm công tác môi trường, cơ quan liên quan và đơn vị sản xuất trên địa bàn. Ví dụ, hưởng ứng Ngày quốc tế không khói xe, Câu lạc bộ Đạp xe vì môi trường và Câu lạc bộ Việt Nam Xanh tổ chức đăng ký thành viên tham gia trang web của mình, tổ chức đi xe đạp trên các tuyến phố chính với thông điệp “Ô nhiễm giao thông và hành động của cộng đồng”. - Tổ chức các cuộc thi môi trường: Hưởng ứng bằng việc tổ chức các cuộc thi theo chủ đề, thời gian có thể kéo dài từ trước và sau chiến dịch; đối tượng có thể rộng rãi (toàn quốc, mọi đối tượng như cuộc thi nhiếp ảnh, thi vẽ tranh dành cho nhóm đối tượng chuyên nghiệp và không chuyên như học sinh sinh viên, thiếu nhi…). - Truyền thông môi trường trên các phương tiện thông tin đại chúng Trên cơ sở các nội dung soạn thảo về các vấn đề môi trường của địa phương, các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường liên quan đến tổ chức, cá nhân, hộ gia đình. Việc lòng ghép các nội dung tuyên truyền về môi trường trong các bản tin phát thanh tại các phường, thị trấn, các khu phố là cần thiết. Thông qua đó cung cấp các kiến thức đơn giản về lĩnh vực môi trường cho cộng đồng dân cư. 2.1.3. Hòa giải tranh chấp về môi trường Tranh chấp môi trường là những xung đột giữa các tổ chức, cá nhân, cộng 204
  19. đồng dân cư về quyền và lợi ích liên quan đến việc phòng ngừa, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường, về việc khai thác sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên và môi trường, về quyền được sống trong môi trường trong lành và quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản do làm ô nhiễm môi trường gây nên. * Nội dung và các bên tranh chấp môi trường - Nội dung tranh chấp về môi trường gồm: + Tranh chấp về quyền, trách nhiệm bảo vệ môi trường trong khai thác, sử dụng thành phần môi trường; + Tranh chấp về xác định nguyên nhân gây ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường; + Tranh chấp về trách nhiệm xử lý, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại do ô nhiễm, suy thoái, sự cố môi trường. - Các bên tranh chấp về môi trường gồm: + Tổ chức, cá nhân sử dụng thành phần môi trường có tranh chấp với nhau; + Tổ chức, cá nhân khai thác, sử dụng các thành phần môi trường và tổ chức, cá nhân có trách nhiệm cải tạo, phục hồi khu vực môi trường bị ô nhiễm, suy thoái, bồi thường thiệt hại về môi trường. - Việc giải quyết tranh chấp về môi trường được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải quyết tranh chấp dân sự ngoài hợp đồng và quy định của pháp luật có liên quan. * Trách nhiệm của UBND phường, thị trấn trong việc giải quyết tranh chấp môi trường. - Hướng dẫn cho các tổ chức, cá nhân về quy trình và thẩm quyền tiếp nhận đơn khiếu kiện về tranh chấp môi trường. - Có trách nhiệm tiếp nhận đơn thư khiếu kiện kiên quan đến tranh chấp bảo vệ môi trường trong phạm vi được phép giải quyết tranh chấp. - Là cơ quan đại diện cho nhân dân khi giải quyết các tranh chấp, xung đột về môi trường trong quá trình triển khai và thực hiện các dự án có sự tác động đến môi trường. Nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của người dân. * Bất cập về mặt pháp lý trong giải quyết tranh chấp về bảo vệ môi trường hiện nay tại phường thị trấn: Ủy ban nhân dân phường, thị trấn chỉ có thẩm quyền hòa giải tranh chấp còn thẩm quyền giải quyết tranh chấp thì tùy trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân huyện hoặc cấp tỉnh. Tuy nhiên, thành phần, thủ tục hòa giải và giá trị pháp lý của việc hòa giải chưa được pháp luật quy định cụ thể. Do vậy, chưa có đủ cơ sở pháp lý để xác định chủ thể có thẩm quyền tiến hành hòa giải cũng như giá trị pháp lý của văn bản ghi nhận kết quả hòa giải giữa các bên về việc bồi thường do chính quyền phường, thị trấn lập. Tuy nhiên, đối với UBND huyện, tỉnh thì quy trình, thủ tục giải quyết tranh 205
  20. chấp, giới hạn thẩm quyền giải quyết về tranh chấp môi trường đến đâu cũng không được pháp luật quy định rõ ràng. 2.1.4. Xây dựng và triển khai quy định về bảo vệ môi trường 2.1.4.1. Khái quát chung về quy định bảo vệ môi trường tại phường, thị trấn Quy định bảo vệ môi trường tại cộng đồng dân cư phường, thị trấn là văn bản quy phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc xử sự chung do cộng đồng dân cư cùng thoả thuận đặt ra để điều chỉnh các quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm giữ gìn và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hoá trên địa bàn góp phần hỗ trợ tích cực cho việc quản lý nhà nước bằng pháp luật. Quy định bảo vệ môi trường là hình thức cam kết bảo vệ môi trường phổ biến nhất hiện nay ở các phường, thị trấn (phụ lục 01). Ý nghĩa của quy định bảo vệ môi trường là góp phần thúc đẩy nhân dân địa phương tích cực xây dựng cụm dân cư, khối phố, tuyến đường ngày càng khang trang, xanh - sạch - đẹp; khuyến khích những việc làm tốt, có lợi đối với môi trường, ngăn chặn, xóa bỏ những việc làm xấu, những hủ tục lạc hậu mất vệ sinh, ảnh hưởng không tốt đối với môi trường... Quy định về bảo vệ môi trường phường, thị trấn được các địa phương xây dựng trên cơ sở các hoạt động bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và phong tục tập quán của từng nơi. * Quy định về bảo vệ môi trường có đặc điểm đặc trưng cụ thể như sau: - Là các quy định của cộng đồng dân cư phường, thị trấn, được thể hiện bằng một loại văn bản với nhiều tên gọi khác nhau như: quy định, quy ước,… - Do cộng đồng dân cư cùng thỏa thuận đặt ra trên cơ sở sự nhất trí của tập thể cộng đồng dân cư. Đây cũng là một trong những nguyên tắc xây dựng quy định, quy ước. Bất cứ một cá nhân hay một cơ quan, tổ chức nào xây dựng văn bản và tự gọi đó là quy định, quy ước đều là không đúng, không phù hợp với tính chất, đặc trưng và nguyên tắc xây dựng quy định, quy ước; - Quy định, quy ước cũng là một loại văn bản quy phạm, có nghĩa là nó cũng chứa đựng những nguyên tắc bắt buộc hoặc cho phép cá nhân, tổ chức được làm hoặc không được làm một việc gì đó trong cuộc sống hàng ngày tại địa phương, nhưng đấy là các quy phạm xã hội do cộng đồng dân cư thỏa thuận đặt ra và cùng nhau thực hiện. Nghĩa là cộng đồng dân cư tự xây dựng các nguyên tắc ứng xử trên cơ sở pháp luật và truyền thống, tập quán địa phương và tự nguyện thực hiện các nguyên tắc đó. Đặc điểm này của quy phạm trong quy định, quy ước khác hẳn với các quy phạm pháp luật trong các văn bản do Nhà nước ban hành. * Quy định về bảo vệ môi trường cần thể hiện được cụ thể các vấn đề sau: + Vệ sinh nơi ở và những khu vực chung: định kỳ vệ sinh chung, vệ sinh đột xuất khi xuất hiện vấn đề ô nhiễm trên địa bàn + Phân loại rác thải tại nguồn 206
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1