Bài giảng Giải phẫu 1: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
lượt xem 2
download
Phần 2 của tập bài giảng Giải phẫu 1 cung cấp cho sinh viên những kiến thức tổng quát về giải phẫu vùng đùi; giải phẫu vùng gối; giải phẫu cẳng chân; giải phẫu bàn chân; giải phẫu hệ thần kinh; giải phẫu xương - khớp - cơ đầu mặt cổ; giải phẫu hệ giác quan;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Giải phẫu 1: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y CHƯƠNG 10: VÙNG ĐÙI ThS.Bs. Nguyễn Tuấn Cảnh I. Thông tin chung 1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về giải phẫu vùng đùi. 2. Mục tiêu học tập 1. Mô tả giới hạn, các cơ vùng đùi và thần kinh chi phối các cơ đó. 2. Mô tả tam giác đùi và ống cơ khép. 3. Mô tả các bó mạch thần kinh vùng đùi. 4. Giải thích ứng dụng lâm sàng trong cách xác định động mạch đùi trong tam giác đùi. 3. Chuẩn đầu ra 4. Tài liệu giảng dạy 4.1. Giáo trình Gs. Nguyễn Quang Quyền (2021). Giải phẫu I, ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh, NXB Y học. 4.2. Tài liệu tham khảo Gs. Trịnh Văn Minh (2010). Giải phẫu người – tập I, Bộ Y Tế, NXB Giáo dục Việt Nam. 5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. II. Nội dung chính 1. Đại cương Vùng đùi được giới hạn ở trên bởi nếp lằn mông ở sau và nếp lằn bẹn ở trước. Ở dưới, vùng đùi được giới hạn bởi đường vòng trên xương bánh chè 3 khoát ngón tay. Bài Giảng Giải Phẫu I – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 91
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y Đùi được chia làm hai vùng: vùng đùi trước và vùng đùi sau. Sự phân chia dựa theo mặt nhìn hơn là theo các vách gian cơ, vì nếu vách gian cơ đùi ngoài ở sau cơ rộng ngoài tương ứng với giới hạn ngoài phân chia vùng đùi trước và sau thì vách gian cơ trong ở sau cơ rộng trong chỉ ngăn cách 2 vùng đùi trước và sau ở trong, còn giới hạn ngăn cách 2 vùng đùi trước và sau lại là một màng xơ rất mỏng sau cơ khép lớn. Vùng đùi trước có 2 khu cơ: ngăn cách nhau bởi vách gian cơ đùi trong. - Khu cơ trước: là khu gấp đùi và duỗi cẳng chân gồm cơ tứ đầu đùi, cơ may và cơ thắt lưng chậu. - Khu cơ trong: là khu khép đùi gồm cơ lược, cơ thon và cơ dép. Vùng đùi sau gồm các cơ ụ ngồi cẳng chân là các cơ duỗi đùi và gấp gối. Vùng đùi trước chứa các cơ có chức năng chính là duỗi cẳng chân tại khớp gối. Vùng đùi sau chứa các cơ giữ chức năng duỗi đùi tại khớp hông và gấp cẳng chân tại khớp gối. Vùng đùi trong bao gồm các cơ giữ chức năng khép đùi tại khớp hông. Các cấu trúc chính đi qua vùng đùi: - Phía sau: đùi tiếp nối với vùng mông và cấu trúc chính đi qua giữa 2 vùng này là thần kinh ngồi. - Phía trước: đùi liên tiếp với ổ bụng qua một ngách (aperture) giữa dây chằng bẹn và xương chậu, các cấu trúc chính đi qua vùng này là cơ thắt lưng chậu và cơ lược (pectineus), thần kinh đùi, động mạch và tĩnh mạch, các mạch bạch huyết. - Ở trong: các cấu trúc bao gồm thần kinh bịt và các mạch liên quan đi giữa đùi và khoang chậu qua ống bịt. Thần kinh ngồi chi phối cho các cơ khu đùi sau, thần kinh đùi chi phối cho các cơ vùng đùi trước và thần kinh bịt chi phối cho hầu hết các cơ vùng đùi trong. Động mạch, tĩnh mạch và bạch huyết vào vùng đùi trước đi qua tam giác đùi xuống dưới tới dây chằng bẹn. Các mạch và thần kinh đi qua đùi đến cẳng chân qua hố khoeo ở phía sau tới khớp gối. Bài Giảng Giải Phẫu I – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 92
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y Hình 10.1. Đùi. A. Nhìn sau. B. Nhìn trước. C. Thiết đồ cắt ngang qua giữa đùi 2. Vùng đùi trước, trong 2.1. Lớp nông 2.1.1. Da và tổ chức dưới da Vùng đùi được bọc bởi một tấm dưới da chứa nhiều mô mỡ. Tấm dưới da nằm trên một lớp mô sợi dày chắc gọi là mạc đùi. Tấm dưới da và mạc đùi liên tục với tấm dưới da và mạc bụng, mông và cẳng chân. Mạc đùi thủng một lỗ cho tĩnh mạch hiển lớn đi qua gọi là lỗ tĩnh mạch hiển. Tấm dưới da phủ trên lỗ này cũng bị thủng nhiều lỗ gọi là mạc sàng. 2.1.2. Thần kinh nông Da và tổ chức dưới da vùng đùi trước được chi phối bởi các nhánh cảm giác: - Nhánh đùi của thần kinh sinh dục đùi do thần kinh thắt lưng 1 và 2 tạo thành. - Thần kinh chậu bẹn do thần kinh ngực 12 và thắt lưng 1 tạo thành. - Thần kinh bì đùi ngoài nhận những sợi từ thần kinh thắt lưng 2 và 3. Bài Giảng Giải Phẫu I – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 93
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y - Các nhánh bì trước của thần kinh đùi do dây thắt lưng 2, 3, 4 tạo thành. - Nhánh bì của thần kinh bịt do nhánh trước thần kinh thắt lưng 2, 3, 4 tạo thành. Hình 10.2. Mạc đùi 2.1.3. Động mạch nông Trong tổ chức dưới da của vùng đùi có các nhánh nông của động mạch đùi. Các nhánh này từ sâu xuyên qua mạc đùi hay qua lỗ tĩnh mạch hiển để ra nông. - Động mạch thượng vị nông: đi trong lớp mỡ bụng đến tận rốn. - Động mạch mũ chậu nông đi song song với dây chằng bẹn đến tận mào chậu. Bài Giảng Giải Phẫu I – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 94
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y Hình 10.3. Vùng chi phối các thần kinh nông đùi và cẳng chân trước, trong. 2.1.4. Tĩnh mạch nông Ngoài các tĩnh mạch đi kèm các động mạch nông, vùng này còn có tĩnh mạch hiển lớn đi qua. Tĩnh mạch hiển lớn nhận máu từ cung tĩnh mạch mu chân đi trước mắt cá trong đến lồi cầu trong xương chày và tiếp tục đi ở mặt trong đùi rồi đổ vào tĩnh mạch đùi. 2.1.5. Hạch bạch huyết nông vùng bẹn Có khoảng 12 đến 20 hạch được chia làm bốn khu bởi đường ngang kẻ qua lỗ tĩnh mạch hiển và đường dọc theo tĩnh mạch hiển lớn. - Hai khu dưới: các hạch nằm thẳng và nhận bạch huyết chi dưới. - Hai khu trên: các hạch nằm ngang. Khu trên trong nhận bạch huyết vùng đáy chậu, hậu môn và các tạng sinh dục. Khu trên ngoài nhận bạch huyết ở mông và bụng. Bài Giảng Giải Phẫu I – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 95
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y Hình 10.4. Tĩnh mạch và các hạch bạch huyết nông vùng bẹn, đùi trước. 2.2. Lớp sâu 2.2.1. Các cơ khu đùi trước 2.2.1.1. Cơ may: là cơ dài nhất cơ thể được bọc trong mạc đùi. - Nguyên ủy: từ gai chậu trước trên, cơ đi chéo từ ngoài vào trong. - Bám tận: mặt trong đầu trên xương chày. - Động tác: gấp, dạng và xoay ngoài đùi. Gấp và xoay trong cẳng chân. Đây là cơ làm động tác ngồi của người thợ may. 2.2.1.2. Cơ tứ đầu đùi Cơ tứ đầu đùi gồm 4 thân cơ: cơ thẳng đùi và 3 cơ rộng ngoài, giữa và trong. - Nguyên ủy: + Cơ thẳng đùi: bám vào gai chậu trước dưới, vành của ổ cối, sau đó thớ cơ đi thẳng xuống dưới ở mặt trước đùi. Bài Giảng Giải Phẫu I – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 96
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y + Cơ rộng ngoài: bám từ bờ trước dưới mấu chuyển lớn đến mép ngoài ½ trên đường ráp. + Cơ rộng trong: bám vào mép trong đường ráp, sau đó thớ cơ vòng quanh xương đùi và đi thẳng xuống dưới. + Cơ rộng giữa: bám vào mép ngoài đường ráp, mặt trước ngoài thân xương đùi, sau đó các thớ cơ rộng giữa đi thẳng xuống dưới ở mặt trước đùi. Những bó sâu của cơ rộng giữa thường tách thành cơ khớp gối đến bám vào bao khớp gối và bờ trên xương bánh chè. Hình 10.5. Các cơ vùng đùi trước Bài Giảng Giải Phẫu I – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 97
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y - Bám tận: bốn thành phần của cơ tứ đầu đùi bám bằng một gân chung vào xương bánh chè gọi là gân bánh chè, gân này có thể chia làm 3 lớp: lớp nông là gân cơ thẳng đùi, lớp giữa là gân cơ rộng trong và rộng ngoài và lớp sâu là gân cơ rộng giữa. Các thớ sợi của gân bánh chè sau đó đến bám tận ở lồi củ chày tạo thành dây chằng bánh chè. Một vài thớ sợi của gân cơ rộng trong và rộng ngoài đi đến cạnh của xương bánh chè và bám vào lồi củ chày tạo thành mạc giữ bánh chè trong và ngoài. - Động tác: duỗi cẳng chân, riêng cơ thẳng đùi còn giúp gấp đùi. 2.2.1.3. Cơ thắt lưng chậu Là một cơ vùng thắt lưng và vùng chậu đến bám tận vào khu đùi trước, gồm 2 phần: cơ chậu và cơ thắt lưng lớn. Hình 10.6. Cơ thắt lưng chậu Bài Giảng Giải Phẫu I – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 98
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y - Nguyên ủy: Cơ chậu bám vào mào chậu và hố chậu. Cơ thắt lưng lớn bám vào thân, mỏm ngang và đĩa gian đốt sống các đốt sống từ N12 đến L4, các thớ cơ được bọc trong một mạc dày chắc gọi là mạc chậu, sau đó chạy xuống nằm giữa bờ trước xương chậu và dây chằng bẹn trong ngăn cơ. - Bám tận: mấu chuyển bé. - Động tác: gấp đùi vào thân hay ngược lại gấp thân vào đùi. Nghiêng phần thắt lưng. Phần thắt lưng của cơ đi từ đốt sống N12 – L4 và tới mấu chuyển bé, do đó mủ của những áp xe lao cột sống ở vùng này có thể theo cơ chảy xuống tận vùng bẹn. Khi cơ thắt lưng chậu bị viêm, bệnh nhân thường gấp đùi vào thân để tự giảm đau (dấu hiệu cơ thắt lưng chậu). 2.2.2. Các cơ khu đùi trong Các cơ thuộc nhóm cơ đùi trong làm động tác khép đùi, được xếp thành 3 lớp: lớp nông gồm cơ lược, cơ thon và cơ khép dài; lớp giữa chỉ có một cơ khép ngắn; lớp sâu có cơ khép lớn. 2.2.2.1. Cơ thon - Nguyên ủy: bờ dưới xương mu. - Bám tận: phía dưới lồi cầu trong xương chày. - Động tác: gấp, khép đùi, gấp và hơi xoay trong cẳng chân. 2.2.2.2. Cơ lược - Nguyên ủy: mào lược xương mu. - Bám tận: đường lược xương đùi. - Động tác: gấp, khép và hơi xoay trong đùi. 2.2.2.3. Cơ khép dài - Nguyên ủy: xương mu, từ củ mu đến khớp mu. - Bám tận: đường ráp xương đùi. - Động tác: khép, gấp và hơi xoay trong đùi. Bài Giảng Giải Phẫu I – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 99
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y Hình 10.7. Các cơ khu đùi trong 2.2.2.4. Cơ khép ngắn - Nguyên ủy: cành dưới xương mu. - Bám tận: đường ráp xương đùi. - Động tác: khép và xoay ngoài đùi. 2.2.2.5. Cơ khép lớn: Cơ có 3 bó là bó trên, giữa và dưới. - Nguyên ủy: cả 3 bó bám vào cành dưới xương mu và ụ ngồi. Bài Giảng Giải Phẫu I – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 100
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y - Bám tận: hai bó trên bám vào đường ráp xương đùi, bó dưới bám vào củ cơ khép, bó này cùng với đầu dưới xương đùi tạo thành vòng gân cơ khép. - Động tác: khép đùi, hai bó trên gập và xoay ngoài đùi, bó dưới xoay trong đùi. Các cơ khu đùi trong do thần kinh bịt chi phối, ngoài trừ cơ lược do thần kinh đùi và bó dưới cơ khép lớn do thần kinh ngồi chi phối. Hình 10.8. Cơ khép lớn và cơ bịt ngoài 2.2.3. Động mạch 2.2.3.1. Động mạch đùi a. Nguyên ủy Động mạch chậu ngoài khi đến sau điểm giữa dây chằng bẹn thì đổi tên thành động mạch đùi. Động mạch đùi đi ở mặt trước đùi và dần dần đi vào trong chui qua vòng gân cơ khép đổi tên thành động mạch khoeo. Bài Giảng Giải Phẫu I – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 101
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y Ở người Việt Nam, đường kính trung bình của động mạch đùi ngay dưới chỗ nguyên ủy là 6.5 – 7 mm ở nam và ở nữ là 5.5 – 6 mm. Hình 10.9. Động mạch đùi b. Đường đi và liên quan Có thể chia thành 3 đoạn: đoạn sau dây chằng bẹn, đoạn trong tam giác đùi và đoạn trong ống cơ khép. - Đoạn đi sau dây chằng bẹn: khoảng trống giữa dây chằng bẹn và bờ trước xương chậu được chia thành 2 ngăn: Bài Giảng Giải Phẫu I – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 102
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y + Ngăn mạch máu: giới hạn ở phía trước bởi dây chằng bẹn, phía sau là bờ trước xương chậu, phía trong là dây chằng khuyết và phía ngoài là cung chậu lược. + Ngăn cơ: là khoảng trống giữa dây chằng bẹn và bờ trước xương chậu, ngoài cung chậu lược. Trong ngăn này có cơ thắt lưng chậu và thần kinh đùi đi qua. Động mạch đùi ở phía sau dây chằng bẹn trong ngăn mạch máu. Ở đây, động mạch nằm ngoài nhất rồi đến tĩnh mạch đùi và trong cùng là các hạch bạch huyết bẹn sâu. Động mạch đùi, tĩnh mạch đùi và bạch huyết ở đây được bọc trong một bao chung gọi là bao mạch đùi. Bao mạch đùi lại được ngăn thành 3 khoang bởi 2 vách. Khoang ngoài chứa động mạch đùi, khoang giữa chứa tĩnh mạch đùi còn khoang trong cùng chứa hạch bạch huyết và được gọi là ống đùi. Đầu trên ống đùi là vòng đùi còn đầu dưới là mạc sàng ở lỗ tĩnh mạch hiển. Vòng đùi được giới hạn trước là dây chằng bẹn, ở trong là dây chằng khuyết và ở sau là mào lược xương mu. Ống đùi là một điểm yếu vùng bẹn. Qua ống đùi các cơ quan trong ổ bụng có thể đi ra ngoài tạo nên tình trạng bệnh lý là thoát vị đùi. - Đoạn đi trong tam giác đùi: Tam giác đùi là một tam giác mà đáy là dây chằng bẹn, cạnh ngoài là bờ trong cơ may và cạnh trong là bờ trong cơ khép dài, đỉnh tam giác cách dây chằng bẹn khoảng 10 cm, tương ứng với nơi cơ may bắt chéo cơ khép dài. Sàn tam giác đùi từ ngoài vào trong có cơ thắt lưng chậu, cơ lược và cơ khép dài, đôi khi một phần cơ khép ngắn. Trần tam giác đùi đậy bằng mạc sàng và mạc đùi. Do đó thật ra tam giác đùi là một khối hình tháp tam giác mà đáy được giới hạn bởi dây chằng bẹn, ở sau bởi bờ trước xương chậu, đỉnh là chỗ cơ may gặp cơ khép dài và ba thành là: thành ngoài là cơ may và cơ thắt lưng chậu, thành trong là cơ lược và cơ khép dài và thành trước là mạc sàng. Trong tam giác đùi, thần kinh đùi nằm phía ngoài, động mạch đùi ở giữa và tĩnh mạch đùi ở trong cùng. Động mạch, tĩnh mạch, đùi được bao bọc bởi bao mạch đùi. Thành trước của bao mạch đùi có nhánh của thần kinh sinh dục đùi và tĩnh mạch hiển lớn xuyên qua. Bài Giảng Giải Phẫu I – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 103
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y - Đoạn đi trong ống cơ khép: Ống cơ khép bắt đầu từ đỉnh tam giác đùi đến vòng gân cơ khép, là một ống hình lăng trụ tam giác hơi bị vặn vào trong để cho bó mạch đùi đang đi từ trước chạy ra vùng khoeo ở phía sau. Hình 10.10. Tam giác đùi và ống cơ khép Ống cơ khép có 3 mặt: mặt trước trong là cơ may, khi cơ này đi từ ngoài vào trong, ở sâu hơn cơ may còn có mạc rộng khép che phủ. Mặt trước ngoài là cơ rộng trong. Mặt sau là cơ khép dài và cơ khép lớn. Bài Giảng Giải Phẫu I – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 104
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y Ống cơ khép chứa động mạch đùi, tĩnh mạch đùi và nhánh thần kinh đùi đến cơ rộng trong và thần kinh hiển. Trong ống cơ khép, động mạch đùi bắt chéo phía trước để đi vào trong tĩnh mạch đùi, còn thần kinh hiển lúc đầu đi ngoài, sau đó ra trước rồi vào phía trong động mạch, để sau cùng chọc ra nông ở 1/3 dưới ống cơ khép. c. Phân nhánh - Động mạch thượng vị nông: tách khỏi động mạch đùi dưới dây chằng bẹn khoảng 1 - 2 cm xuyên qua bao mạch đùi, mạc sàng rồi hướng về phía rốn trong lớp mỡ dưới da và tiếp nối với động mạch thượng vị dưới là nhánh của động mạch chậu ngoài. - Các động mạch mũ chậu nông: thường cùng chỗ với động mạch thượng vị nông và đi về phía mào chậu trong mô dưới da và tiếp nối với động mạch mũ chậu sâu là nhánh của động mạch chậu ngoài. - Các động mạch thẹn ngoài: các nhánh này sau khi chui qua lỗ tĩnh mạch hiển sẽ cho nhánh đi về vùng bẹn, bìu hoặc âm hộ. - Động mạch đùi sâu: đường kính trung bình của động mạch đùi sâu ở người Việt Nam ngay dưới nguyên ủy là 4.6 – 5 mm. Vị trí xuất phát của động mạch đùi sâu thường ở vị trí sau ngoài của động mạch đùi (44.32%) và cũng có thể sau trong động mạch đùi (25.5%). Là nhánh lớn nhất của động mạch đùi, tách khỏi động mạch đùi ở dưới dây chằng bẹn 4 cm và cấp máu cho hầu hết các cơ ở vùng đùi. Phía trên, động mạch đùi sâu nằm trước cơ thắt lưng chậu, cơ lược, sau đó đi sau cơ khép dài, trước cơ khép ngắn và khép lớn. Động mạch lúc đầu lớn nhưng sau khi phân nhánh thì nhỏ dần và tận cùng bằng một nhánh xuyên cuối, xuyên qua cơ khép lớn. Ngoài các nhánh vào cơ đùi, đặc biệt là cơ tứ đầu đùi, động mạch đùi sâu còn cho các nhánh: + Động mạch mũ đùi ngoài: đi giữa cơ may, cơ thẳng đùi và cơ thắt lưng chậu, vòng lấy đầu trên xương đùi sau đó cho các nhánh lên, xuống, ngang. + Động mạch mũ đùi trong: đi giữa cơ thắt lưng chậu và cơ lược, vòng lấy đầu trên xương đùi và chia các nhánh lên, xuống, nhánh sâu và nhánh ổ cối. + Các động mạch xuyên: thông thường có bốn nhánh xuyên, từ động mạch đùi sâu xuyên qua cơ khép lớn, gần nơi cơ này bám vào đường ráp xương đùi để cấp máu Bài Giảng Giải Phẫu I – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 105
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y cho vùng đùi sau. Các nhánh xuyên lại cho các nhánh lên và nhánh xuống để tạo nên một chuỗi động mạch ở vùng đùi sau. Ngoài ra nhánh xuyên thứ nhất còn cho ngành nối với động mạch mông dưới, động mạch mũ đùi ngoài và động mạch mũ đùi trong. + Động mạch gối xuống: là nhánh cuối cùng của động mạch đùi, tách từ mặt trước của động mạch đùi trước khi động mạch này chui qua vòng gân cơ khép. Động mạch gối xuống nằm trên cơ khép lớn và được cơ rộng trong che phủ. Hình 10.11. Phân nhánh của động mạch đùi. Khi có sự tồn tại của động mạch ngồi thì động mạch đùi rất nhỏ chỉ còn vai trò cung cấp máu cho đùi. 2.3.2.2. Động mạch bịt Bài Giảng Giải Phẫu I – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 106
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y Xuất phát từ động mạch chậu trong, động mạch bịt gồm hai nhánh trước và sau quây lấy lỗ bịt. Ở vùng đùi trước, động mạch bịt cấp máu cho các cơ khu đùi trong như cơ khép lớn, khép dài, khép ngắn, cơ thon (gần nơi cơ này bám vào xương chậu) và cho ổ cối. Hình 10.12. Động mạch bịt 2.2.4. Tĩnh mạch Tĩnh mạch đùi tiếp nối với tĩnh mạch khoeo đi từ vòng gân cơ khép đến dây chằng bẹn và đổ vào tĩnh mạch chậu ngoài. Trong ống cơ khép ở đoạn dưới, tĩnh mạch nằm hơi ngoài động mạch đùi, còn đoạn trên thì nằm sau động mạch. Trong tam giác đùi, tĩnh mạch nằm ở phía trong động mạch và được bọc một phần bởi bao mạch đùi. Ngoài các nhánh tĩnh mạch đi cùng với các nhánh động mạch đùi, tĩnh mạch đùi còn nhận một nhánh nông là tĩnh mạch hiển lớn. 2.2.5. Thần kinh 2.2.5.1. Thần kinh đùi Bài Giảng Giải Phẫu I – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 107
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y Thần kinh đùi là nhánh lớn nhất của đám rối thần kinh thắt lưng, do các thần kinh thắt lưng L2-4 tạo thành, thần kinh đùi đi trong rãnh của cơ thắt lưng và cơ chậu, rồi đi dưới và ngay giữa dây chằng bẹn để đến tam giác đùi, ở phía ngoài động mạch đùi. Hình 10.13. Thần kinh đùi Thần kinh đùi chia thành ba loại nhánh ở ngay dưới dây chằng bẹn. Nhánh cơ: thần kinh đùi đến các cơ bằng hai loại nhánh - Nhánh nông: đến cơ lược và cơ may. Bài Giảng Giải Phẫu I – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 108
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y - Nhánh sâu: đến cơ rộng ngoài, rộng giữa, rộng trong, thẳng đùi, và cả khớp hông và khớp gối. Các nhánh bì trước: gồm hai loại nhánh - Nhánh bì đùi trước: còn gọi là nhánh xuyên, đi xuyên qua cơ may và cảm giác da ở 2/3 dưới vùng đùi trước. - Nhánh bì đùi trước trong: đi ở cạnh ngoài động mạch đùi và cảm giác vùng đùi trong. 2.2.5.2. Thần kinh hiển Là nhánh hoàn toàn cảm giác. Sau khi đi qua tam giác đùi sẽ vào ống cơ khép. Trong ống cơ khép thần kinh hiển bắt chéo động mạch đùi từ ngoài vào trong, rồi đi dần ra nông giữa cơ may và cơ thon, cho các nhánh vào khớp gối. Sau đó, thần kinh hiển xuống cẳng chân cùng tĩnh mạch hiển lớn và chi phối cảm giác da phía trong cẳng chân, bàn chân bằng các nhánh bì cẳng chân trong và nhánh dưới bánh chè. 2.2.5.3. Thần kinh bịt Hợp bởi nhánh trước thần kinh thắt lưng L2-4. Thần kinh bịt đi ở bờ trong cơ thắt lưng, rồi đi vào rãnh bịt cùng với động mạch bịt. Sau đó thần kinh bịt chia thành hai nhánh, nhánh trước và nhánh sau kẹp lấy bờ trên cơ khép ngắn. Thần kinh bịt vận động cho cơ bịt ngoài, ba cơ khép, cơ thon và cảm giác mặt trong đùi. Thần kinh bịt đi vào rãnh bịt áp sát xương, nên khi thoát vị lỗ bịt, thần kinh bịt bị chèn vào xương gây đau vùng bẹn và đùi trong. Tóm lại, vùng đùi trước là vùng của các cơ gấp đùi, duỗi cẳng chân và các cơ khép. Khu cơ đùi trước được cấp máu phần lớn do động mạch đùi sau và được chi phối vận động, cảm giác bởi thần kinh đùi. Khu cơ đùi trong được cấp máu chủ yếu bởi động mạch bịt và chi phối vận động, cảm giác bởi thần kinh bịt. Động mạch đùi chỉ đi qua vùng đùi trước và cấp máu chính thức ở khoeo và cẳng chân. Bài Giảng Giải Phẫu I – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 109
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y Hình 10.14. Thần kinh bịt 3. Vùng đùi sau 3.1. Lớp nông Từ nông vào sâu có: - Da và tổ chức dưới da. - Lớp mạc nông của đùi. - Trong tổ chức dưới da có các nhánh thần kinh cảm giác: thần kinh bì đùi sau (thuộc thần kinh cùng 1, 2, 3) và thần kinh bì đùi ngoài (thuộc thần kinh thắt lưng 2, 3). Bài Giảng Giải Phẫu I – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 110
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Giải phẩu và sinh lý hệ tiêu hóa - BS Huỳnh Thị Minh Tâm
155 p | 1737 | 387
-
Sách bài giảng Giải phẫu học tập 1: Phần 1 - NXB Y học
191 p | 1355 | 309
-
bài giảng giải phẫu học: phần 1 - ts. nguyễn văn huy, ts. lê hữu hưng (đồng chủ biên)
175 p | 373 | 110
-
Bài giảng Giải phẫu học (Tập 1): Phần 1
238 p | 135 | 13
-
Bài giảng Giải phẫu học (Tập 1): Phần 2
302 p | 71 | 9
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý - Bài 1: Đại cương giải phẫu sinh lý
131 p | 62 | 8
-
Bài giảng Giải phẫu 1: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
137 p | 17 | 5
-
Bài giảng Giải phẫu 1: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
136 p | 10 | 5
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý: Chương 1 - Đại cương
6 p | 150 | 5
-
Bài giảng Giải phẫu 1: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
98 p | 13 | 4
-
Bài giảng Giải phẫu: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
145 p | 16 | 3
-
Bài giảng Giải phẫu bệnh: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
262 p | 14 | 3
-
Bài giảng Giải phẫu 2: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
61 p | 8 | 2
-
Bài giảng Giải phẫu 2: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
72 p | 8 | 2
-
Bài giảng Giải phẫu 2: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
144 p | 8 | 2
-
Bài giảng Giải phẫu bệnh: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
290 p | 8 | 2
-
Bài giảng Giải phẫu 2: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
114 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn