Bài giảng Giải phẫu 2: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
lượt xem 2
download
Bài giảng Giải phẫu 2 kết cầu gồm 10 chương và được chia thành 2 phần, phần 1 này gồm 4 chương đầu, cung cấp cho sinh viên những nội dung, kiến thức tổng quan về: xương thân; cơ thân, cơ hoành, ống bẹn; trung thất; giải phẫu tim - mạch máu;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Giải phẫu 2: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
- TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC VOÕ TRÖÔØNG TOAÛN KHOA Y BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU II ĐƠN VỊ BIÊN SOẠN: KHOA Y LƯU HÀNH NỘI BỘ Hậu Giang, 2017
- MỤC LỤC BÀI 1: XƯƠNG THÂN .............................................................................. 1 BÀI 2: CƠ THÂN ,CƠ HOÀNH, ỐNG BẸN ............................................. 7 BÀI 3: TRUNG THẤT ...............................................................................23 BÀI 4 : GIẢI PHẪU TIM- MẠCH MÁU ...................................................36 BÀI 5: KHÍ QUẢN- PHỔI- MÀNG PHỔI .................................................60 BÀI 6: DẠ DÀY-TÁ TRÀNG-TỤY-LÁCH ...............................................67 BÀI 7: GAN- MẬT.....................................................................................76 BÀI 8: RUỘT NON-RUỘT GIÀ-PHÚC MẠC ...........................................84 BÀI 9: TIẾT NIỆU-SINH DỤC NAM .......................................................94 BÀI 10: KHUNG CHẬU-ĐÁY CHẬU-SINH DỤC NỮ ..........................111
- BÀI 1: XƯƠNG THÂN MỤC TIÊU. 1. Mô tả được cấu chung 1 đốt sống. 2. Kể được các đặc điểm riêng của đốt sống cổ, ngực, thắt lưng, cùng 3. Mô tả được các đặc điểm của xương ức và xương sườn. NỘI DUNG. Cột sống gồm có 32 đến 34 đốt sống, được chia làm 5 phần: - 7 đốt sống cổ( C 1 đến C7). - 12 đốt sống ngực ( T1 đến T12 ). - 5 đốt sống thắt lưng ( L1 đến L5 ). - 5 đốt sống cùng ( S1 đến S5 ) - 3 đến 5 đốt sống cụt(Cx) Các đốt sống cùng và cụt dính nhau. 1
- 1. CẤU TẠO CHUNG CỦA CÁC ĐỐT SỐNG: Một đốt sống gồm có 2 phần: 1.1. Thân đốt sống: Hình trụ ,có 2 mặt trên và dưới 1.2. Cung đốt sống: Hợp với thân ,tạo thành lỗ đốt sống, hai bờ trên và dưới của mỗi cuống cung có khuyết sống trên và khuyết sống dưới.Khi 2 đốt sống khớp nhau, thì các khuyết đó tạo thành lỗ gian đốt sống, để dây thần kinh gai sống chui ra. 1.3. Các mỏm: Mỏm gai: hướng ra sau và xuống dưới. Mỏm ngang: đi ngang ra phía ngoài. Mỏm khớp: có 4 mỏm ( 2 mỏm khớp trên và 2 mỏm khớp dưới ), mỗi mỏm có diện khớp để khớp với đốt sống kế cận. 1.4. Lỗ đốt sống: Khi các đốt sống ghép lại thành cột sống, thì các lỗ đốt sống tạo thành ống sống. 2. ĐẶC ĐIỂM RIÊNG CỦA TỪNG LOẠI ĐỐT SỐNG: 2.1. Các đốt sống cổ: 2.1.1. Đặc điểm chung của các đốt sống cổ: -Thân dẹp. - Đỉnh mỏm gai tách làm 2 củ. - Mỏm ngang có lỗ ngang để động mạch đốt sống chui qua. 2
- -Lỗ đốt sống hình tam giác, rộng hơn các lỗ đốt sống ngực và thắt lưng, để chứa đoạn phình cổ của tủy gai. 2.1.2. Đặc điểm riêng của 1 vài đốt sống cổ: 2.1.2.1.Đốt sống cổ 1 ( đốt đội) : - Không có thân. - Hố khớp trên, khớp với lồi cầu xương chẩm. - Hố khớp dưới, khớp với đốt sống cổ 2. - Cung trước lồi ra thành củ trước, phía sau lõm thành hố răng ( khớp với răng của đốt sống cổ 2 ) . - Cung sau lồi ra thành củ sau. 2.1.2.2. Đốt sống cổ 2 ( đốt trục ): - Dầy và khỏe nhất trong các đốt sống cổ. - Có 1 mỏm mọc lên trên thân đốt sống gọi là răng, có diện khớp trước để khớp với hố răng của đốt đội. 2.1.2.3. Đốt sống cổ 6: Mỏm ngang lồi to ra thành củ cảnh,củ nầy nếu to quá có thể chèn vào động mạch cảnh chung,nó cũng là mốc gặp gỡ của động mạch cảnh chung với động mạch giáp dưới và động mạch đốt sống. 2.1.2.4.Đốt sống cổ 7: Mỏm gai không chẻ đôi và dài hẳn ra,sờ ngay thấy được dưới da,nên còn gọi là đốt sống lồi. Lỗ ngang rất nhỏ,có khi không có. 2.2. Các đốt sống ngực: 2.2.1. Đặc điểm chung của các đốt sống ngực: - Mỗi bên thân đốt sống có 2 hố khớp là hố sườn trên và hố sườn dưới, để khớp với đầu xương sườn. - Thân đốt sống dầy hơn đốt sống cổ. - Mỏm gai dài và chúc xuống dưới vì đoạn sống ngực không cử động nhiều. - Mỏm ngang có diện khớp là hố sườn ngang ,để khớp với củ xương sườn. - Lỗ đốt sống gần như hình tròn. 3
- 2.2.2. Đặc điểm riêng của một số đốt sống ngực: - Đốt sống ngực 1 có hố sườn trên là 1 hố trọn vẹn, để khớp với chỏm xương sườn 1 ,hố sườn dưới chỉ có 1 nửa. - Đốt sống ngực 10 không có hố sườn dưới. - Đốt sống ngực 11 và 12 chỉ có 1 hố sườn, để khớp toàn bộ với các xương sườn tương ứng., các mỏm ngang không có hố sườn ngang. 2.3. Các đốt sống thắt lưng ( vertebrae lumbales) 2.3.1.Đặc điểm chung: -Thân to và rộng bề ngang,cuống dầy. - Mỏm gai hình chữ nhật, hứớng ngang ra sau. - Mỏm ngang dài, được xem như là xương sườn thoái hóa, nên gọi là mỏm sườn. - Lỗ đốt sống hình tam giác. (Chú ý: các đốt sống thắt lưng không có hố sườn ở bên thân và không có lỗ mỏm ngang ). 2.3.2. Đặc điểm riêng: - Đốt sống thắt lưng 1 :có mỏm sườn kém phát triển hơn các đốt khác. - Đốt sống thắt lưng 5: có mỏm gai nhỏ nhất trong số các đốt sống thắt lưng. 2.4. XƯƠNG CÙNG: - Xương cùng do 5 đốt sống cùng dính lại. - Xương cùng khớp với đốt sống thắt lưng 5, tạo thành 1 góc lồi ra phía trước gọi là ụ nhô. - Ở mặt chậu hông,hai bên có lỗ cùng chậu hông để cho các nhánh trước của thần kinh gai sống cùng chui ra. - Ôúng cùng: liên tiếp với ống sống và chứa các nhánh của đuôi ngựa. 2.5. XƯƠNG CỤT: Được tạo nên bởi 4 đến 6 đốt sống cụt,lúc đầu rời nhau, sau dính lại làm một,được xem như là di tích còn lại của cái đuôi. 4
- XƯƠNG NGỰC Ngực được tạo bởi 1 khung xương gồm 12 đốt sống ngực, các xương sườn và xương ức. Lồng ngực ở người có đường kính ngang lớn hơn đường kính trước sau ,để thích nghi với tư thế đứng thẳng. - Lỗ trên của lồng ngực được giới hạn bởi đốt sống ngực thứ nhất,xương sườn thứ nhất và bờ trên cán xương ức. - Lỗ dưới lồng ngực lớn hơn, được giới hạn bởi đốt sống ngực 12, xương sườn 12 ở phía sau, sụn sườn thứ 7 nối với xương ức ở phía trước. - Góc dưới ức được tạo bởi mỏm mũi kiếm xương ức và sụn sườn thứ 7. - Hai bên lồng ngực là các cung sườn, giữa 2 xương sườn là khoang gian sườn. 1. XƯƠNG SƯỜN:Gồm 12 đôi, là những xương dài, cong. - 7 đôi xương sườn trên gọi là xương sườn thật, vì nối trực tiếp với xương ức bằng 1 sụn riêng. - 5 đôi cuối gọi là xương sườn giả, vì 3 đôi xương sườn 8,9,10, nối với xương ức nhờ sụn sườn thứ 7 ,và 2 đôi xương sườn 11 và 12 không nối với xương ức, nên còn gọi là xương sườn di động. Đặc điểm chung: - Đầu sườn có diện khớp ,khớp với hố sườn ở mặt bên thân 2 đốt sống kề nhau. - Cổ sườn : là phần thắt lại, nối đầu sườn với củ sườn . - Củ sườn: nằm ở phần sau chỗ nối giưã cổ và thân ,có diện khớp hình xoan tiếp khớp với hố sườn ngang của mỏm ngang đốt sống. - Thân sườn: dài, dẹp và cong, mặt ngoài nhẵn có cơ bám, mặt trong lõm , dọc theo bờ dưới rãnh sườn chứa động mạch gian sườn sau và nhánh trước của thần kinh gian sườn. 5
- 2. XƯƠNG ỨC: Là 1 xương dẹp ,nằm ở thành trước của lồng ngực,gồm 3 phần: cán ức, thân ức, và mỏm mũi kiếm. 6
- BÀI 2: CƠ THÂN ,CƠ HOÀNH, ỐNG BẸN MỤC TIÊU BÀI GIẢNG: - Kể tên theo lớp và chức năng của các cơ thành ngực - Kể tên theo lớp các cơ lưng gáy - Mô tả nguyên ủy, hướng đi, bám tận và tác dụng của các cơ thành bụng trước bên - Mô tả hình thể, nguyên ủy, bám tận và các cấu trúc của cơ hoành NỘI DUNG BÀI GIẢNG. Cơ thân được chia thành các nhóm: cơ thành ngực, cơ thành bụng, cơ lưng gáy, cơ hoành, đáy chậu. 1. Các cơ thành ngực 7
- Các cơ thành ngực gồm các cơ riêng của thành ngực và các cơ của vùng khác đến tăng cường cho động tác hô hấp. Các cơ thành ngực được xếp thành 3 lớp: - Lớp ngoài là cơ gian sườn ngoài - Lớp giữa là cơ gian sườn trong - Lớp trong gồm cơ gian sườn trong cùng, cơ dưới sườn, cơ nâng sườn và cơ ngang ngực. 1.1. Cơ gian sườn ngoài - Nguyên ủy: Bờ dưới của 11 xương sườn trên, các sợi chạy theo hướng xuống dưới ra trước. - Bám tận: Bờ trên các xương sườn ngay dưới - Thần kinh chi phối: thần kinh gian sườn tương ứng - Tác dụng: nâng các xương sườn trong động tác hít vào. 1.2. Cơ gian sườn trong - Nguyên ủy: Bờ dưới của các xương sườn, sụn sườn và các rãnh sườn, các sợi chạy theo hướng xuống dưới ra sau. - Bám tận: Bờ trên các xương sườn ngay dưới - Thần kinh chi phối: thần kinh gian sườn tương ứng - Tác dụng: 4 – 5 cơ gian sườn trong phía trên thì nâng các xương sườn trong động tác hít vào. Các cơ gian sườn trong còn lại thì hạ sườn trong động tác thở ra. 8
- 1.3. Cơ gian sườn trong cùng - Nguyên ủy: từ mép trong các rãnh sườn, các sợi chạy theo hướng xuống dưới. - Bám tận: Bờ trên các xương sườn ngay dưới - Thần kinh chi phối: thần kinh gian sườn tương ứng - Tác dụng: đang còn được bàn cãi. Giữa các gian sườn trong và gian sườn trong cùng có bó mạch gian sườn trước và thần kinh gian sườn. Hình 2.1 Các cơ gian sườn, “ Nguồn: Atlas Giải phẫu người 2007” 1.4. Cơ dưới sườn - Nguyên ủy: từ bờ dưới phần sau các xương sườn, các sợi chạy hướng xuống dưới vào trong. - Bám tận: Bờ trên các xương sườn thứ 2 hoặc thứ 3 bên dưới - Thần kinh chi phối: thần kinh gian sườn - Tác dụng: nâng các, trợ giúp trong động tác hít vào. 1.5. Cơ nâng sườn - Nguyên ủy: mỏm ngang các đốt sống từ C7 đến N11, các sợi chạy theo hướng xuống dưới ra ngoài. - Bám tận: mặt ngoài các xương sườn kế cận, giữa củ và góc sườn. - Thần kinh chi phối: nhánh sau thần kinh gai sống từ C8 đến N11 9
- - Tác dụng: nâng các xương sườn trong động tác hít vào. 1.6. Cơ ngang ngực - Nguyên ủy: từ 1/2 dưới mặt sau thân xương ức và mỏm mũi kiếm, thường chia thành 4 – 5 bó. - Bám tận: vào bờ dưới và mặt sau các sụn sườn từ thứ 2, hoặc 3 đến thứ 6. Các thớ dưới cùng chạy ngang và hòa lẫn với các thớ của cơ ngang bụng. - Thần kinh chi phối: thần kinh gian sườn - Tác dụng: chưa rõ, có lẽ là kéo phần trước các xương sườn xuống dưới, làm giảm thể tích lồng ngực. 2. Các cơ lưng gáy Các cơ lưng gáy là các cơ bám dọc cột sống từ nền sọ đến tận xương cụt, gồm 2 lớp: - Lớp nông: Là các cơ nối từ cột sống đến chi trên hoặc lồng ngực, gồm 6 cơ mỗi bên, xếp thành 3 lớp: + Lớp thứ nhất có 2 cơ: cơ thang, cơ lưng rộng + Lớp thứ hai có 2 cơ: cơ nâng vai, cơ trám + Lớp thứ ba có 2 cơ: cơ răng sau trên và cơ răng sau dưới - Lớp sâu: là các cơ cạnh sống bám dọc theo cột sống từ xương chẩm đến xương cùng, do các thần kinh gai sống chi phối, và xếp thành 4 lớp: + Lớp thứ nhất chỉ có ở đoạn cổ và ngực trên, gồm 2 cơ: cơ gối đầu và cơ gối cổ + Lớp thứ hai còn gọi là các cơ dựng sống. + Lớp thứ ba còn gọi là các cơ ngang gai. + Lớp thứ tư gồm cơ gian gai, cơ gian ngang 2.1. Cơ lớp nông 2.1.1. Cơ thang - Nguyên ủy: từ đường gáy trên của sọ, ụ chẩm ngoài, mỏm gai các đốt sống từ C1 đến N12 và các dây chằng gian gai của đoạn này. Các thớ chạy ra ngoài và hội tụ về phần giữa. - Bám tận: 1/3 ngoài bờ sau xg đòn, phía trong trên mỏm cùng vai, mép trên bờ sau gai vai. - Thần kinh: dây phụ, và đám rối C3 - Tác dụng: thực hiện động tác xoay xương vai vào gần cột sống, nâng & khép xương vai. 2.1.2. Cơ lưng rộng - Nguyên ủy: Mỏm gai và dây chằng gian gai từ đốt sống N6 đến xương cụt bằng một bảng gân dẹt, 1/3 sau mào chậu và 4 xương sườn cuối. Các thớ chạy chếch lên trên ra ngoài. - Bám tận: đáy rãnh gian củ xương cánh tay - Thần kinh: nhánh ngực lưng thuộc đám rối cánh tay - Tác dụng: duỗi, khép, xoay trong xương cánh tay. 2.1.3. Cơ nâng vai - Nguyên ủy: Mỏm ngang các đốt sống từ C1 đến C4. 10
- - Bám tận: bờ trong và góc trên xương vai - Thần kinh: nhánh lưng vai - Tác dụng: nâng xoay xương vai, nghiêng cổ khi vai cố định. 2.1.4. Cơ trám - Nguyên ủy: Mỏm gai các đốt sống từ C7 đến N5. - Bám tận: bờ trong xương vai. Phần trên cơ trám thường tách riêng gọi là cơ trám bé, phần còn lại là cơ trám lớn - Thần kinh: nhánh lưng vai - Tác dụng: nâng, kéo xương vai vào trong. 2.1.5. Cơ răng sau trên - Nguyên ủy: Mỏm gai các đốt sống từ C6 đến N2 và các dây chằng gian gai đoạn này. - Bám tận: mặt ngoài 4 xương sườn trên - Thần kinh: 4 thần kinh gian sườn trên. - Tác dụng: nâng sườn trong động tác hít vào. 2.1.6. Cơ răng sau dưới - Nguyên ủy: Mỏm gai các đốt sống từ N11 đến L3 và các dây chằng gian gai đoạn này. - Bám tận: mặt ngoài 4 xương sườn cuối. - Thần kinh: 4 thần kinh gian sườn cuối. - Tác dụng: hạ sườn trong động tác thở ra. 2.2. Cơ lớp sâu 2.2.1. Cơ gối đầu - Nguyên ủy: từ dây chằng gáy, mỏm gai các đốt sống từ C7 đến N3, các thớ chạy hướng lên trên ra ngoài. - Bám tận: 1/3 ngoài đường gáy trên của sọ, mỏm chũm - Tác dụng: phối hợp với cơ gối cổ để kéo đầu và cồ ra sau và ra ngoài, quay đầu về phía cùng bên, nếu cơ 2 bên cùng co sẽ làm ngửa đầu. 2.2.2. Cơ gối cổ - Nguyên ủy: từ mỏm gai các đốt sống từ N3 đến N6. - Bám tận: củ sau mỏm ngang các đốt sống từ C1 đến C4 - Tác dụng: phối hợp với cơ gối đầu để kéo đầu và cồ ra sau và ra ngoài, quay đầu về phía cùng bên, nếu cơ 2 bên cùng co sẽ làm ngửa đầu. 11
- 2.2.3. Cơ dựng sống Lớp cơ này chia thành 3 cột cơ chạy dọc từ xương cùng đến xương chẩm, từ ngoài vào trong có: cơ chậu sườn, cơ dài, cơ gai. Do các cơ này chạy qua các phần của thân, nên mỗi đoạn cơ còn được gọi tên riêng: cơ chậu sườn thắt lưng, cơ chậu sườn ngực, cơ chậu sườn cổ, cơ dài ngực, cơ dài cổ, cơ dài đầu, cơ gai ngực, cơ gai cổ, cơ gai đầu. Chức năng chủ yếu của các cơ này là duỗi và nghiêng cột sồng. 2.2.4. Cơ ngang gai Các cơ này bám từ mỏm ngang đến mỏm gai các đốt sống, , gồm các cơ bán gai, cơ nhiều chân và cơ xoay. Do các cơ này cũng chạy qua các phần của thân, nên mỗi đoạn cơ được gọi tên riêng: cơ bán gai ngực, cơ bán gai cổ, cơ bán gai đầu, cơ xoay ngực, cơ xoay cổ, cơ xoay đầu, cơ nhiều chân ngực, cơ nhiều chân cổ, cơ nhiều chân đầu, Chức năng chủ yếu của các cơ này là xoay cột sống. 2.2.5. Cơ gian gai và cơ gian ngang Cơ gian gai bám giữa các mỏm gai, cơ gian ngang bám giữa các mỏm ngang của các đốt sống liên tiếp. Các cơ ở từng đoạn cũng được gọi tên riêng tương ứng: cơ gian gai thắt lưng,cơ gian gai ngực, cơ gian gai cổ, cơ gian ngang thắt lưng,cơ gian ngang ngực, cơ gian ngang cổ, Chức năng: cơ gian gai là duỗi cột sống cơ gian ngang là duỗi và ngiêng cột sống 3. Cơ hoành Cơ hoành là một cơ rộng, dẹt, nằm ngăn cách giữa lồng ngực và ổ bụng. Cơ hoành có hình vòm đôi gọi là vòm hoành, mặt lõm hướng về phía bụng. 12
- Phần chu vi của cơ hoành bám quanh các xương lồng ngực và cột sống là cơ, còn phần trung tâm là gân nên có thể xem cơ hoành là tập hợp của nhiều cơ nhị thân. 3.1. Nguyên ủy: cơ hoành bám bằng 3 phần: - Phần ức: Gồm các thớ cơ bám vào mặt sau mỏm mũi kiếm xương ức. - Phần sườn: gồm các trẽ cơ bám vào sụn sườn và 6 xương sườn cuối, trong đó các trẽ bám vào xương sườn X, XI, XII dan xen kẽ với các bó của cơ ngang bụng. Giới hạn giữa phần ức và phần sườn mỗi bên là một khe nhỏ gọi là khe ức sườn, để cho bó mạch thượng vị trên đi qua. - Phần thắt lưng: bám vào cột sống thắt lưng và các cơ thành bụng sau bởi các trụ và dây chằng: + Trụ phải bám vào 3 hay 4 đốt sống thắt lưng trên và các đĩa gian đốt sống. + Trụ trái bám vào 2 hay 3 đốt sống thắt lưng trên và các đĩa gian đốt sống. + Dây chằng cung giữa là cung sợi nối liền hai trụ, cung này giới hạn cùng với thân đốt sống N12 thành lỗ động mạch chủ. + Dây chằng cung trong là nơi dày lên của mạc cơ thắt lưng tạo thành chổ bám cho một số thớ cơ của phần thắt lưng bắt đầu từ thân đốt sống L2 hoặc L3 đến mỏm ngang tương ứng. + Dây chằng cung ngoài bắt ngang cơ vuông thắt lưng, là nơi dày lên của mạc cơ vuông thắt lưng, bám từ mỏm ngang đốt sống L1 hoặc L2 đến xương sườn thứ 12. 3.2. Bám tận: Từ nguyên ủy, các thớ cơ chạy lên rồi vòng ngang sang phía đối diện để tập trung về một tấm gân gọi là trung tâm gân cơ hoành, đây được xem là chổ bám tận của cơ hoành. Trung tâm gân cơ hoành gồm có 3 lá: lá phải, lá trái, và lá giữa (lá giữa rộng ngang và hướng hơi sang trái và ra trước nên còn gọi là lá trước). 3.3. Các lỗ của cơ hoành Cơ hoành có nhiều lỗ để cho các tạng và mạch máu, thần kinh từ ngực xuống bụng hoặc từ bụng lên ngực (nên có thể xảy ra thoát vị hoành), gồm có các lỗ chính sau: - Lỗ tĩnh mạch chủ dưới: nằm giữa lá phải và lá giữa của trung tâm gân, ở ngang mức đĩa gian đốt sống N8 và N9. - Lỗ động mạch chủ: nằm sau dây chằng cung giữa. - Lỗ thực quản: nằm trước lỗ động mạch chủ, do các thớ cơ xuất phát từ 2 trụ tạo thành, nằm ngang mức đốt sống N10, chui qua lỗ này có thực quản, 2 dây thần kinh X, các nhánh nối của động mạch hoành và của hệ tĩnh mạch cửa - chủ - Ngoài ra còn có các khe nhỏ ở các trụ cơ hoành và khe ức sườn. 3.4. Chức năng của cơ hoành Cơ hoành có các chức năng sau: - Đóng vai trò quan trọng nhất trong động tác hít vào 13
- - Cùng với các cơ thành bụng làm tăng áp lực ổ bụng trong đại tiện, sinh đẻ… - Đẩy máu trong gan và trong ổ bụng về tim - Đóng vai trò của một cơ thắt thực quản. Hình 2.6 Cấu tạo cơ hoành, “ Nguồn: Atlas giải phẫu người 2007” 4. Cơ thành bụng 4.1. Cơ thành bụng trước, bên Thành bụng bên gồm ba cơ xếp thành ba lớp từ nông đến sâu: cơ chéo bụng ngoài, cơ chéo bụng trong và cơ ngang bụng. Thành bụng trước gồm hai cơ là cơ thẳng bụng và cơ tháp. 4.1.1. Cơ chéo bụng ngoài - Nguyên ủy: xuất phát bằng tám trẽ cơ bám vào mặt ngoài tám xương sườn dưới. Các thớ cơ chạy chếch từ trên xuống dưới, vào trong. Phía trước trong và 3cm trên gai chậu trước trên thì phần cơ được tiếp nối bởi một lá cân rộng. - Bám tận: cân cơ chéo bụng ngoài hướng ra trước và và trong, . Phía trong: cân góp phần tạo nên lá trước bao cơ thẳng bụng, rồi hòa lẫn với cân cơ đối bên để tạo thành đường trắng giữa từ xương ức đến xương mu. 14
- . Phía dưới: căng từ gai chậu trước trên đến củ mu và dầy lên tạo thành dây chằng bẹn, rồi lật lại bám vào mạc ngang. Các thớ dưới cùng bám trực tiếp vào mép ngoài mào chậu. . Phía dưới trong: bám vào xương mu bằng trụ ngoài và trụ trong, hai trụ nối nhau bởi các sợi gian trụ. Trụ ngoài chạy quặt lên trên vào trong thành dây chằng phản chiếu, cùng với hai trụ giới hạn nên lỗ bẹn nông. Hình 2.7 Các Cơ thành bụng trước bên, “ Nguồn: Atlas giải phẫu người 2007” 4.1.2. Cơ chéo bụng trong - Nguyên ủy: bắt đầu từ mạc ngực thắt lưng, 2/3 trước mào chậu, 1/2 ngoài dây chằng bẹn - Bám tận: . Các thớ trên chạy lên trên và ra trước đến bám vào các xương sườn X, XI, XII . Các thớ giữa chạy hướng ngang, rồi thoát thành cân khi đến gần bờ ngoài cơ thẳng bụng. 2/3 trên cân cơ chéo bụng trong chia thành hai lá, còn ở 1/3 dưới chỉ có một lá, góp phần tạo thành bao cơ thẳng bụng, rồi hòa với cân cơ bên đối diện ở đường trắng giữa. . Các thớ dưới: từ 1/2 ngoài dây chằng bẹn uốn cong phía trên và sau thừng tinh rồi bám vào mào lược xương mu. 4.1.3. Cơ ngang bụng 15
- - Nguyên ủy: từ 1/3 ngoài dây chằng bẹn, mép trong mào chậu, mạc ngực thắt lưng và mặt trong sáu sụn và xương sườn cuối. - Bám tận: chạy ngang ra trước đến bờ ngoài cơ thẳng bụng thì thành cân. 2/3 trên cân tham gia tạo lá sau bao cơ thẳng bụng, còn 1/3 dưới góp phần tạo lá trước bao cơ thẳng bụng. Sau đó hòa lân với cân cơ bên đối diện ở đường trắng giữa. Liềm bẹn (gân kết hợp) là phần dưới cùng dính chung của cơ chéo bụng trong và cơ ngang bụng, tạo thành một bờ khuyết hình liềm chạy phía trên thừng tinh rồi bám vào đường lược xương mu. Sâu hơn cơ ngang bụng là mạc ngang, đến mỡ ngoài phúc mạc, rồi phúc mạc. Hình:a) Cơ chéo bụng ngoài b)Cơ chéo bụng trong c)Cơ ngang bụng 4.1.4. Cơ thẳng bụng 16
- - Nguyên ủy: gân ngoài bám từ thân xương mu, gân trong đan xen với phần tương ứng của bên đối diện, các thớ chạy dọc lên trên, thường có 3-5 trẽ gân ngang chia cơ thành nhiều múi. - Bám tận: Mỏm mũi kiếm xương ức và các sụn sườn V, VI, VII * Bao cơ - 2/3 trên: . Lá trước: một phần cân cơ chéo bụng ngoài lá trước cân cơ chéo bụng trong . Lá sau: lá sau cân cơ chéo bụng trong cân cơ ngang bụng và mạc ngang - 1/3 dưới: . Lá trước: một phần cân cơ chéo bụng ngoài cân cơ chéo bụng trong cân cơ ngang bụng . Lá sau: mạc ngang - Giới hạn giữa 2/3 trên và 1/3 dưới gọi là đường cung. Hình 2.8 Các Cơ thành bụng trước bên, “ Nguồn: Atlas giải phẫu người 2007” 4.1.5. Cơ tháp Không quan trọng, thường không có. Hình tam giác, xuất phát từ thân xương mu, các thớ chạy lên trên vào trong, bám vào đường trắng đoạn dưới rốn. ● Tác dụng của các cơ thành bụng trước bên : - Giữ và bảo vệ các tạng trong ổ bụng không sa. - Cùng hoạt động sẽ tăng rất lớn áp lực ổ bụng góp phần rất quan trọng cho việc đại tiện, tiểu tiện, ói mửa, sanh đẻ. - Giúp đỡ hô hấp khi thở ra gắng sức - Trợ giúp các cơ cạnh sống xoay thân thể và giữ vững thân thể. 4.2. Các cơ thành bụng sau 17
- Cơ thành bụng sau gồm các cơ tạo nên thành sau của ổ bụng: cơ vuông thắt lưng và 3 cơ đã được mô tả ở chi dưới là cơ thắt lưng lớn, cơ thắt lưng bé, và cơ chậu (3 cơ này thường hợp chung gọi là cơ thắt lưng chậu). - Cơ vuông thắt lưng là một cơ dẹt hình tứ giác, nguyên ủy từ phần sau mép trong mào chậu, các thớ chạy thẳng lên trên để bám tận vào bờ dưới xương sườn 12 và mỏm ngang các đốt sống thắt lưng. Cơ làm động tác nghiêng thân sang bên, khi 2 cơ cùng co thì có tác dụng duỗi cột sống. 5. Ống bẹn Ống bẹn là đường hầm đục chếch chiều dày các lớp cân cơ vùng bụng bẹn, chứa thừng tinh ở nam hoặc dây chằng tròn ở nữ. Ống bẹn dài 4-6cm, chạy chếch từ trên xuống dưới, vào trong, ra trước. Đây là điểm yếu của thành bụng, thường xảy ra thoát vị bẹn. Cấu tạo có 4 thành và 2 lỗ: - Lỗ bẹn nông: nằm ngay trên củ mu, giới hạn bởi: . Trụ ngoài, trụ trong của cân cơ chéo bụng ngoài . Sợi gian trụ nối giữ trụ ngoài với trụ trong, và dây chằng phản chiếu - Thành trước : . Cân cơ chéo bụng ngoài, trụ ngoài, trụ trong, sợi gian trụ . Phần nhỏ cân cơ chéo bụng trong và cơ ngang bụng 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Giải phẩu và sinh lý hệ tiêu hóa - BS Huỳnh Thị Minh Tâm
155 p | 1739 | 387
-
Sách bài giảng Giải phẫu học tập 1: Phần 1 - NXB Y học
191 p | 1355 | 309
-
Bài giảng Giải phẫu tạo hình: Phần 1 – ĐH CNTT&TT
29 p | 498 | 71
-
Bài giảng Giải phẫu tạo hình: Phần 2 – ĐH CNTT&TT
45 p | 251 | 63
-
Bài giảng Giải phẫu học lồng ngực qua các lát cắt ngang CT scan (phần 2) - BS. Lê Hữu Linh
40 p | 308 | 53
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý - Bài 2: Giải phẫu sinh lý hệ xương
170 p | 61 | 9
-
Bài giảng Giải phẫu học (Tập 1): Phần 2
302 p | 71 | 9
-
Bài giảng Giải phẫu 1: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
136 p | 10 | 5
-
Bài giảng Giải phẫu 1: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
137 p | 17 | 5
-
Bài giảng Giải phẫu: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
145 p | 16 | 3
-
Bài giảng Giải phẫu bệnh: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
262 p | 15 | 3
-
Bài giảng Giải phẫu 2: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
144 p | 8 | 2
-
Bài giảng Giải phẫu 2: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
72 p | 9 | 2
-
Bài giảng Giải phẫu 1: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
136 p | 7 | 2
-
Bài giảng Giải phẫu: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
156 p | 4 | 2
-
Bài giảng Giải phẫu bệnh: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
290 p | 9 | 2
-
Bài giảng Giải phẫu 2: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
114 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn