intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Bài giảng Kỹ thuật sẵn có tốt nhất – Áp dụng cho ngành sản xuất bột giấy và giấy

Chia sẻ: Lavie Lavie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:81

222
lượt xem
36
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài giảng Kỹ thuật sẵn có tốt nhất – Áp dụng cho ngành sản xuất bột giấy và giấy tổng quan về kỹ thuật sẵn có tốt nhất; áp dụng BAT tại nhà máy sản xuất giấy bột giấy; công nghệ sẵn có tốt nhất trong ngành sản xuất giấy và bột giấy; mức phát thải khi áp dụng BAT; giám sát.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Bài giảng Kỹ thuật sẵn có tốt nhất – Áp dụng cho ngành sản xuất bột giấy và giấy

  1. KỸ THUẬT SẴN CÓ TỐT NHẤT – ÁP DỤNG CHO NGÀNH SẢN XUẤT BỘT GIẤY VÀ GIẤY 1
  2. NỘI DUNG CHÍNH - TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT SẴN CÓ TỐT NHẤT (BAT) - ÁP DỤNG BAT TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT GIẤY/BỘT GIẤY - CÔNG NGHỆ SẴN CÓ TỐT NHẤT TRONG NGÀNH SẢN XUẤT GIẤY VÀ BỘT GIẤY - MỨC PHÁT THẢI KHI ÁP DỤNG BAT - GIÁM SÁT 2
  3. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT SẴN CÓ TỐT NHẤT (BAT) 1.1 Giới thiệu Kỹ thuật sẵn có tốt nhất (BAT – Best Available Techniques) - BAT là sự hiệu quả nhất và giai đoạn phát triển của một hoạt động nào đó và phương pháp hoạt động chỉ ra được các tiêu chí cơ bản về các giá trị hạn chế phát thải để ngăn chặn, loại trừ hoặc những hoạt động không thể thực hiện, nói một cách tổng thể là để giảm thiểu lượng phát thải và các tác động của các nguồn thải đối với môi trường. (EPA 4/2010) 3
  4. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT SẴN CÓ TỐT NHẤT (BAT) 1.1 Giới thiệu Kỹ thuật sẵn có tốt nhất (BAT – Best Available Techniques) - BAT với:  B ‘best’ trong mối tương quan với các kỹ thuật, nghĩa là mức tốt nhất nhằm bảo vệ môi trường A ‘available techniques’ bao gồm những kỹ thuật/công nghệ được phát triển ở quy mô cho phép áp dụng ở những ngành công nghiệp có liên quan, trong điều kiện khả thi và kinh tế và kỹ thuật, kể cả các xem xét về chi phí và hiệu quả; 4
  5. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT SẴN CÓ TỐT NHẤT (BAT) 1.1 Giới thiệu Kỹ thuật sẵn có tốt nhất (BAT – Best Available Techniques)  T ‘techniques’ bao gồm cả 2 yếu tố kỹ thuật được sử dụng và phương thức lắp đặt được thiết kế, xây dựng, quản lý, bảo dưỡng, vận hành và tháo dỡ.
  6. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT SẴN CÓ TỐT NHẤT (BAT) 1.2 SỰ PHÂN CẤP CỦA BAT Yêu cầu việc xác định BAT để xem xét các yếu tố riêng biệt sau, dựa trên các mối tương quan với chi phí và các lợi ích của giải pháp và các tiêu chí phòng ngừa và ngăn chặn: (i) Sử dụng kỹ thuật ít phát sinh chất thải, (ii) Sử dụng các chất ít độc hại, (iii) Tăng cường quá trình thu hồi tái chế các chất thải phát sinh và tái sử dụng vào quy trình sản xuất hoặc hoặc bất cứ nơi nào phù hợp. 6
  7. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT SẴN CÓ TỐT NHẤT (BAT) 1.2 SỰ PHÂN CẤP CỦA BAT  (iv) có thể so sánh các quy trình, trang thiết bị hoặc các phương pháp của quá trình hoạt động, đang được phát triển thành công trong một quy mô sản xuất nào đó  (v) Các quy trình công nghệ và những thay đổi về kiến thức khoa học và sáng kiến.  (vi) Bản chất, tác động và lượng chất thải phát sinh cần quan tâm.  (vii) Thời gian nghiệm thu cho các hoạt động mới hoặc hiện tại. 7
  8. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT SẴN CÓ TỐT NHẤT (BAT) 1.2 SỰ PHÂN CẤP CỦA BAT (viii) Thời gian cần thiết để giới thiệu kỹ thuật tốt nhất có thể áp dụng. (ix) Nhu cầu và tính chất của nguyên vật liệu (bao gồm cả nước) được sử dụng trong quy trình sản xuất và hiệu quả sử dụng năng lượng. (x) Nhu cầu cần ngăn ngừa hay giảm thiểu tác động toàn diện của các phát thải ra môi trường và các rủi ro của chúng. (xi) sự cần thiết để ngăn chặn các sự cố và giảm thiểu tác động đối với môi trường. 8
  9. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT SẴN CÓ TỐT NHẤT (BAT) 1.2 SỰ PHÂN CẤP CỦA BAT  (xii) Các thông tin công bố bởi Ủy ban châu Âu được chiếu theo sự trao đổi thông tin giữa các nước thành viên và các ngành công nghiệp có liên quan về kỹ thuật tốt nhất sẵn có, trong việc phối hợp giám sát và liên tục phát triển chúng, hoặc là của các tổ chức quốc tế khác.
  10. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KỸ THUẬT SẴN CÓ TỐT NHẤT (BAT) 1.3 Quy trình áp dụng BAT Lựa chọn BAT Lựa chọn đối tượng và đánh giá tiềm năng Không Điều tra lợi ích cho môi Độ tin Dừng lại trường cậy Có Điều tra ảnh hưởng dựa trên chất lượng sản phẩm, Không Chấp Dừng lại thực phẩm, nghề nghiệp, nhận an toàn công nghiệp Có Không Điều tra ảnh hưởng đối với Tính khả Dừng lại kinh tế thi Có Áp dụng BAT 10
  11. CHƯƠNG 2: ÁP DỤNG BAT TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT GIẤY/BỘT GIẤY NỘI DUNG TRÌNH BÀY: 1. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ NGÀNH SẢN XUẤT GIẤY 2. CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CẦN QUAN TÂM 3. CÁC BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM
  12. SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
  13. I.MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ A. Chuẩn bị nguyên liệu thô  Nguyên liệu thô được sử dụng là tre, các loại gỗ mềm khác, giấy phế liệu hoặc tái chế, v.v… Trường hợp là gỗ thì sau khi đã cân trọng lượng, gỗ xếp đống trong sân chứa và sau đó được mang đi cắt thành mảnh.  Với loại tre mỏng thì dùng máy cắt mảnh 3 lưỡi, còn với loại gỗ/tre dầy hơn thì dùng máy cắt có đĩa dao 6 lưỡi. Kích cỡ của mảnh được tạo ra là từ 15-35mm. Các mảnh quá to và quá nhỏ sẽ được loại ra. Mảnh có kích cỡ phù hợp sau đó sẽ được chuyển đến khu vực sản xuất bột giấy để nấu.
  14. I.MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ A. Chuẩn bị nguyên liệu thô  Khi sử dụng các nguyên liệu thô như giấy thải, thì giấy thải sẽ được sàng lọc để tách các loại tạp chất như vải sợi, nhựa, giấy sáp hoặc giấy có cán phủ. Các tạp chất này sẽ được thải ra như chất thải rắn và phần nguyên liệu còn lại sẽ được chuyển đến công đoạn sản xuất bột giấy.
  15. I.MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ B. Sản xuất bột  Nấu: Gỗ thường gồm 50% xơ, 20-30% đường không chứa xơ, và 20-30% lignin. Lignin là một hợp chất hóa học liên kết các xơ với nhau. Các xơ được tách ra khỏi lignin bằng cách nấu với hóa chất ở nhiệt độ và áp suất cao trong nồi nấu. Quá trình nấu được thực hiện theo mẻ với kiềm (NaOH) và hơi nước.  Lượng NaOH được sử dụng khoảng 10-14% của nguyên liệu thô. Một mẻ nấu được hoàn tất sau khoảng 8 giờ và trong khoảng thời gian đó các loại khí được xả ra khỏi nồi nấu.
  16. I.MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ B. Sản xuất bột • Sau nấu, các chất nằm trong nồi nấu được xả ra nhờ áp suất đi vào tháp phóng. Bột thường được chuyển qua các sàng để tách mấu trước khi rửa.  Rửa: trong quá trình rửa, bột từ tháp phóng và sàng mấu được rửa bằng nước. Dịch đen loãng từ bột được loại bỏ trong quá trình rửa và được chuyển đến quá trình thu hồi hóa chất. Bột được tiếp tục rửa trong các bể rửa. Quá trình rửa này kéo dài khoảng 5-6 giờ.
  17. I.MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ B. Sản xuất bột  Sàng: Bột sau khi rửa thường có chứa tạp chất là cát và một số mảnh chưa được nấu. Tạp chất này được loại bỏ bằng cách sàng và làm sạch li tâm. Phần tạp chất tách loại từ quá trình sàng bột khi sản xuất giấy viết và giấy in sẽ được tái chế làm giấy bao bì (không tẩy trắng). Phần tạp chất loại ra từ thiết bị làm sạch li tâm thường bị thải bỏ. Sau sàng, bột giấy thường có nồng độ 1% sẽ được làm đặc tới khoảng 4% để chuyển sang bước tiếp theo là tẩy trắng. Phần nước lọc được tạo ra trong quá trình làm đặc sẽ được thu hồi và tái sử dụng cho quá trình rửa bột. Loại bột dùng sản xuất giấy bao bì sẽ không cần tẩy trắng và được chuyển trực tiếp đến công đoạn chuẩn bị xeo.
  18. I.MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ B. Sản xuất bột  Tẩy trắng: Công đoạn tẩy trắng được thực hiện nhằm đạt được độ sáng và độ trắng cho bột giấy. Công đoạn này được thực hiện bằng cách sử dụng các hóa chất. Loại và lượng hóa chất sử dụng phụ thuộc vào loại sản phẩm sẽ được sản xuất từ bột giấy đó. Trường hợp sản phẩm là giấy viết hoặc giấy in thì công đoạn tẩy trắng được thực hiện theo 3 bước, trước mỗi bước bột đều được rửa kỹ. Trong quá trình này, lignin bị phân hủy và tách ra hoàn toàn, tuy nhiên, xơ cũng bị phân hủy phần nào và độ dai của giấy cũng giảm đi. Các hóa chất dùng cho loại tẩy này là clo, dioxit clo, hypoclo và hydroxide natri. 3 bước tẩy trắng bột truyền thống là:
  19. I.MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ  Bước 1: Clo hóa bột giấy bằng khí clo, khí này sẽ phản ứng với lignin để tạo ra các hợp chất tan trong nước hoặc tan trong môi trường kiềm.  Bước 2: Lignin đã oxi hóa được loại bỏ bằng cách hòa tan trong dung dịch kiềm.  Bước 3: Đây là giai đoạn tẩy trắng thực sự khi bột được tẩy trắng bằng dung dịch hypochlorite.
  20. I.MÔ TẢ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ  Sau tẩy trắng, bột sẽ được rửa bằng nước sạch và nước trắng (thu hồi từ máy xeo). Nước rửa từ quá trình tẩy trắng có chứa chlorolignates và clo dư và, do vậy, không thể tái sử dụng trực tiếp được. Vì thế nước này sẽ được trộn với nước tuần hoàn từ các công đoạn khác và tái sử dụng cho quá trình rửa bột giấy.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2