Bài giảng Giải phẫu 1: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
lượt xem 5
download
Bài giảng Giải phẫu 1 kết cấu gồm 16 đơn vị bài học và được chia thành 2 phần, phần 1 này cung cấp cho sinh viên những nội dung về: nhập môn giải phẫu; xương chi trên; nách - đám rối thần kinh cánh tay; cánh tay - khuỷu; cẳng tay - bàn tay; xương khớp chi dưới; mông - đùi sau - đám rối thần kinh thắt lưng; đùi trước - gối; cẳng - bàn chân;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Giải phẫu 1: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC VÕ TRƯỜNG TOẢN KHOA Y BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU 1 MÃ SỐ :TCDY014 ĐỐI TƯỢNG ĐẠI HỌC Y ĐA KHOA CBG: Nguyễn Thị Thanh Phượng THÁNG 9 -NĂM 2016
- MỤC LỤC STT TÊN BÀI TRANG SỐ TIẾT 1 Nhập môn Giải phẫu 1-9 2 2 Xương chi trên 10-23 1 3 Nách- Đám rối thần kinh cánh tay 24-31 2 4 Cánh tay- Khủy 32-38 2 5 Cẳng tay- Bàn tay 39-48 2 6 Xương khớp chi dưới 49-61 2 7 Mông- Đùi sau- Đám rối thần kinh thắt lưng 62-70 2 8 Đùi trước -gối 71-80 2 9 Cẳng-bàn chân 81-93 2 10 Xương- Cơ đầu mặt cổ 94-116 2 11 Mạch máu- Thần kinh -bạch huyết đầu mặt cổ 117-126 2 12 Miệng- Răng- lưỡi- Tuyến nước bọt 127-133 2 13 Mũi – Hầu- Thanh quản 134-147 3 14 Giải phẫu hệ thần kinh 148-168 3 15 Giải phẫu hệ giác quan 169-185 3 16 Giải phẫu hệ nột tiết 186-198 2 TỔNG 30 1
- CÁC BUỔI HỌC LÝ THUYẾT Buổi Tên bài học TIẾT 1 Nhập môn Giải phẫu- Xương chi trên 3 2 Nách- Đám rối thần kinh cánh tay- Cánh tay- Khủy 3 3 Cẳng tay- Bàn tay- Xương khớp chi dưới 3 4 Mông- Đùi sau- Đám rối thần kinh thắt lưng- 3 5 Đùi trước -gối- Cẳng-bàn chân 3 6 Xương- Cơ đầu mặt cổ 3 7 Mạch máu- Thần kinh -Bạch huyết đầu mặt cổ 3 8 Mũi – Hầu- Thanh quản- Miệng- Răng- lưỡi- Tuyến nước bọt 3 9 Giải phẫu hệ thần kinh 3 10 Giải phẫu hệ giác quan- hệ nột tiết 3 Tổng cộng 30 CÁC BUỔI HỌC THỰC TẬP SỐ Buổi Tên bài học TIẾT 1 Chi trên 4 2 Chi dưới 4 3 Đầu mặt cổ 4 4 Mũi, Hầu, Thanh quản- Miệng- Răng- lưỡi- Tuyến nước bọt 4 5 Giải phẫu hệ thần kinh 4 6 Giải phẫu hệ giác quan 4 7 Học trên xác- Ôn tập 4 8 Thi 2 2
- BÀI 1: NHẬP MÔN GIẢI PHẪU HỌC MỤC TIÊU : 1. Mô tả được : 3 mặt cắt và các phân vùng trên cơ thể . 2. Kể được 6 chuyên nghành Giải phẫu chia theo mục đích nghiên cứu, và 7 chuyên nghành theo phương pháp nghiên cứu. 3. Kể được 5 nguyên tắc đặt tên danh từ Giải phẫu học. NỘI DUNG: 1.ĐỊNH NGHĨA VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 1.1 Định nghĩa: “Giải phẫu học( Anatomia) là môn khoa học nghiên cứu hình thái và cấu trúc của cơ thể, mối liên quan của các bộ phận trong cơ thể với nhau, cũng như tương quan của toàn cơ thể với môi trường.” 1.2 .Đối tượng nghiên cứu: Theo tiếng Hy lạp, anatome( ana: phân tích ra, tome: cắt liên tiếp nhiều lần), hiện nay gọi là phẫu tích hay giải phẫu( giải: phân tích , phẫu: cắt ) , chủ yếu là phẫu tích trên xác để tìm hiểu cấu tạo của cơ thể. Phân biệt với phẫu thuật ( mổ xẻ trong ngoại khoa, gồm các thủ thuật mổ trên người sống , nhằm mục đích chữa bệnh). Giải phẫu học là một môn học hình thái( gồm các môn học về hình thái cấu trúc của cơ thể như: giải phẫu học, mô học , phôi học, nhân chủng học.... Giải phẫu học là cơ sở của các môn học khác trong y học ,trong y học có 2 loại môn chính: * Các môn học cơ sở như: giải phẫu học, mô học, phôi học, sinh lý học, sinh hóa học, vi sinh , ký sinh ,giải phẫu bệnh, sinh lý bệnh, dược lý học..... *. Các môn lâm sàng: nội, ngoại, sản, nhi, lao, tai mũi họng, mắt, răng hàm mặt, Y học dân tộc, da liễu... 3
- 2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA GIẢI PHẪU HỌC: Khi khoa học chưa phát triển, giải phẫu học đại thể nghiên cứu chủ yếu bằng phương tiện phẫu tích xác và mô tả các chi tiết bằng mắt thường. Khi khoa học tiến bộ, nhờ các thành tựu của vật lý học, hóa học, toán học...giải phẫu học đã trở thành một môn hình thái học ,tùy theo mục đích , tùy theo mức độ và tùy theo phương pháp nghiên cứu , người ta chia ra nhiều môn giải phẫu khác nhau: 2.1 Theo mục đích nghiên cứu: có 6 chuyên ngành 2.1.1. Giải phẫu y học: Nhằm phục vụ cho các môn học cơ sở cũng như lâm sàng của y học, đào tạo nên những người thầy thuốc . 2.1.2.Giải phẫu nhân chủng học : Nhằm nghiên cứu các đặc điểm giải phẫu đặc trưng riêng của từng quần thể người còn đang sống trên trái đất , cũng như các di cốt cổ xưa, để làm sáng tỏ quá trình phát triển và tiến hóa của loài người, cũng như nguồn gốc loài người . 2.1.3.Giải phẫu học mỹ thuật: Do Leonardo de Vinci sáng lập ( thế kỷ XVI ) , chuyên nghiên cứu hình thái và tầm vóc cơ thể người ở các lứa tuổi, các dân tộc, trong các tư thế khác nhau... nhằm mục đích sáng tác được chân thực các tác phẩm điêu khắc và hội họa. Đó là môn giải phẫu bề mặt, là đối tượng nghiên cứu của các nhà mỹ thuật. 2.1.4.Giải phẫu học thể dục thể thao: Chú trọng vào hình thái, cấu trúc của các cơ quan vận động , những thay đổi của chúng trong từng động tác và ảnh hưởng của các động tác thể dục thể thao lên các cơ quan của cơ thể , là 1 phần của môn giải phẫu chức năng , được giảng dạy chủ yếu trong các trường thể dục thể thao. 2.1.5.Giải phẫu nhân trắc học: Chuyên đo đạc kích thước của các đoạn thân thể, tìm tỉ lệ và mối tương quan của các đoạn đó ,nhằm phục vụ việc sản xuất các máy móc, dụng cụ và tư liệu sinh hoạt....sao cho phù hợp với tầm vóc cơ thể của từng loại người, để đạt hiệu suất lao 4
- động tối đa. Đó là môn học về ecgonomic ứng dụng trong các nghành công nghiệp và kinh tế quốc dân. 2.1.6.Giải phẫu học so sánh: Nghiên cưú giải phẫu từ động vật cấp thấp đến cấp cao, nhằm mục đích so sánh, tìm ra các qui luật tiến hóa từ động vật tới loài người . 2.2. Theo mức độ nghiên cứu: có 3 mức độ 2.2.1.Giải phẫu học đại thể: Nghiên cứu các chi tiết giải phẫu nhìn thấy được bằng mắt thường , hoặc bằng kính lúp. 2.2.2.Giải phẫu học vi thể: Nghiên cứu cấu trúc cơ thể ở mức độ vi thể , của tế bào bằng kính hiển vi quang học, ngày nay tách phần nầy thành một môn học riêng , đó là mô học. 2.2.3.Giải phẫu học siêu vi và phân tử: Nhờ sự phát triển ra kính hiển vi điện tử , nên có thể phát hiện được khoảng cách của 2 vật tới 1 hoặc 2 angstrong , đưa việc nghiên cứu hình thái ở mức độ phân tử. 2.3. Theo phương pháp: có 7 chuyên ngành 2.3.1.Giải phẫu học chức năng: Nghiên cứu giải phẫu không phải chỉ nghiên cứu hình thể và cấu tạo của cơ thể một cách độc lập ,không liên quan gì đến chức năng của chúng. Hình thái và chức năng là 2 mặt thống nhất của 1 bộ phận , chức năng nào có cấu tạo ấy và ngược lại, cấu tạo ra sao sẽ làm được chức năng như vậy. 2.3.2.Giải phẫu học phát triển: Nghiên cứu sự thay đổi của các hình thái ở các giai đoạn phát triển khác nhau, từ khi là 1 trứng thụ tinh cho tới khi già và chết. Có thể chia ra: - Giải phẫu học thời kỳ phôi thai ( phôi thai học) Nghiên cứu hình thái cơ thể ở giai đoạn phôi thai trong bụng mẹ. - Giải phẫu học trẻ em: Nghiên cứu sự phát triển hình thái cơ thể ở giai đoạn từ sơ sinh đến 15-16 tuối. 5
- - Giải phẫu học người lớn: Nghiên cứu cấu trúc cơ thể ở giai đoạn tương đối ổn định. - Giải phẫu học ngưới già: Tìm hiểu quá trình thoái hoá của loài người ở giai đoạn cuối của cuộc đời. 2.3.3.Giải phẫu học hệ thống: Trình bày cơ thể theo từng hệ thống các cơ quan làm chung 1 chức năng nhất định, như hệ vận động( gồm xương, cơ, khớp), hệ giác quan ( gồm mắt, tai, mũi, lưỡi, da), hệ tiêu hóa( miệng, thực quản, dạ dày, gan, tụy, ruột non, ruột già), hệ tuần hoàn ( tim, mạch máu, lách), hệ hô hấp ( mũi, hầu, thanh quản , khí quản , phổi ) , hệ sinh 6
- dục ( hệ sinh dục nam và hệ sinh dục nữ), hệ tiết niệu ( thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo)...... 2.3.4.Giải phẫu từng vùng: Nghiên cứu hệ thống từng vùng của cơ thể , như: chi trên, chi dưới, đầu mặt cổ, ngực bụng . Phương pháp nầy giúp sinh viên thấy được mối liên quan của các thành phần trong từng vùng của cơ thể hơn là phương pháp hệ thống . 7
- 2.3.5.Giải phẫu học định khu: Cũng gần giống như giải phẫu học từng vùng, nhưng chú ý nhiều hơn đến liên quan của các thành phần trong từng lớp từ nông vào sâu, đây chính là giải phẫu phục vụ cho ngoại khoa. 2.3.6.Giải phẫu học bề mặt: Nghiên cứu chủ yếu hình thể lồi lõm ở bề mặt mọi tư thế của cơ thể. 2.3.7.Giải phẫu học X quang: Bao gồm cả giải phẫu nội soi và giải phẫu nhấp nháy bằng phóng xạ cắt lớp , hoặc hình ảnh cộng hưởng từ hoặc siêu âm, những hình ảnh nầy đều khác với hình ảnh giải phẫu nhìn bằng mắt thường. 8
- 3.VẤN ĐỀ ĐẶT TÊN VÀ DANH TỪ GIẢI PHẪU HỌC: 3.1. Nguyên tắc đặt tên trong giải phẫu học: 3.1.1.Lấy tên các vật có trong tự nhiên để đặt choa các chi tiết giải phẫu giống các vật tự nhiên ấy( xương thuyền, xương ghe, xương bướm, cây phế quản.......) 9
- 3.1.2.Đặt tên theo các dạng hình học ( tam giác cánh tay tam đầu, tứ giác cánh tay, ống cánh tay, tam giác đùi.....) 3.1.3.Đặt tên theo chức năng( cơ dạng, cơ khép, cơ sấp, cơ ngữa, cơ gấp, cơ duỗi, cơ quay....) 3.1.4.Theo nguyên tắc nông sâu ( cơ gấp chung các ngón nông, cơ gấp sâu., thần kinh quay nông, thần kinh quay sâu...) 3.1.5.Theo vị trí tương quan với 3 mặt phẳng trong không gian: - Mặt phẳng đứng dọc : nằm theo chiều trước sau , có 1 mặt phẳng nằm chính giữa ( mặt phẳng dọc giữa ) phân chia cơ thể làm 2 nửa: nửa phải và nửa trái , phần nào nằm gần mặt phẳng dọc giữa gọi là trong, nằm xa gọi là ngoài ( bên) . Đối với chi trên: trong gọi là trụ, ngoài gọi là quay. 10
- Đối với chi dưới: trong gọi là chầy, ngoài gọi là mác. - Mặt phẳng đứng ngang ( mặt phẳng trán) , chia cơ thể thành 2 phần: phía trước ( bụng)và phía sau( lưng) . - Mặt phẳng nằm ngang( mặt phẳng ngang) là các mặt phẳng cắt ngang qua cơ thể chia cơ thể ra làm 2 phần: trên và dưới. 11
- 12
- BẢNG TÓM TẮT CÁC THỜI KỲ PHÁT TRIỂN GIẢI PHẪU HỌC PHƯƠNG TÍNH THẾ KỶ THỜI KỲ CÁC NHÀ BÁC HỌC LỚN VÀ TIỆN CHẤT LỊCH SỬ CÁC PHÁT MINH CƠ BÀN Trực giác Giải Khoảng Thời đại đồ Tranh khắc trên đá về giải phẫu và trí phẫu 10.000 đá người và súc vật tưởng thô sơ năm tượng TK V Thời thượng Hoa Đà(mổ xương)Hypocrat ( trước và cổ( Trung thuyết thểdịch) sau Công quốc, Hy lạp, Platon(thuyết tam giác), Aristote, nguyên Lamã) Herophile,Galien(gan, tim, não) TK V đến Thời trung cổ Sự trì trệ kéo dài TK XV phong kiến Mổ xác( Giải TK XVI Thời phục Leonardo de Vinci( Giải phẫu tạo nhìn bằng phẫu đến hưng hình), Vesalius( GP mô tả), mắt đại thể TK XVII Harvey(GP chức năng, tìm ra hệ thường) tuần hoàn) Kính hiển GP vi XVIII đến Phát triển tư Morgagni ( thuyết cấu tạo cơ thể vi quang thể đầu TK bản chủ máy móc) , Schwann, Wirchow( học XX nghĩa thuyết tế bào), Darwin, Engel( thuyết tiến hóa), Mendel( thuyết di truyền) Kính hiển GP siêu Đầu TK Thời Tư bản Phát triển mới về cấu trúc gen. vi điện tử vi và XX đến và Xã hội GP đại thể ứng dụng Y học, nhân phân tử nay chủ nghĩa chủng, phát triển, chức năng. 3.2 Danh từ giải phẫu học: Chiếm 2/3 tổng số danh từ y học. 13
- 3.2.1.Thời kỳ Galien( đầu công nguyên) : tiếng Hy lạp dùng để đặt từ giải phẫu. 3.2.2.Thời trung cổ( thế kỷ XV-XVI): Vesalius là người đầu tiên có công đưa danh từ Latinh vào giải phẫu . 3.2.3.Cuối thế kỷ XIX: có 50.000 từ giải phẫu để chỉ 5.000 chi tiết( mỗi chi tiết mang 10 tên ) * Năm 1985:các nhà giải phẫu Châu âu họp ở Basle , để thống nhất danh pháp giải phẫu, lấy tên là Basle Nomina Anatomica( B.N.A ). 3.2.4.Năm 1933: một bảng danh pháp mới ra đời lầy tên là J.N.A ( Jena Nomina Anatomica). 3.2.5.Năm 1955: Đại hội các nhà giải phẫu thế giới lân 6 họp tại Paris, đưa ra 1 bảng danh pháp lấy tên là P.N.A ( Paris Nomina Anatomica) làm cơ sở thống nhất danh từ giải phẫu mà tất cả các nước áp dụng cho tới ngày nay. Ưu điểm của bảng danh pháp P.N.A: - Mỗi chi tiết giải phẫu chỉ có 1 tên. - Từ càng ngắn và càng đơn giản càng tốt. - Bỏ đi tên của các danh nhân dùng để đặt cho 1 chi tiết giải phẫu ( trừ trường hợp gân Achille) . * Ở Việt nam : Năm 1983 ,Giáo sư Nguyễn Quang Quyền dựa theo bảng danh pháp Quốc tế P.N.A ,biên soạn quyển danh từ Giải phẫu học 4 thứ tiếng: La tinh, Anh, Pháp, Việt . 14
- BÀI 2 : XƯƠNG KHỚP CHI TRÊN MỤC TIÊU HỌC TẬP. 1/ Chỉ được các chi tiết giải phẫu quan trọng trên xương chi trên. 2/ Mô tả cấu tạo của khớp vai và khớp khuỷu. 3/ Sờ được các mốc giải phẫu của xương, trên cơ thể người sống. NỘI DUNG. 1. ĐẠI CƯƠNG HỆ XƯƠNG. Bộ xương người gồm có 206 xương, gồm các xương trục(xương đầu mặt, cột sống, xương sườn và xương ức), và các xương phụ (xương chi trên và dưới). 15
- 1.1.Chức năng: Bộ xương có 4 chức năng chính: 1.1.1.Nâng đỡ: Bộ xương tạo nên 1 khung cứng để nâng đỡ cơ thể và là nơi bám của các cơ 1.1.2.Bảo vệ:xương đầu mặt bảo vệ não, lồng ngực bảo vệ tim phổi, khung chậu bảo vệ bàng quang, tử cung. 1.1.3.Vận động: các cơ bám vào xương, khi cơ co sẽ làm xương chuyển động quanh các khớp. 1.1.4.Tạo máu và trao đổi các chất: tủy xương tạo hồng cầu, bạch cầu hạt và tiểu cầu, đồng thời xương cũng là nơi dự trữ và trao đổi mỡ, calci, phốtpho. 1.2.Phân loại: có thể phân loại xương dựa theo hình thể hay theo nguồn gốc cấu trúc. 1.2.1.Theo hình thể: - Xương dài: xương cánh tay, xương đùi. - Xương ngắn: Xương cổ tay, cổ chân. - Xương dẹp: Xương vòm sọ, xương ức. - Xương bất định hình: Xương thái dương, xương hàm trên. - Xương vừng: Xương bánh chè… 1.2.2.Theo nguồn gốc cấu trúc: - Xương màng : xương sọ, mặt. - Xương sụn: xương chi, cột sống, xương ức, xương sườn. 1.3. Cấu tạo chung của các xương: Ở xương dài gồm có: - Thân xương: hình ống, cấu tạo bởi chất xương đặc và được bọc trong màng xương, ở giữa thân xương có buồng tủy. - Đầu xương: phình to được cấu tạo bởi chất xương xốp, và ở đầu xương được sụn khớp bao bọc gọi là diện khớp. Có các mạch máu và thần kinh chui qua các lỗ nuôi xương để cảm giác và dinh dưỡng xương. 16
- 1.4.Sự cốt hóa, tăng trưởng và tái tạo xương: 1.4.1.Sự cốt hóa: Xương được hình thành qua 1 quá trình biến đổi mô liên kết thường thành mô liên kết rắn đặc, ngấm đầy muối calci, gọi là mô xương, quá trình này gọi là sự cốt hóa. Có 2 hình thức cốt hóa: # Cốt hóa trực tiếp(cốt hóa màng) : chất căn bản của mô liên kết ngấm calci, và biến thành xương . Các xương được hình thành theo hình thức này gọi là các xương màng. # Cốt hóa sụn: chất căn bản của mô liên kết ngấm cartilagen thành sụn, sau đó sụn này biến thành xương. 1.4.2.Sự tăng trưởng: theo 2 chiều - Theo chiều dài , nhờ sụn đầu xương(nối giữa đầu xương và thân xương), làm xương tiếp tục tăng trưởng cho đến 20-25 tuổi thì ngừng. - Tăng trưởng theo chiều dầy, do sự phát triển của màng xương. 1.4.3.Sự tái tạo xương: Khi xương gãy, giữa 2 đầu xương sẽ hình thành mô liên kết, mô liên kết này ngấm calci và biến thành xương, làm lành xương. Khi các đoạn gãy xa nhau, xương sẽ chậm liền, hoặc tạo thành khớp giả. Vì vậy cần nắn chỉnh và bất động tốt nơi gãy. 17
- XƯƠNG CHI TRÊN Mỗi bên gồm có: - Xương vai và xương đòn , gọi chung là đai vai. - Xương cánh tay. - Xương cẳng tay: có 2 xương: xương trụ ( phía trong) , và xương quay( phía ngoài). - Xương cổ tay: có 8 xương nhỏ, xếp thành 2 hàng. - Xương bàn tay: có 5 xương . - Xương ngón tay: mỗi ngón tay có 3 đốt( đốt gần, đốt giữa, đốt xa), riêng ngón cái có 2 đốt( đốt gần và đốt xa ). 1. XƯƠNG ĐÒN Xương đòn nằm ngang , cong như chữ S, nằm phía trước và phía trên ngực, đầu trong khớp với xương ức, đầu ngoài khớp với mỏm cùng vai. 1.1.Đinh hướng: Đặt xương nằm ngang - Đầu dẹt ra ngoài. - Bờ lõm của đầu dẹt ra trước. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Giải phẩu và sinh lý hệ tiêu hóa - BS Huỳnh Thị Minh Tâm
155 p | 1739 | 387
-
Sách bài giảng Giải phẫu học tập 1: Phần 1 - NXB Y học
191 p | 1355 | 309
-
bài giảng giải phẫu học: phần 1 - ts. nguyễn văn huy, ts. lê hữu hưng (đồng chủ biên)
175 p | 374 | 110
-
Bài giảng Giải phẫu học (Tập 1): Phần 1
238 p | 137 | 13
-
Bài giảng Giải phẫu học (Tập 1): Phần 2
302 p | 71 | 9
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý - Bài 1: Đại cương giải phẫu sinh lý
131 p | 63 | 9
-
Bài giảng Giải phẫu 1: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
137 p | 17 | 5
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý: Chương 1 - Đại cương
6 p | 150 | 5
-
Bài giảng Giải phẫu 1: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
98 p | 13 | 4
-
Bài giảng Giải phẫu: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
145 p | 16 | 3
-
Bài giảng Giải phẫu bệnh: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản
262 p | 15 | 3
-
Bài giảng Giải phẫu 2: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
144 p | 8 | 2
-
Bài giảng Giải phẫu 2: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
72 p | 9 | 2
-
Bài giảng Giải phẫu bệnh: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản
290 p | 9 | 2
-
Bài giảng Giải phẫu 2: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2017)
61 p | 9 | 2
-
Bài giảng Giải phẫu 1: Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
136 p | 7 | 2
-
Bài giảng Giải phẫu 2: Phần 1 - Trường ĐH Võ Trường Toản (Năm 2022)
114 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn