Bài giảng Giải phẫu 2: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
lượt xem 1
download
Bài giảng Giải phẫu 2 giúp sinh viên ngành Y Khoa trang bị kiến thức nền tảng về giải phẫu nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo. Bài giảng được chia thành 2 phần, phần 1 này cung cấp cho sinh viên những nội dung về: giải phẫu cơ xương thân mình; giải phẫu cơ hoành - ống bẹn; giải phẫu hệ hô hấp; giải phẫu trung thất - tim;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Giải phẫu 2: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA Y ------***------ BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU II Biên soạn: ThS.BS. Nguyễn Tuấn Cảnh Hậu Giang - 2022 LƯU HÀNH NỘI BỘ
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA Y ------***------ BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU II Biên soạn: ThS.BS. Nguyễn Tuấn Cảnh Hậu Giang - 2022 LƯU HÀNH NỘI BỘ
- LỜI GIỚI THIỆU Giải phẫu học người (human anatomy) là môn khoa học nghiên cứu cấu trúc cơ thể con người. Tuỳ thuộc vào phương tiện quan sát, giải phẫu học được chia ra thành 2 phân môn: giải phẫu đại thể (gross anatomy hay macroscopic anatomy) nghiên cứu các cấu trúc có thể quan sát bằng mắt thường; giải phẫu vi thể (microscopic anatomy hay histology) nghiên cứu các cấu trúc nhỏ chỉ có thể quan sát dưới kính hiển vi. Tuy nhiên ở hầu hết các trường đại học y, giải phẫu học chỉ trình bày giải phẫu đại thể còn giải phẫu vi thể hay mô học là một bộ môn riêng tách rời với giải phẫu đại thể. Đối với nghành học Y khoa thì Giải phẫu học sẽ được chia thành 2 học phần Giải Phẫu I và Giải Phẫu II. Giải Phẫu II là môn học thiết yếu trong quá trình đào tạo Bác Sĩ Đa Khoa. Trong chương trình giảng dạy Y Khoa tại Trường Đại học Võ Trường Toản, môn Giải Phẫu II có thời lượng 30 tiết tương ứng 2 tín chỉ. Mục tiêu học tập môn Giải Phẫu II giúp sinh viên ngành Y Khoa trang bị kiến thức nền tảng về giải phẫu nhằm đáp ứng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo.
- MỤC LỤC GIẢI PHẪU CƠ XƯƠNG THÂN MÌNH ...............................................................1 GIẢI PHẪU CƠ HOÀNH - ỐNG BẸN ................................................................34 GIẢI PHẪU HỆ HÔ HẤP ......................................................................................45 GIẢI PHẪU TRUNG THẤT - TIM .....................................................................85 GIẢI PHẪU HỆ TIÊU HÓA ................................................................................111 GIẢI PHẪU HỆ TIẾT NIỆU ...............................................................................181 GIẢI PHẪU HỆ SINH DỤC ................................................................................216 ĐÁY CHẬU – HOÀNH CHẬU HÔNG ..............................................................236 GIẢI PHẪU HỆ NỘI TIẾT .................................................................................245
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y GIẢI PHẪU CƠ XƯƠNG THÂN MÌNH ThS.Bs. Nguyễn Tuấn Cảnh I. Thông tin chung 1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về giải cơ xương thân mình. 2. Mục tiêu học tập 1. Mô tả được đặc điểm chung của đốt sống, đặc điểm riêng của đốt sống từng đoạn, của xương ức và xương sườn. 2. Phân biệt được đốt sống cổ, ngực, thắt lưng, cùng cụt. 3. Mô tả được khớp của các đốt sống. 4. Kể tên các cơ theo từng lớp ở thành ngực, thành bụng và vùng lưng. 5. Mô tả được các cơ riêng của thành ngực, cơ thành bụng trước bên và các cơ nông vùng lưng. 3. Chuẩn đầu ra 4. Tài liệu giảng dạy 4.1. Giáo trình Gs. Nguyễn Quang Quyền (2021). Giải phẫu II, ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh, NXB Y học. 4.2. Tài liệu tham khảo Gs. Trịnh Văn Minh (2010). Giải phẫu người – tập II, III Bộ Y Tế, NXB Giáo dục Việt Nam. 5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. II. Nội dung chính 1. XƯƠNG THÂN MÌNH Xương thân mình gồm ba phần: Bài Giảng Giải Phẫu II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 1
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y - Cột sống như một cái trục chính để đỡ thân mình. - Các xương sườn nối xương ức với các đốt sống đoạn ngực để tạo nên lồng ngực chứa đựng, bảo vệ phổi và các cơ quan trong trung thất. - Khung chậu (mô tả ở phần chi dưới). 1.1. Cột sống 1.1.1. Đại cương Cột sống là một cột xương gồm nhiều đốt sống xếp chồng lên nhau, uốn lượn phía sau thân mình, nằm trên đường dọc giữa, kéo dài từ dưới xương chẩm đến hết xương cụt. Ngoài nhiệm vụ nâng đỡ cơ thể, cột sống còn bao bọc, bảo vệ tủy gai và vận động. Hình 1. Cột sống A. Nhìn từ trước B. Nhìn từ sau C. Nhìn nghiêng a. Đoạn cổ b. Đoạn ngực c. Đoạn thắt lưng d. Đoạn cùng và cụt Bài Giảng Giải Phẫu II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 2
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y 1.1.1.1. Số lượng đốt sống Để cơ thể vận động được linh hoạt nên cột sống gồm nhiều đốt sống. Thường có từ 33 đến 35 đốt sống, phân bố như sau: 24 đốt sống trên rời nhau gồm: 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực và 5 đốt sống thắt lưng. 5 đốt sống cùng: dính nhau tạo nên xương cùng. 4 - 6 đốt sống cằn cỗi cuối cùng dính nhau tạo thành xương cụt. 1.1.1.2. Các đoạn cong của cột sống Nhìn trước sau: cột sống trông thẳng đứng. Nhìn nghiêng: cột sống có 4 đoạn cong lồi lõm xen kẽ, đoạn cổ và đoạn thắt lưng cong lồi ra trước còn đoạn ngực và đoạn cùng cụt cong lồi ra sau. Các đoạn cong này nhằm giúp điều chỉnh trọng tâm cơ thể rơi đúng vào mặt phẳng chân đế trong tư thế đứng thẳng. 1.1.2. Cấu tạo chung của đốt sống: Mỗi đốt sống gồm 4 phần. 1.1.2.1. Thân đốt sống - Nằm ở phía trước, chịu đựng sức nặng của cơ thể. - Là một khối xương hình trụ, hai mặt trên và dưới hơi lõm để tiếp xúc với đĩa gian đốt sống. 1.1.2.2. Cung đốt sống - Ở phía sau thân đốt sống, cùng với thân giới hạn nên lỗ đốt sống. - Cung đốt sống gồm: cuống cung ở trước và mảnh cung đốt sống ở sau. + Hai mảnh cung đốt sống: dính ở giữa, giới hạn nên thành sau lỗ đốt sống. + Hai cuống cung đốt sống nối hai mảnh cung với thân đốt sống. Ở bờ trên và bờ dưới cuống cung có khuyết sống trên và khuyết sống dưới. Khi hai đốt sống chồng lên nhau, khuyết sống dưới cùng với khuyết sống trên của đốt sống bên dưới tạo nên lỗ gian đốt sống để dây thần kinh gai sống chui qua. 1.1.2.3. Các mỏm - Mỏm gai: từ chỗ nối giữa hai mảnh chạy ra sau, sờ được dưới da. Bài Giảng Giải Phẫu II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 3
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y - Mỏm ngang: từ chỗ nối giữa cuống và mảnh chạy ngang ra ngoài. - Mỏm khớp: từ chỗ nối giữa cuống và mảnh chạy lên trên hoặc xuống dưới. Mỗi đốt sống có hai mỏm khớp trên và hai mỏm khớp dưới. Ở đầu mỗi mỏm khớp có diện khớp để tiếp khớp với mỏm đối diện của đốt sống kế cận. 1.1.2.4. Lỗ đốt sống - Lỗ đốt sống được giới hạn phía trước bởi thân đốt sống, hai bên bởi cuống cung đốt sống và phía sau bởi mảnh cung đốt sống. - Khi các đốt sống xếp chồng lên nhau tạo nên cột sống, các lỗ đốt sống sẽ nối nhau tạo nên ống sống. Hình 2. Cấu tạo chung một đốt sống A. Đốt sống ngực 10 nhìn từ trước B. Đốt sống ngực 10 nhìn từ trên 1. Mỏm khớp trên 2. Mỏm ngang 3. Thân đốt sống 4. Mảnh cung 5. Mỏm gai 6. Cuống cung 7. Lỗ đốt sống 1.1.3. Đặc điểm riêng của từng loại đốt sống Cột sống được chia thành 5 đoạn: đoạn cổ, đoạn ngực, đoạn thắt lưng, đoạn cùng và đoạn cụt. Từng đoạn có chức năng khác nhau nên các đốt sống có những đặc điểm riêng. Các đốt sống ở giữa từng đoạn mang những đặc điểm rõ nét nhất của đoạn đó, các đốt sống ở hai đầu của đoạn mang những đặc điểm chuyển tiếp giữa hai đoạn. Bài Giảng Giải Phẫu II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 4
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y 1.1.3.1. Các đốt sống cổ a. Đặc điểm chung - Thân: dẹt, chiều ngang lớn hơn chiều trước sau, phía trước dày hơn sau. - Cuống cung: dính vào mặt bên thân đốt sống. Khuyết sống trên và khuyết sống dưới sâu gần bằng nhau. - Mỏm gai: đỉnh tách đôi. - Mỏm ngang: đỉnh cũng tách đôi tạo củ trước và củ sau mỏm ngang. Có lỗ ngang để động mạch đốt sống chui qua, đây là điểm nổi bật nhất của đốt sống cổ. - Lỗ đốt sống: rộng, có hình tam giác. Hình 3. Đốt sống cổ 5 nhìn từ trên 1. Mỏm gai 2. Mảnh cung 3. Mỏm khớp trên 4. Củ sau mỏm ngang 5. Củ trước mỏm ngang 6. Lỗ ngang 7. Thân đốt sống 8. Lỗ đốt sống b. Đốt sống cổ thứ nhất (C1): còn gọi là đốt đội. - Không có thân và mỏm gai. - Cấu tạo bởi hai khối bên, nối nhau bằng hai cung: cung trước và cung sau. Phía trước cung trước có củ trước, phía sau cung sau là củ sau. - Có hố răng ở giữa mặt sau của cung trước để khớp với răng của đốt sống cổ thứ hai. - Có rãnh động mạch đốt sống ở mặt trên, sát sau khối bên. Bài Giảng Giải Phẫu II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 5
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y Hình 4. Đốt sống cổ 1 (đốt sống đội) A. Nhìn từ trên B. Nhìn từ dưới 1. Mỏm ngang 2. Khối bên 3. Rãnh ĐM đốt sống 4. Củ sau 5. Cung sau 6. Lỗ đốt sống 7. Lỗ ngang 8. Hố khớp trên 9. Củ trước 10. Cung trước 11. Hố răng c. Đốt sống cổ thứ hai (C2): còn gọi là đốt trục. - Đặc trưng với một mỏm mọc nhô lên phía trên thân và được xem như phần thân của đốt sống C1 dính vào thân C2. - Răng cao 1,5cm, có diện khớp trước và sau để khớp với hố răng và dây chằng ngang ở đốt đội. Hình 5. Đốt sống cổ 2 A. Nhìn trước B. Nhìn sau 1. Răng 2. Diện khớp trước 3. Thân đốt sống 4. Diện khớp sau 5. Lỗ ngang 6. Mỏm gai Bài Giảng Giải Phẫu II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 6
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y d. Đốt sống cổ thứ sáu (C6) Củ trước của mỏm ngang lồi to ra gọi là củ cảnh. Ở ngang mức củ cảnh, ba động mạch: cảnh chung, giáp dưới và đốt sống thường giao nhau. e. Đốt sống cổ thứ bảy (C7) Mỏm gai dài, đầu không tách đôi, lồi rõ dưới da nên còn được gọi là đốt sống lồi. Đốt sống C7 thường không có lỗ ngang hoặc lỗ ngang rất nhỏ. 1.1.3.2. Các đốt sống ngực a. Đặc điểm chung Hình 6. Đốt sống ngực 10 nhìn từ trên 1. Mỏm gai 2. Mảnh cung 3. Hố sườn ngang 4. Mỏm khớp trên 5. Cuống cung 6. Thân đốt sống 7. Lỗ đốt sống - Các đốt sống ngực khớp với xương sườn, qua xương sườn nối với xương ức để tạo nên lồng ngực nên đốt sống ngực có đặc điểm quan trọng là mặt bên thân đốt sống có hố sườn, là các diện khớp để khớp với đầu xương sườn. - Thân đốt sống ngực dày hơn thân đốt sống cổ. - Khuyết sống dưới sâu hơn khuyết sống trên. - Mỏm ngang: có hố sườn ngang là diện khớp để khớp với củ sườn. Các hố sườn là điểm đặc trưng của các đốt sống ngực. Bài Giảng Giải Phẫu II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 7
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y - Mỏm gai dài, chạy chếch xuống dưới. - Mỏm khớp các diện khớp gần như thẳng đứng. - Lỗ đốt sống hình tròn. b. Đốt sống ngực thứ nhất (T1) - Hố sườn trên hình tròn, là diện khớp hoàn chỉnh để tiếp khớp với cả đầu xương sườn, còn hố sườn dưới là một nửa diện khớp. - Có nhiều điểm giống với đốt sống cổ 7. c. Đốt sống ngực thứ 10 (T10): Không có hố sườn dưới. d. Đốt sống ngực T11, T12 Hình 7. Đốt sống ngực 12 nhìn bên 1. Mỏm khớp trên 2. Mỏm núm vú 3. Mỏm phụ 4. Mỏm gai 5. Hố sườn 6. Thân đốt sống - Chỉ có một hố sườn hình tròn, là diện khớp hoàn chỉnh để tiếp khớp với cả đầu xương sườn tương ứng. - Không có hố sườn ngang. - Đốt sống T12 còn có những đặc điểm giống với đốt sống thắt lưng: có mỏm núm vú, mỏm phụ. 1.1.3.3. Các đốt sống thắt lưng a. Đặc điểm chung - Thân đốt sống: lớn, dày để chịu đựng sức nặng của cơ thể. Bài Giảng Giải Phẫu II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 8
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y - Mỏm gai: hình chữ nhật, chạy ngang. - Mỏm ngang: dài, còn được gọi là mỏm sườn vì được xem như một xương sườn thoái hóa. Phía sau chỗ xuất phát của mỏm sườn là mỏm phụ, nhỏ. - Mặt ngoài của mỏm khớp trên có mỏm núm vú. - Lỗ đốt sống hình tam giác, nhưng nhỏ hơn đoạn cổ. Hình 8. Đốt sống thắt lưng 4 (nhìn từ trước (A) và nhìn từ trên (B)). 1. Mỏm khớp trên 2. Mỏm sườn 3. Thân đốt sống 4. Mỏm khớp dưới 5. Lỗ đốt sống 6. Mỏm phụ 7. Mỏm núm vú 8. Mỏm gai b. Đốt sống thắt lưng thứ nhất (L1) Mỏm sườn nhỏ nhất và mỏm phụ rõ hơn các đốt trong vùng. c. Đốt sống thắt lưng thứ năm (L5) - Là đốt sống: lớn nhất, có mỏm gai tròn, nhỏ, hai mỏm khớp dưới tách xa nhau. - Thân đốt sống: trước dày hơn sau góp phần tạo nên góc nhô với xương cùng. Một số người có đốt sống thắt lưng năm dính liền với xương cùng một phần hay toàn bộ được gọi là hiện tượng cùng hóa L5. 1.1.3.4. Xương cùng - Do 5 đốt sống cùng dính nhau tạo nên. - Ở trên khớp với L5, hai bên khớp với xương chậu qua diện tai, ở dưới khớp với xương cụt. - Có hình chêm với hai mặt, hai phần bên, một nền ở trên và một đỉnh ở dưới. Bài Giảng Giải Phẫu II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 9
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y a. Mặt chậu hông - Nhìn ra trước, lõm. Có 4 đường ngang là vết tích các đốt sống cùng dính nhau. - Ở hai đầu các đường ngang có các lỗ cùng chậu hông để ngành trước các thần kinh gai sống cùng chui qua. Hình 9. Xương cùng A. Nền xương cùng B. Mặt chậu hông C. Mặt lưng 1. Các đường ngang 2. Phần bên 3. Mỏm khớp trên 4. Diện khớp thắt lưng cùng 5. Ụ nhô 6. Lỗ cùng chậu hông 7. Mào cùng trung gian 8. Lỗ trên của ống cùng 9. Mào cùng giữa 10. Diện tai 11. Mào cùng bên 12. Lỗ cùng 13. Đỉnh xương cùng 14. Sừng cùng 15. Lỗ cùng lưng 16. Lồi củ cùng b. Mặt lưng - Nhìn ra sau, lồi, ghồ ghề. - Ở giữa có mào cùng giữa (do các mỏm gai dính nhau), phía dưới tách đôi tạo thành hai sừng cùng và giới hạn một lỗ hẹp hình chữ V gọi là lỗ cùng, là giới hạn cuối của ống cùng. Bài Giảng Giải Phẫu II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 10
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y - Hai bên mào cùng giữa là mào cùng trung gian (các mỏm khớp tạo nên). - Ngoài mào cùng trung gian là mào cùng bên (các mỏm ngang tạo nên). - Giữa mào cùng giữa và mào cùng trung gian là rãnh cùng. Giữa mào cùng trung gian và mào cùng bên có bốn lỗ cùng lưng mỗi bên để ngành sau của các thần kinh gai sống cùng chui qua. c. Nền xương cùng - Tương ứng với mặt trên của đốt cùng thứ nhất (S1). - Nhìn lên trên và ra trước. - Ở trước: là ụ nhô, tương ứng bờ trước mặt trên thân đốt cùng thứ nhất. - Ở giữa: là lỗ trên của ống cùng, có hình tam giác. - Hai bên là mặt trên của phần bên, có bờ trước là đoạn sau của eo trên, liên tiếp với đường cung của xương chậu. - Ở phía sau: là 2 mỏm khớp trên, khớp với hai mỏm khớp dưới của đốt sống L5. d. Phần bên - Là phần ở bên ngoài các lỗ cùng lưng và chậu hông. Có hình tam giác, đáy ở trên, đỉnh ở dưới. - Phía trên: có diện tai để khớp với diện cùng tên của xương chậu. - Sau diện tai là lồi củ cùng. - Phía dưới hẹp, ghồ ghề, là chỗ bám của dây chằng cùng ụ ngồi và dây chằng cùng gai ngồi. e. Đỉnh xương cùng Tiếp khớp với nền xương cụt. Cũng có thể hai xương dính liền nhau. f. Ống cùng Là đoạn cuối của ống sống, chứa chùm thần kinh đuôi ngựa của tủy gai. Ống cùng thông với các lỗ cùng lưng và lỗ cùng chậu hông qua các lỗ gian đốt sống cùng. g. Sự khác nhau về giới tính của xương cùng - Ở nữ giới: Bài Giảng Giải Phẫu II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 11
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y + Thường mảnh mai, dẹt, rộng và ngắn. + Mặt chậu hông lõm nhiều. + Diện tai chỉ từ đốt sống cùng S1-S2. - Ở nam giới: + Thường lớn, dày, ghồ ghề. + Mặt chậu hông ít lõm. + Diện tai kéo dài từ đốt sống cùng S1 đến S3. Tuy vậy, sự khác biệt này nhiều khi không rõ ràng, và phân biệt xương nam - nữ không phải luôn dễ dàng. 1.1.3.5. Xương cụt - Do 4 - 6 đốt sống cằn cỗi nhỏ cuối cùng dính nhau tạo nên. - Có hình chêm, dẹt, với hai mặt, hai bờ, một đỉnh ở dưới tự do và một nền ở trên, khớp với xương cùng bằng khớp bán động. - Mặt chậu hông lõm. Mặt lưng lồi, phía trên có hai sừng cụt, nối với hai sừng cùng bằng dây chằng. 1.2. Xương ngực - Khung xương của ngực gồm 12 đôi xương sườn nối xương ức với các đốt sống ngực. Khung xương của ngực quây lấy một khoang gọi là lồng ngực. - Lỗ trên lồng ngực được giới hạn bởi đốt sống ngực thứ nhất, xương sườn thứ nhất và bờ trên cán ức. - Lỗ dưới lồng ngực được giới hạn bởi đốt sống ngực thứ 12, xương sườn 12 phía sau và sụn sườn 7 nối với xương ức ở phía trước. 1.2.1. Xương sườn 1.2.1.1. Đại cương - Xương sườn là các xương dài, dẹt và cong, nằm hai bên lồng ngực, chạy chếch xuống dưới và ra trước. - Có 12 đôi, chia thành hai loại: + Xương sườn thật: 7 đôi trên, nối với xương ức bằng các sụn sườn riêng. Bài Giảng Giải Phẫu II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 12
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y + Xương sườn giả: 5 đôi dưới. Các xương sườn 8, 9 và 10 nối với xương ức qua sụn sườn 7. Các xương sườn 11 và 12 có sụn sườn ngắn, không nối với xương ức mà lơ lửng tự do trong các cơ thành bụng, nên còn gọi là các xương sườn cụt. Hình 10. Lồng ngực 1. Đốt sống thắt lưng 1 2. Đốt sống ngực 12 3. Đốt sống cổ 1 4. Xương đòn 5. Ổ chảo xương vai 6. Sụn sườn 7. Xương ức 8. Sụn sườn 7 9. Xương sườn 12 1.2.1.2. Đặc điểm chung của các xương sườn Các xương sườn tạo một đường cong lõm vào trong không đồng đều. Chiều dài của các xương sườn tăng dần từ xương sườn 1 đến xương sườn 7, sau đó giảm dần từ xương sườn 7 đến xương sườn 12. Mỗi xương sườn gồm 3 phần: đầu, cổ và thân. a. Đầu sườn Có diện khớp đầu sườn để khớp với hố sườn bên của hai đốt sống ngực kế cận. Diện khớp đầu sườn gồm hai mặt chếch, ngăn cách nhau bởi mào đầu sườn. Bài Giảng Giải Phẫu II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 13
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y b. Cổ sườn - Là phần thắt lại giữa đầu sườn và củ sườn. Bờ trên có mào cổ sườn. - Cổ sườn nối với thân ở củ sườn. Củ sườn lồi ra ở mặt ngoài, có diện khớp để khớp với hố sườn ngang của đốt sống ngực tương ứng. c. Thân sườn: dài, dẹt và cong - Giữa đoạn sau (ngắn) và đoạn bên như gập góc, tạo thành góc sườn. Xương sườn vừa cong vừa hơi xoắn, nên mặt ngoài của thân chạy ra trước thì nhìn lên trên và ra trước. - Mặt ngoài nhẵn, lồi, có nhiều cơ bám. - Mặt trong lõm, có rãnh sườn chạy dọc theo bờ dưới, có bó mạch thần kinh gian sườn đi dọc rãnh sườn. - Đầu trước của thân sườn nối với sụn sườn. Hình 11. Xương sườn A. Xương sườn nhìn trên B. Xương sườn nhìn từ dưới 1. Đầu sườn 2. Cổ sườn 3. Củ sườn 4. Góc sườn 5. Thân sườn 6. Mào đầu sườn 7. Rãnh sườn Bài Giảng Giải Phẫu II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 14
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y 1.2.1.3. Đặc điểm riêng của một số xương sườn a. Xương sườn 1 - Rộng và ngắn nhất, không bị xoắn. Có hai mặt: + Mặt trên: phía trước trong có hai rãnh, rãnh tĩnh mạch dưới đòn ở trước, và rãnh động mạch dưới đòn ở sau. Giữa hai rãnh là củ cơ bậc thang trước cho cơ bậc thang trước bám. Sau rãnh động mạch dưới đòn là chỗ bám của cơ bậc thang giữa và cơ răng trước. + Mặt dưới: không có rãnh sườn. - Củ sườn nằm ở bờ ngoài. b. Xương sườn 2 - Mặt ngoài: nhìn lên trên, ở giữa có lồi củ cơ răng trước cho cơ này bám. - Mặt trong: nhìn xuống duới, có rãnh sườn nông. c. Xương sườn 11 và 12 - Đầu sườn chỉ có một mặt khớp. - Không có cả cổ sườn, củ sườn và góc sườn. Xương sườn 12 có độ dài rất thay đổi có khi rất ngắn và đôi khi cũng rất dài. 1.2.1.4. Sụn sườn - Nối đầu trước thân xương sườn với xương ức. - 7 sụn sườn trên nối trực tiếp với xương ức. Ba sụn sườn tiếp theo (sụn sườn 8, 9 và 10) nối với xương ức qua sụn sườn 7; sụn sườn 11 và 12 nhỏ, ngắn, không nối với xương ức. 1.2.2. Xương ức - Là một xương dẹt, nằm phía trước, giữa lồng ngực. - Xương ức gồm 3 phần: cán ức, thân ức và mỏm mũi kiếm. Cán và thân ức tạo một góc nhô ra trước gọi là góc ức. - Xương có 2 mặt trước và sau, 2 bờ bên, 1 nền ở trên và 1 đỉnh ở dưới. 1.2.2.1. Mặt trước - Cong, lồi ra trước. Bài Giảng Giải Phẫu II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 15
- Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y - Có các mào ngang là vết tích của các đốt xương ức dính nhau. 1.2.2.2. Mặt sau: lõm, nhẵn. 1.2.2.3. Bờ bên Có 7 khuyết sườn để khớp với 7 sụn sườn đầu tiên. Sụn sườn 1 khớp với cán ức. Sụn sườn 2 khớp vào chỗ nối giữa cán và thân ức. Sụn sườn 7 khớp vào chỗ nối giữa thân và mỏm mũi kiếm. 1.2.2.4. Nền Ở trên, có khuyết tĩnh mạch cảnh ở giữa và hai khuyết đòn ở hai bên để khớp với đầu ức của xương đòn. 1.2.2.5. Đỉnh hay mũi ức Mỏng, nhọn như mũi kiếm nên còn gọi là mỏm mũi kiếm, nhiều khi có lổ thủng ở giữa hoặc được cấu tạo bằng sụn với hình thù bất định. Hình 12. Mặt trước xương ức 1. Khuyết đòn 2. Cán ức 3. Khuyết sườn 1 4. Khuyết sườn 2 5. Thân xương ức 6. Khuyết sườn 7 7. Mũi ức Bài Giảng Giải Phẫu II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Giải phẩu và sinh lý hệ tiêu hóa - BS Huỳnh Thị Minh Tâm
155 p | 1737 | 387
-
Sách bài giảng Giải phẫu học tập 1: Phần 1 - NXB Y học
191 p | 1355 | 309
-
Bài giảng Giải phẫu tạo hình: Phần 1 – ĐH CNTT&TT
29 p | 498 | 71
-
Bài giảng Giải phẫu tạo hình: Phần 2 – ĐH CNTT&TT
45 p | 250 | 63
-
Bài giảng Giải phẫu học lồng ngực qua các lát cắt ngang CT scan (phần 2) - BS. Lê Hữu Linh
40 p | 308 | 53
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý - Bài 2: Giải phẫu sinh lý hệ xương
170 p | 61 | 9
-
Bài giảng Giải phẫu học (Tập 1): Phần 2
302 p | 71 | 9
-
Bài giảng Giải phẫu 1: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
136 p | 10 | 5
-
Bài giảng Giải phẫu 1: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
137 p | 17 | 5
-
Bài giảng Giải phẫu: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
145 p | 16 | 3
-
Bài giảng Giải phẫu bệnh: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
262 p | 14 | 3
-
Bài giảng Giải phẫu 2: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
144 p | 8 | 2
-
Bài giảng Giải phẫu 2: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
72 p | 8 | 2
-
Bài giảng Giải phẫu 2: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
61 p | 8 | 2
-
Bài giảng Giải phẫu 1: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
136 p | 7 | 2
-
Bài giảng Giải phẫu: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
156 p | 4 | 2
-
Bài giảng Giải phẫu bệnh: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
290 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn