intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Gãy đầu trên xương cánh tay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:13

11
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Gãy đầu trên xương cánh tay" trình bày các nội dung chính sau đây: giải phẫu xương cánh tay; phân loại gãy đầu trên xương cánh tay; các gãy xương kiểu dạng; chẩn đoán gãy đầu trên xương cánh tay; điều trị gãy đầu trên xương cánh tay;... Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Gãy đầu trên xương cánh tay

  1. GÃY ĐẦU TRÊN XƯƠNG CÁNH TAY
  2. I. Đặc điểm giải phẫu sinh lý Đây là phần xương xốp, gãy ở trên chỗ bám tận cơ ngực lớn. Cơ chi phối đầu trên xương cánh tay như sau: - Mấu động lớn bị các cơ trên gai co kéo xoay ngoài. - Mấu động bé bị các cơ dưới bả co kéo. - Thân xương bị cơ ngực lớn kéo vào trong và ra trước.
  3. II. Phân loại Về mặt điều trị chia ra các loại gãy sau: 1. Các gãy xương không lệch không gập góc. 2. Các gãy xương kiểu dạng: Đoạn gãy trên khép và xoay ra ngoài, đoạn gãy dưới dạng di lệch ra trước và xoay vào trong. 3. Các gãy xương kiểu khép: Đoạn gãy trên dạng và xoay ra ngoài, đoạn dưới khép gập góc mở ra sau và di lệch vào trong và ra trước.
  4. III. Chẩn đoán 1. Lâm sàng - Sau tai nạn, bệnh nhân thấy đau mất vận động, biến dạng tay bên gãy, có thể sưng nề bầm tím vùng khớp vai khi đến muộn. - Tất cả các trường hợp gãy xương cánh tay, phải kiểm tra mạch, vận động tự chủ, cảm giác của bệnh nhân và so sánh với bên lành. - Trường hợp gãy có gập góc nhiều, nhất là gãy dạng thì thấy rõ biến dạng, đầu trên của đoạn xương dưới có thể chồi ngay dưới da ở mặt trước khớp vai.
  5. III. Chẩn đoán 2. XQ - Chụp phim XQ thẳng, nghiêng ở tư thế đứng cho ta biết đường gãy, loại gãy. - CT: Cho biết chính xác các mảnh xương gãy, có dị vật khớp vai không?
  6. IV. Điều trị bảo tồn 1. Không cần nắn: đối với các trường hợp sau: - Gãy cài, gãy không lệch - Đối với bệnh nhân cao tuổi, thể trạng kém thì nếu gập góc không quá 30o
  7. 2. Các trường hợp cần nắn a. Gãy xương kiểu dạng - Bệnh nhân: nằm ngửa, gây tê hoặc gây mê. - Người nắn: luồn cánh tay vào nách bệnh nhân để làm điểm tỳ kéo mở góc gẫy ra ngoài, người phụ nắm lấy khuỷu tay tư thế gấp kéo mạnh từ từ, khép khuỷu vào trong để đẩy đoạn gãy dưới ra ngoài. Khi đó thường cảm thấy một tiếng rắc nhỏ là các đoạn gãy chập vào nhau. - Trường hợp bong sụn tiếp hợp ở thiếu niên di lệch nhiều đôi khi phải nắn rất khỏe, bệnh nhân nằm trên cáng, dùng gót chân làm điểm tựa để nắn di lệch.
  8. b. Gãy xương kiểu khép: - Nắn: + Bệnh nhân: cũng nằm ngửa, gây tê hoặc gây mê. + KTV dùng gót chân để tỳ, kéo dạng tay từ từ để nắn góc mở vào trong. - Bất động: Sau khi nắn xong cho bó bột Desault. Chụp kiểm tra XQ. - Khám lại ngày hôm sau xem các ngón tay có hồng không, vận động ngón có tốt không, bột có chặt không. Nếu cần cho nới rộng bột hoàn toàn kiểm tra lại mạch quay, hướng dẫn bệnh nhân tập vận động các ngón tay, tập ngồi dậy sớm.
  9. - Sau 1 tuần chụp lại XQ và thay bột, nắn di lệch thứ phát nếu có. Giữ bột 3, 4 tuần và tháo bột tập phục hồi chức năng. - Đối với bệnh nhân già yếu, béo phì, các bệnh lý về tim phổi mãn tính, gù vẹo cột sống…thì chỉ nắn tương đối nhẹ nhàng và bất động bằng đai vải mềm Desault.
  10. V. Tập phục hồi chức năng -Tập vận động sớm các ngón tay ngay sau khi bó bột, sau tháo bột tập vận động gấp duỗi khuỷu, dạng và xoay cánh tay bằng các phương pháp kéo dây chun ngang vai, kéo ròng rọc, bơi. - Với người già yếu cần cho ngồi dậy sớm, hít thở sâu.
  11. VI. Hình ảnh minh họa XQ trước nắn XQ sau nắn
  12. XQ trước nắn XQ sau nắn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
27=>0