intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Hướng dẫn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Chia sẻ: Minh Anh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:48

100
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Hướng dẫn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải có cấu trúc gồm 2 phần trình bày những nét cơ bản trong Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của Chính phủ; Thông tư số 06/2013/TT-BTNMT ngày 07/05/2013 của Bộ TNMT; Thông tư LT số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15/05/2013 của liên Bộ Tài chính – Bộ TNMT. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Hướng dẫn phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

  1. HƯỚNG DẪN PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI Đồng Nai, tháng 9 năm 2013
  2. CÁC NỘI DUNG CHÍNH: PHẦN 1: Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/03/2013 của Chính phủ PHẦN 2: Thông tư số 06/2013/TT - BTNMT ngày 07/05/2013 của Bộ TNMT, Thông tư LT số 63/2013/TTLT- BTC-BTNMT ngày 15/05/2013 của liên Bộ Tài chính – Bộ TNMT
  3. PHẦN I: Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 Nghị định bao gồm: 3 Chương và 11 Điều - Chương I: QUY ĐỊNH CHUNG (có 4 Điều). - Chương II: MỨC THU, CHẾ ĐỘ THU, NỘP, QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG PHÍ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI (có 5 Điều). - Chương III: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH (có 2 Điều).
  4. Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 Đối tượng chịu phí: là nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt.  (1) Nước thải công nghiệp: là nước thải ra từ các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến nông sản, lâm sản, thủy sản xả thải ra môi trường.
  5. Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013  (2)Nước thải sinh hoạt: nước từ các hộ gia đình, tổ chức khác xả thải ra môi trường (trừ các đối tượng được quy định tại điểm (1) trên).
  6. Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 Đối tượng không chịu phí:  Nước xả ra từ các nhà máy thủy điện, nước tuần hoàn trong các cơ sở sản xuất chế biến không thải ra MT; nước biển dùng vào sản xuất muối xả ra;
  7. Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013  Nước thải sinh hoạt của hộ gia đình ở địa bàn đang được Nhà nước thực hiện chế độ bù giá; ở các xã thuộc vùng nông thôn và ở những nơi chưa có hệ thống cấp nước sạch;  Nước làm mát thiết bị, máy móc không trực tiếp tiếp xúc với các chất gây ô nhiễm, có đường thoát riêng với các nguồn nước thải khác; Nước mưa tự nhiên chảy tràn.
  8. Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 Mức thu: NƯỚC THẢI SINH HOẠT Đối với hộ sử dụng nước sạch Đối với hộ tự khai thác qua hệ thống cung cấp nước nước dưới đất hoặc nước sạch: Mức thu phí được tính mặt: Mức thu phí tính theo theo tỷ lệ phần trăm (%) trên giá đơn giá từng khu vực. bán của 1m3 (một mét khối). HĐND tỉnh quy định cụ thể mức thu phí BVMT đối với nước thải sinh hoạt trên địa bàn tỉnh
  9. Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013 Mức thu:  Đối với nước thải công nghiệp, được chia làm 2 trường hợp: - Đối với nước thải không chứa kim loại nặng. - Đối với nước thải chứa kim loại nặng (được ban hành tại Thông tư số 06/2013/TT-BTNMT ngày 7/5/2013).
  10. Nghị định số 25/2013/NĐ-CP ngày 29/3/2013  Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 và thay thế các Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003, số 04/2007/NĐ-CP ngày 08/01/2007 và số 26/2010/NĐ-CP ngày 22/03/2010 của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải.
  11.  Trước đây, theo Nghị định số 67/2003/NĐ- CP và Nghị định số 04, quy định mức thu phí bảo vệ môi trường đối với nước thải công nghiệp được tính theo hàm lượng 06 chất gây ô nhiễm môi trường có trong nước thải, được áp dụng công bằng cho tất cả các cơ sở sản xuất.  Thì nay Nghị định này được phân thành 02 nhóm ngành nghề:
  12.  Nhóm ngành nghề nước thải công nghiệp không chứa kim loại nặng (không thuộc Danh mục theo Thông tư số 06 của BTMT), số phí phải nộp bao gồm mức phí cố định (là 1,5 triệu đồng/năm) và phí biến đổi (trong đó phí biến đổi, chỉ tính theo hàm lượng 02 chất gây ô nhiễm môi trường có trong nước thải là nhu cầu ô xy hóa học (COD) và chất rắn lơ lửng (TSS)) .
  13.  Nhóm ngành nghề nước thải công nghiệp có chứa kim loại nặng, ngoài việc phải chịu mức phí bằng mức phí cố định theo quy định, còn phải nhân với hệ số K (theo khối lượng nước thải) cộng thêm với phí biến đổi.
  14.  Trường hợp các cơ sở thuộc Danh mục ngành nghề có chứa kim loại nặng xử lý nước thải, trong đó các chỉ tiêu về kim loại nặng được đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt thì được áp dụng hệ số K bằng 1;
  15.  Ngược lại trường hợp xử lý các chỉ tiêu về kim loại nặng không đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt thì hệ số K được áp dụng theo khối lượng nước thải tương ứng (theo quy định thấp nhất dưới 30 m3/ngày đêm thì áp dụng hệ số K=2; cao nhất trên 300 m3/ngày đêm, K= 21).
  16.  Nhóm nước thải công nghiệp không chứa kim loại nặng (không thuộc Danh mục theo Thông tư số 06 của BTMT), số phí phải nộp bao gồm mức phí cố định (là 1,5 triệu đồng/năm) và phí biến đổi (trong đó phí biến đổi, chỉ tính theo hàm lượng 02 chất gây ô nhiễm môi trường có trong nước thải là nhu cầu ô xy hóa học (COD) và chất rắn lơ lửng (TSS).
  17.  Ngoài ra, Không áp dụng phí biến đổi đối với tất cả các cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến có lượng nước thải trung bình trong năm tính phí dưới 30 m3/ngày đêm (C = 0).
  18. Thông tư số 63/2013/TTLT-BTC-BTNMT ngày 15/05/2013 của liên Bộ TC – Bộ TNMT và Thông tư số 06/2013/TT-BTNMT ngày 07/5/2013 của Bộ Tài nguyên và Môi trường I. Đối tượng nộp phí II. Đối tượng không chịu phí III. Cách xác định số phí phải nộp IV. Kê khai thẩm định V. Cơ quan thu phí và các biểu mẫu kê khai
  19. I. ĐỐI TƯỢNG NỘP PHÍ BVMT ĐỐI VỚI NƯỚC THẢI Bao gồm: 1. Nước thải công nghiệp 2. Nước thải sinh hoạt
  20. 1. NƯỚC THẢI CÔNG NGHIỆP 1. Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến: nông sản, lâm sản, thủy sản 2. Cơ sở sản xuất, cơ sở chế biến: thực phẩm, rượu, bia, nước giải khát, thuốc lá 3. Cơ sở chăn nuôi, giết mổ: gia súc, gia cầm tập trung 4. Cơ sở nuôi trồng thuỷ sản
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2