intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kịch bản biến đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam

Chia sẻ: Nguyen Do Mi Ca | Ngày: | Loại File: PPTX | Số trang:31

160
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng với các nội dung rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu, xu thế của thiên tai và biến đổi khí hậu trong thế kỷ 21, các bằng chứng về biến đổi khí hậu ở Việt Nam, cực đoan khí hậu ở Việt Nam, kịch bản biến đổi khí hậu ở Việt Nam, cực đoan khí hậu trong tương lai ở Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kịch bản biến đổi khí hậu trên thế giới và ở Việt Nam

  1. CÁC NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ: 1. DIỄN BIẾN VÀ CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU. 2. TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở PHÚ YÊN VÀ CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ PHẦN 1. KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM TS. Nguyễn Lanh, Viện CLCS TNMT TUY HÒA, 12 / 4 / 2017 1
  2. CÁC NỘI DUNG CHÍNH I. TÓM TẮT VỀ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU 1) Rủi ro thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu 2) Xu thế của thiên tai và BĐKH trong thế kỷ 21 II. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM 1) Các bằng chứng về BĐKH ở Việt Nam 2) Cực đoan khí hậu ở Việt Nam 3) Kịch bản BĐKH ở Việt Nam 4) Cực đoan khí hậu trong tương lai ở Việt Nam III. KHÁI QUÁT LẠI CÁC ĐIỂM CHÍNH 2
  3. I. Tóm tắt về biến đổi khí hậu 1. Rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH: (IPCC, 2012): Một số KN cơ bản: - Biến đổi khí hậu: Là sự thay đổi trong trạng thái của khí hậu có thể được xác định bởi những thay đổi về giá trị trung bình và/hoặc sự thay đổi thuộc tính của nó, trong thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc lâu hơn .. - Cực đoan khí hậu (khí hậu/thời tiết cực đoan): Là sự xuất hiện giá trị cao hơn (hoặc thấp hơn) giá trị ngưỡng của một yếu tố thời tiết hoặc khí hậu, gần các giới hạn trên (hay dưới) của dãy các giá trị quan trắc được của yếu tố đó. Để đơn giản, gọi chung là khí hậu cực đoan. - Thiên tai: Các hiểm họa tự nhiên khi tương tác với các đối tượng dễ bị tổn thương có khả năng làm thay đổi nghiêm trọng các chức năng bình thường của một cộng đồng hay một xã hội - Mức độ phơi bày trước hiểm họa: chỉ sự hiện diện của con người, sinh kế, các dịch vụ môi trường, các nguồn tài nguyên, cơ sở hạ tầng … có thể chịu những ảnh hưởng bất lợi bởi các hiện tượng tự nhiên  phải chịu những tổn hại, mất mát,hư hỏng tiềm tàng 3 - Tính dễ bị tổn thương: xu hướng hay khả năng bị ảnh hưởng do tác động xấu,
  4. I. Tóm tắt về biến đổi khí hậu 1. Rủi ro thiên tai và thích ứng với BĐKH: (IPCC, 2012): Một số khái niệm cơ bản: Rủi ro thiên tai là hàm số có giá trị phụ thuộc vào 3 thông số đầu vào là: (i) Mức độ cực đoan của khí hậu/thời tiết, (ii) Mức độ phơi bày của đối tượng trước hiểm họa, và (iii) Mức độ dễ bị tổn thương hay còn gọi là Khả năng chống chịu của đối tượng Sơ đồ mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố Mục tiêu của xây dựng các giải pháp thích ứng là nhằm vào: 4
  5. I. Tóm tắt về biến đổi khí hậu 2. Xu thế tác động của thiên tai và BĐKH trong thế kỷ 21 : (IPCC, AR5 – 2014) - Nhiệt độ bề mặt Trái đất tiếp tục gia tăng, ảnh hưởng đến khả năng mang hơi nước của bầu khí quyển và do đó dự đoán lượng tuyết rơi sẽ ít hơn, dẫn đến suy giảm tuyết phủ ở các đỉnh núi theo cả không gian và thời gian. Tuy nhiên, ở những vùng lạnh nhất, lượng tuyết rơi mùa đông được dự báo sẽ lớn hơn mức độ tăng của tan băng vào mùa hè; - Lượng mưa trung bình toàn cầu sẽ tăng khi thế giới trở nên ấm hơn, nhưng đồng thời cũng có những khác biệt đáng kể giữa các vùng (bao gồm cả việc giảm lượng mưa thực sự ở một số nơi trên Trái đất); - Các vùng khí hậu ẩm ướt được dự báo sẽ trở nên ẩm ướt hơn, 5 trong khi các khu vực khô hạn vào mùa khô sẽ có xu thế bị khô
  6. I. Tóm tắt về biến đổi khí hậu 2. Xu thế tác động của thiên tai và BĐKH trong thế kỷ 21: (IPCC, AR5 – 2014) Xu thế các hiện tượng cực đoan: 1. Mưa cực đoan nhiều hơn: Các hiện tượng mưa cực đoan sẽ xảy ra ở trên hầu hết các vùng đất ở vĩ độ giữa và rất có thể sẽ trở nên khốc liệt hơn và thường xuyên hơn ở các vùng nhiệt đới ẩm ướt vào cuối thế kỷ này. Nước có thể bị đục, bị ô nhiễm do sự xói mòn ở thượng nguồn và trục trặc của hệ thống chứa/xử lý nước thải. 2. Hạn hán nặng nề hơn: hạn hán sẽ nặng nề hơn trong thế kỷ 21 trong một số mùa và khu vực, do lượng mưa giảm và/hoặc tăng quá trình bốc hơi. Từ góc độ an toàn nước uống, hạn hán gia tăng thường được gắn liền với chất lượng nước kém hơn: xu hướng làm tăng nồng độ các chất ô nhiễm và các chất hữu cơ trong nước. 3. Mực nước biển dâng: Nước ngầm ven biển sẽ bị ảnh hưởng không chỉ thông qua những thay đổi trong nguồn nước ngầm mà còn thông qua nước biển dâng: sự xâm nhập nước mặn vào nước uống đều có thể làm tăng chi 6 phí xử lý nước, ô nhiễm nước, v.v..
  7. II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 1. Các dấu hiệu BĐKH ở Việt Nam Trong 50 năm qua, nhiệt độ trung bình năm đã tăng khoảng 0,50C trên phạm vi cả nước, lượng mưa có xu thế giảm ở phía Bắc trong khi mưa lại tăng ở phía Nam, đồng thời mực nước biển trung bình ở Việt Nam đã dâng khoảng 20 cm. Hiện tượng El-Nino, La-Nina ngày càng tác tác động mạnh đến Việt Nam. 7
  8. II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 1. Các dấu hiệu BĐKH ở Việt Nam Nhiệt độ trung bình năm ở Việt Nam 50 năm qua có xu thế tăng đều vào tất cả các mùa, trong khi sự thay đổi lượng mưa trung bình năm là không đồng đều, từ Bắc Trung Bộ trở ra phía Bắc lượng mưa có xu thế giảm trong khi từ Nam Trung Bộ trở vào lượng mưa có xu thế tăng. Thay  Thay  đổi  đổi  lượng  nhiệt  mưa  độ 50  50  năm  năm  qua qua 8
  9. II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 1. Các dấu hiệu BĐKH ở Việt Nam Các hiện tượng thời tiết cực đoan và thiên tai: Số đợt các không khí lạnh ảnh hưởng đến Việt Nam đã giảm đi rõ rệt trong hai thập kỷ qua – tuy nhiên xen kẽ vào đó thỉnh thoảng xuất hiện những đợt lạnh khốc liệt; bão có cường độ mạnh xuất hiện nhiều hơn với quỹ đạo bão có dấu hiệu dịch chuyển dần về phía Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn. Ø Lượng mưa ngày cực đại tăng lên ở hầu hết các vùng khí hậu, nhất là trong những năm gần đây. Số ngày mưa lớn cũng có xu thế tăng lên tương ứng, nhiều biến động mạnh xảy ra ở khu vực miền Trung Ø Hạn hán, bao gồm hạn tháng và hạn mùa có xu thế tăng lên nhưng với mức độ không đồng đều giữa các vùng và giữa các trạm quan trắc khí tượng trong từng vùng khí hậu. Hiện tượng9
  10. II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 2. Cực đoan khí hậu liên quan BĐKH và các tác động:  “Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và các hiện  tượng  cực  đoan  nhằm  thúc  đẩy  thích  ứng  với  biến  đổi  khí  hậu”  do  UNDP  và  Viện  Khoa  học  KTTV&MT  thực  hiện  tháng  2/2015:  Có  những bằng chứng quan sát được về sự thay đổi các hiện tượng  khí hậu cực đoan ở Việt Nam:       Có  sự  sụt  giảm  đáng  kể  trên  toàn  quốc  về  số  ngày  và  đêm  lạnh  trong giai đoạn 1961­2010, đặc biệt là ở miền Bắc và Tây Nguyên. Tuy  nhiên,  số  lượng  các  đợt  rét  đậm,  rét  hại  lại  có  sự  biến  đổi  khá  phức tạp và biến động mạnh từ năm này qua năm khác. Đặc biệt,  trong những năm gần đây đã xuất hiện những đợt rét đậm kéo dài kỷ  lục cũng như những đợt rét hại có nhiệt độ khá thấp. Hiện tượng băng  tuyết xuất hiện với tần  suất nhiều hơn  ở các vùng núi cao phía Bắc  10 như Sa Pa, Mẫu Sơn…
  11. II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 2. Cực đoan khí hậu liên quan BĐKH và các tác động: Số ngày nóng tăng ở hầu hết các khu vực, đặc biệt là ở Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ và TâyNguyên, nhưng giảm ở một số trạm thuộc Tây Bắc, Nam Trung Bộ và khu vực phía Nam. Số đợt nóng (khi nhiệt độ cao hơn 35oC) trên toàn quốc quan trắc được có xu thế ngày càng tăng lên. 11
  12. II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 2. Cực đoan liên quan BĐKH khí hậu và các tác động:  Mưa cực đoan có xu thế biến đổi khác nhau trong giai đoạn 1961-2010. Xu thế giảm ở hầu hết các trạm thuộc Tây Bắc, Đông Bắc, đồng bằng Bắc Bộ, trong khi các vùng khí hậu khác có xu thế tăng ở phần lớn các trạm. Mưa cực đoan thường xảy ra từ tháng Tư tới tháng Bảy, ở phía Bắc sớm hơn và ở phía Nam muộn hơn.  Những đợt hạn hán cực kỳ khắc nghiệt: ở Việt Nam, số ngày khô hạn liên tục tăng lên trong giai đoạn 1961-2010 ở miền Bắc, giảm đi ở miền Nam.  Về bão: Ở Việt Nam, trong giai đoạn 1961-2010, chưa có bằng chứng về sự thay đổi tần suất của các cơn bão bao gồm cả bão và áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào đất liền. Tuy nhiên, các cơn bão 12 trung bình có xu hướng giảm nhưng số lượng các cơn bão có
  13. II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 2. Cực đoan khí hậu liên quan BĐKH và các tác động:  Rủi ro xâm nhập mặn tăng cao, đặc biệt là ở vùng ĐBSCL. Dưới tác động của nước biển dâng, hạn hán khắc nghiệt, số ngày khô liên tục tăng lên và thay đổi nguồn nước ở thượng lưu do BĐKH. Ở hạ lưu các hệ thống sông Hồng - Thái Bình, Đồng Nai và Mê Công, mặn xâm nhập vào đất liền sâu hơn. Vào cuối thế kỷ 21, chiều sâu xâm nhập ứng với độ mặn 1‰ có thể tăng lên trên 20 km trên các sông sông Đồng Nai, sông Tiền, sông Hậu, xấp xỉ 10 km trên sông Hồng - Thái Bình.  Đã có sự gia tăng mực nước cao bất thường ở vùng ven biển do có sự gia tăng mực nước biển trung bình trên toàn thế giới cũng như ở Việt Nam. Mực nước trung bình ven biển Việt Nam đang gia tăng với tốc độ khoảng 2,8 mm mỗi năm, nhưng theo số 13 liệu từ vệ tinh mức tăng trung bình trong toàn khu vực Biển Đông tăng khoảng 4,7 mm/năm trong giai đoạn 1993-2010.
  14. II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 3. Kịch bản Biến đổi khí hậu của Việt Nam: − Năm 2016, Bộ TN&MT đã công bố Kịch bản BĐKH mới − Dưới tác động của biến đổi khí hậu, trong thế kỷ 21, nhiệt độ không khí trung bình năm, trung bình mùa (đông, xuân, hè, thu) ở tất cả các vùng của Việt Nam đều có xu thế tăng so với thời kỳ cơ sở (1986- 2005), với mức tăng khác nhau phụ thuộc vào các kịch bản và vùng khí hậu 14
  15. II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 3. Kịch bản Biến đổi khí hậu của Việt Nam: − Biến đổi của nhiệt độ trung bình năm (oC) so với thời kỳ cơ sở 1986-2005 15
  16. II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 3. Kịch bản Biến đổi khí hậu của Việt Nam: Kịch bản biến đổi khí hậu đối với lượng mưa − Vào giữa thế kỷ 21, lượng mưa trung bình năm có xu thế tăng ở hầu hết diện tích cả nước, phổ biến từ 5 đến 15%. Một số tỉnh ven biển Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ có thể tăng trên 20%. − Tuy nhiên, phân bố lượng mưa giữa các mùa là không đồng đều: Xu hướng chung: − Lượng mưa của mùa mưa có xu hướng tăng lên − Lượng mưa mùa khô có xu hướng giảm ở nhiều nơi 16
  17. 17 II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 3. Kịch bản Biến đổi khí hậu của Việt Nam: Kịch bản biến đổi khí hậu đối với lượng mưa: − Biến đổi của lượng mưa trung bình năm (%) so với thời kỳ cơ sở
  18. II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 3. Kịch bản Biến đổi khí hậu của Việt Nam: Kịch bản biến đổi khí hậu đối với lượng mưa: Kịch bản CRP4.5 − Thay đổi lượng mưa theo mùa (2046- 2065,%) so với thời kỳ cơ sở Mùa Đông Mùa Xuân Mùa Hè Mùa Thu 18
  19. II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 3. Kịch bản Biến đổi khí hậu của Việt Nam: Dự báo về thiên tai: − Rét đậm, rét hại: Kết quả tính toán: số ngày có nhiệt độ dưới 13oC tại một số  tỉnh miền núi phía Bắc, Đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ theo cả 2 kịch bản  RCP4.5 và RCP8.5 đều cho thấy, trong tương lai số ngày rét đậm, rét hại ở hầu  hết các địa phương đều có xu thế giảm, đặc biệt là các tỉnh miền núi. − Nắng nóng: Kết quả tính toán dự báo: vào giữa TK21, số ngày nắng nóng (số  ngày nhiệt độ cao nhất Tx ≥ 35oC) có xu thế tăng trên phần lớn diện tích cả  nước, với mức tăng khoảng 20÷40 ngày so với thời kỳ cơ sở, tăng nhiều nhất  (trên 40 ngày) ở Bắc Trung Bộ, Nam Bộ, ít nhất (dưới 5 ngày) ở Tây Nguyên và  Nam Trung Bộ.  − Hạn hán: Theo báo cáo lần thứ tư của IPCC (AR4), hạn hán có xu thế tăng trên  phạm vi toàn cầu, đặc biệt ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới từ khoảng năm  1970. Trong AR5, IPCC nhận định (với độ tin cậy vừa phải) hạn hán sẽ tăng  19 trong thế kỷ 21 ở một số mùa và khu vực do giảm lượng mưa và/hoặc tăng quá 
  20. II. Biến đổi khí hậu ở Việt Nam 3. Kịch bản Biến đổi khí hậu của Việt Nam: Kịch bản nước biển dâng: Kịch bản nước biển dâng do BĐKH chỉ xét đến mực  nước biển trung bình, không xét đến các yếu tố khác gây sự dâng lên của mực  nước biển, như: nước dâng do bão, nước dâng do gió mùa, thủy triều, quá trình  sụt lún địa chất và các quá trình khác. − Ở khu vực biển Đông: Tốc độ biến đổi mực nước biển từ số liệu quan trắc có  giá trị khoảng 2,8 mm/năm cao hơn một ít so với tốc độ biến đổi tính từ các mô  hình, khoảng 2,4 mm/năm. −  Phân bố theo không gian, mực nước biển dâng theo cả 4 kịch bản RCP, tuy nhiên  có sự khác nhau ở một số vùng:  − Khu vực giữa Biển Đông (bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa) và Nam Biển  Đông có mực nước biển dâng cao hơn đáng kể so với các khu vực khác.  − Khu vực có mực nước biển dâng thấp hơn cả là khu vực Vịnh Bắc Bộ và Bắc Biển  Đông.  20 − Nếu xem xét riêng dải ven biển Việt Nam, khu vực ven biển từ Đà Nẵng trở vào phía 
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2