intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng học phần Máy và thiết bị hàn 1 - Phạm Văn Tuân

Chia sẻ: Năm Tháng Tĩnh Lặng | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:59

157
lượt xem
43
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

(NB) Bài giảng “Máy và thiết bị hàn” nhằm cung cấp cho học sinh và sinh viên các kiến thức về thiết bị và dụng cụ hàn hồ quang tay, hàn tự động và bán tự động, hàn điện tiếp xúc, hàn khí, cắt kim loại. Đây là tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, sinh viên. Nhằm góp phần vào việc đào tạo đội ngũ công nhân, kỹ thuật viên có trình độ cao trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới của đất nước ta.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng học phần Máy và thiết bị hàn 1 - Phạm Văn Tuân

  1. BỘ CÔNG THƯƠNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP VÀ XÂY DỰNG BÀI GIẢNG HỌC PHẦN MÁY VÀ THIẾT BỊ HÀN 1 (Lưu hành nội bộ) Người biên soạn: Phạm Văn Tuân Uông Bí, năm 2010
  2. 1
  3. MỤC LỤC Thư tự Nội Dung Trang 1 Chương 1: Dụng cụ, thiết bị hàn hồ quang tay 5 1.1 Khái niệm chung 5 1.1.1 Giới thiệu chung về dụng cụ, thiết bị hàn 5 1.1.2 Hồ quang hàn- một số tính chất của nó 8 1.1.2.1 Khái niệm về hồ quang hàn 8 1.1.2.2 Tính chất hồ quang hàn 8 1.1.2.3 Một số đặc tính của hồ quang hàn 8 1.2 Dụng cụ - Cách sử dụng 9 1.2.1 Kim hàn 9 1.2.2 Dây hàn 10 1.2.3 Mặt nạ hàn 10 1.2.4 Các loại dụng cụ khác 11 1.3 Máy hàn hồ quàng tay 11 1.3.1 Phân loại 11 1.3.2 Yêu cầu đối nguồn điện hàn 12 1.3.3 Máy phát điện hàn 12 1.3.3.1 Nguyên lý cấu tạo chung 12 1.3.3.2 Máy có cuộn khử từ nối tiếp 12 1.3.3.3 Máy có cực từ lắp rời 13 1.3.4 Máy hàn xoay chiều 14 1.3.4.1 Nguyên lý cấu tạo chung 14 1.3.4.2 Máy hàn xoay chiều có lõi thép di động 15 1.3.4.3 Máy hàn xoay chiều có cuộn dây di động 15 1.3.5 Máy nắn dòng hàn 16 1.3.6 Vận hành máy hàn 17 1.3.7 Bảo quản và sử lý sự cố máy hàn 17 Chương 2: Thiết bị hàn hồ quang tự động và bán tự 2 20 động 2
  4. 2.1 Thiết bị hàn hồ quang TĐ - BTĐ 20 2.1.1 Khái niệm về công nghệ hàn hồ quang TĐ-BTĐ 20 2.1.2 Nguyên lý tự động hoá công việc hàn 20 2.1.3 Sự tự điều chỉnh chiều dài hồ quang 20 2.2 Thiết bị hàn dưới lớp thuốc 21 2.2.1 Các cơ cấu chính - sơ đồ hàn 21 2.2.2 Vận hành thiết bị 22 2.2.3 Giới thiệu một số máy hàn tự động dưới lớp thuốc 22 2.3 Thiết bị hàn trong môi trường khí 23 2.3.1 Thiết bị hàn MAG/MIG 23 2.3.1.1 Thiết bị và dụng cụ hàn MAG/MIG 23 2.3.1.2 Vận hành và bảo dưỡng thiết bị hàn MAG/MIG 27 2.3.1.3 Giới thiệu một số máy hàn MAG/MIG 30 2.3.2 Thiết bị hàn TIG 31 2.3.2.1 Thiết bị và dụng cụ hàn TIG 31 2.3.2.2 Bảo dưỡng và vận hành thiết bị hàn TIG 34 2.3.2.3 Giới thiệu một số máy hàn TIG 35 3 Chương 3: Thiết bị hàn điện tiếp xúc 39 Khái niệm, phân loại, các phương pháp hàn điện tiếp 3.1 39 xúc Cấu tạo nguyên lý hoạt động, cách vận hành một số 3.2 39 máy hàn điện tiếp xúc 3.2.1 Máy hàn điểm 41 3.2.2 Máy hàn đường 42 3.2.3 Máy hàn tiếp xúc toàn phần 44 4 Chương 4: Thiết bị hàn và cắt khí 45 4.1 Khái niệm chung 45 4.1.1 Khái niệm về khí hàn 45 4.1.2 Các thiết bị hàn khí 45 4.2 Chai khí 45 4.2.1 Chai ôxy 45 4.2.2 Chai axetylen 46 3
  5. 4.3 Bình sinh khí axetylen 46 4.3.1 Bình sinh khí kiểu tưới nước 46 4.3.2 Bình sinh khí kiểu nhúng nước 47 4.4 Mỏ hàn - Mỏ cắt khí 48 4.4.1 Mỏ hàn khí 48 4.4.2 Mỏ cắt khí 48 4.5 Các thiết bị khác 49 4.5.1 Van giảm áp 49 4.5.2 Bình ngăn lửa tạt lại 50 4.5.3 Ống dẫn khí và thiết bị ghép nối với ống dẫn khí 50 4.5.4 Thiết bị an toàn 52 4.6 Thiết bị cắt hồ quang plasma khí nén 53 4.6.1 Khái niệm về hồ quang plasma 53 4.6.2 Các thiết bị cắt hồ quang plasma khí nén 54 4.7 An toàn trong hàn và cắt bằng khí O2 + C2H2 56 4
  6. LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay có rất nhiều các loại máy hàn phụ vụ rộng rãi trong nhiều lĩnh vực sản xuất, đặc biệt là trong ngành xây dựng và đóng tàu thủy. Do sự phát triển không ngừng của khoa học và công nghệ cho nên máy hàn và thiết bị hàn cũng phát triển theo. Cho đến nay có rất nhiều loại máy và thiết bị hàn ra đời đã được ứng dụng rộng rãi trong thực tiễn sản xuất và đời sống. Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Và Xây Dựng biên soạn giáo trình: “Máy - Thiết Bị Hàn” nhằm cung cấp cho học sinh và sinh viên các kiến thức về thiết bị và dụng cụ hàn hồ quang tay, hàn tự động và bán tự động, hàn điện tiếp xúc, hàn khí, cắt kim loại. Đây là tài liệu phục vụ cho công tác giảng dạy của giáo viên và học tập của học sinh, sinh viên. Nhằm góp phần vào việc đào tạo đội ngũ công nhân, kỹ thuật viên có trình độ cao trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới của đất nước ta. Khi biên soạn giáo trình tôi đã cố gắng cập nhập những kiến thức mới có liên quan đến môn học và phù hợp với đối tượng sử dụng cũng như cố gắng gắn những nội dung lý thuyết với những vấn đề thực tế thường gặp trong sản xuất, để giáo trình có tính thực tế cao. Tuy nhiên tôi đã có nhiều cố gắng khi biên soạn, nhưng giáo trình chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Bởi vậy rất mong nhận được nhiều sự góp ý của bạn đọc, để khi tái bản lần sau có chất lượng tốt hơn. Mọi ý kiến đóng góp xin gửi về địa chỉ: Khoa Cơ Khí Trường Cao Đẳng Công Nghiệp Và Xây Dựng Phương Đông - Uông Bí – Quảng Ninh Điện thoại của tác giả: 01686 235 566 Hòm thư điện tử của tác giả: phamtuan2009xd@gmail.com 5
  7. CHƯƠNG 1 DỤNG CỤ, THIẾT BỊ HÀN HỒ QUANG TAY 1.1. Khái niệm chung 1.1.1. Giới thiệu chung về dụng cụ thiết bị hàn a.Thiết bị hàn + Máy hàn: - Máy hàn một chiều: Sử dụng dòng điện một chiều. - Máy hàn xoay chiều: Sử dụng dòng điện xoay chiều.  Máy tạo ra nguồn điện cung cấp cho việc hình thành và duy trì hồ quang hàn. + Thiết bị an toàn: Hình 1.1: Máy hàn hồ quang tay - Thiết bị chiếu sáng: Ánh nắng mặt trời, bóng điện,… - Hệ thống thông gió: Quạt, gió tự nhiên,… + Bảo hộ lao động: Găng tay da, ủng da, dây bảo hiểm, kính bảo hộ, bình thở ôxi, mặt nạ phòng độc,… b. Dụng cụ hàn - Kìm hàn: Để kẹp que hàn - Mặt nạ hàn: Bảo vệ mắt và da mặt - Tấm chắn hồ quang: Làm bằng cao su, có màu đen. - Dây cáp hàn: Dẫn điện - Bàn, ghế hàn: Được chế tạo đặc biệt, có các thiết bị gá lắp và điều chỉnh được độ cao,.. - Các dụng cụ khác: Búa gõ xỉ, bàn chải sắt, đục, búa, kìm,… Hình1.2: Buồng hàn 6
  8. Hình 1.3: Các dụng cụ và thiết bị bảo hộ nghề hàn 7
  9. Hình 1.4: Các dụng cụ vạch dấu Hình 1.5: Máy mài Hình 1.6: Máy cắt Hình 1.7: Máy khoan 8
  10. 1.1.2. Hồ quang hàn - Một số tính chất của nó a. Khái niệm về hồ quang hàn Hồ quang hàn là hiện tượng phóng điện mạnh và liên tục trong môi trường khí (môi trường khí phải dẫn điện) giữ hai điện cực trái dấu. Hình 1.8: Hồ quang hàn + Tính chất hồ quang hàn - Ánh sáng mạnh. - Nguồn nhiệt lớn. + Một số đặc tính của hồ quang hàn b. Đường đặc tính tĩnh của hồ quang Uh (V) Lhq dài Lhq Ih (A) Hình 1.9: Đường đặc tính tĩnh của hồ quang + Vùng I: - Ih < 100 A. - Uh  còn Ih do tiết diện ngang của cột hồ quang tăng. 9
  11. - Tính dẫn điện tăng. + Vùng II: - Uh= const. - Tiết diện cột hồ quang tăng tỷ lệ thuận với sự tăng dòng điện hàn. Làm cho mật độ dòng điện trong cột hồ quang hầu như không thay đổi. + Vùng III: - Ih . - Diện tích tiết diện ngang của cột hồ quang hầu như không tăng. c. Đường đặc tính của nguồn hàn Uh (V) - Ih tăng thì Uh giảm. Uo - Ih giảm thì Uh tăng. Io Ih (A) Hình 1.10: Đường đặc tính của nguồn hàn d. Mối quan hệ giữa đường đặc tính tĩnh của hồ quang và đường đặc tính của nguồn hàn Uh (V) - Hai đường đặc tính cắt nhau ở A và B. - Tại A có Ih nhỏ, điểm A được gọi là điểm A gây hồ quang. - Tại B có Ih lớn, hồ quang cháy ổn định, điện áp hàn thấp. B Ih (A) Hình1.11: Mối quan hệ giữa đường đặc tính tĩnh của hồ quang và đường đặc tính tĩnh của nguồn hàn 1.2. Dụng cụ hàn và cách sử dụng 1.2.1. Kìm hàn + Cấu tạo: 1. Dây cáp 2. Tay cầm 3. Đầu kẹp que hàn + Yêu cầu kìm hàn: - Đầu kẹp que hàn phải chắc chắn và dễ tháo lắp que hàn. Hình 1.12: Kìm hàn - Cách điện và các nhiệt tốt. - Trọng lượng < 0,5 kg. 10
  12. + Các sử dụng: - Trước khi hàn phải kiểm tra chỗ tiếp xúc giữa kìm hàn với dây cáp điệnvà kiểm tra đầu kẹp que hàn trước khi hàn. - Trong khi hàn cầm kìm hàn ở tay thuận và trong quá trình làm việc luôn luôn để kìm hàn ở vị trí tay thuận. - Kết thúc quá trình hàn phải để đúng nơi quy định.  Chú ý: - Không được vứt, quăng kìm hàn bừa bãi nơi làm việc. - Không để kìm hàn tiếp xúc với vật hàn lâu, trong khi máy hàn vẫn hoạt động. 1.2.2. Mặt nạ hàn 1 3 + Cấu tạo: 1. Kính 2. Tay cầm 3. Tấm nhựa bảo vệ + Yêu cầu: - Bảo vệ mắt và da mặt. - Dễ quan sát vũng hàn. Hình 1.13: Mặt nạ hàn 2 + Các sử dụng: - Trước khi hàn phải kiểm tra độ tối của kính.  Cách chọn độ tối của kính phụ thuộc vào cường độ dòng điện hàn: Ih < 40 A thì chọn độ tối của kính số 9 Ih = (40 ÷ 80) A thì chọn độ tối của kính số 10 Ih = (80 ÷ 175) A thì chọn độ tối của kính số 11 Ih = (175 ÷300) A thì chọn độ tối của kính số 12 - Trong khi hàn phải đưa sát mặt nạ hàn vào mặt. - Khi hàn xong phải đặt đúng vị trí qui định.  Chú ý: - Không được vứt, quăng mặt nạ hàn bừa bãi nơi làm việc. - Không để mặt nạ hàn phần có kính tiếp xúc với đất. 1.2.3. Dây cáp hàn + Cấu tạo: 1 2 1. Đầu bắt ốc 2. Dây cáp Đầu bắt ốc được làm bằng đồng. Dây cáp vỏ làm bằng cao su, lõi làm bằng các sợi đồng nhỏ. Hình 1.14: Dây cáp hàn + Yêu cầu: - Dẫn điện, dẫn nhiệt tốt. + Cách sử dụng: - Kiểm tra dây cáp hàn trước khi hàn. 1.2.4. Các dụng cụ khác + Búa gõ xỉ: - Một đầu nhọn, một đầu tẹt (hình vẽ) - Đầu búa được làm bằng thép đã tôi cứng. Hình 1.15: Búa gõ xỉ 11
  13. + Bàn chải sắt: - Dùng để làm sạch bề mặt thép trước và sau khi hàn. + Các loại thước: Thước lá, thước dây, thước vuông (để chỉnh góc vuông giữa hai chi tiết khi gá đính),… + Các loại máy cắt: Máy cắt thép bằng tay, máy cắt thép bằng đá,… + Các loại vạch dấu: Để vẽ trước khi cắt và khoan chi tiết. + Các loại đồ gá: Gá ống tròn, gá khung,… + Các loại máy khoan,…. + Các loại búa,…. 1.3. Máy hàn hồ quang tay 1.3.1. Phân loại a. Máy hàn một chiều - Máy phát điện hàn: Là loại máy phát điện tạo ra dòng điện một chiều. - Máy nắn dòng hàn: Là loại máy biến áp chỉnh lưu dòng điện xoay chiều thành dòng điện một chiều để hàn. b. Máy hàn xoay chiều - Máy nắn dòng hàn. - Máy hàn một trạm: Là loại máy biến áp chỉ cấp điện cho một kìm hàn. - Máy hàn nhiều trạm: Là loại máy biến áp cấp điện cho nhiều kìm hàn. 1.3.2. Yêu cầu đối với nguồn điện hàn + Điện áp không tải của máy Uo phải đủ để gây hồ quang, nhưng không gây nguy hiểm cho người sử dụng. Uh (V) - Đối với nguồn điện một chiều: Uo Uo = (30÷ 55) V  Uh =(16÷ 35) V - Đối với nguồn điện xoay chiều: Uo = (55÷ 80) V  Uh =(25÷ 45) V + Máy hàn phải có đường đặc tính: Io Ih (A) - Ih tăng thì Uh giảm. - Ih giảm thì Uh tăng. Hình 1.16: Đường đặc tính của nguồn hàn + Máy hàn phải có dòng điện ngắn mạch Io không quá lớn: Io ≤ (1,3 ÷ 1,4). Ih. + Máy hàn phải điều chỉnh được với nhiều loại chế độ hàn khác nhau. + Máy hàn phải có kích thước và khối lượng càng nhỏ càng tốt, có hệ số công suất hữu ích cao, giá thành rẻ, dễ sử dụng, bảo hành và sửa chữa. N 1.3.3. Máy phát điện hàn i a. Nguyên lý cấu tạo chung Fđt e - Cho cơ năng của động cơ sơ cấp U i Fcơ R tác dụng vào thanh dẫn một lực cơ học Fcơ. - Thanh dẫn sẽ chuyển động với vận tốc V trong từ trường nam châm N – S. S - Trong thanh dẫn sẽ xuất hiện một suất điện động cảm ứng e. Hình 1.17: Nguyên lý máy phát điện hàn - Nếu nối hai cực của thanh dẫn điện trở R (tải). 12
  14. - Thì dòng điện i chạy trong thanh dẫn sẽ cung cấp điện cực cho tải. - Nếu bỏ qua điện trở của thanh dẫn thì điện áp đặt vào tải u = e  Công suất điện máy phát: Pđ = u.i = e.i. - Dòng điện i nằm trong từ trường sẽ chịu tác dụng của lực điện từ Fđt. - Khi máy quay với vận tốc không đổi thì lực điện từ cân bằng với lực cơ học của động cơ sơ cấp: Fcơ = Fđt.  Kết luận: Như vậy cơ năng đã biến đổi thành điện năng. b. Máy hàn có cuộn khử từ mắc nối tiếp Stato Rôto 1 2 U = const 1 2 Hình 1.18: Sơ đồ nguyên lý máy phát điện hàn có cuộn khử từ mắc nối tiếp + Khi máy chạy không tải: - Khi đó cuộn kích từ 1 có điện thế U = const và rôto quay. - Từ thông 1 do cuộn kích từ sinh ra lúc đó xuất hiện một suất điện động cảm ứng E. Vì chưa gây hồ quang nên mạch ngoài có thể đo được trị số là Uo, Uo = E. + Khi gây hồ quang: - Trong cuộn khử từ 2 và cuộn dây rôto có dòng điện chạy qua. Làm xuất hiện một từ thông 2 ở cuộn dây khử từ nhưng có chiều ngược lại 1. - Khi Ih tăng thì 2 tăng làm từ trường tổng giảm  dẫn đến Uh giảm. - Khi Ih giảm thì 2 giảm làm từ trường tổng tăng  dẫn đến Uh tăng. + Cách điều chỉnh dòng điện hàn: - Điều chỉnh lượng từ thông 1 bằng cách điều chỉnh biến trở mắc nối tiếp với cuộn kích từ 1. Nếu tăng biến trở thì 1 giảm  E giảm  Ih giảm. Nếu giảm biến trở thì 1 tăng  E tăng  Ih tăng. - Điều chỉnh lượng từ thông 2 bằng cách thay đổi vị trí của chổi than dẫn đến thay đổi điện áp ra của máy, từ đó thay đổi Ih. Di chuyển chổi than theo chiều quay của rôto thì Ih giảm. Di chuyển chổi than theo chiều ngược chiều quay của rôto thì Ih tăng. 13
  15. c. Máy phát điện hàn có cực từ lắp rời Stato S1 Rôto A S N B C N1 Hình 1.19: Sơ đồ nguyên lý máy phát điện hàn có cực từ lắp rời + Cấu tạo: - Có 4 cực từ được bố trí làm hai cặp xen kẽ nhau trên stato. - Trên các cặp từ có quấn các cuộn dây kích thích. - Cuộn dây kích thích thứ nhất quấn trên cặp cực S1N1 làm việc ở chế độ bão hòa từ. - Cuộn dây kích thích thứ hai quấn trên cặp cực S2N2 làm việc ở chế độ không bão hòa từ. - Trên rôto có lắp 3 chổi than A, B, C (A,B là chổi than chính, C là chổi than phụ). - Cặp cực A, C cấp điện cho các cuộn dây kích thích. + Điều chỉnh cường độ dòng điện hàn bằng cách: - Lắp một biến trở nối tiếp với các cuộn dây kích thích. - Lắp một tay nắm, để thay đổi vị trí của chổi than. + Khi máy chạy không tải: - Rôto của máy chưa có dòng điện chạy qua. Lúc này Uo = E. + Khi hàn: - Trên rôto sinh ra một dòng từ thông mới chống lại từ thông sinh ra nó, làm giảm từ thông tổng của máy. Dẫn tới giảm điện áp của máy. - Chiều dài hồ quang (Lhq) lớn thì Uh tăng. - Chiều dài hồ quang (Lhq) nhỏ thì Uh giảm. + Lúc ngắn mạch: - Điện thế của máy giảm gần bằng không nên ta phải hạn chế. 14
  16. 1.3.4. Máy hàn xoay chiều a. Nguyên lý cấu tạo chung máy biến áp hàn hồ quang tay - Cấu tạo của máy biến áp gồm: Lõi thép và dây cuốn. (hình 10)  Lõi thép được làm bằng lá thép I2 kỹ thuật dày 0,3 ÷ 0,5 mm, hai mặt I1 sơn cách điện, và được ghép lại U1 W1 W2 U2 với nhau tạo thành lõi thép. Lõi thép được chia làm hai phần: (hình 11) 1.Phần trụ là nơi để đặt cuộn dây, Hình 1.20: Máy biến áp 2.Phần gông là phần khép kín mạch 2 từ giữa các trụ.  Dây cuốn được làm bằng đồng hoặc nhôm có tiết diện tròn hoặc 1 hình chữ nhật, bên ngoài dây dẫn có lớp cách điện. + Nguyên lý chung: Hình 1.21: Cấu tạo lõi thép - Máy biến áp hàn là thiết bị điện từ tĩnh. - Làm việc theo nguyên lý cảm ứng điện từ, dùng để biến đổi điện áp của hệ thống dòng điện xoay chiều, nhưng vẫn giữ nguyên tần số. - Hệ thống đầu vào máy biến áp (khi chưa biến đổi): U1, I1, tần số f. - Hệ thống đầu ra máy biến áp (khi đã biến đổi): U2, I2, tần số f. - Đầu vào của máy biến áp nối với nguồn điện được gọi là sơ cấp. - Đầu ra nối với tải ( kìm hàn, vật hàn) gọi là thứ cấp. Thông số sơ cấp được ký hiệu: Thông số thứ cấp được ký hiệu: Số vòng dây sơ cấp w1. Số vòng dây thứ cấp w2. Dòng điện điện sơ cấp I1. Dòng điện điện thứ cấp I2. Điện áp sơ cấp U1. Điện áp thứ cấp U2. Công suất sơ cấp P1. Công suất thứ cấp P2. - Nếu điện áp thứ cấp lớn hơn điện áp sơ cấp gọi là máy biến áp tăng áp. - Nếu điện áp thứ cấp nhỏ hơn điện áp sơ cấp gọi là máy biến áp giảm áp. - Máy biến áp hàn hồ quang tay chủ yếu là máy biến áp giảm áp (chuyển từ điện áp cao xuống điện áp thấp. Nên số vòng dây ở cuộn sơ cấp thường lớn hơn số vòng dây ở cuộn thứ cấp). U 1 I 2 n1 - Quan hệ giữa điện áp, dòng điện và số vòng dây như sau:   U 2 I 1 n2 15
  17. b. Máy hàn xoay chiều có lõi thép di động I2 I1 W1 W2 U1 a U2 Hình 1.22: Nguyên lý máy hàn xoay chiều có lõi thép di động - Giữa hai cuộn dây sơ cấp và thứ cấp đặt một lõi thép di động. - Để tạo ra sự phân nhánh từ thông sinh ra trong lõi thép của máy.  Nếu khe hở a lớn: - Tạo ra khoảng không khí lớn. - Từ thông qua lõi thép di động nhỏ. - Dòng điện trong mạch hàn sẽ lớn.  Nếu khe hở a nhỏ: - Tạo ra khoảng không khí nhỏ. - Từ thông qua lõi thép di động lớn. - Dòng điện trong mạch hàn sẽ nhỏ. c. Máy hàn xoay chiều có cuộn dây di động I1 U1 W1 a I2 W2 U2 Hình 1.23: Nguyên lý máy hàn xoay chiều có cuộn dây di động - Dựa trên nguyên lý thay đổi vị trí tương đối của các cuộn dây với nhau, sẽ làm thay đổi khoảng hở từ thông giữa chúng. - Tức là sẽ làm thay đổi trở kháng giữa các cuộn dây và làm thay đổi dòng điện hàn theo ý muốn. - Khe hở a lớn: Có cường độ dòng điện nhỏ. - Khe hở a nhỏ: Có cường độ dòng điện lớn. 16
  18. 1.3.5. Chỉnh lưu hàn + Cấu tạo: - Máy biến áp. - Mạch chỉnh lưu dòng xoay chiều thành dòng một chiều. + Sơ đồ nguyên lý chung: Điện vào AC (xoay chiều)  Biến áp  Điều khiển  Chỉnh lưu  Điện ra DC (một chiều). - Sơ đồ nguyên lý máy hàn chỉnh lưu một pha: (hình 1.24) AC  Biến áp  Điều khiển  Chỉnh lưu  DC AC DC Chỉnh lưu nửa bước sóng AC DC Hình 1.24 Chỉnh lưu cả bước sóng - Sơ đồ nguyên lý máy hàn chỉnh lưu ba pha: (hình 1.25) AC  Biến áp  Điều khiển  Chỉnh lưu  DC Hình 1.25 AC DC Chỉnh lưu nửa bước sóng AC DC Chỉnh lưu cả bước sóng 1.3.6. Vận hành máy hàn a. Trước khi hàn - Kiểm tra tình trạng máy hàn. - Đấu đầu dây điện vào máy hàn (do người thợ điện thực hiện). - Đấu đầu dây hàn (đúng và chắc chắn). 17
  19. - Điều chỉnh cường độ dòng điện hàn phù hợp với công việc hàn. - Mở máy. - Cho máy chạy ổn định rồi mới hàn (từ 1 đến 3 phút). b. Trong khi hàn - Không để xẩy ra hiện tượng chập mạch trong thời gian dài. - Quan sát máy hàn nếu có sự cố (tiếng kêu lạ, mùi khét,…) cần ngắt cầu dao ngay để máy ngừng hoạt động. c. Sau khi hàn - Tắt máy. - Ngắt công tắc, cầu dao nguồn. - Vệ sinh máy hàn. - Bàn giao máy cho người có trách nhiệm quản lý. 1.3.7. Bảo quản và xử lý sự cố máy hàn a. Bảo quản máy hàn hồ quang - Đặt máy hàn ở nơi khô ráo, thông gió. Máy đặt phải vững vàng, chắc chắn. - Khi đấu máy với lưới điện phải đúng (dòng điện một chiều hay xoay chiều, máy hàn một pha hay ba pha). - Khi điều chỉnh dòng điện nên điều chỉnh lúc máy không hoạt động . - Không nên sử dụng dòng điện hàn quá mức quy định ghi trên vỏ máy. - Thường xuyên kiểm tra chỗ tiếp xúc ở máy hàn và kiểm tra chỗ cách điện. - Vệ sinh máy hàn thường xuyên, không dùng vải để lau cuộn dây, phải dùng khí nén để thổi bụi. - Đối với máy phát điện cần thường xuyên kiểm tra chổi than với cổ cóp điện. - Tại những nơi ổ quay, ổ trượt, cơ cấu vít chỉnh phải bôi dầu mỡ thường xuyên. - Thường xuyên kiểm tra dây tiếp đất ở vỏ máy. - Khi máy gặp sự cố phải lập tức cho máy ngừng hoạt động và báo ngay cho người có trách nhiệm sửa chữa. b. Xử lý sự cố máy hàn hồ quang tay  Máy phát điện hàn một chiều + Mô tơ của máy hàn điện một chiều quay ngược - Nguyên nhân: Đấu sai đầu dây ở lưới điện (mô tơ ba pha) - Khắc phục: Đấu lại hai đầu dây trong ba đầu dây. + Sau khi mở máy, tốc độ quay của mô tơ chậm và có tiếng kêu ung ung. - Nguyên nhân: Một trong ba cầu chì của ba pha bị cháy. Cuộn dây trong stato của mô tơ điện bị đứt. - Khắc phục: Thay cầu chì, cuốn lại cuộn dây trong stato. + Máy hàn một chiều quá nóng - Nguyên nhân: Máy hàn qua tải. Cuộn dây rôto của máy phát điện chập mạch. Cổ cóp điện bị chập mạch. Cổ cóp điện không sạch sẽ. - Khắc phục: Ngừng máy hàn hoặc giảm cường độ dòng điện. Quấn lại cuộn dây. Sửa lại cổ cóp điện. 18
  20. Lấy vải lau sạch cổ cóp điện. + Chổi than có tia lửa - Nguyên nhân: Chổi than tiếp xúc không tốt. Chổi than bị kẹt. - Khắc phục: Lau sạch mặt tiếp xúc. Điều chỉnh lại khe hở ở chổi than.  Máy hàn điện xoay chiều + Máy biến thế của máy hàn quá nóng. - Nguyên nhân: Máy hàn quá tải. Cuộn dây ở máy biến thế bị chập mạch. - Khắc phục: Ngừng hàn hoặc giảm cường độ dòng điện. Cuốn lại cuộn dây ở máy biến thế. + Chỗ nối của cuộn dây quá nóng - Nguyên nhân: Chỗ nối dây bị lỏng. - Khắc phục: Nối lại chỗ nối cho chắc chắn. + Dòng điện hàn lúc to lúc nhỏ - Nguyên nhân: Vật hàn tiếp xúc với dây cáp điện không tốt. Lõi thép di động hoặc cuộn dây di động bị dao động theo sự chấn rung của máy. - Khắc phục: Cho vật hàn tiếp xúc chắc chắn với dây cáp. Sửa lại phần di động của máy cho chắc chắn. + Máy hàn phát ra tiếng kêu lớn - Nguyên nhân: Vít hãm, lò xo, cơ cấu di động bị mòn. Cuộn dây bị chập mạch. - Khắc phục: Vặn chặt vít hãm, lò xo, cơ cấu di động. Sửa lại cuộn dây. + Vỏ ngoài của máy có điện - Nguyên nhân: Cách điện không tốt với vỏ ngoài của máy. - Khắc phục: Tìm nguyên nhân để cách điện cho tốt. 19
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2