intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Hệ điều hành Linux - Bài 5: Bảo mật hệ thống file

Chia sẻ: Tùy Duyên | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:34

166
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Hệ điều hành Linux - Bài 5: Bảo mật hệ thống file. Chương này giúp người học hiểu các mức độ phân quyền trên Linux và biết được cách dùng lệnh phân quyền cho tài khoản. Mời các bạn cùng tham khảo để biết thêm các nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Hệ điều hành Linux - Bài 5: Bảo mật hệ thống file

  1. L I N U X
  2. BÀI 5 BẢO MẬT HỆ THỐNG FILE
  3. Bài 5: Bảo mật hệ thống file Mục tiêu: Hiểu các mức độ phân quyền trên Linux Dùng lệnh phân quyền cho tài khoản    
  4. 1. Tổ chức hệ thống file trong Linux 1.1. Files Một file là một cấu trúc cơ sở được dùng để chứa thông tin trên hệ thống Linux. File là một dãy liên tiếp các byte được chứa trên một thiết bị lưu trữ, thường là đĩa từ. Chú ý: - Linux phân biệt chữ hoa và chữ thường trong tên file. VD: Baocao và baocao là 2 tên file khác nhau. - Linux không coi dấu chấm (“.”) là ký tự ngăn cách giữa tên chính và phần mở rộng như DOS mà nó coi đó như là một ký tự để tạo nên tên file.    
  5. 1. Tổ chức hệ thống file trong Linux (tt) 1.2. Thư mục Thư mục bao gồm một nhóm file, thư mục giúp người dùng tổ chức các file. Mỗi thư mục có thể bao gồm các thư mục con. / usr etc dev home tmp Ta có thể mô tả cấu trúc cơ sở cây thư mục của Linux binz lib user1 user2 như sau : tinhoc toan     Web Linux
  6. Tại sao anh Tôi thích vậy đó, xem nội dung ai biểu anh xóa file của folder của tôi tôi ??? Bill Gates Bill Clinton    
  7. 2. Bảo mật hệ thống file 2.1. Khái niệm Bảo mật hệ thống file là điều khiển việc truy nhập tới file và thư mục, nó xác định: + Ai là người truy nhập đến một file, thư mục nào đó. + Các thao tác nào mà người sử dụng được tiến hành đối với file và thư mục.    
  8.  Người chủ file, thư mục sẽ toàn quyền quyết định ai được phép truy nhập với quyền nào đến file và thư mục thông qua việc gán và huỷ quyền truy nhập (permission).  Những đối tượng có thể truy nhập đến file, thư mục là: + Người chủ của file (user). + Nhóm chủ của file (group). + Những người khác (other).    
  9. Ví dụ: $ls -l - rw-r--r-- 1 u1 g1 37 Feb 24 11:06 file1 Trong đó: - : chỉ ra kiểu của file. rw-r--r-- : chỉ ra mode của file (quyền truy nhập). u1 : chỉ ra người chủ file. g1 : chỉ ra nhóm chủ file.    
  10. 2. Bảo mật hệ thống file (tt) 2.2. Các quyền truy nhập Có 3 quyền truy nhập tới mỗi file và thư mục: - Read r + Đối với file : Đọc nội dung file. + Đối với thư mục : hiện danh sách các file và thư mục con trong thư mục. - Write w + Đối với file : Thay đổi nội dung file. + Đối với thư mục : Tạo, xoá, đổi tên file và thư mục con trong thư mục. - Execute x + Đối với file : Chạy các file chương trình. + Đối với thư mục : Có thể chuyển đến thư mục. Chú ý: Để chạy một file chương trình cần có các quyền read và execute.    
  11. 2. Bảo mật hệ thống file (tt) 2.3. Mode của file Mode của file là một dãy có tổng số 9 ký tự bao gồm 3 cặp, mỗi cặp 3 ký tự để xác định các quyền cho các đối tượng có thể truy nhập file là: người chủ file, nhóm chủ file và những người dùng khác trong hệ thống. Mode của file xuất hiện ngay sau ký tự chỉ kiểu file trong kết xuất của lệnh ls -l    
  12. Ví dụ: $ls -l - rw-r--r-- 1 u1 g1 37 Feb 24 11:06 file1 Các quyền truy nhập của mỗi đối tượng như sau: + Người chủ file (u1): rw + Nhóm chủ file (g1): r + Những người khác: r Chú ý: Các quyền không được phép trong mode của file ký hiệu là “-”.    
  13. 2. Bảo mật hệ thống file (tt) 2.4. Thay đổi quyền truy xuất của file Ta có thể thay đổi quyền được gán với file hoặc thư mục bằng lệnh chmod. Ta có thể thực hiện lệnh này theo chế độ biểu tượng hay tuyệt đối, trong đó chế độ biểu tượng đơn giản hơn nhưng cho phép điều khiển kém hơn chế độ tuyệt đối. Lệnh chmod chỉ được thực hiện bởi người chủ file.    
  14. Chế độ biểu tượng Để thay đổi quyền của file hay thư mục ta dùng lệnh chmod với cú pháp chặt chẽ như sau: #chmod Trong đó, biểu thức gán quyền mô tả sự thay đổi quyền đối với file đã chỉ ra cho các đối tượng.    
  15. Thành phần biểu thức bao gồm: a) Các toán hạng: là các ký hiệu của các đối tượng được gán quyền và các quyền tương ứng được gán. + Các ký hiệu của các đối tượng. u user g group o other a all    
  16. + Các ký hiệu quyền r read w write x execute b) Các toán tử: là các phép gán quyền. + thêm - bớt = bằng Trong các biểu thức gán quyền, các thành phần nằm liền nhau không có khoảng cách và chỉ cho phép dùng một toán tử duy nhất.    
  17. Ví dụ: $ ls -l vd.txt -rw-r--r-- 1 u1 g1 37 Feb 24 11:06 vd.txt $ chmod g=rw vd.txt $ ls -l vd.txt -rw-rw-r-- 1 u1 g1 37 Feb 24 11:06 vd.txt $ chmod go+x vd.txt $ ls -l vd.txt Lệnh chmod nếu không chỉ ra đối tượng gán quyền, thì quyền sẽ được gán cho cả 3 đối tượng. Ví dụ: $ chmod +rwx vd.txt    
  18. Để huỷ bỏ tất cả các quyền được gán cho file, thư mục ta dùng lệnh: $ chmod = Khi gán quyền bằng toán tử ‘’=’’ thì chỉ đối tượng được gán bị thay đổi quyền như được chỉ ra, bất kể trước đó họ được đặt quyền gì, các nhóm quyền của người khác cũng không bị ảnh hưởng.    
  19. Chú ý: ký hiệu “-“ trong khối quyền của file chỉ rằng quyền đó không được phép đối với file hay thư mục. Lệnh #chmod -R sẽ thay đổi quyền cho cả cây thư mục. Còn theo mặc định, các thư mục con và file trong cây thư mục có quyền mặc định (022) tạo bởi lệnh umask.    
  20. Chế độ tuyệt đối Chế độ tuyệt đối dùng dãy các số để chỉ các quyền được gán cho file hay thư mục. Khối quyền được biểu diễn bằng 3 số theo thứ tự là: số đầu tiên cho chủ file, số thứ 2 cho nhóm chủ file và số thứ 3 cho những người khác. Mỗi số là tổng 3 giá trị thể hiện quyền đọc, ghi và thực thi đối với file. Cả 3 số được chỉ ra trong cùng một dòng lệnh.    
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2