intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Giải phẫu: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)

Chia sẻ: Lôi Vô Kiệt | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:156

5
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nối tiếp phần, phần 2 của tập bài giảng Giải phẫu tiếp tục cung cấp cho sinh viên những nội dung về: giải phẫu hệ tiêu hóa; giải phẫu hệ tiết niệu; giải phẫu sinh lý hệ sinh dục; giải phẫu hệ nội tiết;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Giải phẫu: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)

  1. Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y BÀI 6: GIẢI PHẪU HỆ TIÊU HÓA Bs. Nguyễn Tuấn Cảnh I. Thông tin chung 1. Giới thiệu tóm tắt nội dung bài học Bài học cung cấp kiến thức tổng quát về nhập môn giải phẫu học. 2. Mục tiêu học tập 2.1. Biết được các thành phần và đặc điểm cấu tạo chung của của hệ tiêu hoá. 2.2. Mô tả các thành phần trong ổ miệng chính thức: răng, khẩu cái cứng, khẩu cái mềm, lưỡi. 2.3.Trỉnh bày đặc điểm giải phẫu của thực quản, dạ dày. 2.4. Trỉnh bày đặc điểm giải phẫu của phúc mạc. 2.5. Trỉnh bày đặc điểm giải phẫu của ruột non. 2.6. Trình bày được đặc điểm giải phẫu của ruột già. 2.7. Mô tả được cấu tạo của ruột già. 2.8. Mô tả được mạch máu và hệ bạch huyết của ruột già. 2.9. Trình bày được đặc điểm giải phẫu của khối tá tụy. 2.10. Trình bày được đặc điểm giải phẫu của lách. 2.11. Trình bày được đặc điểm,giải phẫu của của gan. 2.12. Trình bày được đặc điểm,giải phẫu của đường mật ngoài gan. 3. Chuẩn đầu ra Áp dụng kiến thức tổng quát về nhập môn giải phẫu học vào khám, chẩn đoán, điều trị bệnh. 4. Tài liệu giảng dạy 4.1. Bài giảng Nguyễn Tuấn Cảnh (2022). Bài giảng Giải phẫu (Dành cho Sinh viên Đại học Dược), Khoa Y, Đại học Võ Trường Toản. 4.2. Tài liệu tham khảo 1. Gs. Trịnh Văn Minh (2010). Giải phẫu người – tập I, II Bộ Y Tế, NXB Giáo dục Việt Nam. TLTK: Bài Giảng Giải Phẫu I, II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 138
  2. Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y 2. Gs. Nguyễn Quang Quyền (2021). Giải phẫu I, II ĐH Y Dược TP. Hồ Chí Minh, NXB Y học. 5. Yêu cầu cần thực hiện trước, trong và sau khi học tập Sinh viên đọc trước bài giảng, tìm hiểu các nội dung liên quan đến bài học, tích cực tham gia thảo luận và xây dựng bài học, ôn tập, trả lời các câu hỏi, trình bày các nội dung cần giải đáp và tìm đọc các tài liệu tham khảo. II. Nội dung chính I. ĐẠI CƯƠNG 1. Chức năng, thành phần Hệ tiêu hóa là cơ quan có nhiệm vụ tiêu hóa và hấp thụ thức ăn. Bắt đầu từ ổ miệng nơi nhận thức ăn, tận cùng ở hậu môn nơi thải chất cặn bã không tiêu hóa được. Hình 6.1. Hệ tiêu hóa Từ trên xuống dưới, hệ tiêu hóa gồm có các thành phần sau: ổ miệng, hầu, thực quản, dạ dày, ruột non và ruột già. Ngoại trừ ổ miệng và hầu có hình dạng đặc biệt, TLTK: Bài Giảng Giải Phẫu I, II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 139
  3. Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y các phần còn lại có dạng hình ống rỗng nên được gọi là ống tiêu hoá. Ngoài các thành phần trên, hệ tiêu hoá còn có các tuyến tiêu hoá là các tuyến nước bọt, gan và tụy. 2. Cấu tạo của ống tiêu hóa Nói chung ống tiêu hoá cấu tạo gồm 5 lớp từ trong ra ngoài: - Lớp niêm mạc: là lớp biểu mô, tuỳ theo chức năng mà có loại biểu mô khác nhau. Ví dụ: ở thực quản nơi dễ bị nhiệt độ gây tổn thương hay hậu môn nơi dễ bị kích thích bởi phân nên có cấu tạo là lớp biểu mô lát tầng, trong khi đó dạ dày và ruột non là biểu mô trụ đơn, ... - Lớp dưới niêm mạc. - Lớp cơ: gồm tầng vòng ở trong và tầng dọc ở ngoài. - Tấm dưới thanh mạc. - Lớp thanh mạc: là phúc mạc tạng, chỉ có ở phần ống tiêu hoá nằm trong ổ phúc mạc. Hình 6.2. Cấu tạo thành ống tiêu hóa 1. Lớp thanh mạc 2. Tấm dưới thanh mạc 3. Lớp cơ 4. Lớp dưới niêm mạc 5. Lớp niêm mạc II. Giải Phẫu Ổ Miệng TLTK: Bài Giảng Giải Phẫu I, II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 140
  4. Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y Ổ miệng là phần đầu tiên của hệ tiêu hoá, chứa: lợi, răng, lưỡi và có các lỗ đổ của các ống tuyến nước bọt. Ổ miệng giữ vai trò quan trọng trong việc nhai, nuốt, nếm, nói, tiết nước bọt. 1. Giới hạn - Trên: phía trước là khẩu cái cứng, phía sau là khẩu cái mềm. - Dưới: là sàn miệng (có xương hàm dưới và vùng dưới lưỡi). - Hai bên là má và môi. - Trước: thông với bên ngoài qua khe miệng. - Sau: thông với hầu qua eo họng. 2. Các phần của ổ miệng Cung răng lợi ngăn ổ miệng ra làm hai phần: phần hẹp ở phia trước ngoài là tiền đình miệng và phần lớn ở phía trong sau là ổ miệng chính. Hình 6.3. Ổ miệng 1. Hạnh nhân khẩu cái 2. Vách khẩu cái dọc 3. Lưỡi gà 4. Lưỡi 5. Tiền đình miệng 2.1. Tiền đình miệng TLTK: Bài Giảng Giải Phẫu I, II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 141
  5. Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y Tiền đình miệng là một khoang hẹp, hình móng ngựa. Giới hạn ngoài là má và môi, giới hạn trong là cung răng lợi, thông ra bên ngoài qua khe miệng. Khi ngậm miệng, tiền đình miệng vẫn thông thương với ổ miệng chính qua một lỗ ở giữa răng cối cuối cùng và ngành hàm mỗi bên. Đổ vào tiền đình miệng có ống tuyến nước bọt mang tai. 2.2. Ổ miệng chính Là phần phía trong cung răng lợi, thông với hầu qua eo họng. Giới hạn trên là khẩu cái cứng và khẩu cái mềm. Giới hạn dưới là sàn miệng, có lưỡi nằm trên đó. 2.2.1. Khẩu cái cứng Khẩu cái cứng hay vòm khẩu cái là vách ngăn giữa ổ mũi và ổ miệng, có cấu tạo: - Phần xương: do mõm khẩu cái xương hàm trên và mảnh ngang xương khẩu cái tạo nên. Hai nữa phải và trái dính nhau ở đường giữa. Nếu không dính sẽ bị tật hở vòm khẩu cái (còn gọi là hở hàm ếch) và thường kèm sức môi và hở cung răng. - Lớp dưới niêm mạc: chứa nhiều tuyến khẩu cái ở sau. - Lớp niêm mạc: dính chặt vào phần xương và liên tục với các vùng lân cận. Ở giữa có đường giữa khẩu cái, phía trước có các nếp khẩu ngang. TLTK: Bài Giảng Giải Phẫu I, II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 142
  6. Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y Hình 6.4. Khẩu cái cứng và cung răng 1. Các răng cửa 2. Răng nanh 3. Các răng tiền cối 4. Các răng cối 5. Mỏm khẩu cái xương hàm trên 6. Lỗ khẩu cái lớn 7. Mảnh ngang xương khẩu cái 2.2.2. Khẩu cái mềm Còn gọi là màng khẩu cái. Có hai mặt: mặt trước nhìn về ổ miệng, mặt sau nhìn về hầu. Bờ trước dính vào khẩu cái cứng, hai bên dính vào thành hầu. Bờ sau tự do, ở giữa có lưỡi gà nhô ra dài khoảng 1-1,5 cm. Khẩu cái mềm đóng eo hầu khi nuốt và góp phần vào việc phát âm, nó được cấu tạo bởi niêm mạc, cân và 5 cơ. - Cơ lưỡi gà: là cơ đơn, đi từ khẩu cái cứng đến lưỡi gà. - Cơ nâng màn khẩu cái và cơ căng màng khẩu cái: từ mặt ngoài nền sọ, xuống khẩu cái mềm. - Cơ khẩu cái lưỡi: đi từ khẩu cái mềm xuống lưỡi, đội niêm mạc lên thành nếp khẩu cái lưỡi hay cung khẩu cái lưỡi. TLTK: Bài Giảng Giải Phẫu I, II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 143
  7. Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y Phía sau cung khẩu cái lưỡi có cung khẩu cái hầu, do cơ khẩu cái hầu đi từ khẩu cái mềm xuống thành bên của hầu. Giữa hai cung khẩu cái lưỡi và khẩu cái hầu là một hố lõm, gọi là hố hạnh nhân, chứa hạnh nhân khẩu cái. 2.2.3. Răng - lợi 2.2.3.1. Lợi Lợi là lớp tổ chức xơ, dày đặt che phủ mỏm huyệt răng của xương hàm trên và phần huyệt răng của xương hàm dưới, len cả vào giữa các răng và che phủ một phần thân răng. Niêm mạc của lợi mỏng, có nhiều mạch máu, liên tục với niêm mạc tiền đình và ổ miệng chính. 2.2.3.2. Răng Là một cấu trúc đặc biệt để cắt, xé, nghiền thức ăn. Hình 6.5. Răng vĩnh viễn (nhìn từ trong ra) A. Các răng vĩnh viễn hàm trên B. Các răng vĩnh viễn hàm dưới 1. Các răng cửa 2. Răng nanh 3. Các răng tiền cối 4. Các răng cối TLTK: Bài Giảng Giải Phẫu I, II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 144
  8. Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y a. Phân loại răng Mỗi người có hai cung răng, cong hình móng ngựa: cung răng trên và cung răng dưới. Trên mỗi cung răng có các loại răng: Răng cửa, răng nanh, răng tiền cối và răng cối. Răng sữa của trẻ nhỏ khác với răng vĩnh viễn ở người lớn. - Răng sữa: bắt đầu mọc từ 6 đến 30 tháng tuổi, có 20 răng. Trên mỗi nửa cung răng, từ đường giữa ra xa có 5 răng là: 2 răng cửa, 1 răng nanh và 2 răng cối. - Răng vĩnh viễn: thay thế răng sữa từ khoảng 6 đến 12 tuổi, có 32 răng. Trên mỗi nửa cung răng tương tự có 8 răng: 2 răng cửa, 1 răng nanh, 2 răng tiền cối và 3 răng cối. Răng cối cuối cùng gọi là răng khôn, thường mọc chậm nhất và có thể gây những biến chứng phức tạp. Hình 6.6. Tên gọi các nhóm rang trong bộ răng vĩnh viễn Trong lâm sàng, người ta thường gọi tên các răng bằng hai con số (thí dụ: răng 2.3, răng 6.3,...), trong đó: - Số thứ nhất: chỉ vị trí nửa cung răng (phân hàm), đánh số theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ nửa cung răng hàm trên bên phải. Răng vĩnh viễn chia thành 4 phân hàm 1:2:3:4. Răng sữa chia thành 4 phân hàm 5:6:7:8 - Số thứ hai: chỉ thứ tự của răng đó trong mỗi nửa cung răng, tính từ đường giữa. Ta có sơ đồ răng như sau: TLTK: Bài Giảng Giải Phẫu I, II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 145
  9. Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y - Đối với răng vĩnh viễn: 1.8 2.8 4.8 3.8 - Đối với răng sữa: 5.5 6.5 8.5 7.5 Như vậy, răng 2.4 là răng tiền cối thứ nhất hàm trên bên phải ở người lớn, răng 6.4 là răng cối thứ nhất hàm trên bên trái ở răng sữa trẻ em. Cần lưu ý rằng ở răng sữa không có răng tiền cối. b. Cấu tạo của răng: gồm 4 thành phần A B Hình 6.7. Cấu tạo chung của răng 1. Thân răng 2. Cổ răng 3. Chân răng 4. Men răng 5. Ngà răng 6. Buồng tủy thân răng 7. Xương răng 8. Ống tủy chân răng 9. Lỗ đỉnh Tuỷ răng: có mạch máu, TK, bạch huyết, nằm trong buồng tuỷ. Buồng tuỷ bao gồm buồng thân răng và ống chân rang. Ống chân răng thông với bên ngoài qua lổ đỉnh chân răng, nơi mà các thành phần của tuỷ răng sẽ đi qua đó. Ngà răng: bao quanh buồng tuỷ. Men răng: là một tổ chức cứng nhất cơ thể, phủ bên ngoài ngà răng ở phần thân răng. Xương răng: bao phủ bên ngoài ngà răng ở phần chân răng. c. Các phần của răng: mỗi răng có 3 phần TLTK: Bài Giảng Giải Phẫu I, II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 146
  10. Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y Thân răng: là phần được men răng bao phủ, gồm một phần nhô lên trong ổ miệng ( thân răng lâm sàng) và một phần nhỏ bị lợi che phủ. Chân răng: là phần được bao phủ bởi chân răng, nằm trong huyệt răng. Mỗi răng có một chân răng, ngoại trừ: răng cối hàm dưới có hai chân rang, răng cối hàm trên có 3 chân rang, răng tiền cối thứ nhất hàm trên thường có chân tách đôi. Răng nanh có chân dài nhất. Cổ răng: phần giữa chân và thân răng. d. Các mặt của răng: mỗi răng có 5 mặt Mặt giữa (mặt gần): hướng về đường giữa cung răng. Mặt xa: đối diện với mặt giữa. Mặt tiền đình: hướng về tiền đình miệng (phía ngoài). Mặt lưỡi: hướng về lưỡi (phía trong). Mặt khép (mặt nhai): hướng về cung răng đối diện. Mặt nhai của các cung răng trước (răng cửa, răng nanh) thường là một bờ hẹp, sắc. Các răng sau (răng tiền cối và răng cối) có mặt nhai rộng với 2, 3 hoặc 4 núm, cách nhau bởi các rãnh. 2.2.4. Lưỡi Lưỡi là một khối cơ di động dễ dàng, được bao phủ bởi niêm mạc miệng, nằm trên sàng miệng, đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, nuốt, nếm, nói... 2.2.4.1. Hình thể ngoài Lưỡi có hình tam giác rộng ở đáy, thuôn dài và nhọn ở đỉnh. a. Mặt lưng lưỡi Lồi ứng với vòm khẩu cái. Ở chỗ nối 2/3 trước và 1/3 sau có một rãnh hình chữ V đỉnh ở phía sau, gọi là rãnh tận cùng. Đỉnh chữ V có một hố nhỏ, gọi là lỗ tịt. TLTK: Bài Giảng Giải Phẫu I, II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 147
  11. Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y Hình 6.8. Mặt lưng lưỡi 1. Thung lũng nắp thanh môn 2. Rễ lưỡi 3. Lỗ tịt 4. Rãnh tận cùng 5. Rãnh giữa 6. Thân lưỡi 7. Nắp thanh môn 8. Nếp lưỡi nắp giữa 9. Nếp lưỡi nắp bên 10. Hạnh nhân khẩu cái 11. Cung khẩu cái lưỡi b. Mặt dưới lưỡi Niêm mạc mỏng trơn láng, không có gai lưỡi. Ở giữa có lớp niêm mạc nối lưỡi với sàng miệng gọi là hãm lưỡi. Hai bên hãm lưỡi là hai cục dưới lưỡi, nơi đổ của ống tuyến nước bọt dưới hàm. Từ cục dưới lưỡi chạy ra bên ngoài là nếp dưới lưỡi, nơi đổ của các tuyến ống nước bọt dưới lưỡi. c. Đỉnh lưỡi: ở phía trước, tương ứng phía sau các răng cửa. d. Rễ lưỡi: là phần cố định vào sàn miệng, được tạo nên bởi hai cơ: cằm lưỡi và móng lưỡi. Phần này không có niêm mạc bao phủ. Tuy nhiên, đôi khi từ “rễ lưỡi” còn được dùng để chỉ phần hầu của lưỡi. 2.2.4.2. Cấu tạo của lưỡi Lưỡi được cấu tạo gồm 2 phần: khung lưỡi và các cơ. TLTK: Bài Giảng Giải Phẫu I, II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 148
  12. Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y Hình 6.9. Các cơ của lưỡi 1. Cơ cằm lưỡi 2. Cơ cằm móng 3. Cơ dọc lưỡi dưới 4. Cơ khẩu cái lưỡi 5. Cơ trâm lưỡi 6. Cơ trâm hầu 7. Cơ khít hầu giữa 8. Cơ móng lưỡi 9. Xương móng 2.2.4.3. Mạch máu, thần kinh của lưỡi a. Động mạch lưỡi Là một trong 6 nhánh bên của ĐM cảnh ngoài, tách ra ở ngang mức xương móng, trên ĐM giáp trên khoảng 1cm. b. Tĩnh mạch lưỡi Gồm TM lưỡi sâu (đồng hành với ĐM lưỡi sâu), TM dưới lưỡi và TM lưng lưỡi. Các TM này hợp lại tạo thành TM lưỡi, và thường đổ vào TM cảnh trong qua thân TM giáp lưỡi mặt. c. Thần kinh lưỡi - Vận động: TK XII (TK hạ thiệt) vận động tất cả các cơ của lưỡi. - Cảm giác: + Ở 2/3 trước của lưỡi: TK lưỡi (nhánh của TK hàm dưới) tiếp nhận cảm giác thân thể, còn thừng nhĩ của TK mặt tiếp nhận cảm giác vị giác. + Ở 1/3 sau (sau rãnh tận cùng): do TK thiệt hầu và TK lang thang chi phối. TLTK: Bài Giảng Giải Phẫu I, II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 149
  13. Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y Hình 6.10. ĐM và TK của lưỡi 1. TK thiệt hầu 2. ĐM lưỡi 3. Cơ móng lưỡi 4. TK hạ thiệt 5. Cơ cằm lưỡi 6. Cơ hàm móng 7. ĐM dưới lưỡi 8. ĐM lưỡi sâu 9. TK lưỡi 2.3. Các tuyến nước bọt Có 3 tuyến nước bọt lớn là tuyến mang tai, tuyến dưới hàm và tuyến dưới lưỡi. Ngoài ra còn có nhiều tuyến nhỏ nằm rải rác ở dưới niêm mạc môi, má, khẩu cái,... Chúng tiết ra nước bọt, đổ vào ổ miệng, góp phần tiêu hoá thức ăn và làm ẩm niêm mạc miệng. TLTK: Bài Giảng Giải Phẫu I, II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 150
  14. Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y Các tuyến nước bọt và liên quan Hình 6.11: Các tuyến nước bọt 2.3.1. Tuyến nước bọt mang tai (GLANDULA PAROITIDEA) Là tuyến nước bọt lớn nhất, nặng từ 25 - 26g, nằm phía dưới ống tai ngoài, giữa ngành lên của xương hàm dưới và cơ ức đòn chũm (từ phía sau ngoài cơ cắn và ngành hàm đến trước lổ tai ngoài và cơ ức đòn chủm, mỏm chủm). Được bọc trong mạc tuyến mang tai (do mạc cổ nông tạo nên). TLTK: Bài Giảng Giải Phẫu I, II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 151
  15. Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y Hình 6.12. Tuyến nước bọt mang tai 7. Ống tuyến mang tai 2. Tuyến mang tai 3. Cơ cắn 4. Cơ mút 2.3.2. Tuyến nước bọt dưới hàm (GLANDULA SUBMANDIBULARIS) Là tuyến lớn thứ hai, nặng từ 10-20 gam. Nằm trong tam giác dưới hàm, sát vào hõm dưới hàm ở mặt trong xương hàm dưới. Tuyến có 2 phần nông và sâu, nối với nhau ở bờ sau cơ hàm móng và được ngăn cách với tuyến mang tai bởi một vách cân (đi từ cơ ức đòn chũm tới quai hàm). 2.3.3. Tuyến nước bọt dưới lưỡi (GLANDULA SUBLINGUALIS) Tuyến dưới lưỡi là tuyến nhỏ nhất trong 3 đôi tuyến, là tuyến tiết nhầy nặng khoảng 3-4 gam,.Tuyến nằm trên mặt sâu cơ hàm móng, hai bên sàn miệng, phía dưới lưỡi, liên quan mật thiết với hõm dưới lưỡi của xương hàm dưới. Chỉ được phủ bởi lớp niêm mạc của nền miệng. Bờ trên của tuyến đội niêm mạc lên thành nếp dưới lưỡi và có các ống tiết của tuyến đổ vào. Bờ dưới tựa vào cơ hàm móng. Mặt trong tiếp với cơ cằm móng, cơ móng lưỡi và TK lưỡi. Tuyến có từ 5-15 ống tiết nhỏ (ống Rivinus) đổ trực tiếp vào nếp dưới lưỡi. Một ống tiết lớn (ống Whater) đổ vào miệng ở cục dưới lưỡi cùng với ống tiết của tuyến dưới hàm. TLTK: Bài Giảng Giải Phẫu I, II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 152
  16. Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y Hình 6.13. Tuyến nước bọt dưới hàm và dưới lưỡi 1. Tuyến nước bọt dưới hàm 2. Ống tuyến dưới hàm 3. Tuyến nước bọt dưới lưỡi 4. Cơ hàm móng III. Giải Phẫu Thực Quản 1. Đại cương Thực quản là ống dẫn thức ăn từ hầu đến dạ dày, hình trụ dẹp trước sau, dài khoảng 25cm, phiá trên nối với hầu ngang mức đốt sống cổ 6, phía dưới thông dạ dày ở tâm vị, ngang mức đốt sống ngực 10. Về phương diện giải phẫu học, thực quản được chia làm 3 đoạn: đoạn cổ dài khoảng 3cm; đoạn ngực dài khoảng 20 cm và đoạn bụng dài khoảng 2 cm. Thực quản tương đối di động, dính với các tạng xung quanh bằng các cấu trúc lỏng lẽo. Ở cổ, thực quản nằm sau khí quản, đi xuống trung thất sau, nằm phía sau tim, trước ĐM chủ ngực; xuyên qua cơ hoành vào ổ bụng, nối với dạ dày. TLTK: Bài Giảng Giải Phẫu I, II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 153
  17. Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y Hình 6.14. Thực quản 1. Khí quản 2. ĐM chủ 3& 4. Thực quản 5. Cơ hoành 2. Các vị trí hẹp của thực quản Lòng thực quản có ba chỗ hẹp: - Chỗ nối tiếp với hầu: ngang mức sụn nhẫn. - Ngang mức cung ĐM chủ và phế quản gốc trái. - Lỗ tâm vị. 3. Cấu tạo Thực quản có cấu tạo từ trong ra ngoài gồm 4lớp: - Lớp niêm mạc: là lớp biểu mô lát tầng không sừng. - Tấm dưới niêm mạc: chứa các tuyến tiết nhầy. - Lớp cơ: tầng vòng ở trong, tầng dọc ở ngoài. Lớp cơ thực quản gồm hai loại là cơ vân ở đoạn 1/3 trên và cơ trơn ở 2/3 dưới. - Lớp vỏ ngoài: là lớp tổ chức liên kết lỏng lẽo ở thực quản đoạn cổ và ngực và là lớp phúc mạc nếu ở thực quản đoạn bụng. IV. Giải Phẫu Phúc Mạc Và Phân Khu Ổ Bụng TLTK: Bài Giảng Giải Phẫu I, II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 154
  18. Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y 1. ĐẠI CƯƠNG 1.1. Định nghĩa Phúc mạc hay màng bụng (peritoneum) là một màng thanh mạc, phủ tất cả các thành của ổ bụng, bao bọc các tạng thuộc bộ máy tiêu hoá (kể cả các bó mạch TK của tạng đó) và che phủ phía trước, hoặc phía trên các tạng tiết niệu và sinh dục. Là một màng tương tự như màng phổi hay màng ngoài tim. 1.2. Hình tượng về phúc mạc Ta xem phúc mạc như một lớp sơn quét không để hở một chỗ nào trong ổ bụng, các tạng, các mạch, TK chạy vào các tạng đó hay từ tạng nọ đến tạng kia. 1.3. Một số khái niệm 1.3.1. Ổ bụng (cavum abdominis): là khoang kín. Giới hạn xung quanh là thành bụng, trên là cơ hoành, dưới là đáy chậu. Trong ổ bụng chứa tất cả các tạng và chứa phúc mạc. 1.3.2. Ổ phúc mạc (cavum pentonei): là một khoang kín (trừ ở nữ), nằm giữa hai lá phúc mạc. Ổ phúc mạc là một khoang ảo vì các thành của nó áp sát vào nhau và áp sát vào thành bụng (thể tích các tạng gần bằng thể tích ổ bụng), tương tự như khoang màng phổi. Khi dịch tích tụ ở trong khoang này thì được gọi là bụng báng. Ở phụ nữ, ổ phúc mạc không phải là một khoang kín, mà thông thương với môi trường bên ngoài qua lỗ bụng của vòi tử cung. 1.3.3. Phúc mạc thành (pentoneum parietale): phần phúc mạc lót mặt trong thành bụng. 1.3.4. Phúc mạc tạng (peritoneum visceralis): là phần phúc mạc bọc mặt ngoài các tạng. 1.3.5. Các mạc: 2 lá phúc mạc liên tiếp nhau. Giữa hai lá của các mạc thường có mạch máu và TK đi vào các tạng . - Mạc treo (me so): treo các tạng thuộc ống tiêu hoá vào thành bụng, có nhiều mạch máu đi kèm. - Mạc chằng hay dây chằng (ligamentum): nối các tạng không thuộc ống tiêu hoá vào thành bụng, có ít mạch TK. TLTK: Bài Giảng Giải Phẫu I, II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 155
  19. Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y - Mạc nối (omentum): nối tạng nọ và tạng kia, cũng có mạch máu, TK đi kèm. 1.3.6. Tạng trong ổ phúc mạc: là tạng nằm hoàn toàn trong ổ phúc mạc, không có phúc mạc tạng bao phủ, buồng trứng là tạng duy nhất nằm trong ổ phúc mạc. Buồng trứng được bao bọc một phần bởi phúc mạc nối dài với mạc treo buồng trứng, phần còn lại liên quan trực tiếp với ổ phúc mạc, nhờ vậy trứng mới rụng được trong ổ phúc mạc. 1.3.7. Tạng trong phúc mạc: là tạng được phúc mạc che phủ gần hết và di động. Mặt ngoài của các tạng có mạc treo hoặc mạc chằng. Ví dụ: dạ dày, hỗng tràng, hồi tràng, ... 1.3.8. Tạng ngoài phúc mạc: là các tạng thuộc hệ tiết niệu - sinh dục, nằm trong ổ bụng nhưng ngoài ổ phúc mạc và chỉ được phúc mạc che phủ một phần nhỏ. Mặt ngoài của tạng không có mạc treo hoặc mạc chằng. Người ta chia ra làm 2 loại: - Tạng sau phúc mạc: thận, niệu quản. - Tạng dưới phúc mạc: các tạng niệu dục trong chậu hông bé như bàng quang túi tinh, tử cung, ... 1.3.9. Tạng bị thành hoá: là các tạng có nguồn gốc phôi thai nằm trong ổ phúc mạc, nhưng trong quá trình phát triển thì nó bị dính vào phúc mạc thành (cả mạc treo và phúc mạc tạng dính vào phúc mạc thành) của thành bụng sau và được xem như tạng ngoài phúc mạc. Ví dụ: tá tràng, tuỵ, kết tràng lên và xuống. 1.3.10. Tạng dưới thanh mạc: là tạng nằm trong phúc mạc, nhưng phúc mạc (thanh mạc) che phủ tạng này rất dễ bóc tách ra khỏi tạng nhất là khi viêm, phúc mạc dầy lên như túi mật, ruột thừa. Ứng dụng trong phẫu thuật cắt tạng dưới thanh mạc. 1.3.11. Các cấu trúc khác - Túi cùng (excavatio): là do các lá phúc mạc lách giữa các tạng ở chậu hông tạo nên. Là nơi thấp nhất của ổ phúc mạc khi đứng, nơi mà dịch trong ổ bụng khi có bệnh lý thường đọng lại. Ở nữ có hai túi cùng: túi cùng trước hay túi cùng bàng TLTK: Bài Giảng Giải Phẫu I, II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 156
  20. Trường Đại Học Võ Trường Toản Khoa Y quang - tử cung và túi cùng sau hay túi cùng tử cung - trực tràng. Ở nam chỉ có 1 túi cùng là túi cùng Douglas. - Hố (fossa): là do phúc mạc thành lót vào các chỗ lõm của thành bụng, như hố trên bàng quang, hố bẹn ngoài, hố bẹn trong, ... - Ngách (recessus): do lá phúc mạc lách giữa các tạng hay thành bụng tạo nên một rãnh hay một hốc nhưng không phải là chỗ thấp nhất trong ổ bụng nên không phải là túi cùng. Ví dụ như ngách tá tràng, ngách sau manh tràng, ngách dưới gan, ngách gan thận, ngách dưới hoành, ngách trên tá tràng trên, ... Các quai ruột có thể lọt qua các ngách này gây nên những thoát vị bên trong (thoát vị nội) và thường dẫn đến tắt ruột do nghẹt. - Nếp (plica): là nơi phúc mạc bị đội lên bởi mạch máu hay dây chằng ở mặt trong của thành bụng, lúc này phúc mạc bị đẩy lồi vào trong. Ví dụ như nếp tá tràng, nếp rốn ngoài, nếp rốn trong. 2. Cấu tạo và chức năng phúc mạc 2.1. Cấu tạo của phúc mạc Phúc mạc cấu tạo bởi 2 lớp: lớp thanh mạc, lớp dưới thanh mạc. - Lớp thanh mạc: là lớp tế bào thượng mô hình vảy nên phúc mạc luôn luôn trơn láng óng ánh, ngoài ra các tế bào này còn tiết ra một lớp dịch mỏng giúp phúc mạc luôn ẩm ướt. Nhờ đó mà các tạng trượt lên nhau một cách dễ dàng. Khi bị viêm hay trầy xướt thì các tạng rất dễ dính vào nhau hoặc dính vào thành bụng. - Lớp dưới thanh mạc (lớp trong); được cấu tạo bởi mô sợi liên kết nên phúc mạc chắc chắn và rất đàn hồi. Vì vậy khâu nối ở các tạng có phúc mạc dễ hơn ở các tạng không có phúc mạc. 2.2. Kích thước của phúc mạc Phúc mạc gấp thành nếp trong ổ bụng nên diện tích rất rộng. Diện tích của phúc mạc bằng (tương đương) diện tích da của cơ thể nên khả năng hấp thụ và trao đổi rất nhanh, người ta ứng dụng để thẩm phân phúc mạc... Tuy nhiên khi bị viêm nhiễm thì chất độc cũng hấp thụ nhanh và nếu nó phù nề tạo nên một khoang dịch thứ ba của cơ thể gây rối loạn nước và điện giải nghiêm trọng. TLTK: Bài Giảng Giải Phẫu I, II – ĐH Y Dược TP. HCM (2021) Chủ biên: Gs. Nguyễn Quang Quyền 157
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
22=>1