Bài giảng Kỹ thuật điện tử: Bài 7 - Lưu Đức Trung
lượt xem 6
download
Bài giảng Kỹ thuật điện tử: Bài 7 - Lưu Đức Trung cung cấp cho học viên các kiến thức về khuếch đại thuật toán và ứng dụng; khuếch đại vi sai; khuếch đại thuật toán lý tưởng; phân tích khuếch đại thuật toán lý tưởng; bộ khuếch đại thuật toán không lý tưởng; đáp ứng tần số và dải tần; mô hình tín hiệu nhỏ;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kỹ thuật điện tử: Bài 7 - Lưu Đức Trung
- BÀI 7 KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN VÀ ỨNG DỤNG BÀI 7 KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN VÀ ỨNG DỤNG 7.1 Khuếch đại vi sai 7.2 Khuếch đại thuật toán lý tưởng 7.3 Phân tích khuếch đại thuật toán lý tưởng 7.4 Bộ khuếch đại thuật toán không lý tưởng 7.5 Đáp ứng tần số và dải tần 7.6 Mô hình tín hiệu nhỏ BÀI GIẢNG KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ 1
- BÀI 7 KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN VÀ ỨNG DỤNG BÀI 7 KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN VÀ ỨNG DỤNG Các bộ khuếch đại thuật toán (op amp – operation amplifier) là thành phần cơ bản trong thiết kế các mạch điện logic tương tự. Cái tên “khuếch đại thuật toán” bắt nguồn từ việc sử dụng các bộ khuếch đại kiểu này để thực hiện các hoạt động và chức năng xác định như điều chỉnh khoảng, tính tổng, và tích phân trong các máy tính tương tự. BÀI GIẢNG KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ 2
- BÀI 7 KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN VÀ ỨNG DỤNG 7.1 Khuếch đại vi sai Các bộ khuếch đại vi sai đáp ứng lại sự sai khác giữa các tín hiệu vào (và do đó đôi khi còn được gọi là bộ khuếch đại khác biệt) là một lớp các mạch điện rất hữu dụng. Bộ khuếch đại có 2 đầu vào nối với hai điện áp v+ và v, và đầu ra là vo, tất cả các điện áp được tham chiếu đến đất chung giữa hai nguồn cung cấp là VCC và VEE. BÀI GIẢNG KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ 3
- BÀI 7 KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN VÀ ỨNG DỤNG Trong hầu hết các ứng dụng, VCC 0 và VEE 0, và các hiệu điện thế này thường là đối xứng, ví dụ ±5V, ±12V, ±15V,±18V,±22V, v…v… Những điện áp cung cấp này sẽ giới hạn điện áp ra – VEE VO VCC. Một cách đơn giản, các bộ khuếch đại thường được vẽ mà không chỉ rõ nguồn cung cấp, như trong Hình 7.1.2(a), hoặc nối đất, như Hình 7.1.2(b)nhưng phải nhớ rằng BÀI GIẢNG KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ 4
- BÀI 7 KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN VÀ ỨNG DỤNG nguồn và nối đất luôn phải có trong khi triển khai mạch thực tế. Hình 7.1.1 Khuếch đại vi sai cộng với nguồn cung cấp BÀI GIẢNG KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ 5
- BÀI 7 KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN VÀ ỨNG DỤNG Hình 7.1.2 (a) Khuếch đại (không bao gồm nguồn cung cấp) (b) Khuếch đi vi sai mặc định đã nối đất BÀI GIẢNG KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ 6
- BÀI 7 KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN VÀ ỨNG DỤNG Mô hình mạch khuếch đại vi sai Với mục đích phân tích tín hiệu, mạch khuếch đại vi sai có thể được biểu diễn bởi trở kháng vào Rid, trở kháng ra Ro, và nguồn điều khiển Avid như hình 7.1.3. Hình 7.1.3 Khuếch đại vi sai BÀI GIẢNG KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ 7
- BÀI 7 KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN VÀ ỨNG DỤNG A = hệ số khuếch đại điện áp (hệ số khuếch đại điện áp hở mạch) vid = (v+ v) = điện áp vào vi sai (7.1.1) Rid = trở kháng vào bộ khuếch đại R0 = trở kháng ra bộ khuếch đại Tín hiệu điện áp tạo ra ở đầu ra bộ khuếch đại có cùng pha với đầu vào + và ngược pha 1800 với đầu vào . BÀI GIẢNG KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ 8
- BÀI 7 KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN VÀ ỨNG DỤNG Hai đầu v+ và v do đó được xem như là đầu vào thuận và đảo. Hình 7.1.4 Khuếch đại được nối với nguồn và tải BÀI GIẢNG KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ 9
- BÀI 7 KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN VÀ ỨNG DỤNG Trong một ứng dụng tiêu biểu, một bộ khuếch đại được điều khiển bởi một nguồn tín hiệu có điện áp tương đương Thévenin vs và trở kháng Rs và được kết nối đến một tải được biểu diễn bởi RL, như trong hình 7.1.4. Với mạch đơn giản này, điện áp ra có thể được viết phụ thuộc nguồn đầu vào như sau: RL vo Avid (7.1.2) Ro RL Và điện áp vid là BÀI GIẢNG KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ 10
- BÀI 7 KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN VÀ ỨNG DỤNG Rid vid vs (7.1.3) Rid RS Kết hợp công thức (7.1.2) và (7.1.3) tạo ra một biểu thức cho hệ số khuếch đại điện áp tổng cộng mạch khuếch đại trong hình 7.1.4 với các giá trị RS và RL: vo Rid RL Av A (7.1.4) vs Rid RS Ro RL BÀI GIẢNG KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ 11
- BÀI 7 KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN VÀ ỨNG DỤNG Bộ khuếch đại vi sai lý tưởng Một bộ khuếch đại vi sai lý tưởng sẽ tạo ra điện áp chỉ phụ thuộc vào sự khác biệt vid giữa 2 đầu vào, và điện áp này sẽ độc lập với trở kháng nguồn và tải. Như công thức (7.1.4), điều này có thể đạt được nếu như trở kháng vào của bộ khuếch đại là vô cùng và trở kháng ra là 0. Với trường hợp này, công thức (7.1.4) sẽ là: BÀI GIẢNG KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ 12
- BÀI 7 KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN VÀ ỨNG DỤNG vo vo Avid hoặc Av A (7.1.5) vid Và hệ số khuếch đại đầy đủ được tính ra. A được coi là hệ số khuếch đại điện áp hở mạch hoặc điện áp vòng hở của bộ khuếch đại và biểu diễn hệ số khuếch đại điện áp tối đa của thiết bị. 7.2 Khuếch đại thuật toán lý tưởng BÀI GIẢNG KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ 13
- BÀI 7 KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN VÀ ỨNG DỤNG Bộ khuếch đại thuật toán lý tưởng là một trường hợp đặc biệt của bộ khuếch đại sai lý tưởng trong hình 7.1.3, trong đó Rid = ∞, Ro = 0 và rất quan trọng là A= ∞. Hệ số khuếch đại là vô cùng dẫn đến yếu tố đầu tiên trong 2 yếu tố được sử dụng để phân tích các mạch có chứa các bộ khuếch đại thuật toán lý tưởng. Tính giá trị vid trong công thức (7.1.5): vo vid và Alim vid 0 (7.2.1) A BÀI GIẢNG KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ 14
- BÀI 7 KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN VÀ ỨNG DỤNG Nếu A là vô hạn, tiếp đó điện áp vào vid sẽ là 0 đối với bất kỳ điện áp ra hữu hạn nào. Chúng ta sẽ đề cập đến điều kiện này như Giả thiết 1 đối với việc phân tích mạch điện có bộ khuếch đại thuật toán lý tưởng. Một giá trị vô hạn đối với trở kháng vào Rid khiến cho 2 dòng điện vào i+ và i bằng 0, đó sẽ là Giả thiết 2 khi phân tích các mạch có bộ khuếch đại thuật toán lý tưởng. BÀI GIẢNG KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ 15
- BÀI 7 KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN VÀ ỨNG DỤNG Hai kết quả này, được kết hợp với định lý về dòng điện và điện áp của Kirchhoff, hình thành nên cơ sở cho việc phân tích các mạch khuếch đại thuật toán lý tưởng. Những giả thiết đối với việc phân tích khuếch đại thuật toán lý tưởng Hai giả thiết chính được sử dụng để phân tích các mạch chứa các bộ khuếch đại thuật toán lý tưởng là: Sự khác biệt của điện áp vào: vid = 0 Các dòng điện vào: i+ = 0 và i = 0 (7.2.2) BÀI GIẢNG KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ 16
- BÀI 7 KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN VÀ ỨNG DỤNG Hệ số khuếch đại bằng vô cùng và trở kháng ra bằng vô cùng là các đặc tính rõ ràng dẫn đến Giả thiết 1 và 2. Tuy nhiên, bộ khuếch đại thuật toán lý tưởng thực sự có một số đặc tính bổ xung không rõ ràng, nhưng những giả thiết này hiếm khi được phát biểu rõ ràng. Chúng là: Loại bỏ chế độ thông thường vô cùng Loại bỏ nguồn vô cùng BÀI GIẢNG KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ 17
- BÀI 7 KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN VÀ ỨNG DỤNG Dải điện áp đầu ra vô cùng (không giới hạn bởi –VEE vo VCC) Cường độ dòng điện ra vô cùng Băng thông vòng hở vô cùng Tốc độ quay vô cùng Trở kháng ra bằng 0 Dòng điện lệch và các dòng điện dịch vào bằng 0 Điện áp lệch vào bằng 0 BÀI GIẢNG KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ 18
- BÀI 7 KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN VÀ ỨNG DỤNG Những thuật ngữ này có thể không thân thuộc ở thời điểm này, nhưng tất cả chúng được định nghĩa và được thảo luận một cách chi tiết sau trong bài này. 7.3 Phân tích khuếch đại thuật toán lý tưởng Phần này mô tả một số mạch điện của bộ khuếch đại thuật toán cổ điển, gồm các bộ khuếch đại đảo và không đảo; đệm hệ số khuếch đại thống nhất, hoặc lặp điện áp; BÀI GIẢNG KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ 19
- BÀI 7 KHUẾCH ĐẠI THUẬT TOÁN VÀ ỨNG DỤNG bộ khuếch đại tổng, vi sai, và dụng cụ; bộ lọc thông thấp; bộ tích phân; và các bộ vi sai. Phân tích những mạch điện khác nhau này mô tả việc sử dụng về 2 giải thiết của bộ khuếch đại thuật toán lý tưởng trong sự kết hợp với điện áp Kirchhoff và các định luật dòng điện (tương ứng là KVL và KCL). 7.3.1 Bộ khuếch đại đảo Một mạch khuếch đại đảo được xây dựng bởi cách nối đất đầu vào dương của bộ khuếch đại thuật toán và kết nối BÀI GIẢNG KỸ THUẬT ĐIỆN TỬ 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kỹ thuật điện tử - Nguyễn Duy Nhật Viễn
52 p | 264 | 80
-
Bài giảng Kỹ thuật điện tử: Chương 3 - Lý Chí Thông
21 p | 324 | 55
-
Bài giảng Kỹ thuật điện tử ( Nguyễn Duy Nhật Viễn) - Chương 1
52 p | 254 | 45
-
Bài giảng Kỹ thuật điện tử số: Bộ nhớ bán dẫn
48 p | 184 | 26
-
Bài giảng Kỹ thuật điện tử: Chương 5 - Lý Chí Thông
7 p | 186 | 24
-
Bài giảng Kỹ thuật điện tử: Chương 4 - Lý Chí Thông
18 p | 214 | 23
-
Bài giảng Kỹ thuật điện tử: Chương 1 - Lý Chí Thông
23 p | 222 | 23
-
Bài giảng Kỹ thuật điện tử: Chương 2 - Lý Chí Thông
9 p | 217 | 17
-
Bài giảng Kỹ thuật điện tử: Chương 6 - Lý Chí Thông
10 p | 143 | 16
-
Bài giảng Kỹ thuật điện tử: Chương 1 - Hoàng Văn Hiệp
63 p | 116 | 12
-
Bài giảng Kỹ thuật điện tử: Bài 4 - Lưu Đức Trung
78 p | 32 | 7
-
Bài giảng Kỹ thuật điện tử: Bài 1 - Lưu Đức Trung
25 p | 34 | 6
-
Bài giảng Kỹ thuật điện tử: Bài 2 - Lưu Đức Trung
33 p | 30 | 6
-
Bài giảng Kỹ thuật điện tử: Bài 6 - Lưu Đức Trung
66 p | 31 | 5
-
Bài giảng Kỹ thuật điện tử: Bài 3 - Lưu Đức Trung
60 p | 20 | 5
-
Bài giảng Kỹ thuật điện tử: Bài 10 - Lưu Đức Trung
37 p | 34 | 5
-
Bài giảng Kỹ thuật điện tử (Electronics) - ThS Nguyễn Tấn Phúc
23 p | 54 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn