intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access chương 2: Table và relationship

Chia sẻ: Trần Viên | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:36

178
lượt xem
38
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access gồm 8 chương, chủ đề chương 2 là table và relationship. Nội dung chương này trình bày những vấn đề cơ bản về table và relationship. Nội dung cụ thể đề cập đến các vấn đề như một số thuật ngữ trong bảng và liên kết, vấn đề quy ước tên trường, vấn đề các loại dữ liệu, hướng dẫn cách tạo bảng. Ngoài ra chương 2 còn dề cập đến vân đề thuộc tính trường, thuộc tính bảng, các thao tác trên bảng, vấn đề nhập và sửa dữ liệu. Phần cuối của chương này trình bày những vấn đề liên quan đến việc tìm kiếm và thay thế, sắp xếp dữ liệu, lọc dữ liệu, tạo quan hệ giữa các bảng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu Access chương 2: Table và relationship

  1. CHƯƠNG 2: TABLE VÀ RELATIONSHIP
  2. I. Một số thuật ngữ 1. Bảng (Table): - Bảng là cấu trúc cơ bản nhất của CSDL quan hệ. Mỗi bảng trong một CSDL phải chứa những thông tin thích hợp cho một đối tượng. Ví dụ: một trường học tiêu biểu gồm có các học sinh, giáo viên và các lớp. Một ứng dụng CSDL về trường học phải có một bảng chứa thông tin về học sinh, một bảng về giáo viên và một bảng về lớp. - Mỗi dòng trong bảng (hay còn gọi là bản ghi- record) tượng trưng cho đối tượng được lưu trữ trong bảng. Ví dụ mỗi dòng trong bảng HOCSINH biểu thị cho một học sinh. - Mỗi cột trong bảng (hay còn gọi là trường-field) chứa một mục dữ liệu cần quản lí về đối tượng. Ví dụ mỗi học sinh có các mục dữ liệu càn lưu trữ là: Số báo danh, Họ tên,…
  3. Một số thuật ngữ (tiếp) 2. Tên trường (Field name): được dùng để mô tả mục dữ liệu cần lưu trữ. Mỗi bảng không thể có hai tên cột trùng nhau 3. Kiểu dữ liệu (Data type): kiểu được dùng để gán cho dữ liệu chứa trong cột 4. Thuộc tính trường (Field Property): là tập hợp các đặc điểm được kết hợp vào mỗi trường. Ví dụ: SBD là xâu 3 kí tự, hocbong co giá trị > 200.000,… 5. Thuộc tính bảng (Table Property): là tập hợp các đặc điểm liên quan đến nhiều trường được kết hợp vào bảng. Ví dụ: NGAYSINH+14
  4. Một số thuật ngữ (tiếp) 6. Khoá chính (Primary key): Một hay nhiều trường dùng để nhận dạng duy nhất từng dòng trong bảng dữ liệu gọi là khoá chính. Mỗi bảng có một khoá chính. Dữ liệu trong khoá chính phải là duy nhất cho mỗi bản ghi. Khoá chính còn được dùng để tạo các liên kết giữa các bảng trong một CSDL. 7. Khóa kết nối: Trong 1 CSDL thường có nhiều bảng, các bảng này có mối liên kết với nhau. Để xác định mối liên kết này, ta dùng khóa kết nối. Thông thường khóa kết nối của 2 bảng là cột có cùng tên nằm ở 2 bảng đó.
  5. II. Qui ước tên trường  Tên trường dùng để mô tả dữ liệu chứa trong trường, tên trường dài tối đa 64 ký tự và có thể chứa các kí tự chữ cái, chữ số, khoảng trắng và các kí tự đặc biệt khác.  Tên trường không được phép chứa dấu chấm (.), chấm than (!), dấu huyền (`), dấu móc vuông ([])  Tên trường không được bắt đầu bằng khoảng trắng  Tên trường không phân biệt chữ hoa, chữ thường. Ví dụ: Số báo danh, Họ tên, Toan, Ly,…
  6. III. Các loại dữ liệu 1). Text: các từ hoặc số không được sử dụng trong các phép tính. Chiều dài tối đa cho kiểu text là 255 kí tự 2). Memo: một trường mở sử dụng cho các lời ghi chú 3). Number: Các số âm hoặc dương 4). Date/Time: Ngày tháng, thời gian 5). Currency: tiền tệ 6). AutoNumber: một trường số được tự động nhập vào 7). Yes/No: logic 8). OLE Object: một đối tượng như ảnh,... 9). Hyperlink: các địa chỉ Web
  7. IV. Tạo bảng 1. Bước 1: Mở cửa sổ thiết kế bảng (Table Design)  Cách 1: Từ cửa sổ Database, trong mục Object chọn Tables/ Create table in Design view/Design
  8. Tạo bảng (tiếp) Cách 2: Từ cửa sổ Database, trong mục Object, chọn Tables/ kích biểu tượng New, cửa sổ New Table xuất hiện
  9. Tạo bảng (tiếp)  Chọn Design view/OK  Kết thúc bước 1, ta có cửa số thiết kế bảng(Table Design)
  10. Tạo bảng (tiếp) 2. Bước 2: Thiết kế các trường (cột ) của bảng Trong cửa sổ như trong hình trên, chúng ta lần lượt thực hiện các công việc sau:  Nhập tên trường trong mục Field name:  Đặt trỏ chuột vào dòng bất kì của cột Field name  Gõ tên trường  Chọn kiểu dữ liệu của trường trong mục Data Type  Kích vào dấu mũi tên xuống, xuất hiện danh sách kiểu dữ liệu  Kích chọn kiểu cần dùng  Ghi mô tả của trường trong mục Description (không bắt buộc)
  11. Tạo bảng (tiếp)  Nhập các thuộc tính của trường trong phần General và phần Lookup (trình bày ở phần sau)  Nhập thuộc tính của bảng trong phần Table Properties (trình bày trong phần sau)  Xác định khoá chính:  Đánh dấu các trường trong khoá chính  Kích hoạt biểu tượng chìa khóa hoặc chọn menu Edit/Primary key, khi đó xuất hiện biểu tượng chìa khoá ở phía trước của trường được chọn làm khoá chính.
  12. Tạo bảng (tiếp) 3. Bước 3: Ghi lại cấu trúc bảng vừa tạo  Chọn biểu tượng đĩa mềm trên thanh công cụ. Hộp thoại Save As xuất hiện  Nhập tên bảng trong phần Table Name/OK
  13. V. Thuộc tính trường (Field Properties) 1. Field size: số kí tự tối đa để lưu trữ dữ liệu trong trường. 2. Format: khuôn dạng của dữ liệu khi hiển thị 3. Decimal Places: dùng cho các trường Number và Currency để xác định số chữ số được hiển thị và số chữ số sau dấu thập phân 4. Input mask: Khuôn dạng của dữ liệu nhập. Đó là xâu kí tự chứa những kí tự sau:  0: Các chữ số. Bắt buộc nhập  9: các chữ số hoặc dấu cách. Không bắt buộc nhập  #: các chữ số, dấu +, - hoặc dấu cách. Không bắt buộc nhập  L: Chữ cái. Bắt buộc nhập
  14. Thuộc tính trường (tiếp)  ?: chữ cái. Không bắt buộc nhập  A: Chữ cái hoặc chữ số. Bắt buộc nhập  a: chữ cái hoặc chữ số. Không bắt buộc nhập  &: Ký tự bất kì hoặc khoảng trống. Bắt buộc nhập  .,:-/: các dấu phân cách dùng cho kiểu số và ngày giờ.  Nếu có kí tự chữ cái cố định thì chữ cái đó được đặt trong cặp dấu “” 5. Caption:Chú thích 6. Default Value: xác định 1 giá trị cho các mục nhập mới. Ta sẽ nhập giá trị thường được nhập nhất cho các trường
  15. Thuộc tính trường (tiếp) 7. Validation Rule : qui định ràng buộc về dữ liệu nhập vào. Điều kiện ràng buộc có thể dùng:  Các hằng: phải dùng các dấu phân cách: cặp”” cho kiểu xâu, cặp # # cho ngày giờ  Các phép so sánh: =,>,=,
  16. Thuộc tính trường (tiếp) 9. Lookup- tham chiếu: Khi muốn ràng buộc để dữ liệu của trường này chỉ nhận các giá trị của một trường nào đó trong 1 bảng khác, ta khai báo trong Lookup. Trong trang Lookup cần khai báo các thông số sau:  Display Control: Chọn Listbox hoặc Combobox  Row Source Type: Kiểu nguồn dữ liệu, dạng bảng hoặc danh sách giá trị  Row Source: Nguồn dữ liệu, tên bảng truy vấn hay danh sách giá trị  Bound Column: Số thứ tự của cột được tham chiếu đến(cột cho giá trị trong bảng gốc)  Column Count: Tổng số cột hiển thị trong hộp  Column width: Độ rộng cột
  17. VI. Thuộc tính bảng (Table Properties)  Khi các ràng buộc dữ liệu liên quan đến nhiều trường trong bảng, ta phải xác định tại Table Properties.  Từ cửa sổ Table Design, kích phải chuột, chọn Properties  Xuất hiện cửa sổ Table Properties cho phép đặt ràng buộc (tương tự như Fields Properties)  Tại Validation Rule, ta xây dựng biểu thức thể hiện ràng buộc của các trường trong bảng.
  18. VII. Các thao tác trên bảng  Chỉnh sửa bảng:  Mở bảng cần chỉnh sửa trong Design View  Chọn bảng và kích nút Design  Chèn trường:  Chọn hàng bên dưới vị trí ta muốn chèn  Kích Insert Rows  Xóa trường  Chọn trường cần xóa  Kích Delete Rows (không xóa trường khóa)
  19. Các thao tác trên bảng(tiếp)  Đổi tên trường:  Chọn tên trường cần đổi  Nhập tên mới cho trường  Thay đổi kiểu dữ liệu:  Kích vào cột DataType của trường cần đổi  Kích mũi tên xổ xuống  Chọn kiểu  Lưu bảng
  20. Các thao tác trên bảng(tiếp)  Di chuyển trường:  Kích chọn trường cần di chuyển  Rê kéo đến vị trí mới rồi nhả chuột  Chỉnh kích cỡ hàng  Vào menu Format/Row Height, xuất hiện hộp thoại Row Height  Nhập độ cao mới cho hàng vào hộp Row height  Các hàng đồng loạt được thay đổi độ cao
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1