1<br />
<br />
CHƯƠNG 2<br />
<br />
LÝ THUYẾT VỀ SỰ CHUYỂN DỊCH<br />
CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ<br />
<br />
2<br />
<br />
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU<br />
2.1. Cơ sở lý luận chung về sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế<br />
2.2. Mô hình các giai đoạn tăng trưởng của Rostow<br />
2.3. Mô hình hai khu vực của Lewis<br />
2.4. Mô hình hai khu vực của trường phái Tân cổ điển<br />
2.5. Mô hình hai khu vực của Oshima<br />
<br />
3<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
• Slide bài giảng;<br />
• PGS. TS. Ngô Thắng Lợi (2012), Giáo trình Kinh tế phát triển,<br />
<br />
NXB ĐH Kinh tế quốc dân: Chương 4.<br />
<br />
4<br />
<br />
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU<br />
NGÀNH KINH TẾ<br />
Nhắc lại khái niệm cơ cấu kinh tế:<br />
<br />
Là tương quan giữa các bộ phận trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện mối<br />
quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại về số và chất lượng giữa chúng.<br />
Bao gồm:<br />
• Cơ cấu ngành kinh tế<br />
• Cơ cấu vùng kinh tế<br />
• Cơ cấu các thành phần kinh tế<br />
• Cơ cấu tái sản xuất<br />
• Cơ cấu khu vực thể chế<br />
• Cơ cấu xuất nhập khẩu<br />
<br />
5<br />
<br />
2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CHO SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU<br />
NGÀNH KINH TẾ<br />
Khái niệm cơ cấu ngành kinh tế:<br />
<br />
Là mối tương quan giữa các ngành trong tổng thể nền kinh tế. Biểu hiện:<br />
• Số lượng ngành<br />
• Tỷ trọng đóng góp của các ngành trong GDP<br />
• Tỷ trọng lao động trong mỗi ngành<br />
• Tỷ trọng vốn trong mỗi ngành<br />
Khái niệm chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế:<br />
<br />
Là sự thay đổi tương quan giữa các ngành kinh tế theo hướng hoàn thiện hơn,<br />
phù hợp hơn với môi trường và điều kiện phát triển, về:<br />
• Số lượng ngành<br />
• Tỷ trọng các ngành<br />
• Vai trò của các ngành<br />
• Tính chất quan hệ giữa các ngành<br />
<br />