intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kỹ thuật lập trình Java - Chương 6: Chuỗi

Chia sẻ: Gió Biển | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:31

73
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng "Kỹ thuật lập trình Java - Chương 6: Chuỗi" cung cấp cho người đọc các kiến thức: Chuỗi, lớp String, các hàm xử lý chuỗi, lớp Character, lớp StringBuffer. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kỹ thuật lập trình Java - Chương 6: Chuỗi

  1. Chương 6 Chuỗi
  2. Chương 6: Chuỗi o Chuỗi o Lớp String o Các hàm xử lý chuỗi o Lớp Character o Lớp StringBuffer
  3. Chuỗi o Chuỗi là tập các kí tự đứng liền nhau được giới hạn trong dấu ngoặc kép như: "Hello thế giới Java“. o Trong những ngôn ngữ lập trình khác một chuỗi được xem như một mảng các ký tự. o Trong java cung cấp một lớp String để làm việc với đối tượng dữ liệu chuỗi cùng các thao tác trên đối tượng dữ liệu này.
  4. Chuỗi o Khai báo một xâu rỗng:  Khởi tạo str1 là một xâu trống  Ví dụ: String str1=new String( ); o Khai báo và khởi tạo một xâu bằng một chuỗi cho trước:  khởi tạo str2 bằng “Hello word”  Ví dụ: String str2=new String(“Hello word”); o Khai báo và khởi tạo một xâu bằng một mảng kí tự cho trước:  Ví dụ: char ch[ ]={‘a’,’b’,’c’,’d’,’e’}; String str3=new String[ch]; -> Kết quả str3 là xâu “abcde”
  5. Chuỗi o Khai báo và khởi tạo một xâu bằng cách chọn một vài kí tự trong một mảng kí tự cho trước.  Ví dụ: char ch[ ]={‘a’,’b’,’c’,’d’,’e’}; String str4=new String[ch,0,2]; -> Kết quả str4 là xâu “ab” , vì khởi tạo này sẽ khởi tạo xâu str4 là lấy 2 kí tự từ vị trí thứ 0. public class Chuoi1 { public static void main(String[] args) { String str1 = new String(); str1 = "Hello VN"; String str2 = new String ("Xin chào, tôi đang học Java”); String str3 = "Tôi là sinh viên"; System.out.println(str1+"\n"+str2+"\n"+str3); }}
  6. Lớp String Khởi tạo String message = "Welcome to Java!"; chuỗi String message2 = message; Các thao Lấy độ dài chuỗi và lấy các ký tự cụ thể trong chuỗi tác cơ Ghép chuỗi (concat) bản trên Chuỗi con (substring(index), substring(start, end)) chuỗi So sánh (equals, compareTo) Chuyển đổi chuỗi (String Conversions) Tìm 1 ký tự hoặc chuỗi con trong 1 chuỗi
  7. Các hàm xử lý chuỗi Cộng 2 chuỗi bằng dấu cộng (+) o Nối 2 chuỗi tại vị trí cuối cùng của chuỗi đầu tiên o Ví dụ: String str1=new String(“Hello word”); System.out.printf(“toi muon noi ”+str1); -> Kết quả: “toi muon noi Hello word”. o Java có khả năng tự chuyển bất cứ dữ liệu kiểu số thành chuổi trước khi cộng vào String. o Ví dụ: int n=100; Float m=100.123; System.out.printf(“so nguyen la ”+n+”so thuc la “+m); -> Kết quả: “so nguyen la 100 so thuc la 100.123” .
  8. Các hàm xử lý chuỗi Nối 2 chuỗi bằng phương thức concat( ) o Nối 2 chuỗi rồi trả về một chuỗi mới. o Ví dụ: String str1,str2,str3; str1=”Welcome”; str2=”hoc.itop.vn”; str3=str1.concat(str2); -> Kết quả là str3 sẽ bằng “Welcome hoc.itop.vn” Lấy độ dài chuỗi: o Sử dụng phương thức length(). o Ví dụ: String str1=new String(“hoc.itop.vn”); int n=str1.length( ); ->Kết quả là n=11.
  9. Các hàm xử lý chuỗi Lấy ra một chuỗi con: Sử dụng 2 phương thức o substring(idx, n): Bắt đầu từ idx lấy n ký tự o substring(idx): Bắt đầu lấy từ idx đến cuối chuỗi o Ví dụ: String message = new String(“Welcome to Java”); message.substring(0,11); message.subtring(11) cho ra chuỗi “Java”
  10. Các hàm xử lý chuỗi o charAt: trả về ký tự tại vị trí định trước Ví dụ: String str1=new String(“itop.vn”); char ch=str1.charAt(3); -> Kết quả là ch=’p’
  11. Các hàm xử lý chuỗi Duyệt chuỗi: public class duyetchuoi { public static void main(String[] args) { String s1=new String(“an giang”); int index = 0; while (index < s1.length()) { char letter = s1.charAt(index); System.out.println(letter); index = index + 1; }
  12. Các hàm xử lý chuỗi So sánh 2 chuỗi có giống nhau hay không: Sử dụng 2 phương thức equals và equalsIgnoreCase. o equals:  So sánh từng ký tự trong 2 chuỗi.  Kết quả trả về có kiểu boolean  Phân biệt chữ hoa và chữ thường  Ví dụ: cho 2 chuỗi: • String s1 = “Welcome to Java!”; • String s2 = new String(“Welcome To Java!”);  Khi đó s1.equals(s2) sẽ cho kết quả là False còn s1.equalsIgnoreCase(s2) sẽ cho kết quả là True.
  13. Các hàm xử lý chuỗi o compareTo:  So sánh 2 chuỗi sử dụng compareTo(Object object): – So sánh từng cặp ký tự ở cùng vị trí ở hai chuỗi.  Kết quả trả về = 0, >0 hoặc 0 thì s2 >s1 Ngược lại thì s2 < s1  Ví dụ: String s1=new String(“kc”); String s2=new String(“kavcb”); int a=s1.compareTo(s2); -> Kết quả là a>0 vì “kc”>”kavcb”
  14. Các hàm xử lý chuỗi o toCharArray:  Là phương thức đổi chuỗi thành mảng kí tự.  Ví dụ: String str1 = new String(“itop.vn”); char[ ] ch = str1.toCharArray( ); -> Kết quả là mảng ch={‘i’,’t’,’o’,’p’,’.’,’v’,’n’} o indexOf:  Trả về vị trí bắt đầu của chuổi con trong chuổi cha  Nếu không tìm thấy trả về -1.  Ví dụ: String str1=new String(“hoc.itop.vn”); String str2=new String(“op”); String str3=new String(“ab”); int n=str1.indexOf(str2); int m=str1.indexOf(str3); -> Kết quả là n=7 và m=-1
  15. Các hàm xử lý chuỗi o startsWith:  Kiểm tra xem chuỗi một có bắt đầu là chuỗi hai?  Trả về giá trị kiểu boolean  Ví dụ: String str1=”hoc.itop.vn”; String str2=”hoc”; boolean k=str1.startsWith(str2); -> Kết quả là k=true o endsWith:  Kiểm tra xem chuỗi một có kết thúc là chuỗi hai?  Kết quả trả về là kiểu boolean.  Ví dụ: String str1=”hoc.itop.vn”; String str2=”com”; boolean k=str1.endsWith(str2); -> Kết quả là k=false.
  16. Các hàm xử lý chuỗi o toUpperCase:  Trả về chữ hoa của chuỗi  ví dụ: String str1=”hello”; String str2=str1.toUpperCase( ); -> Kết quả là str2=”HELLO”; o toLowerCase:  Trả về chữ thường của chuỗi  Ví dụ: String str1=”hello”; String str2=str1.toLowerCase( ); -> Kết quả là str2=”hello”; o copyValueOf:  Trả về một chuỗi được rút ra từ một mảng kí tự.  Ví dụ: char ch[ ]={‘a’,’b’,’c’,’d’,’e’); String str1=String.copyValueOf(2,2); -> Kết quả là str1=”cd”
  17. Các hàm xử lý chuỗi o "Welcome ".trim() // Chuẩn hóa chuỗi o "Welcome".replace('e','A') // Thay e bởi A o "Welcome".replaceFirst(“e”,”A”) //Thay chuỗi “e” xuất hiện đầu tiên bởi chuỗi “A” o "Welcome".replaceAll(“e”,”A”)
  18. Các hàm xử lý chuỗi Tìm kiếm vị trí một ký tự trong chuỗi: Sử dụng các phương thức: o public int indexOf(int ch) o public int lastIndexOf(int ch) o public int indexOf(int ch, int fromIndex) o public int lastIndexOf(int ch, int endIndex) o public int indexOf(String str) o public int lastIndexOf(String str) o public int indexOf(String ch, int fromIndex) o public int lastIndexOf(String str, int endIndex)
  19. Các hàm xử lý chuỗi o Ví dụ: Tìm vị trí một ký tự/ chuỗi con trong một chuỗi:  "Welcome to Java!".indexOf('W') returns 0.  "Welcome to Java!".indexOf('x') returns -1.  "Welcome to Java!".indexOf('o', 5) returns 9.  "Welcome to Java!".indexOf("come") returns 3.  "Welcome to Java!".indexOf("Java", 5) returns 11.  "Welcome to Java!".indexOf("java", 5) returns -1.
  20. Chuyển từ String sang số o Nằm trong gói thư viện java.lang o Ví dụ: String str1=new String(“124”); int n=Integer.parseInt(str1); -> Kết quả là n=124
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2