intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Giải phẫu sinh lý trẻ em: Chương IV - Trần Thị Diệp Nga

Chia sẻ: Minh Minh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:50

406
lượt xem
60
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Giải phẫu sinh lý trẻ em - Chương IV: Hệ vận động giúp bạn đọc nắm được các kiến thức về cấu tạo và chức năng của hệ xương; đặc điểm hệ xương trẻ em; cấu tạo và chức phận của hệ cơ; tính chất của cơ, ý nghĩa của hoạt động co cơ; đặc điểm phát triển hệ cơ trẻ em; tư thế và sự rèn luyện tư thế. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Giải phẫu sinh lý trẻ em: Chương IV - Trần Thị Diệp Nga

  1. TRƯỜNG ĐH THỦ DẦU MỘT BÀI GIẢNG GIẢI PHẪU SINH LÝ TRẺ EM GV: THÂN THỊ DIỆP NGA
  2. CHƯƠNG IV: HỆ VẬN ĐỘNG
  3. A- HỆ XƯƠNG Bộ xương người gồm có 200 chiếc lớn, nhỏ, dài, ngắn khác nhau. Các xương được liên kết với nhau nhờ các khớp.
  4. I- CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG • 1- Cấu tạo: • Cấu tạo của xương gồm: lớp màng xương & lớp mô xương. + Lớp màng xương: có các tế bào sinh xương > làm cho xương lớn lên, khi gãy được nối liền. + Mô xương: tạo nên lớp xương chắc & xương xốp, trong xương xốp có chứa tuỷ đỏ tham gia vào cấu tạo hồng cầu • Thành phần hoá học của xương: Gồm chất vô cơ & chất hữu cơ.
  5. 2-Chức năng: - Xương là chỗ dựa vững chắc của toàn bộ cơ thể, làm nhiệm vụ bảo vệ các bộ phận quan trọng như: não, tim, phổi. - Hệ xương cùng với hệ cơ, gân, dây chằng & thần kinh làm cho cơ thể vận động được - Giữa xương tay và xương chân có những phần tương đồng nhưng lại phân hoá khác nhau để phù hợp với dáng đứng thẳng và lao động
  6. 3- Đặc điểm hệ xương Xương Bộ xương người chia làm mấy đầu phần? Bộ xương người chia Xương thân Xươn làm 3 phần g tay + Xương đầu( Sọ) + Xương thân Xương chân + Xương chi
  7. Xương sọ Khối xương Xương Các sọ đầu xương mặt - Hộp sọ phát triển mạnh chứa não - Xương mặt ít, phát triển ngắn lại
  8. Xương thân Xương thân gồm những Xương xương nào? ức Xương Xương thân gồm sườn Xương xương ức, xương cột sườn và xương cột sống sống. Các xương này gắn với nhau tạo thành lồng ngực Xương thân
  9. Cột sống Chức hãy nêu đặc điểmGiúp năng ? Em năng cột sống: và chức củathể đứng thẳng cơ cột sống? - Cột sống gồm nhiều đốt sống khớp với nhau và có 4 chỗ cong, thành hình 2 chữ S tiếp nhau. - Cột sống chia làm 5 đoạn: 7 đốt sống cổ, 12 đốt sống ngực, 5 đốt sống thắt lưng, 5 đốt xương cùng, xương cụt có 4 - 5 đốt liền nhau
  10. Xương chi X¬ng tay X¬ng ch©n -Xương đai vai - Xương đai hông - - Cánh tay -Xương đùi - - ỐNG TAY - ỐNG CHÂN - Bàn tay -Bàn chân Ngón tay - Ngón chân Xương chi
  11. Các khớp xương A B C Khớp Khớp bất động Khớp bán động động
  12. II- ĐĂC ĐIỂM HỆ XƯƠNG TRẺ EM. • Đặc điểm chung. • Xương trẻ em đang phát triển, xương thai nhi hầu hết là sụn. Quá trình tạo xương phát triển dần dần và kết thúclúc 20- 25 tuổi • Bộ xương trẻ em không cân đối: đầu to, thân dài, chân tay ngắn, cột sống gần như một đường thẳng, lồng ngực tròn. • Thành phần hoá học của xương: trẻ càng nhỏ chất hữu cơ nhiều hơn vô cơ, xương chứa nhiều nước, ít muối khoáng.
  13. • Càng lớn thì lượng nước giảm, muối khoáng tăng lên, đến 12 tuổi thành phần hoá học của xương giống người lớn. • Do đặc điểm xương trẻ em tỷ lệ chất hữu cơ nhiều hơn do đó xương trẻ thường mềm, kém rắn chắc. Vì vậy ít gãy và dễ chun giản. • Cấu tạo xương trẻ em có nhiều mạch máu, màng xương dày & phát triển hơn cho nên khi gãy thường chóng liền hơn
  14. 2- Đặc điểm một số xương a- Xương sọ
  15. – Xương sọ: . • Có kích thước tương đối lớn so với cơ thể, hộp sọ phát triển nhanh trong năm đầu. • Hộp sọ của trẻ lúc mới sinh có một số xương chưa dính liền nhau nên tạo thành 2 thóp: thóp trước và thóp sau, thóp trước được đóng kín lúc 12 tháng, muộn nhất là 18 tháng. Thóp sau nhỏ hơn được đóng kín khi trẻ 3 tháng. Trẻ đẻ non thóp rộng, bờ thóp mềm, trẻ còi xương thường thóp chậm kín. • Các xoang trán, xoang sàng trên 3 tuổi mới phát triển do đó trẻ < 3 tuổi không bị viêm xoang.
  16. b- Xương cột sống
  17. –Cột sống trẻ em chưa ổn định. • Trong thời kỳ bào thai cột sống hình vòng cung. • Ở trẻ sơ sinh cột sống thẳng, các đoạn cong được hình thành trong quá trình phát triển. • Khi trẻ biết ngẩng đầu (2-3 tháng) các đốt sống cổ cong về phía trước hình thành đoạn cong ở cổ. • Khi trẻ tập ngồi (6 tháng) các đốt sống ngực cong về phía sau hình thành đoạn cong ở ngực.
  18. • Khi trẻ tập đi (12 tháng) đốt sống vùng thắt lưng cong về phía trước -> 4 đoạn cong sinh lý hình thành.(cổ, ngực, thắt lưng, cùng cụt) Các đoạn cong sinh lý hình thành nhưng chưa ổn định. Đến 7 tuổi đoạn cong ở cổ, ngực ổn định. • Khi 12- 13 tuổi (dậy thì) đoạn cong thắt lưng ổn định. • Do cột sống của trẻ chưa ổn định, nhiều phần sụn do đó trẻ dễ bị gù lưng, cong vẹo cột sống do trẻ ngồi sớm, bế nách, ngồi học không đúng tư thế
  19. c- Xương lồng ngực: • Sơ sinh: lồng ngực hình tròn, đường kính trước sau = đường kính phải trái, xương sườn nằm ngang. • Trẻ càng lớn lồng ngực càng dẹt dần, đường kính phải trái > đường kính trước sau, xương sườn chếch dần theo hướng dốc nghiêng. Do cấu trúc của lồng ngưc trẻ em có đặc điểm trên nên trẻ nhỏ khi thở lồng ngực di động kém, vì vậy ảnh hưởng đến sự thở của trẻ.
  20. d- Xương chi: (xương tay, chân). • Trẻ mới sinh: chi hơi cong đến 1-2 tháng thì hết. • Trẻ còi xương, viêm khớp chi có thể bị cong. • Xương cổ tay, ngón tay là những xương nhỏ cốt hoá muộn, sự phát triển xương cổ chân mạnh hơn cổ tay do đó ở trẻ nhỏ các động tác còn vụng về. Từ 6 tuổi trở đi trẻ có thể làm được những động tác tỷ mỷ đòi hỏi sự khéo léo của cơ tay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2