intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Khoa học tự nhiên lớp 9 - Bài 39: Quá trình tái bản, phiên mã và dịch mã (CTST)

Chia sẻ: Nguyễn Thi Nhung Nhung | Ngày: | Loại File: PPT | Số trang:24

25
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Khoa học tự nhiên lớp 9 - Bài 39: Quá trình tái bản, phiên mã và dịch mã (CTST) được biên soạn với mục tiêu giúp các em học sinh mô tả sơ lược quá trình tái bản của DNA gồm các giai đoạn: tháo xoắn, tách hai mạch đơn, các nucleotide tự do trong môi trường tế bào kết hợp hai mạch theo nguyên tắc bổ sung; nêu được khái niệm mã di truyền, giải thích được từ 4 loại nucleotide tạo ra được sự đa dạng của mã di truyền; nêu được ý nghĩa của đa dạng mã di truyền, mã di truyền quy định thành phần hóa học và cấu trúc của protein;... Mời các em cùng quý thầy cô cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Khoa học tự nhiên lớp 9 - Bài 39: Quá trình tái bản, phiên mã và dịch mã (CTST)

  1. KHỞI ĐỘNG Hình bên là mô hình học thuyết trung tâm được Francis Crick đề xuất đầu tiên vào năm 1957, thể hiện mối quan hệ di truyền giữa DNA, RNA và protein tương ứng với các cơ chế truyền đạt thông tin di truyền ở cấp độ phân tử. Vậy, thông tin di truyền từ DNA sẽ được truyền đạt thông qua những quá trình nào để quy định tính trạng và di truyền cho thế hệ sau?
  2. BÀI 39. QUÁ TRÌNH TÁI BẢN, PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ Xem video và cho biết phân tử protein được tổng hợp như thế nào?
  3. - Thông tin di truyền trên DNA sẽ quy định tính trạng thông qua quá trình phiên mã và dịch mã: Trình tự các nucleotide trên gene quy định trình tự các nucleotide trên phân tử mRNA thông qua quá trình phiên mã. Trình tự nucleotide trên phân tử mRNA được dịch mã thành trình tự các amino acid trên phân tử protein. Protein biểu hiện thành tính trạng của cơ thể. - Thông tin di truyền trên DNA sẽ được di truyền cho thế hệ sau thông qua quá trình tái bản DNA: Quá trình tái bản DNA là một cơ chế sao chép các phân tử DNA trước mỗi lần phân bào, giúp truyền đạt thông tin di truyền cho thế hệ tế bào con một cách chính xác. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
  4. BÀI 39. QUÁ TRÌNH TÁI BẢN, PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ MỤC TIÊU: - Mô tả sơ lược quá trình tái bản của DNA gồm các giai đoạn: tháo xoắn, tách hai mạch đơn, các nucleotide tự do trong môi trường tế bào kết hợp hai mạch theo nguyên tắc bổ sung. - Nêu được kết quả và ý nghĩa di truyền của tái bản DNA. - Dựa vào sơ đồ, hình ảnh quá trình phiên mã, nêu được khái niệm phiên mã. - Nêu được khái niệm mã di truyền, giải thích được từ 4 loại nucleotide tạo ra được sự đa dạng của mã di truyền; nêu được ý nghĩa của đa dạng mã di truyền , mã di truyền quy định thành phần hóa học và cấu trúc của protein. - Dựa vào sơ đồ hoặc hình ảnh quá trình dịch mã, nêu được khái niệm dịch mã.
  5. BÀI 39. QUÁ TRÌNH TÁI BẢN, PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ NỘI DUNG: I. QUÁ TRÌNH TÁI BẢN DNA II. QUÁ TRÌNH PHIÊN MÃ III. MÃ DI TRUYỀN IV. QUÁ TRÌNH DỊCH MÃ
  6. BÀI 39. QUÁ TRÌNH TÁI BẢN, PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ I. QUÁ TRÌNH TÁI BẢN DNA Nội dung 1. Mô tả sơ lược về quá trình tái bản (nhân đôi) DNA.
  7. Quan sát cấu tạo nucleotide trên và phân biệt nucleotide ở đầu 5’ và nucleotide ở đầu 3’? -Đầu 5’ có gốc phosphate liên kết với carbon 5’ -Đầu 3’ có gốc hydroxyl liên kết với carbon 3’
  8. HOẠT ĐỘNG NHÓM CẶP ĐÔI Quan sát Hình 39.1 và đọc thông tin trong bài, hãy mô tả lại quá trình tái bản của DNA theo các giai đoạn: (1) tách hai mạch đơn; (2) tổng hợp chuỗi DNA mới theo nguyên tắc bổ sung và (3) kết thúc quá trình tái bản.
  9. Quá trình tái bản của DNA theo các giai đoạn: (1) Tách hai mạch đơn: Enzyme tháo xoắn, tách mạch giúp phá vỡ cấu trúc xoắn kép, tách mạch DNA thành hai mạch đơn.
  10. ADN mẹ (2) Tổng hợp chuỗi DNA mới theo nguyên tắc bổ Enzim mở xoắn sung: Enzyme DNA polymerase thực hiện lắp Enzim mở xoắn ghép các nucleotide theo ARN polimeraza ADN polimeraza nguyên tắc bổ sung với tổng hợp mồi mạch khuôn (A liên kết ADN polimeraza Đoạn mồi Mạch với T bằng hai liên kết Enzim khuôn nối hydrogen, G liên kết với Mạch mới tổng hợp C bằng 3 liên kết hydrogen) để kéo dài Đoạn Okazaki chuỗi DNA mới.
  11. (3) Kết thúc quá trình tái bản: Khi quá trình tổng hợp chuỗi DNA mới kết thúc, một phân tử DNA ban đầu sẽ tạo ra hai phân tử DNA mới có cấu tạo giống hoàn toàn so với DNA mẹ ban đầu.
  12. BÀI 39. QUÁ TRÌNH TÁI BẢN, PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ I. QUÁ TRÌNH TÁI BẢN DNA Nội dung 1. Mô tả sơ lược về quá trình tái bản (nhân đôi) DNA. - Qúa trình tái bản DNA là qua trình tạo ra hai DNA con giống hệt nhau từ một phân tử DNA mẹ ban đầu, có sự tham gia của nhiều emzyme.
  13. BÀI 39. QUÁ TRÌNH TÁI BẢN, PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ I. QUÁ TRÌNH TÁI BẢN DNA Nội dung 2. Tìm hiểu kết quả và ý nghĩa di truyền của tái bản DNA.
  14. HOẠT ĐỘNG NHÓM PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 Quan sát Hình 39.2 và đọc thông tin trong bài, hãy: a) Mô tả kết quả quá trình tái bản. b) Nêu ý nghĩa di truyền của quá trình tái bản.
  15. HOẠT ĐỘNG NHÓM PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1 a) Kết quả của quá trình tái bản: Từ một phân tử DNA ban đầu, qua quá trình tái bản DNA tạo ra hai DNA con giống hệt nhau và giống hệt với DNA mẹ ban đầu, trong mỗi DNA con có một mạch mới được tổng hợp và một mạch cũ của DNA mẹ. b) Ý nghĩa di truyền của quá trình tái bản DNA: Quá trình tái bản DNA là cơ chế sao chép các phân tử DNA trước mỗi lần phần bào, giúp truyền đạt thông tin di truyền cho thế hệ tế bào con một cách chính xác. Như vậy, tái bản DNA đảm bảo tính ổn định về vật chất di truyền qua các thế hệ tế bào và cơ thể.
  16. HOẠT ĐỘNG NHÓM PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2   LUYỆN TẬP Hình bên minh họa kết quả tái bản của một đoạn phân tử DNA. Hãy vẽ hình minh họa kết quả quá trình tái bản thêm một lần nữa của hai đoạn phân tử DNA con vừa mới tạo thành?
  17. HOẠT ĐỘNG NHÓM PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
  18. BÀI 39. QUÁ TRÌNH TÁI BẢN, PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ I. QUÁ TRÌNH TÁI BẢN DNA Nội dung 2. Tìm hiểu kết quả và ý nghĩa di truyền của tái bản DNA. - Qúa trình tái bản DNA là một cơ chế sao chép các phân tử DNA trước mỗi lần phân bào, giúp truyền đạt thông tin di truyền cho thế hệ tế bào con một cách chính xác.
  19. Virus viêm gan B Tái bản DNA ở virus, ở nhiều nhóm virus, phân tử DNA có cấu trúc là một mạch đơn. Có nhiều nhóm virus thực hiện tái bản không cần đoạn mồi hoặc tái bản theo cơ chế phiên mã ngược. Ở virus viêm gan B, phân tử DNA có cấu trúc mạch kép dạng vòng không hoàn chỉnh , vì thế cơ chế sao chép được thực hiện theo cơ chế phiên mã ngược : Phiên mã Phiên mã DNA RNA ngược DNA
  20. ÔN TẬP KIẾN THỨC Nếu gọi x là số đợt nhân đôi ADN, n là số ADN ban đầu. Hãy cho biết tổng số ADN con được tạo ra? Từ 1 ADN mẹ qua 1 lần nhân đôi tạo ra 2 = 21 ADN con. Từ 1 ADN mẹ qua 2 lần nhân đôi tạo ra 4 = 22 ADN con. Từ 1 ADN mẹ qua 3 lần nhân đôi tạo ra 8 = 23 ADN con. Từ 1 ADN mẹ qua x lần nhân đôi tạo ra 2x ADN con. Từ n ADN ban đầu qua x lần nhân đôi tạo ra n.2x ADN con.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2