Bài giảng Kỹ thuật lập trình: Chương 4 - ThS Trần Duy Thanh
lượt xem 4
download
Bài giảng Kỹ thuật lập trình: Chương 4 Lớp và đối tượng do ThS Trần Duy Thanh biên soạn cung cấp cho người học các kiến thức: Lập trình truyền thống và lập trình hướng đối tượng, các khái niệm liên quan tới lớp và đối tượng, các mức truy xuất, các thành phần của lớp, thuộc tính, phương thức, operator, service method và support method,
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Kỹ thuật lập trình: Chương 4 - ThS Trần Duy Thanh
- Đại Học Quốc Gia TP.HCM Đại Học Kinh Tế Luật Khoa Hệ Thống Thông Tin Chương 4 Lớp và đối tượng
- Đại Học Quốc Gia TP.HCM Đại Học Kinh Tế Luật Khoa Hệ Thống Thông Tin Nội dung v Lập trình truyền thống và lập trình hướng đối tượng v Các khái niệm liên quan tới Lớp và Đối tượng v Các mức truy xuất v Các thành phần của lớp v Thuộc tính, phương thức v Operator v Service Method và Support Method v Overloading method v Parameter list method v Alias và cơ chế gom rác tự động
- Đại Học Quốc Gia TP.HCM Đại Học Kinh Tế Luật Khoa Hệ Thống Thông Tin Lập trình truyền thống q Phương pháp tiếp cận của lập trình truyền thống ü Lập trình tuyến tính. ü Lập trình cấu trúc q Ưu điểm ü Chương trình rõ ràng, dễ hiểu, dễ theo dõi. ü Tư duy giải thuật rõ ràng. q Khuyết điểm ü Không hỗ trợ việc sử dụng lại mã nguồn. ü Khi thay đổi cấu trúc dữ liệu, phải thay đổi giải thuật. ü Phải giải quyết các mối quan hệ vĩ mô giữa các module phần
- Đại Học Quốc Gia TP.HCM Đại Học Kinh Tế Luật Khoa Hệ Thống Thông Tin Lập trình hướng đối tượng q Đặc điểm cơ bản ü Tập trung vào dữ liệu thay cho các hàm. ü Chương trình được chia thành các đối tượng độc lập. ü Cấu trúc dữ liệu được thiết kế sao cho đặc tả được các đối tượng. ü Dữ liệu được che giấu, bao bọc. ü Các đối tượng trao đổi với nhau thông qua các hàm. ü Chương trình được thiết kế theo hướng tiếp cận từ dưới lên.
- Đại Học Quốc Gia TP.HCM Đại Học Kinh Tế Luật Khoa Hệ Thống Thông Tin Lập trình hướng đối tượng q Một số ưu điểm nổi bật ü Không có nguy cơ dữ liệu bị thay đổi tự do trong chương trình. ü Khi thay đổi cấu trúc dữ liệu của một đối tượng, không cần thay đổi mã nguồn của các đối tượng khác. ü Có thể sử dụng lại mã nguồn, tiết kiệm tài nguyên. ü Phù hợp với các dự án phần mềm lớn, phức tạp.
- Đại Học Quốc Gia TP.HCM Đại Học Kinh Tế Luật Khoa Hệ Thống Thông Tin Khái niệm Lớp và Đối tượng v Khái niệm đối tượng (object) trong lập trình hướng đối tượng giống như một đối tượng cụ thể trong thế giới thực. v Mỗi đối tượng có các thuộc tính và các hành vi riêng. § Thuộc tính (attribute) mô tả đặc điểm của đối tượng. § Hành vi là phương thức hoạt động của đối tượng, gọi tắt là phương thức (method).
- Đại Học Quốc Gia TP.HCM Đại Học Kinh Tế Luật Khoa Hệ Thống Thông Tin Khái niệm Lớp và Đối tượng v Ví dụ: Phân số v Đặc điểm § Tử số § Mẫu số v Thao tác § Cộng, trừ, nhân, chia § Tối giản § Nghịch đảo
- Đại Học Quốc Gia TP.HCM Đại Học Kinh Tế Luật Khoa Hệ Thống Thông Tin Khái niệm Lớp và Đối tượng v Ví dụ: xe hơi § Màu trắng § 4 cửa § 4 bánh § Hiệu Toyota § Chạy tới § Chạy lui § Xe dừng §…
- Đại Học Quốc Gia TP.HCM Đại Học Kinh Tế Luật Khoa Hệ Thống Thông Tin Khái niệm Lớp và Đối tượng v Đối tượng: v XeHoi v Tên đối tượng v Hiệu xe v Màu xe v Thuộc tính v Số bánh xe v Số cửa v Chạy tới v Chạy lui v Phương thức v Dừng xe
- Đại Học Quốc Gia TP.HCM Đại Học Kinh Tế Luật Khoa Hệ Thống Thông Tin Khái niệm Lớp và Đối tượng v Các đối tượng có các đặc điểm (thuộc tính và phương thức) giống nhau được gom nhóm thành một lớp để phân biệt với các đối tượng khác và dễ quản lý. ⇒Một lớp (class) là sự phân loại của các đối tượng hay là kiểu (type) của đối tượng. v Ví dụ: − Các chiếc xe Toyota, Honda, Porsche thuộc lớp xe hơi. • Các con chó giữ nhà, chó săn, chó kiểng thuộc lớp chó.
- Đại Học Quốc Gia TP.HCM Đại Học Kinh Tế Luật Khoa Hệ Thống Thông Tin Khái niệm Lớp và Đối tượng v Như vậy Lớp là một khái niệm trừu tượng, dùng để chỉ một tập hợp các đối tượng có mặt trong hệ thống. v Lớp có thuộc tính và phương thức: § Thuộc tính của lớp tương ứng với thuộc tính của đối tượng. § Phương thức của lớp tương ứng với các hành động của đối tượng.
- Đại Học Quốc Gia TP.HCM Đại Học Kinh Tế Luật Khoa Hệ Thống Thông Tin Khái niệm Lớp và Đối tượng v Một Lớp có thể có một trong các khả năng sau: § Hoặc chỉ có thuộc tính, không có phương thức. § Hoặc chỉ có phương thức, không có thuộc tính. § Hoặc có cả thuộc tính và phương thức, trường hợp này là phổ biến nhất. Ø Lớp không có thuộc tính và phương thức nào là các lớp trừu tượng. Các lớp này không có đối tượng tương ứng.
- Đại Học Quốc Gia TP.HCM Đại Học Kinh Tế Luật Khoa Hệ Thống Thông Tin Khái niệm Lớp và Đối tượng v Không gian tên (namespace) § Một nhóm các lớp (classes) và giao diện (interfaces) được tổ chức thành một đơn vị quản lý theo hình thức không gian tên gọi là namespace. § Lợi ích của namespace là tổ chức sắp xếp lại hệ thống thông tin các lớp trong dự án một cách khoa học, giúp cho việc theo dõi bảo trì dự án được tốt nhất.
- Đại Học Quốc Gia TP.HCM Đại Học Kinh Tế Luật Khoa Hệ Thống Thông Tin Khái niệm Lớp và Đối tượng v Tính trừu tượng: § Lớp (Class) là một khái niệm trừu tượng, đối tượng là một thể hiện cụ thể của lớp. Ø Ví dụ: § Bản thiết kế của chiếc xe hơi là lớp. § Chiếc xe hơi được tạo ra từ bản thiết kế là đối tượng. Object Class
- Đại Học Quốc Gia TP.HCM Đại Học Kinh Tế Luật Khoa Hệ Thống Thông Tin Khái niệm Lớp và Đối tượng v Tính trừu tượng: § Từ những đối tượng giống nhau: trừu tượng hóa thành một lớp: § Chỉ đưa ra các thuộc tính và phương thức cần thiết của đối tượng trong lập trình. v Ví dụ: Trừu tượng hóa Class Objects
- Đại Học Quốc Gia TP.HCM Đại Học Kinh Tế Luật Khoa Hệ Thống Thông Tin Khái niệm Lớp và Đối tượng v Tính đóng gói: § Mỗi lớp được xây dựng để thực hiện một nhóm chức năng đặc trưng của riêng lớp đó. § Tất cả mọi thao tác truy xuất vào thành phần dữ liệu từ đối tượng này qua đối tượng khác phải được thực hiện bởi các phương thức (method) của chính đối tượng chứa dữ liệu. § Tính đóng gói cho phép dấu thông tin của đối tượng bằng cách kết hợp thông tin và các phương thức liên quan đến thông tin trong đối tượng.
- Đại Học Quốc Gia TP.HCM Đại Học Kinh Tế Luật Khoa Hệ Thống Thông Tin Khái niệm Lớp và Đối tượng v Tính đóng gói: v Ví dụ: ngungXe() chayToi() chayLui() ngungXe() chayToi() chayLui() mucXang Yes, I can kiemTraXang() drive !
- Đại Học Quốc Gia TP.HCM Đại Học Kinh Tế Luật Khoa Hệ Thống Thông Tin Khái niệm Lớp và Đối tượng v Tính kế thừa: § Cho phép xây dựng một lớp mới dựa trên các định nghĩa của một lớp đã có. § Lớp đã có gọi là lớp Cha, lớp mới phát sinh gọi là lớp Con § Lớp con kế thừa tất cả các thành phần của lớp Cha, có thể mở rộng các thành phần kế thừa và bổ sung thêm các thành phần mới. Ø Khái niệm này sẽ trình bày chi tiết ở chương sau
- Đại Học Quốc Gia TP.HCM Đại Học Kinh Tế Luật Khoa Hệ Thống Thông Tin Khái niệm Lớp và Đối tượng v Tính kế thừa: v Ví dụ:
- Đại Học Quốc Gia TP.HCM Đại Học Kinh Tế Luật Khoa Hệ Thống Thông Tin Định nghĩa Lớp v Quy tắc đặt tên Lớp trong C# § Tên lớp nên là một danh từ § Tên lớp có thể gồm nhiều từ, ký tự đầu tiên của mỗi từ nên viết hoa § Tên lớp nên đặt đơn giản, dễ nhớ, và có ý nghĩa § Tên lớp không được trùng với từ khóa của Java § Tên lớp không thể bắt đầu bằng số. v Trong một dự án thực tế làm sao xác định được các Lớp, các đối tượng, thuộc tính và phương thức của đối tượng???
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Kỹ thuật lập trình - Phạm Thế Bảo
0 p | 220 | 32
-
Bài giảng Kỹ thuật lập trình: Chương I - Lưu Hồng Việt
48 p | 194 | 23
-
Bài giảng Kỹ thuật lập trình: Chương IV - Lưu Hồng Việt
32 p | 151 | 17
-
Bài giảng Kỹ thuật lập trình: Chương III - Lưu Hồng Việt
51 p | 147 | 15
-
Bài giảng Kỹ thuật lập trình: Chương V - Lưu Hồng Việt
19 p | 127 | 15
-
Bài giảng Kỹ thuật lập trình: Phần 1 - ĐH CNTT&TT
37 p | 114 | 10
-
Bài giảng Kỹ thuật lập trình - Bài 1: Tổng quan về kỹ thuật lập trình
65 p | 164 | 8
-
Bài giảng Kỹ thuật lập trình: Bài 1 - Phạm Đình Sắc
9 p | 127 | 7
-
Bài giảng Kỹ thuật lập trình nâng cao: Chương 4 - ThS. Dương Thành Phết
26 p | 92 | 7
-
Bài giảng Kỹ thuật lập trình - Chương 10: Tổng kết môn học (Trường Đại học Bách khoa Hà Nội)
67 p | 15 | 4
-
Bài giảng Kỹ thuật lập trình: Chương 1 - Trần Quang
39 p | 8 | 2
-
Bài giảng Kỹ thuật lập trình: Chương 2 - Trần Quang
25 p | 10 | 2
-
Bài giảng Kỹ thuật lập trình: Chương 7 - Trần Quang
28 p | 6 | 2
-
Bài giảng Kỹ thuật lập trình: Chương 8 - Trần Quang
34 p | 7 | 2
-
Bài giảng Kỹ thuật lập trình: Chương 9 - Trần Quang
33 p | 3 | 2
-
Bài giảng Kỹ thuật lập trình: Chương 3 - Trần Quang
52 p | 8 | 1
-
Bài giảng Kỹ thuật lập trình: Chương 4 - Trần Quang
32 p | 6 | 1
-
Bài giảng Kỹ thuật lập trình: Chương 6 - Trần Quang
37 p | 10 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn