ĐIỀU TRỊ GÃY XƯƠNG HỞ<br />
NẶNG, ĐẾN MUỘN BẰNG<br />
KHUNG CỐ ĐỊNH NGOÀI<br />
TẠI BỆNH VIỆN VIỆT-ĐỨC<br />
PHÙNG NGỌC HOÀ-B.V VIỆT- ĐỨC<br />
<br />
VÀI NÉT LỊCH SỬ<br />
• Khung cố định ngoài được biết đến đầu tiên<br />
bởi Malgaine từ thế kỷ 19.<br />
• Năm 1902 Lambotte dùng để kết hợp xương.<br />
• Trong thế chiến thứ II, nhiều tác giả:<br />
Hoffmann, Judet, Vidal, Ilizarop... với nhiều ý<br />
tưởng khác nhau để kết xương: gãy kín ; gãy<br />
hở; trong phẫu thuật tạo hình ( kéo dài chi,<br />
điều trị khớp giả, bàn chân khòeo...)<br />
<br />
• Thập niên 70 - 80 đến nay, nhiều loại<br />
K.C.Đ.N mới, ưu việt hơn ra đời đáp ứng<br />
yêu cầu phát triển của ngành chấn thương<br />
chỉnh hình, như : FESSA, AO,<br />
ORTHOFIX...<br />
<br />
• Ngày nay, K.C.Đ.N ứng dụng nhiều trong<br />
cấp cứu chấn thương, đặc biệt là những gãy<br />
xương hở nặng ( độ 3), gãy xương hở đến<br />
muộn, nhiễm khuẩn...Mục đích chính là cứu<br />
chi khỏi phải cắt cụt<br />
<br />
CẤU TẠO MỘT BỘ K.C.Đ.N<br />
1. Các đinh xuyên xương: đó là các loại đinh<br />
có kích cỡ to, nhỏ khác nhau, một đầu có<br />
ren xoáy để bắt vào xương ( đinh càng to<br />
càng khỏe, nhưng không được quá 2/3 tiết<br />
diện của xương). Đinh này bắt buộc phải đạt<br />
tiêu chuẩn của một vật liệu kết xương bên<br />
trong (dẻo, không rỉ; chịu lực tốt; không<br />
giải phóng Ion; phải trung hòa điện...).<br />
<br />