Bài giảng Giải phẫu sinh lý - ThS. BS. Trần Quang Thảo
lượt xem 4
download
Bài giảng Giải phẫu sinh lý với mục tiêu giúp các bạn nêu được định nghĩa giải phẫu, sinh lý là gì; Giải thích được cơ chế duy trì cân bằng nội môi; Liệt kê được các thành phần cấu tạo nên cơ thể sống; Trình bày được cấu tạo và chức năng cơ bản của tất cả các hệ thống trong cơ thể; Nêu được một số thuật ngữ cơ bản của giải phẫu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Giải phẫu sinh lý - ThS. BS. Trần Quang Thảo
- ĐẠI CƯƠNG VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ
- Mục tiêu học tập: 1. Nêu được định nghĩa giải phẫu, sinh lý là gì? 2. Giải thích được cơ chế duy trì cân bằng nội môi. 3. Liệt kê được các thành phần cấu tạo nên cơ thể sống. 4. Trình bày được cấu tạo và chức năng cơ bản của tất cả các hệ thống trong cơ thể. 5. Nêu được một số thuật ngữ cơ bản của giải phẫu.
- Định nghĩa giải phẫu, sinh lý - Giải phẫu học (tiếng Anh: anatomy; tiếng Hy Lạp anatomia # cắt thành mảnh, cắt mở ra) là một ngành của sinh học và y học nghiên cứu về hình thái và cấu trúc của cơ thể sống. Đôi khi còn được gọi là cơ thể học. - Giải phẫu học có thể được phân chia thành ngành Giải phẫu người (Androtomy và human anatomy), Giải phẫu động vật (Zootomy) và Giải phẫu thực vật (Phytonomy)... - Giải phẫu học mang tính khu vực hoặc mang tính chất hệ thống. Giải phẫu học có quan hệ mật thiết với y học và các ngành sinh học khác. - Các nhánh lớn của giải phẫu học là Giải phẫu học so sánh (comparative anatomy), Giải phẫu mô học (histology) và Giải phẫu người (human anatomy).
- Định nghĩa giải phẫu - Việc nghiên cứu giải phẫu học có từ thời Ai Cập cổ đại, nhưng đến giữa thế kỷ thứ tư (TCN) Hypocrates “Người cha của y học” đưa giải phẫu vào giảng dạy ở Hy Lạp. Ông cho rằng “khoa học y học bắt đầu bằng việc nghiên cứu cấu tạo cơ thể con người”. - Một nhà y học nổi tiếng khác của Hy Lạp, Aristotle (384-322 TCN), người sáng lập ra môn giải phẫu học so sánh và cũng là người có công lớn trong giải phẫu học phát triển và phôi thai học. Ông là người đầu tiên sử dụng từ “anatome”, một từ Hy Lạp có nghĩa là “chia tách ra hay phẫu tích”.
- Định nghĩa giải phẫu - Giải phẫu là nghiên cứu về cấu trúc của cơ thể. Giải phẫu học có sức hấp dẫn nhất định vì nó cụ thể, có có thể quan sát được, sờ được, kiểm tra được mà không cần phải tưởng tượng. - Giải phẫu được chia làm 2 phần: + Giải phẫu đại thể: có thể quan sát được mà không cần phải dùng kính hiển vi + Giải phẫu vi thể: đòi hỏi phải dùng kính hiển vi
- Định nghĩa sinh lý - Sinh lý là giải thích những chức năng của các phần của cơ thể, có nghĩa là tìm hiểu xem các bộ phận của cơ thể hoạt động như thế nào. Trong cơ thể chúng ta, cấu trúc và chức năng hoạt động cùng với nhau giúp cho các bộ phận của cơ thể hoạt động đạt hiệu quả nhất
- II. CÂN BẰNG NỘI MÔI: 1. Định nghĩa: Cân bằng nội môi là sự giữ cho các trạng thái của môi trường bên trong tương đối hằng định cho dù môi trường bên ngoài thay đổi.
- II. CÂN BẰNG NỘI MÔI: 2. Đặc tính và cơ chế duy trì cân bằng nội môi: - Cân bằng nội môi đạt được khi cấu trúc và chức năng được phối hợp hoàn toàn và tất cả các hệ thống trong cơ thể cùng làm việc với nhau. - Trong thực tế thì hầu hết các mô và cơ quan đều góp phần duy trì sự hằng định tương đối này, và sự phối hợp hoạt động của nhiều cơ quan và mô chịu sự kiểm soát của hệ thần kinh và hệ nội tiết
- II. CÂN BẰNG NỘI MÔI: 2. Đặc tính và cơ chế duy trì cân bằng nội môi: - Cơ chế duy trì cân bằng nội môi: + Bộ phận tiếp nhận kích thích + Bộ phận điều khiển + Bộ phận thực hiện + Liên hệ ngược (feedback âm tính) - Khi cân bằng nội môi không được duy trì thì chúng ta sẽ trở nên bệnh, thậm chí có thể chết. Một trong những nguyên nhân gây mất cân bằng nội môi thường gặp là do cơ thể bị stress quá mức.
- II. CÂN BẰNG NỘI MÔI: 3. Ví dụ: Nếu ta dẫm phải hòn than đang cháy thì cơ quan thụ cảm ở da lòng bàn chân (Bộ phận tiếp nhận kích thích) nhận được một cảm giác rất nóng, một xung thần kinh theo dây thần kinh hướng tâm về trung ương thần kinh (Bộ phận điều khiển). Trung ương phát đi xung thần kinh theo dây li tâm tới chân (Bộ phận thực hiện) nhấc chân ra khỏi cục than Kết quả của sự phản ứng được thông báo ngược về trung ương theo hướng tâm; nếu phản ứng chưa chính xác thì phát lệnh điều chỉnh, nhờ dây li tâm truyền tới cơ quan phản ứng - Liên hệ ngược (feedback âm tính). Nhờ vậy mà cơ thể có thể phản ứng chính xác đối với kích thích.
- III. TỪ NGUYÊN TỬ ĐẾN CƠ THỂ SỐNG: - Ở cấp độ cơ bản nhất, cơ thể được cấu tạo từ những nguyên tử, đây là những đơn vị cơ bản nhất của mọi vật chất phân tử hợp chất. - Tế bào là những đơn vị độc lập nhỏ nhất của sự sống. Tế bào có những chức năng cơ bản: chuyển hoá, dễ bị kích thích, tăng trưởng và sinh sản. - Mô được cấu tạo từ nhiều loại tế bào giống nhau để thực hiện một chức năng chuyên biệt. Mô gồm: mô biểu bì, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh. - Một cơ quan là sự hợp nhất lại của ≥ hai loại mô để cùng thực hiện một chức năng chuyên biệt. - Một hệ thống là một nhóm những cơ quan làm việc cùng với nhau để thực hiện chức năng chính của cơ thể. Tất cả những hệ thống trong cơ thể sẽ phối hợp với nhau để hình thành nên cơ thể sống.
- IV. NHỮNG HỆ THỐNG TRONG CƠ THỂ: 1. Hệ Da: bao gồm da và tất cả những cấu trúc có nguồn gốc từ da. Chức năng chính của da là giữ tất cả những cơ quan ở bên trong và ngăn cản những thứ không mong muốn từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào bên trong 2. Hệ Xương: bao gồm xương, sụn, màng sụn, khớp, gân và dây chằng. Hệ xương có 5 chức năng quan trọng là: - Nâng đỡ và tạo hình cho cơ thể - Giúp cơ thể di chuyển - Bảo vệ các cơ quan cạnh chúng - Nơi dự trữ Calcium và Phospho - Nơi sản xuất tế bào máu
- IV. NHỮNG HỆ THỐNG TRONG CƠ THỂ: 3. Hệ Cơ: bao gồm tất cả các cơ trong cơ thể. Chức năng chính của hệ cơ là giúp cơ thể di chuyển và điều hoà nhiệt độ cơ thể 4. Hệ Nội Tiết: là một hệ thống các tuyến không ống dẫn, với khả năng tiết các chất hormon theo máu đến và tạo các tác động đến các cơ quan khác trong cơ thể. Hormon điều hoà những hoạt động chuyển hoá bên trong tế bào, sự tăng trưởng và phát triển, stress và đáp ứng với chấn thương, sự sinh sản, và nhiều chức năng quan trọng khác. 5. Hệ Thần Kinh: bao gồm hệ thần kinh trung ương và hệ thần kinh ngoại biên, nó cũng bao gồm các cơ quan cảm giác. Hệ thần kinh và hệ nội tiết là những hệ điều hoà và kiểm soát chính của cơ thể.
- IV. NHỮNG HỆ THỐNG TRONG CƠ THỂ: 6. Hệ Tim Mạch: bao gồm tim, máu, và mạch máu. Một chức năng vô cùng quan trọng của hệ tim mạch là vận chuyển Oxy và các chất cần thiết đến những mô của cơ thể cần, và chuyên trở những chất thải của cơ thể đến phổi và thận để thải ra ngoài. 7. Hệ Bạch Huyết: gồm bạch huyết, hạch bạch huyết và mạch bạch huyết. CN giúp hấp thu trở lại lượng dịch và protein dư thừa vào máu; giúp bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân lạ, vi sinh vật hay những tế bào ung thư. 8. Hệ Hô Hấp: gồm toàn bộ quá trính hít vào và thở ra. CN chính là thực hiện trao đổi khí giữa máu và không khí
- IV. NHỮNG HỆ THỐNG TRONG CƠ THỂ: 9. Hệ Tiêu Hoá: gồm miệng, thực quản, dạ dày, tá tràng, ruột non, ruột già, trực tràng, hậu môn. CN chính là phá vỡ thức ăn bằng các cơ chế lý hoá thành các phân tử đủ nhỏ để có thể hấp thu từ ruột non vào máu hoặc hệ bạch huyết; giúp thải bỏ những sản phẩm cứng hoặc không tiêu hoá được. 10. Hệ Tiết Niệu: gồm thận, niệu quản, bàng quang, niệu đạo và cơ quan sinh dục ngoài. CN chủ yếu là lọc bỏ những sản phẩm thải của tế bào và điều hoà cân bằng dịch trong cơ thể 11. Hệ Sinh Sản: nam (tinh hoàn, ống dẫn tinh và dương vật), nữ (vú, buồng trứng, tử cung, âm hộ). CN là sản sinh ra những tế bào sinh dục đặc biệt và những tế bào này có khả năng duy trì nồi giống của con người
- V. TƯ THẾ GIẢI PHẪU VÀ ĐỊNH HƯỚNG VỊ TRÍ GIẢI PHẪU: 1. Tư thế giải phẫu Tư thế nguời đứng thẳng 2 tay buông xuôi, mắt và 2 bàn tay hướng về phía trước. Các vị trí và cấu trúc giải phẫu được xác định theo 3 mặt phẳng không gian. 2. Các mặt phẳng giải phẫu 2.1. Mặt phẳng đứng dọc 2.2. Mặt phẳng đứng ngang 2.3. Mặt phẳng nằm ngang * Không nên nhầm mặt phẳng nằm ngang với mặt cắt ngang, hai mặt phẳng này có thể trùng nhau.
- V. TƯ THẾ GIẢI PHẪU VÀ ĐỊNH HƯỚNG VỊ TRÍ GIẢI PHẪU: 3. Các vùng trong cơ thể: Cơ thể được chia là 2 phần, đó là phần chính và phần phụ. - Phần chính bao gồm: đầu, cổ, ngực, bụng, khung chậu. - Phần phụ bao gồm: chi trên và chi dưới. Riêng bụng được chia làm 9 vùng. + Vùng thượng vị + Vùng trung vị + Vùng hạ vị + Vùng hạ sườn phải + Vùng hạ sườn trái + Vùng hông phải + Vùng hông trái + Vùng hố chậu phải + Vùng hố chậu trái
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý hệ nội tiết và các bệnh thường gặp
8 p | 351 | 62
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý trẻ em: Bài mở đầu - Thân Thị Diệp Nga
15 p | 402 | 54
-
Bài giảng Đặc điểm giải phẫu sinh lý hệ hô hấp trẻ em - TS. Phạm Thị Minh Hồng
18 p | 208 | 31
-
Bài giảng chuyên đề Sinh lý học: Giải phẫu sinh lý của hệ thần kinh thực vật
10 p | 214 | 31
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý: Hệ hô hấp - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh
10 p | 49 | 12
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý: Hệ tiêu hóa - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh
14 p | 52 | 12
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý: Hệ tiết niệu - BS.CKI. Nguyễn Văn Thịnh
9 p | 82 | 11
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý tuần hoàn - ThS. BS. Trần Quang Thảo
61 p | 27 | 8
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý hệ hô hấp (109 trang)
109 p | 24 | 8
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý tiết niệu - ThS. BS. Trần Quang Thảo
35 p | 18 | 7
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý sinh dục - ThS. BS. Trần Quang Thảo
29 p | 16 | 7
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý: Chương 1 - Đại cương
6 p | 154 | 5
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý thần kinh - ThS. BS. Trần Quang Thảo
96 p | 24 | 5
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý bộ máy hô hấp - ThS. BS. Trần Quang Thảo
51 p | 11 | 4
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý răng miệng
33 p | 7 | 2
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý hệ thống tiêu hoá - ThS. BS. Trần Quang Thảo
81 p | 10 | 2
-
Bài giảng Giải phẫu sinh lý mũi xoang - PGS. TS. BS. Phùng Minh Lương
73 p | 1 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn