Bài giảng Hoạt động tiếp thu, chỉnh lý dự án luật trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội - Lương Phan Cừ
lượt xem 5
download
Bài giảng Hoạt động tiếp thu, chỉnh lý dự án luật trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội trình bày về vai trò của Quốc hội trong công tác lập pháp; quy trình lập pháp; quy trình xem xét, thông qua dự án luật; quy trình thẩm tra; quy trình UBTVQH xem xét, cho ý kiến.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Hoạt động tiếp thu, chỉnh lý dự án luật trên cơ sở ý kiến của đại biểu Quốc hội - Lương Phan Cừ
- HOẠT ĐỘNG TIẾP THU, CHỈNH LÝ DỰ ÁN LUẬT TRÊN CƠ SỞ Ý KIẾN CỦA ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI NGƯỜI TRÌNH BÀY: LƯƠNG PHAN CỪ PHÓ CHỦ NHIỆM UỶ BAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ XÃ HỘI
- 1. VAI TRÒ CỦA QUỐC HỘI TRONG CÔNG TÁC LẬP PHÁP Quốc hội là cơ quan duy nhất có quyền lập hiến và lập pháp. Theo đó, QH có quyền làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp, làm luật, sửa đổi luật và quyết định chương trình xây dựng luật, pháp lệnh. Để thể chế hoá chức năng lập pháp, đưa công tác xây dựng và thông qua Luật, pháp lệnh vào nề nếp, Hội đồng nhà nước đã ban hành quy chế xây dựng luật, pháp lệnh (năm 1988) và năm 1996 được QH thông qua mang tên “Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật” sửa năm 2002 và QH XII đã thảo luận để sửa đổi Luật này( Kỳ 2) Luật này đã quy định cụ thể thủ tục, trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật (quy trình lập pháp)
- 2. QUY TRÌNH LẬP PHÁP 1. Lập chương trình xây dựng pháp luật; 2. Soạn thảo dự án luật, pháp lệnh; 3. Thẩm tra dự án luật; 4. Xem xét, thông qua dự án luật; 5. Công bố Luật, pháp lệnh. Note: Trong quy trình đó có quy định quy trình, thủ tục tiếp thu, chỉnh lý dự án luật mà QH, các cơ quan của QH cũng như đại biểu QH thảo luận, cho ý kiến.
- 3. QUY TRÌNH XEM XÉT, THÔNG QUA DỰ ÁN LUẬT Dự án Luật, pháp lệnh phải được HĐDT và UB thẩm tra trước khi trình QH xem xét, thông qua. Quốc hội xem xét, thông qua tại 2 kỳ họp (trừ một số dự án tại 1 kỳ). UBTVQH xem xét, thông qua Pháp lệnh tuỳ thuộc vào chất lượng chuẩn bị (Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo 4 lần) Kỳ thứ nhất, QH cho ý kiến, tập trung vào những vấn đề lớn của dự án, Kỳ họp thứ hai, QH xem xét, thảo luận và thông qua Note: Không phải dự án nào đưa ra qua 2 kỳ họp là được thông qua (Thi Hành án; Đăng ký, giao dịch bất động sản, Luật lập hội)
- 4. QUY TRÌNH THẨM TRA Thẩm tra là một quá trình: + Hoạt động Chuẩn bị thẩm tra; + Hoạt động Thẩm tra; + Báo cáo thẩm tra. Nội dung thẩm tra: + Sự cần thiết ban hành văn bản Luật, Pháp lệnh; Phạm vi, đối tượng điều chỉnh của dự án; + Sự phù hợp với đường lối, chính sách của Đảng; Sự hợp hiến, hợp pháp và tính thống nhất, đồng bộ của dự án với hệ thống pháp luật; + Việc tuân thủ thủ tục và trình tự soạn thảo; + Tính khả thi của dự án; + Kỹ thuật văn bản
- 4.1. QUY TRÌNH THẨM TRA Hoạt động thẩm tra do HĐDT và Uỷ ban tiến hành khá da dạng và cũng không hoàn toàn giống nhau; Có nhiều hình thức hoạt động chuẩn bị và hỗ trợ thẩm tra: + Nghiên cứu, tham gia với cơ quan soạn thảo ngay trong quá trình soạn thảo; + Qua hoạt động giám sát( Đoàn giám sát, nghe báo cáo) + Tổ chức toạ đàm, hội nghị, hội thảo với sự tham gia của nhiều chủ thể, trong đó có đại biểu QH +….. Hoạt động thẩm tra: + Họp thường trực, thường trực mở rộng, họp toàn thể + Tại cuộc họp nghe cơ quan soạn thảo báo cáo, giải trình; + Đại biểu hỏi, thảo luận; + Biểu quyết thông qua báo cáo thẩm tra Note: Báo cáo thẩm tra là sự kết tinh trí tuệ thông qua các hoạt động chuẩn bị thẩm tra, hội nghị thẩm tra cũng như việc thảo luận của các đại biểu. Báo cáo thẩm tra là cơ sở quan trọng để đại biểu QH thảo luận, xem xét thông qua dự án luật Báo cáo thẩm tra cũng không phải chỉ một lần
- 4.2. QUY TRÌNH TIẾP THU Ý KIẾN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TRONG QUY TRÌNH THẨM TRA Tiếp thu ý kiến đại biểu QH qua quy trình thẩm tra: Do hoạt động thẩm tra được tiến hành khá nhiều giai đoạn. Mỗi một giai đoạn, dự án được chính lý, hoàn thiện cả trong tờ trình, cũng như dự thảo Luật, pháp lệnh: Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật lao động; Luật bảo hiểm xã hội; pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo…. Các ý kiến của đại biểu được cán bộ, bộ máy giúp việc tổng hợp và trên cơ sở đó được đưa ra trao đổi phân tích tại các cuộc họp, thảo luận của chuyên gia, của tổ biên tập, của Ban soạn thảo.( Có rất nhiều lần dự thảo xép được đưa ra, thậm chí có bản như hoàn toàn mới Pháp lệnh tín ngưỡng, tôn giáo) Dự thảo mới được hoàn chỉnh trên cơ sở tiếp thu, chỉnh lý báo cáo thẩm tra (cả về nội dung cũng như kỹ thuật văn bản). Đây là văn bản đánh giá một giai đoạn của quá trình thẩm tra cũng như tiếp thu ý kiến của đại biểu QH trong giai đoạn đó. Note: Hiện nay quy trình thẩm tra còn đan xen vào quá trình xem xét, cho ý kiến của UBTVQH, QH và ngay cả góp ý của đại biểu
- 5. QUY TRÌNH UBTVQH XEM XÉT, CHO Ý KIẾN Giai đoạn này mang tính chuẩn bị, không phải là một quy trình mang tính pháp lý trong quy trình lập pháp. Việc xem xét của UBTVQH được tiến hành nhiều lần phụ thuộc vào chất lượng chuẩn bị văn bản. Tại cuộc họp xem xét của UBTVQH có nhiều cơ quan, đại biểu QH tham dự và những ý kiến đó cũng được tập hợp, ghi nhận và được phân tích, đánh giá cũng như tiếp thụ hoàn chỉnh văn bản. Sau mỗi cuộc họp UBTVQH các cơ quan hữu quan( Soạn thảo, Thẩm tra, Lãnh đạo QH được giao phụ trách) tiến hành họp để xem xét, tiếp thụ hoàn thiện dự án: Tiếp tục trình ra phiên họp khác của UBTVQH , đưa ra QH xem xét, thảo luận chó ý kiến, thông qua. Note: Chỉ khi UBTVQH thấy dự án đã được chuẩn bị khá tốt thì mới trình QH xem xét, cho ý kiến hoặc xem xét, thông qua.
- 6. QUY TRÌNH XEM XÉT CHO Ý KIẾN TẠI KỲ HỌP QH Về cơ bản, các dự án luật được QH hội xem xét cho ý kiến và thông qua tại 2 kỳ họp. Tại kỳ thứ nhất, QH xem xét, thảo luận cho ý kiến mang tính định hướng. Trên cơ sở ý kiến thảo luận của đại biểu QH, dự án được chỉnh lý, hoàn thiện. Trên cơ sở đã được chỉnh lý, dự án lại được UBTVQH tiếp tục xem xét, cho ý kiến và được hoàn thiện. (Đưa ra hội nghị đại biểu QH chuyên trách thảo luận) Sau kỳ họp thứ nhất, nhiều cuộc họp thảo luận của các chuyên gia, các cơ quan có liên quan: Cơ quan chủ trì thẩm tra, tham gia thẩm tra, Ban soạn thảo và các cơ quan liên quan khác để xem xét, phân tích ý kiến đại biểu QH, ý kiến của UBTVQH và trên cơ sở đó xây dựng dự thảo mới và báo cáo giải trình, tiếp thụ ý kiến đại biểu QH trình QH tại kỳ họp thứ 2. Note:Giai đoạn này, còn đưa dự án ra thảo luận tại Đoàn đại biểu QH, nhân dân thảo luận, cho ý kiến. Các ý kiến này cũng được tập hợp và cũng được các cơ quan có liên quan, UBTVQH xem xét, cân nhắc và tiếp thụ để chỉnh lý, hoàn thiện văn ban trình QH thông qua
- 7. QUY TRÌNH XEM XÉT THÔNG QUA TẠI KỲ HỌP THỨ HAI Thảo luận dự án ở tổ; Thảo luận ở Hội trường; Cho ý kiến thông qua phiếu thăm dò; Thông qua.
- 8. QUY TRÌNH TIẾP THU Ý KIẾN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TRONG VIỆC CHỈNH LÝ DỰ ÁN LUẬT Qua mỗi bước các ý kiến của đại biểu được tổng hợp (tổng hợp tóm tắt và tổng hợp đầy đủ) Bộ phận chuyên gia, cán bộ giúp việc, tổ biên tập phân tích, dự kiến tiếp thu ý kiến đại biểu và đưa ra dự thảo mới với dự thảo báo cáo giải trình tiếp thu ý kiến. Cơ quan chủ trì thẩm tra giúp Uỷ ban thường vụ QH cùng với các cơ quan có liên quan phân tích, tiếp thu ý kiến đại biểu trên cơ sở đề xuất của cán bộ, chuyên viên. Bản dự thảo dự án và báo cáo giải trình được chỉnh lý tiếp một bước; Trên cơ sở đó, các văn bản này được đưa ra cuộc họp do Phó chủ tịch QH được phân công phụ trách dự án luật này họp cùng với cơ quan thẩm tra, tham gia thẩm tra, soạn thảo và các cơ quan khác tiếp tục bàn và hoàn thiện trước khi trình Uỷ ban thường vụ QH.
- 8.1. QUY TRÌNH TIẾP THU Ý KIẾN ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI TRONG VIỆC CHỈNH LÝ DỰ ÁN LUẬT UBTVQH cho ý kiến. Sau đó dưới sự chỉ đạo của Phó Chủ tịch phụ trách trực tiếp các văn bản được hoàn thiện và trình QH xem xét, thông qua. Trong quá trình này, những vấn đề còn có ý kiến khác nhau, thường được tập hợp và nêu thành từng phương án và xin ý kiến của đại biểu QH. Trên cơ sở ý kiến của đại biểu, ý kiến đa số được thể hiện trong dự thảo và trong báo cáo giải trình của UBTVQH. Đối với những vấn đề gay cấn, ý kiến còn khác nhau đều được đưa ra biểu quyết theo đa số trước khi biểu quyết thông qua toàn bộ dự án.
- 9. MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HOẠ Dự án Luật BHXH + Tại báo cáo thẩm tra sơ bộ ngày 11/6/2001 của Uỷ ban về các vấn đề xã hội trình Quốc hội viết: “Để thực hiện nhiệm vụ này (thẩm tra), Uỷ ban đã tổ chức hội thảo khu vực, Hội thảo quốc gia và các hội thảo lấy ý kiến đóng góp của một số cơ quan, tổ chức xã hội, đại biểu QH, chuyên gia…..tổ chức khảo sát, giám sát, nghiên cứu trong nước, nước ngoài về BHXH” Ngày 24/4/2001 Uỷ ban đã họp toàn thể thẩm tra sơ bộ dự án luật này. Dự án, báo cáo thẩm tra đã được trình ra QH khoá X, kỳ họp thứ 9 để xem xét, cho ý kiến. ý kiến của đại biểu Quốc hội đã được tập hợp và tổng hợp để nghiên cứu, tiếp thu, chỉnh lý dự án luật BHXH ở bước tiếp theo.
- MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA (TIẾP) + Tại báo cáo thẩm tra dự án Luật BHXH ngày 22/10/2005 viết “Để hoàn thành nhiệm vụ này (thẩm tra), ngoài việc kế thừa nội dung báo cáo thẩm tra của Uỷ ban các vấn đề xã hội khoá X, nhiệm kỳ này, Uỷ ban đã tiếp tục tổ chức nhiều hội thảo, hội nghị, toạ đàm… nghiên cứu kinh nghiệm của nước ngoài.. Ngày 16/8/2005 Uỷ ban đã họp thẩm tra dự án luật này. (trước đó Uỷ ban cũng đã họp và có báo cáo thẩm tra số 1620/UB XH ngày 24/8/2005 trình UBTVQH) Tiếp thu ý kiến của UBTVQH, cơ quan soạn thảo đã hoàn thiện dự thảo một bước….Ngày 18/10/2005 UBCVĐXH đã họp thẩm tra trên cơ
- MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA (TIẾP) Tại báo cáo tổng hợp ý kiến của đại biểu QH ngày 30/3/2006 của Ban công tác lập pháp viết “Tính đến 30/3/2006, Ban công tác lập pháp đã nhận được ý kiến đóng góp vào dự thảo Luật BHXH của 42 Đoàn đại biểu QH, HĐDT và 3 Đại biểu QH. Nhìn chung các ý kiến đều tán thành với bố cục, những nội dung cơ bản của dự thảo luật đã được chỉnh lý khá công phu trên cơ sở tiếp thu một cách nghiêm túc ý kiến ý kiến của đại biểu QH tại kỳ họp thứ 8” Đã có bảng so sánh dự thảo 3 với dự thảo 7 luật BHXH trong đó: Dự thảo 3 gồm 10 chương với 115 điều, nhưng dự thảo 7 vẫn gồm 10 chương nhưng số điều chỉ còn 71 điều. Khi Quốc hội thông qua Luật gồm XI chương với 141 điều.
- MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA (TIẾP) Luật Thi đua, khen thưởng: Để thẩm tra Uỷ ban về các vấn đề xã hội đã tiến hành: + Trên cơ sở dự thảo lần 6, Uỷ ban đã tiến hành nhiều hội nghị, hội thảo; + Ngày 18/3/2003 thường trực cùng với các cơ quan có liên quan đã nghe ban soạn thảo báo cáo; + Ngày 9/4/2003 Uỷ ban đã họp toàn thể thẩm tra dự án luật này; + Ngày 21/4/2003, thường trực UB CVĐXH trao đổi với Ban soạn thảo một số vấn đề của dự án. + Ngày 22/4/2003 Uỷ ban CVĐXH có báo cáo thẩm tra trình UBTVQH.
- MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA (TIẾP) + Ngày 20/5/2003, Uỷ ban họp toàn thể thẩm tra dự án Luật thi đua, khen thưởng (theo tờ trình số 656 ngày 19/5/2003 của CP) đã được chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến của UBTVQH; Tập hợp ý kiến đại biểu QH: + Báo cáo tổng hợp ý kiến của các Đoàn đại biểu QH, các cơ quan “Uỷ ban CVĐXH nhận được ý kiến của 26 đoàn và 2 UB, 2 đại biểu QH và Bộ Khoa học và công nghệ”ngày 24/9/2003; + Báo cáo tổng hợp ý kiến đại biểu QH tại Hội nghị đại biểu chuyên trách “Đã có 22 đại biểu phát biểu. Về cơ bản tán thành với nội dung đã được chỉnh lý khá hoàn chỉnh trên cơ sở tiếp thu nghiêm túc ý kiến của các vị đại biểu tại kỳ họp 3 vừa qua”
- MỘT SỐ VÍ DỤ MINH HỌA (TIẾP) Báo cáo giải trình Ngày 30/7/2003 nêu rõ “dự thảo đã được chỉnh lý gồm 8 chương, 104 điều. So với dự thảo trình QH, có 16 điều được bổ sung và 66 điều được chỉnh lý; Luật Thi đua, khen thưởng được QH thông qua ngày 26/11/2003 gồm 8 chương với 103 điều, trong đó có nhiều điều được tiếp tục bổ sung và chỉnh lý trên cơ sở tiếp thu ý kiến các vị đại biểu QH.
- 10. TÓM TẮT Với một quy trình lập pháp chặt chẽ, qua nhiều cung đoạn. Mỗi một cung đoạn có vai trò vị trí quan trọng nhất định trong việc bảo đảm chất lượng và thể hiện ý chí của nhân dân, phản ánh cuộc sống vào trong dự án luật ý kiến của đại biểu QH cơ bản được các cơ quan có liên quan nghiên cứu, tiếp thu nghiêm túc thông qua nhiều hoạt động để tập hợp, phân tích và giải trình. Các ý kiến của đại biểu ở nhiều góc độ đều đóng góp một cách tích cực cho việc hoàn thiện dự án, nâng cao chất lượng dự án và phản ánh thực tiễn của của cuộc sóng vào quá trình lập pháp. Việc thông qua được một dự luật tại QH theo một quy trình, thủ tục hết sức khó khăn, điều đó bảo đảm cho hoạt động lập pháp của QH thể hiện được ý chí và nguyện vọng của đại đa số nhân dân. Việc tích cực đóng góp ý kiến của đại biểu là hết sức quan trọng cho việc chỉnh lý, hoàn thiện dự án có chất lượng, đáp ứng được đòi hỏi của cuộc sống.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Giáo dục học đại cương
49 p | 8649 | 1607
-
Tâm lý học quản trị Kinh Doanh - Bài 5
24 p | 816 | 410
-
Bài giảng môn Hệ thống thông tin quản lý
33 p | 496 | 174
-
Bài giảng về khoa học giao tiếp
288 p | 178 | 41
-
Bài giảng Quản lý nhà nước về văn hóa (Ngành: Quản lý văn hóa) - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai
48 p | 113 | 17
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự chủ động giao tiếp bằng tiếng Anh trong lớp học
6 p | 286 | 16
-
Hoạt động tự học của sinh viên năm thứ nhất khoa Sư phạm Toán-Tin, trường Đại Học Đồng Tháp
10 p | 138 | 13
-
Nhận thức về hoạt động nghiên cứu khoa học của sinh viên khoa Sư phạm Ngoại ngữ, trường Đại học Đồng Tháp
5 p | 46 | 7
-
Cán bộ thư viện Đại học với việc cung cấp dịch vụ thông tin - thư viện hỗ trợ giảng dạy, nghiên cứu và học tập
7 p | 26 | 5
-
Một số đề xuất tổ chức hoạt động dạy học trải nghiệm trong giảng dạy học phần kĩ năng nói tiếng Anh cho sinh viên sư phạm Toán - Tiếng Anh khoa Sư phạm trường Đại học Thủ đô Hà Nội: Một cách tiếp cận tới nội dung hoạt động trải nghiệm trong chương trình giáo dục phổ thông năm 2018
12 p | 9 | 3
-
Ảnh hưởng của hoạt động phân tích thể loại ngôn bản đối với kỹ năng viết của sinh viên
19 p | 97 | 2
-
Thiết kế bài giảng điện tử môn Lịch sử, Địa lý và Văn hóa Nga tại Học viện Khoa học Quân sự
8 p | 80 | 2
-
Vận dụng phương pháp dạy học dự án trong giảng dạy môn Tiếng Việt thực hành ở trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương
8 p | 50 | 2
-
Nâng cao chất lượng hoạt động ngoại khóa trong giảng dạy môn giáo dục quốc phòng và an ninh cho sinh viên hiện nay
5 p | 17 | 1
-
Yếu tố thời tiết trong văn hóa giao tiếp của người Nhật - Nghiên cứu tập trung trong hai mùa: mùa xuân và mùa hạ
18 p | 5 | 1
-
Về việc truyền tải kiến thức văn hóa trong giảng dạy ngôn ngữ: Trường hợp từ đồng âm liên quan đến phong tục ngày tết của người Nhật
11 p | 6 | 1
-
Giải pháp nâng cao kỹ năng nghe hiểu cho sinh viên ngành Ngôn ngữ Hàn tại Đại học Thủ Dầu Một
9 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn