Bài giảng Kỹ năng thương lượng, hòa giải và giải quyết tranh chấp hợp đồng sân sự - thương mại - TS. Ngô Thế Tiến
lượt xem 63
download
Bài giảng Kỹ năng thương lượng, hòa giải và giải quyết tranh chấp hợp đồng sân sự - thương mại nhằm trình bày về khái niệm chung về thương lượng, hòa giải trong tranh chấp hợp đồng, các loại hình thương lượng, hòa giải và giải quyết tranh chấp hợp đồng, kỹ năng chuẩn bị, hướng dẫn thương lượng hoà giải.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kỹ năng thương lượng, hòa giải và giải quyết tranh chấp hợp đồng sân sự - thương mại - TS. Ngô Thế Tiến
- “Kỹ năng thương lượng, hòa giải và giải quyết tranh chấp hợp đồng Dân sự -TM" Người trình bày: Thạc sỹ luật-Thẩm phán Ngô Thế Tiến HVTP-năm 2013
- NỘI DUNG BÀI GIẢNG I. Khái niệm chung về thương lượng, hòa giải trong tranh chấp hợp đồng II. Các loại hình thương lượng, hòa giải và giải quyết tranh chấp hợp đồng III. Kỹ năng chuẩn bị, hướng dẫn thương lượng hoà giải 1. Trước khi khởi kiện; 2. Sau khi khởi kiện 3. Tại cơ quan tố tụng. 4. Luật sư với luật sư của đối tác; 5. Luật sư cùng thân chủ với đối tác;
- I. Khái niệm chung thương lượng hoà giải trong hợp đồng dânsự, thương mại Định nghĩa “Hoà giải” là quá trình các bên tham gia giao kết hợp đồng thương luợng, thoả thuận với nhau để tự quy định quyền và nghĩa vụ của mình khi xảy ra xung đột (có hành vi vi phạm, có tranh chấp…) trong qúa trình thực hiện hợp đồng. Trong đó có sự tham gia của hai bên giao kết hợp đồng, có thể có sự tham gia của các luật sư của 2 bên và trong các truờng hợp do 2 bên tự tiến hành, hoặc do Cơ quan tố tụng có thẩm quyền tiến hành, kết quả đạt được cuối cùng là do các bên tự quyết định.
- Ý nghĩa, vị trí của thuợng lượng hoà giải trong giải quyết vi phạm và tranh chấp HĐ Nâng cao đạo đức trong đời TL-HG thành công, không có sống sinh họat và giá trị xã hội. Lành mạnh các quan hệ XH tranh chấp xung đột trong “lấy Thiện bỏ Ác, lấy Minh bỏ dân sự - thương mại cũng là Tham”. Tăng tính tích cực của XHDS lấy “đối thọai” thay cho tài sản, giá trị vô hình của “đối đầu”, Chủ thể đó Ý thức tự giác xã hội cao của các chủ thể, tiến tới xã hội văn Là phương pháp xuyên suốt mình, ổn định, cùng tồn tại hòa trong quá trình xử lý xung đột bình, cùng nhau phát triển. Luôn được Pháp luật, dư luận trong hợp đồng, GDDS. Từ XH khuyến khích tạo điều kiện khi bắt đầu xẩy ra mâu thuẫn, ủng hộ. Giảm bớt chi phí tranh chấp và xung đột,khi GQTC,.. có bản khối lượng công việc của tòa án, quyết định đã có hiệu lực án. Pl, và tới khi THA xong.
- Nguyên tắc cơ bản trong TL-Hg dân sự Quyền lợi của Hạn chế tối đa Không vi phạm Khả năng thi thân chủ là thiệt hại, tổn điều cấm của hành cao, hiệu trước hết và thất cho thân pháp luật và quả, uy tín, gắn liền với lợi chủ và thiệt hại đạo đức XH; kinh tế nhất. ích chung; chung;
- Điều 12. BLDS 2005 Nguyên tắc hoà giải Trong quan hệ dân sự, việc hoà giải giữa các bên phù hợp với quy định của pháp luật được khuyến khích. Không ai được dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực khi tham gia quan hệ dân sự, giải quyết các tranh chấp dân sự.
- Vị trí Luật sư trong thương lượng, hoà giải Có uy tín, cùng “Phe” Giữ vai trò quyết Là người bảo vệ định trong TL-HG có kiến Trực tiếp, quyền lợi dân sự!. Do vậy để thức có phương cho thân có thành công chuyên pháp chủ, ở vị trí trong TL-HG thì sâu, có chuyên “Tham phẩm chất trong căn cứ nghiệp mưu” cho sáng “Thiện - Vô khoa học tham gia thân chủ tư - Hiểu biết” của để cá thể đàm phán trong giải Ls là yếu tố quyết hóa xung TL-HG. quyết xung định ( có thể từ đột; đột, đc thân 70%- 80%) chủ tin cậy.
- II. Các Phương thức hòa giải và giải quyết tranh chấp hợp đồng PHƯƠNG THỨC BẮT BUỘC DO PHÁP LUẬT QUY ĐỊNH Ủy ban nhân dân Cơ quan quản lý cạnh tranh, Hội đồng cạnh tranh Hội đồng hoà giải lao động cơ sở hoặc hoà giải viên lao động Thương lượng PHƯƠNG THỨC DO CÁC BÊN TỰ THỎA THUẬN Thương lượng, thỏa thuận lại Hòa giải Trọng tài Toà án
- Hòa giải Ngoài,Trong tố tụng Hoà giải ngoài tố tụng: Các bên có thể tự hòa giải với nhau. Trường hợp này giống như phương thức thương lượng. Các bên cũng có thể nhờ bên thứ ba đứng ra làm trung gian hòa giải. Phương thức hòa giải có những điểm ưu và điểm khuyết nhất định. Ưu điểm Nhanh chóng ít tốn kém hơn phương thức giải quyết tranh chấp thông qua toà ánĐảm bảo bí mậtKhông bị ràng buộc bởi quy tắc, quy định của pháp luật về tố tụng, pháp luật áp dụngCác bên kiểm soát được tình hìnhMột số hoà giải viên có kiến thức tốt hơn thẩm phánDuy trì được quan hệ giữa các bên, tránh được tâm lý thắng – thua Khuyết điểm Thoả thuận hoà giải không có giá trị bắt buộc như thoả thuận trọng tài; Biên bản hoà giải không có giá trị bắt buộc thi hành như phán quyết của trọng tài hoặc của tòa án; Các bên nếu đã thoả thuận hoà giải thì phải thực hiện hoà giải. Tuy nhiên, phiên hoà giải có thể chẳng mang lại hậu quả pháp lý nào vì các bên có thể không đạt được thoả thuận hoặc một bên đơn phương chấm dứt hoà giải Hòa giải trong tố tụng Khi thụ lý giải quyết các tranh chấp dân sự, thương mại, hôn nhân & gia đình, lao động thì tòa án phải tiến hành thủ tục hòa giải. Đây là thủ tục bắt buộc, được quy định tại Bộ luật tố tụng dân sự 2005.Kết quả HGT nếu được Cơ quan tố tụng chấp nhận, ra quyết định có hiệu lực bắt buôc thi hành.
- Trọng tài Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp theo đó các bên tự nguyện nhờ một bên thứ ba mà họ cho rằng là khách quan, trung lập và có kiến thức phân xử tranh chấp của mình. Phương thức giải quyết tranh chấp thông qua trọng tài có ưu điểm và khuyết điểm sau: Ưu điểm: Nhanh chóng; Đảm bảo bí mật; Có giá trị bắt buộc thi hành; Áp dụng trình tự tố tụng và luật thực định luật định để giải quyết tranh chấp; Trọng tài viên thường có kiến thức chuyên môn tốt hơn thẩm phán; Có thể duy trì được quan hệ giữa các bên, tránh được tâm lý thắng – thua Khuyết điểm: Khả năng thi hành phán quyết chậm hơn phán quyết toà án; Phán quyết có thể bị huỷ hoặc bị kháng cáo, kháng nghị theo pháp luật về trọng tài của Việt Nam
- Tòa án Tòa án là cơ quan xét xử cuối cùng khi mọi phương thức giải quyết tranh chấp khác thất bại. Phương thức giải quyết bằng tòa án có các điểm ưu và khuyết như sau: Ưu điểm Thủ tục xét xử chặt chẽ, xét xử công khai và căn cứ vào pháp luật; Có khả năng thi hành nhanh chóng; Ở Việt Nam thì phương thức này rẻ hơn là giải quyết thông qua trọng tài Khuyết điểm Quá trình để đi đến phán quyết là chậm và tốn kém; Thẩm phán có thể không có chuyên môn sâu về lĩnh vực tranh chấp; Bản án bị công khai, có thể ảnh hưởng đến uy tín; Không duy trì được quan hệ với đối tác, bị tâm lý thắng - thua
- Kỹ năng Chuẩn bị, hướng dẫn thương lượng hoà giải Những vấn đề luật sư cần biết khi tham gia TL-HG Chuẩn bị hồ sơ, thu thập củng cố chứng cứ
- Những vấn đề luật sư cần biết khi tham gia TL-HG 1.1 Xác định quan hệ pháp luật, và các mâu thuẫn xung đột, vi phạm xẩy ra, đánh giá tính chất (vô tình- cố ý; mục đích, động cơ, thiện trí, “đạo đức”) của đối tác; 1.2 Thu thập, tham khảo, chuẩn bị đầy đủ những quy phạm pháp luật điều chỉnh đối với: nội dung hình thức quan hệ pháp luật , hành vi và xử lý hành vi vi phạm; các biện pháp chế tài, xử lý xung đột xảy ra; 1.3 Thu thập, củng cố chứng từ, tài liệu, văn kiện…liên quan tới hành vi sự kiện pháp lý để làm tài liệu, chứng từ… chứng minh bảo vệ quyền lợi tối đa cho Thân chủ. (Chỉ sử dụng có mục đích, khi cần thiết, có chọn lọc trong từng giai đoạn giải quyết xung đột). Như chủ động, kịp thời yêu cầu lập biên bản, lập văn thư trao đổi, yêu cầu giám định, khiếu nại , thông báo, khởi kiện…theo quy định của pháp luật đối với hành vi sự kiện pháp lý xảy ra
- Chuẩn bị hồ sơ, thu thập củng cố chứng cứ 2.1 Trước khi khởi kiện: Thu thập,củng cố chứng cứ tài liệu hình thức và nội dung hành vi, sự kiện pháp lý… đàm phán với luật sư của đối tác, hoặc trực tiếp hay tham mưu cho Thân chủ TL-HG với đối tác; lập hồ sơ vụ án. Xác định với thân chủ mục đích TL-HG, tìm giải pháp, xây dựng phương án HG, tham gia TL-HG; Đánh giá kết quả TL-HG; Chuẩn bị các bước tiếp theo; Chú ý: luôn hạn chế thiệt hại, thể hiện thiện trí trong quan hệ, tìm kiếm giải pháp trong TL-HG; Thời hạn khiếu nại, thời hiệu khởi kiện.
- 2.2 Sau khi khởi kiện Luật sư với luật sư của đối tác - Hai bên có luật sư là điều kiện thuận lợi cho TL-HG; ở chỗ đối tác là có hiểu biết pháp luật. Hai bên dễ trao đổi, để nắm được thiện trí của nhau, cùng tìm giải pháp. - Ngược lại nếu họ không có thiện trí thì cũng dễ dàng bộc lộ, để có giải pháp phù hợp không làm mất thời gian giải quyết. Luật sư với thân chủ và đối tác: - Tìm hiểu được trình độ, nhận thức của Thân chủ, Đối tác; - Xác định PP tiệm cận vấn đề, giải thích khả năng, lợi , hại, hạn chế cái “tham”, cải tạo cái “ác”, gạt bỏ cái“si”… của cả 2 bên; - Căn cứ vu viêc cụ thể , “kiên nhẫn” có PP thích hợp, để tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện, đưa ra những sáng kiến, giải pháp hữu hiệu, lập phương án hoà giải để thuyết phục được Thân chủ và Đối tác. - Nêu được khó khăn, yêu cầu, giới hạn của Cơ quan tố tụng.
- 2.2 Sau khi khởi kiện Tại cơ quan tố tụng: - Trình bày rõ ràng, đầy đủ nội dung, hình thức, tài liệu chứng minh..QHPL; hành vi sự kiện tranh chấp; hạn chế thiệt hại , tổn thất; và yêu cầu giải quyết vụ việc thể hiện được tính mềm dẻo, thân thiện, hợp pháp, hợp lý cùng chia sẻ trách nhiệm; - Chú ý không tranh tụng về “Giải thích pháp luật và đánh giá chứng cứ” với thẩm phán, mà ở đây LS chỉ dừng lại ở vị trí cung cấp, tài liệu, quy phạm PL… làm chứng cứ chứng minh.
- 3. Kỹ năng của luật sư trong phiên hòa giải do thẩm phán chủ trì Lắng nghe TPCT giải thích và nêu phương án hoà giải; tuyệt đối chấp hành sự điều khiển phiên hoà giải của chủ toạ. Xác định rõ, chia sẻ ý chí và phương án do đối tác đưa ra; Đánh giá trạng thái, tình thế vụ án Đề xuất phương án giải quyết; bổ xung sự việc khả thi; Tranh thủ trao đổi tìm kiếm PA, GP với LS của Đối tác; thuyết phục LS trước; với đối tác sau. Trình bày Phương án HG cuối cùng (dung hoà được lợi ích của thân chủ và bên đối tac);
- 3. Kỹ năng của luật sư trong phiên hòa giải do thẩm phán chủ trì Chú ý tại phiên hoà giải: Luật sư không tranh luận, tránh đối đầu; tích cực tìm kiếm giải pháp chia sẻ trách nhiệm, thiệt hại; thể hiện thiện trí TL-HG thông qua việc tìm kiếm giải pháp dung hoà lợi ích của các bên. Không nên quá thiên về trình bày những cái lý lẽ, lỗi của Đối tác (nhất là trong t/c thừa kế, TM…) hoặc khó khăn của thân chủ mà thiếu tính tích cực trong TL-HG, tìm kiếm giải pháp. Nêu vd 2 tình huống: 1. Trước khi khởi kiện: T/c HĐTM HS TM-011; 2. Sau khi khởi kiện: T/c Hợp đồng thuê nhà 275 Bạch Đằng BT
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Phân tích hoạt động kinh doanh Xuất nhập khẩu
43 p | 964 | 268
-
KINH TẾ LƯỢNG - GV: Huỳnh Đạt Hùng
92 p | 550 | 81
-
BÀI GiẢNG HỌC PHẦN KINH TẾ LƯỢNG
343 p | 163 | 39
-
Kinh tế và quản lý xây dựng part 2
24 p | 136 | 34
-
Kinh tế lượng - Nguyễn Khánh Bình
343 p | 158 | 30
-
Bài giảng về Tiền lương - Luật 2013
30 p | 116 | 11
-
Bài giảng Luật giao thông đường thủy (Đối tượng: Hệ sơ cấp và hệ thường xuyên) - GV. Nguyễn Đức Thẳng
41 p | 15 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn