intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Giải phẫu tạo hình: Phần 2 – ĐH CNTT&TT

Chia sẻ: Kiếp Này Bình Yên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:45

251
lượt xem
63
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 của bài giảng Giải phẫu tạo hình cung cấp cho người học những kiến thức về hệ xương và hệ cơ trong cơ thể người. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm bắt các nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Giải phẫu tạo hình: Phần 2 – ĐH CNTT&TT

  1. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện CHƢƠNG 4: BỘ XƢƠNG NGƢỜI 4.1. Khái quát chung về bộ xƣơng 4.1.1. Khái quát chung Bộ xƣơng là cốt lõi trong cơ thể con ngƣời. Nó quyết định hình dáng ngƣời cao hay thấp, to hay nhỏ. Ngƣời ta căn cứ vào hình dạng của xƣơng mà phân loại nhƣ sau: + Xƣơng dài: Có tác dụng làm đòn bẩy cho sự vận động ( xƣơng cánh tay, xƣơng cổ tay, xƣơng đùi...) + Xƣơng ngắn: Thƣờng có hình hộp 6 mặt gặp ở những bộ phận đòi hỏi vừa rắn chắc, vừa đàn hồi, mềm dẻo( xƣơng cổ chân, cổ tay...) + Xƣơng dẹp: Là xƣơng có hình rộng bản tham gia bảo vệ các cơ quan bên trong( xƣơng bả vai, xƣơng ức, hộp sọ...) + Xƣơng có hình dạng phức tạp: Xƣơng cột sống, xƣơng hàm trên Nhìn hình dạng bên ngoài của các xƣơng ngƣời ta thấy các yếu tố nhƣ mặt xƣơng, khớp xƣơng. Trên mặt các xƣơng có cấu tạo hình thái khác nhau. Với các phần lồi lên thì có các mầu, lồi, ụ, nhảm,củ, gai, gờ....Đối với phần lõm thì có hõm, hố, vành, khuyết, rãnh... Các xƣơng dính vào nhau bởi các khớp xƣơng. Mỗi đầu xƣơng tham gia khớp đều có diện khớp. Nếu đầu xƣơng này có diện khớp lồi lên thì ở đầu xƣơng kia sẽ tạo thành một hộ khớp tƣơng ứng. Ngƣời ta chia ra làm nhiều loại khớp nhƣ khớp răng cƣa, khớp hình cầu, khớp bầu, khớp yên ngựa, khớp ròng rọc, khớp phẳng, khớp quay. 30 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  2. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện 4.1.2. Khái quát về cấu tạo bộ xƣơng ngƣời Cơ thể ngƣời có khoảng 206 xƣơng riêng biệt, trong đó đa số là những xƣơng chẵn xếp thành đối xứng và chiếm 1/5 khối lƣợng cơ thể. Ngƣời ta chia bộ xƣơng thành bốn phần: Xƣơng đầu, xƣơng thân, xƣơng chi trên, xƣơng chi dƣới + Xƣơng đầu: đã nghiên cứu + Xƣơng thân: Xƣơng thân đƣợc tạo bởi lồng ngực phía dƣới và cột sống phía sau. Cột sống có tác dụng làm trụ của cơ thể và lồng ngực bám vào cái trụ đó + Cột sống: là phần chính của bộ xƣơng, nó nâng đỡ khối lƣơng đầu, chi trên và thân Cột sống là một cột xƣơng gồm nhiều đốt sống hợp lại chồng lên nhau đƣợc chia thành các đoạn: Đoạn sống cổ có 7 đốt Đoạn sống ngực có 12 đốt Đoạn sống lƣng có 5 đốt Đoạn sống cùng có 5 đốt Đoạn cụt có 3-4 đốt + Lồng ngực: Hình trái xoan dẹt giống nhƣ một cái thùng để bảo vệ tim phổi và một phần ống tiêu hóa Lồng ngực đƣợc tạo bởi xƣơng ức phía trƣớc và 12 đôi xƣơng sƣờn phía bên. Trong đó có 10 đôi trên có sụn sƣờn nối với xƣơng ức còn 2 đôi xƣơng sƣờn cuối cùng lơ lửng gọi là xƣơng sƣờn cụt ( xƣơng sƣờn thoái hóa ). Các đôi xƣơng sƣờn có thể nâng lên hạ xuống làm thay đổi thể tích lồng ngực khi hô hấp + Xƣơng chi trên: Gồm 2 phần: xƣơng đai vai và xƣơng tay 31 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  3. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện + Xƣơng đai vai: Gồm có 2 xƣơng: Xƣơng đòn ở phía trƣớc, xƣơng bả vai ở phía sau. Xƣơng đòn và xƣơng bả vai hợp lại giống nhƣ một vành đai 32 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  4. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện - Xƣơng đòn: hình ống cong nhƣ chữ S có một đầu khớp với xƣơng ức, một đầu khớp với xƣơng bả vai - Xƣơng bả vai: năm ở phía sau lồng ngực, là xƣơng dẹt hình tam giác. Góc ngoài có hõm khớp với xƣơng cánh tay + Xƣơng tay: Gồm 30 xƣơng đƣợc chia làm 3 khối - Xƣơng cánh tay: là một xƣơng ống dài đầu trên khớp với xƣơng bả vai, đầu dƣới khớp với xƣơng trụ và xƣơng quay - Xƣơng cẳng tay: Gồm 2 xƣơng: xƣơng trụ ở trong, xƣơng quay ở ngoài. Xƣơng trụ dài hơn và có mỏm xƣơng lớn ở trên đầu trên làm thành khuỷu tay. Xƣơng quay ngắn hơn, phía dƣới trực tiếp khớp với xƣơng cổ tay - Xƣơng bàn tay: chia làm 3 khối gồm 8 xƣơng cổ tay, 5 xƣơng đốt bàn tay, 14 xƣơng đốt ngón tay + Xƣơng chi dƣới Do sự đứng thẳng của con ngƣời nên xƣơng chi dƣới to và khỏe hơn xƣơng chi trên và đƣợc chia làm 2 phần chính: xƣơng chậu hông và xƣơng chân - Xƣơng chậu hông: là xƣơng lớn nhất trong bộ xƣơng ngƣời làm chỗ dựa cho một số cơ quan trong cơ thể bao gồm 2 mảnh xƣơng chậu khớp với nhau phía trƣớc bằng đĩa sụn háng (tạo thành ụ mu), phía sau bởi xƣơng cùng. Bên ngoài mỗi mảnh xƣơng chậu có hõm khớp lớn để khớp với đầu trên c chậu của xƣơng đùi - Xƣơng chân: gồm 30 xƣơng chia làm 3 khối - Xƣơng đùi: là xƣơng dài nhất trong bộ xƣơng. Đầu trên của xƣơng đùi khớp với xƣơng mày - Xƣơng cẳng chân: Gồm 2 xƣơng đó là xƣơng chày và xƣơng mác. Xƣơng chày to vè dài nằm ở phía trong , xƣơng mác mảnh và ngắn hơn nằm ở phía ngoài. Cả xƣơng chày và xƣơng mác đều cặp lấy xƣơng cổ chân tạo thành mắt cả trong và mắt cả ngoài - Xƣơng bánh chè: là một xƣơng nhỏ hình hạt vừng nằm ở phía trƣớc đầu trên của xƣơng bánh chày có tác dụng giữ cho xƣơng cẳng chân không gập về phía trƣớc - Xƣơng bàn chân : chia làm 3 khối: 7 xƣơng cổ chân, 5 xƣơng đốt bàn chân, 14 xƣơng đốt ngón chân 4.2. Xƣơng thân 4.2.1. Cột sống Là một cột xƣơng gồm các đốt chồng khớp lên nhau bởi những dây chằng và đĩa sụn gian đốt, giữa có một ống rỗng chứa lỗ tủy. Nếu nhìn thẳng cột sống có hình cây đàn tam, nhìn bên cột sống có hình chữ S. Nhìn nghiêng, cột sống có hai chỗ 33 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  5. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện lồi ra phía trƣớc đó là phần cổ và phần thắt lƣng và hai chỗ lõm ra sau, đó là phần ngực và phần xƣơng cùng Cột sống gồm 32 hoặc 33 đốt, trong đó 24 đốt sống đầu lớn dần từu trên xuống gọi là đốt sống thật. Phần dƣới gồm xƣơng cùng và xƣơng cụt nhỏ dần một cách nhanh chóng gọi là đốt sống giả Toàn bộ đốt sống đƣợc chia làm các phần nhƣ sau: + Đoạn cổ: 7 đốt. Đây là đặc trƣng của các loài động vật có vú. Các đốt sống cổ to dần từ trên xuống dƣới Đốt sống cổ thứ nhất ( đốt đội): hình vành khuyên không có thân đốt, lỗ sống rộng. Mặt trên có diện khớp yên ngựa để khớp với lồi cầu của xƣơng chẩm Đốt sống cổ thứ hai ( đốt trục ):có một thân nhỏ, trên thân có một mấu khớp nhô lên để làm trục quay cho đốt đội. Có thể hình dung đốt trục và đốt đội là cặp bản lề. Đốt đội là cối gắn liền với xƣơng sọ có thể xoay quanh trục bản lề của cột sống là đốt trục 34 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  6. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện + Đoạn ngực: 12 đốt Từ đốt 1 đến đốt 12 nối liền với các xƣơng sƣờn. Các mỏm gai dài dần hƣớng từ trên xuống dƣới + Đoạn thắt lƣng: 5 đốt Đây là các đốt sống lớn nhất trong cơ thể, các thân hình bầu dục với mỏm gai to và dày + Đoạn cùng ( xƣơng cùng ): 5 đốt dính liền Xƣơng cùng hình tàm giác dẹt và cong, trông nghiêng nhƣ lƣỡi xẻng. Khi còn nhỏ 5 đốt đƣợc xác định rõ ràng. Từ 16 đến 30 tuổi, các đốt dính liền thành một khối 35 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  7. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Hai bên thân đốt dày có diện khớp với xƣơng chậu nhƣ hình tai gọi là diện nhĩ. Mặt trƣớc có một mào ngang, hai bên có hai màng lỗ, mỗi hàng 4 lỗ gọi là lỗ cùng trƣớc. Mặt sau có ba dãy mào đi theo hƣớng dọc, hai bên có các lỗ thông với lỗ cùng trƣớc gọi là lỗ cùng sau + Đoạn cụt: có 3 hoặc 4 đốt Là các đốt sống thoái hóa dính liền với nhau. Đây là di tích đuôi của động vật có xƣơng sống. Phía trên nối với xƣơng cùng và có hai mấu nhỏ gọi là sừng Để tiện nghiên cứu chúng ta lấy đốt sống ở ngực làm đốt sống điển hình. Đốt sống có một thân nằm phía trƣơc hình trụ dẹp, hai góc phía trên nối liền với một mảnh gọi là cũng đốt sống. Giữa thân và cung đốt sống có một lỗ sống hình tam giac. Chỗ nối cuống và mảnh mỗi bên có một mỏm ngang. Chỗ nối hai mảnh quay về phía sau làm thành mỏm gai. Các mỏm gai chồng lên nhau tạo thành gai sống( thấy rõ phía sau lƣng của ngƣời gầy, yếu ). Nhƣ vậy, mỗi đốt sống ở ngực có 3 mỏm dài, 4 mỏm ngắn và 10 diện khớp Trong hoạt động của con ngƣời cột sống có thể cử động đƣợc nhiều chiều, cúi ngƣời về phía trƣớc, ngửa ngƣời ra phía sau, nghiêng trái hoặc phải, quanh trục thẳng đứng khi làm động tác quay và vận động nhún nhƣ lò xo Chiều dài của cột sống quy định chiều cao của thân mình 36 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  8. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện 4.2.2. Lồng ngực 37 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  9. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Lồng ngực là bộ phận cơ thể có tác dụng bảo vệ tim phổi và một phần ống tiêu hóa. Toàn bộ lồng ngực hình trái xoan dẹt, phía dƣới nở và đƣa ra phía trƣớc theo hƣớng chếch của xƣơng ức Cấu tạo của lồng ngực gồm có phần xƣơng và phần sụn, đƣợc hình thành bởi các chắp nối giữa cột sống với những xƣơng sƣờn và xƣơng ức + Xƣơng sƣờn 38 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  10. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Mỗi xƣơng sƣờn là một tấm xƣơng dẹp và cong gồm một thân xƣơng và hai đầu. Đầu sau có chỏm để khớp với diện khớp của thân đốt sống. Tiếp theo là cổ sƣờn, cạnh cổ sƣờn là củ lồi sƣờn là nơi tiếp xúc với mỏm ngang đốt sống Toàn bộ xƣơng sƣờn đi theo hƣớng chếch từ phía sau ra phía trƣớc, từ trên xuống dƣới gồm 12 đôi, 7 đôi đầu gọi là xƣơng sƣờn thật, nối trực tiếp với xƣơng ức bằng các sụn sƣờn. Từ đôi thứ 8 đến đôi thứ 10 gọi là xƣơng sƣờn giả. Các đôi này nối liền vào sụn sƣờn của xƣơng sƣờn thứ 7 để nối vào xƣơng ức. Hai đôi cuối cùng gọi là xƣơng sƣờn thứ 7 để nối vào xƣơng ức.Hai đôi cuối cùng gọi là xƣơng sƣờn cụt ( sƣơng sƣờn thái hóa ). Chúng lơ lửng phía trƣớc không nối với xƣơng nào. + Xƣơng ức Là một xƣơng dẹp và thon nằm ở phía trƣớc lồng ngực gồm nhiều mảnh gắn liền với nhau nhƣ hình một lƣỡi kiếm, mũi chúc xuống phía dƣới. Xƣơng ức gồm 3 phần Phần trên là chuôi kiếm Phần giữa là thân kiếm Phần cuối là mỏm kiếm ( mũi kiếm ) Đầu trên xƣơng ức có hõm khớp với xƣơng đòn, hõm khớp sụn sƣờn 1 và có hõm khớp với một phần của sụn sƣờn 2. Tất cả các sụn sƣờn khác đều góp vào thân xƣơng ức Xƣơng ức của nữ giới nhỏ và mỏng hơn xƣơng ức của nam giới Nhƣ vậy, mỗi lần ta hít thở 12 đối xƣơng sƣờn nâng lên hạ xuống cùng xƣng ức làm cho thể tích cùng hình dáng lồng ngực thay đổi theo hƣớng dọc- ngang, trƣớc- sau, trái-phải. Chính bản thân sự co dãn, đàn hồi của những sụn sƣờn đã tạo nên động tác lắc lƣ từ bên nọ sang bên kia của những sựn sƣờn đã tạo nên động tác lắc lƣ từ bên nọ sang bên kia của những đầu sƣờn phía trƣớc cũng nhƣ động tác co hẹp lồng ngực 4.3. Xƣơng chi trên Xƣơng chi trên gồm có 2 phần chính: Những xƣơng đai vai và những xƣơng tay 39 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  11. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện 4.3.1. Xƣơng đòn Là một xƣơng hình ống cong hình chữ S nằm giữa chi trên và xƣơng ức Xƣơng hẹp theo hƣớng trên dƣới. Đầu ngoài nối với mỏm cùng vai của xƣơng bả vai. Đầu trong khớp với xƣơng ức. Đoạn giữa là thân xƣơng Xƣơng đòn có chức năng quan trọng giữ cho khớp bả vai có một khoảng cách nhất định với xƣơng ức giúp chi trên hoạt động tự do 40 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  12. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện 4.3.2. Xƣơng bả vai Hình tam giác nằm ở phía sau lồng ngực, giữa xƣơng sƣờn thứ 2 và thứ 8 Góc ngoài xƣơng bả vai có mỏm cùng vai ở phía sau và mỏm quạ ở phía trƣớc Mặt sau xƣơng có gai vai chia thành hố trên gai và hố dƣới gai. Bờ song song với cột sống gọi là bờ sống, bờ ngoài là bờ nách, bờ trên gọi là bờ vai. Phía trên hõm nách có hố để khớp với mỏm xƣơng cánh tay Xƣơng bả vai di chuyển lắc lƣ đầu ngoài theo các động tác của tay nhƣ đƣa sang ngang hoặc giơ tay lên cao 41 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  13. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện 4.3.3. Xƣơng cánh tay 42 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  14. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Là một xƣơng dài hình ống, thân xƣơng không đều trông nhƣ bị xoắn gồm một thân xƣơng và hai đầu. Đầu trên là một mỏm bán cầu bọc sụn khớp với hõm khớp của xƣơng bả vai. Tiếp theo là xƣơng cổ tay, phía dƣới có mấu động lớn nằm ở phía ngoài và mấu động bé ở phía dƣới. Có hai mào tƣơng ứng chạy về phía thân cạnh hai mấu gọi là mào mấu động lớn và mào mấu động bé. Đầu dƣới xƣơng cánh tay rộng và dẹt theo hƣớng trƣớc sau có diện khớp ròng rọc để khớp với hõm khớp bán 43 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  15. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện nguyệt của xƣơng trụ. Mặt trƣớc có hố vẹt, mặt sau có hố khuỷu. Hố ngoài ròng rọc có một mỏm tròn gọi là lồi cầu khớp với đầu trên xƣơng quay 4.3.4. Xƣơng cẳng tay Gồm có 2 xƣơng nằm song song bên nhau là xƣơng trụ và xƣơng quay - Xƣơng trụ Là xƣơng dài nằm ở phía trong giống hình cái cờ lê. Đầu trên có hõm khớp hình bán nguyệt,ở giữa hõm khớp có một gờ tƣơng ứng để ngăn cản sự trƣợt ngang của hõm khớp. Hõm khớp bán nguyệt hình thành hai mỏm: Mỏm vẹt ở phía trƣớc khớp với hố vẹt của xƣơng cánh tay khi gấp cẳng tay, phía dƣới mỏm vẹt có lồi củ xƣơng trụ. Mỏm khuỷu ở phía sau để khớp với hố khuỷu xƣơng cánh tay khi duỗi cẳng tay. Thân xƣơng hình năng trụ, đầu dƣới nhỏ hơn phía trong có mỏm trâm nhô ra và một rãnh gân của cơ trụ sau - Xƣơng quay Nằm ở phía ngoài có đầu trên nhỏ và đầu dƣới to hơn. Đầu trên là đài quay lõm hình lòng chảo khớp với lồi cầu của xƣơng cánh tay. Phía dƣới đầu xƣơng là đoạn thắt nhỏ gọi là cổ xƣơng. Dƣới cổ xƣơng có chỗ xù xì gọi là củ lồi quay. Thân xƣơng hình lăng trụ ba mặt. Đầu dƣới lớn hơn, rộng hơn khớp với các xƣơng cổ tay, phía ngoài có mỏm trâm lớn trễ xuống, trong có hõm khớp nhỏ khớp với đầu xƣơng trụ Về mặt tạo hình, hai xƣơng cẳng tay có liên quan chặt chẽ với nhau trong động tác. Bàn tay khi để ngửa, hai xƣơng đứng song song nhƣng khi úp sấp bàn tay đầu dƣới của xƣơng quay bắt chéo qua xƣơng trụ nhƣ chữ X 4.3.5. Cấu trúc khuỷu tay Khi vẽ khuỷu tay, ngƣời vẽ cần nhận biết đƣợc 3 khu vực xƣơng nổi trên bề mặt. Đó là vùng lồi do các mỏm lồi cầu xƣơng cánh tay và phần mỏm khuỷu xƣơng trụ. Mỏm lồi cầu phía ngoài dễ thấy khi co cẳng tay lại. Ở đầu khuỷu tay, xƣơng trụ to và khớp vào xƣơng cánh tay để làm thành một bản lề. Đầu xƣơng quay ít khi lộ ra phía ngoài nhƣng nó xuay chuyển mỗi khi cẳng tay xoay trong khi xƣơng trụ vân giữ nguyên vị trí 44 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  16. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện 4.3.6. Khối xƣơng bàn tay Bàn tay là báu vật của con ngƣời. Trong mọi hoạt động của cơ thể bàn tay đóng một vai trò quan trọng. Hình dạng của bàn tay phần lớn đƣợc xác định do cấu trúc xƣơng cùng các cơ và các dây chằng dài nối với cẳng tay. Nó hết sức phức tạp nhƣng cũng rất phong phú. Các động tác của bàn tay không chỉ là cầm, nắm. Trông một chừng mực nào đó, nó còn kết hợp với mặt, cơ thể để biểu lộ tình cảm. Nhìn chung, bàn tay của nam giới và nữ giới giống nhau nhƣng ở bàn tay nữ giới các xƣơng nhỏ nhắn hơn, hình dáng bên ngoài trông thon thả và thanh mảnh hơn ở nam giới Toàn bộ xƣơng bàn tay gồm 27 xƣơng đƣợc chia thành ba khối: 8 xƣơng cổ tay 5 xƣơng đốt bàn tay 14 xƣơng đốt ngón tay + Khối xƣơng cổ tay: gồm 8 xƣơng nhỏ hình hộp, xếp thành 2 hàng - Hàng trên kể từ ngoài vào gồm có: Xƣơng thuyền: giống hình cái thuyền Xƣơng nguyệt: hình bán nguyệt 45 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  17. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Xƣơng tháp: giống hình tháp Xƣơng đậu: nhỏ nhƣ hạt đậu - Hàng dƣới kể từ ngoài vào có Xƣơng thang: giống hình thang Xƣơng thê: giống hình thang nhỏ Xƣơng cả: đẫy nhất trong các xƣơng cổ tay Xƣơng móc: có một móc ở mặt lòng bàn tay 8 xƣơng này hợp thành một khối dẹp, cạnh trên đều đặn và cong lên khớp với xƣơng cẳng tay. Cạnh dƣới khúc khuỷu khớp với những đốt xƣơng đốt bàn tay. Mặt sau cong lồi, mặt trƣớc lõm hình lòng máng + Khối xƣơng đốt bàn tay Bàn tay gồm 5 xƣơng dài hình lăng trụ tam giác. Đầu trên có diện khớp phẳng gọi là nền khớp, khớp với xƣơng cổ tay và xƣơng đốt bên cạnh. Đầu dƣới có diện khớp tròn gọi là chỏm, có những lõm ngang gồ ghề, đặc điểm riêng từ ngoài vào xƣơng thang, đảm bảo co ngón cái vận động tự do 46 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  18. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện Đốt 2 dài nhất Đốt 3 có mỏm trâm phía sau Đốt 4 ngắn vừa Đốt 5 ngắn và mảnh nhất Trong xƣơng bàn tay con ngƣời, đốt 1 đứng tách riêng còn có các đốt khác hợp lại với nhau thành một khối cong vào Riêng đốt ngón cái với xƣơng ngón cái đã tách ra khỏi mặt phẳng của bàn tay, nhờ vậy mà có thể tiếp xúc với 4 ngón khác và giữ chức năng sử dụng công cụ lao động + Khối xƣơng đốt ngón tay Gồm 14 xƣơng chia 5 ngón, mỗi ngón có 3 đốt, tiêng ngón cái chỉ có 2 đốt, đầu trên các đốt có diện khớp trũng khớp với khớp tròn của chỏm xƣơng đốt bàn tay. Đầu dƣới các đốt 1 và 2 gọi là chỏm có diện khớp ròng rọc để khớp với diện khớp đôi. Đầu dƣới của các đốt ngón tay có gờ để đỡ móng tay Cấu tạo bàn tay ngƣời đã biến đổi do ảnh hƣởng của lao động, biến đổi quan trọng nhất là xƣơng đốt bàn 1( ngón cái ) to tuyệt đối so với các ngón khác và đối diện với các ngón khác để sử dụng công cụ lao động. 4.4. Xƣơng chi dƣới 4.4.1. Xƣơng đùi Là xƣơng dài nhất trong cơ thể ngƣời. Nhìn phía trƣớc thân xƣơng đùi thẳng chếch vào trong, nhìn mặt bên xƣơng đùi gợi hình chữ S cong ra phía trƣớc, do đó ta thấy mặt trƣớc của đùi cũng cong theo. Xƣơng đùi gồm một thân xƣơng và hai đầu. Đầu trên có chỏm bán cầu bọc sụn để khớp với ổ chảo của xƣơng chậu. Tiếp đến cổ xƣơng. Chỗ tiếp giáp giữa cổ và thân xƣơng có mấu chuyển lớn nằm ngoài và mấu chuyển bé nằm trong. Thân xƣơng hơi cong ra phía sau hình lăng trụ, ba gờ ( không có mặt sau ). Mặt ngoài và mặt trong lồi tròn. Đầu dƣới lớn hình tam giác, có hai lồi cầu hợp lại với nhau ở phía trƣớc hành ròng rọc để khớp với xƣơng bánh chè. Mặt sau phân làm hai tạo thành lồi cầu trong và lồi cầu ngoài ( lồi cầu trong lớn hơn lồi cầu ngoài ) cách nhau bởi hố liên lồi cầu. Hai lồi cầu khớp trực tiếp với xƣơng chày qua hai sụn đĩa. 47 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  19. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện 4.4.2. Xƣơng cẳng chân Khối xƣơng cẳng chân gồm có 2 xƣơng. Đó là xƣơng chày và xƣơng mác. Ngoài ra còn có xƣơng bánh chè - Xƣơng bánh chè: Hình tam giác hơi cong. Mặt lõm vào có diện khớp ròng rọc để khớp với đầu xƣơng đùi. Tuy xƣơng bánh chè tiếp xúc với đùi nhƣng nó đƣợc coi thuộc về xƣơng cẳng chân vì có tác dụng nhƣ mỏm kháng ở khớp gối giữ cho cẳng chân không dập về phía trƣớc 48 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
  20. Bài giảng Giải phẫu tạo hình – Ngành Truyền thông Đa phương tiện - Xƣơng chày: Là xƣơng rắn chắc nhất rong cơ thể. Thân xƣơng hình lặng trụ tam giác ( không có mặt trƣớc ). Bờ trƣớc nhô lên thành mào dễ sờ thấy dƣới da, bờ ngoài sắc hƣớng về xƣơng mác, bờ trong hơi tròn. Đầu trên xƣơng chày to giống nhƣ một mấu chày mang hai củ lồi 2 bên gọi là củ lồi trong và củ lồi ngoài. Mặt trƣớc có củ lồi trƣớc. Phía trên có hai hõm khớp để khớp với hai lồi cầu xƣơng đùi. Đầu dƣới có hình tứ giác, mặt dƣới có khớp lõm hình thang để khớp với xƣơng sên, phía trong có mỏm trâm để tạo thành mắt cá trong - Xƣơng mác: Là một xƣơng dài, mảnh hình trụ bám vào xƣơng chày. Đầu trên nở, có diện khớp với xƣơng chày. Đầu dƣới xƣơng mác phình ra tạo thành mắt cả ngoài nằm thấp hơn và lui về phía sau so với mắt cả trong. Tuy là xƣơng mảnh nhƣng xƣơng mác rất chắc. Nhƣ vậy, đầu dƣới cả xƣơng chày và xƣơng mác đề kẹp lấy xƣơng sên của xƣơng cổ chân để tạo thành mắt cá trong và mắt cá ngoài. Do những đặc điểm trên mà mắt cá ngoài bao giờ cũng thấp hơn mắt cá trong 4.4.3. Cấu trúc đầu gối Nhƣ chúng ta đã biết, phần đầu gối đƣợc khớp bởi đầu dƣới xƣơng đùi và đầu trên của xƣơng chày qua 2 đĩa sụn. Nhƣng không hẳn chỉ có vậy, nơi đây còn có xƣơng bánh chè và sự tham gia của đầu trên xƣơng mác. Xét về mặt tạo hình thì khu đầu gối tƣơng đối phức tạp. Đối với dáng ngƣời đứng thẳng, các cơ chùng xuống không thấy rõ cấu trúc xƣơng, nhƣng khi ngồi hoặc gập chân thì các xƣơng nổi rất rõ. Nhìn vào hình vẽ, chúng ta thấy phần xƣơng bánh chè có hình tƣơng đối tròn nổi rõ bên trên. Tiếp xuống phía dƣới là hình thái của đầu xƣơng chày với củ lồi hai bên và củ lồi phía trƣớc. Bên cạnh đó, phía ngoài nổi lên một mấu nhỏ của đầu xƣơng mác 49 Bộ môn Truyền thông Đa phương tiện – Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
12=>0