Bài giảng Luật Thương mại quốc tế: Sở hữu trí tuệ - Phan Đặng Hiếu Thuận
lượt xem 50
download
Bài giảng Luật Thương mại quốc tế: Sở hữu trí tuệ gồm 4 chương, có nội dung trình bày các vấn đề như khái quát về sở hữu trí tuệ thương mại, TRIPs và các quy định, quy chuẩn bảo hộ tối thiểu, thực thi sở hữu trí tuệ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Bài giảng Luật Thương mại quốc tế: Sở hữu trí tuệ - Phan Đặng Hiếu Thuận
- BÀI GIẢNG SỞ HỮU TRÍ TUỆ Phan Đặng Hiếu Thuận
- SỞ HỮU TRÍ TUỆ I. Khái quát về SHTT thương mại II. TRIPs và các quy định III. Quy chuẩn bảo hộ tối thiểu IV. Thực thi
- I. Khái quát 1.Khái niệm Sở hữu trí tuệ là quyền sở hữu những tài sản đặc biệt, là những sản phẩm trí tuệ có tính sáng tạo.
- I. Khái quát 2.Thương mại quốc tế trong SHTT Sở hữu trí tuệ không phải là một khái niệm mới nhưng quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại (quốc tế) lại chỉ mới được đặt ra gần đây. Khái niệm này xuất phát từ yêu cầu có cơ chế bảo hộ quốc tế đối với sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ chỉ đem lại giá trị vật chất cho chủ sở hữu khi được đưa vào sản xuất, kinh doanh, thương mại, dịch vụ.
- II. TRIPs 1.Các điều ước về SHTT trước WTO Trước WTO, nhiều điều ước đã điều chỉnh vấn đề này. Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp 1883 (1967, 1979) Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học, nghệ thuật 1886 Công ước Roma về bảo hộ người biểu diễn, người đạo diễn các chương trình phát thanh truyền hình 1961 Thoả ước Washington về sở hữu trí tuệ liên quan đến mạch tích hợp 1989
- II. TRIPs 2.WIPO Tổ chức SHTT thế giới được thành lập năm 1967 là đầu mối bảo vệ quyền SHTT ở tất cá các khía cạnh, lĩnh vực.
- II. TRIPs 3.WTO và TRIPs TRIPS là một điều ước quốc tế tổng hợp và thống nhất các quy định về sở hữu trí tuệ tồn tại trong các hiệp ước quốc tế quan trọng nhất. TRIPS là hiệp ước đầy đủ và toàn diện nhất trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Khắc phục những “khuyết điểm” của các hiệp ước WIPO như thời hạn bảo hộ sáng chế, các đối tượng mới của quyền sở hữu trí tuệ….
- II. TRIPs 3.WTO và TRIPs Các quy định của TRIPs chỉ là những tiêu chuẩn bảo hộ tối thiểu. Với TRIPs Quy chế đãi ngộ quốc gia là nguyên tắc cơ bản song song với chế độ đãi ngộ tối huệ quốc. Dành cho những quốc gia đang phát triển sự ưu đãi về thời gian chuyển tiếp*. Phải thiết lập các cơ quan để thực hiện thủ tục đăng ký và duy trì các quyền sở hữu trí tuệ được quy định trong TRIPs.
- II. TRIPs 3.WTO và TRIPs TRIPs vẫn tồn tại nhiều quy định mang tính chất tuỳ nghi hoặc loại trừ (quy định mở) vì tương quan lực lượng. TRIPs đặc biệt quan tâm đến cơ chế thực thi và có thể giải quyết tranh chấp bằng cơ chế DSU
- III. Quy chuẩn bảo hộ tối thiểu 1.Bản quyền và các quyền kề cận Bên cạnh các đối tượng bảo hộ truyền thống về quyền tác giả như các tác phẩm văn học nghệ thuật, hội hoạ…thì phần mềm máy tính cũng được bảo hộ Thời hạn bảo hộ tối thiểu của quyền tác giả là 50 năm
- III. Quy chuẩn bảo hộ tối thiểu 2.Sáng chế (Patent) Sáng chế phải được cấp cho bất kỳ một sáng chế nào dù là sản phẩm hoặc quy trình thuộc mọi lĩnh vực công nghệ khi đảm bảo ba yêu cầu cơ bản : tính mới, có trình độ sáng tạo và có khả năng áp dụng công nghiệp. Thời hạn bảo hộ cho các bằng sáng chế là 20 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký .
- III. Quy chuẩn bảo hộ tối thiểu 3.Nhãn hiệu hàng hoá Nhãn hiệu hàng hoá được bảo vệ theo quy định của pháp luật quốc gia với thời hạn bảo hộ tối thiểu là 7 năm và được gia hạn vĩnh viễn.
- III. Quy chuẩn bảo hộ tối thiểu 4.Chỉ dẫn địa lý ( Geographical indication) Thành viên phải thiết lập hệ thống đăng ký và thông báo Có quy định bổ sung cho sản phẩm rượu.
- III. Quy chuẩn bảo hộ tối thiểu 5.Bí mật thương mại (Trade secret) Các đối tượng bảo hộ chủ yếu là các bí quyết thương mại, những kỹ thuật hữu dụng trong kinh doanh nhưng không được đăng ký dưới dạng sáng chế.
- III. Quy chuẩn bảo hộ tối thiểu 6.Kiểu dáng công nghiệp Kiểu dáng công nghiệp phải đảm bảo yêu cầu của pháp luật quốc gia về tính mới hoặc tính nguyên gốc Thời hạn bảo hộ tối thiểu đối với kiểu dáng công nghiệp là 10 năm. Chủ sở hữu có quyền ngăn cản bên thứ ba không được phép sản xuất, bán hoặc nhập khẩu nhằm mục đích thương mại đối với các sản phẩm sao chép toàn bộ hoặc phần lớn kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ.
- III. Quy chuẩn bảo hộ tối thiểu 7.Thiết kế mạch tích hợp (Integrated Circuit) Các quốc gia phải bảo hộ thiết kế bố trí mạch tích hợp phù hợp quy định của thoả ước Washington 1989. Quyền được bảo hộ bao gồm quyền tái tạo, quyền nhập khẩu, bán và phân phối nhằm mục đích thương mại. Thời gian bảo hộ tối thiểu là 10 năm kể từ ngày đăng ký hoặc ngày đầu tiên sử dụng với mục đích thương mại.
- IV. Thực thi bảo hộ quyền SHTT 1.Các biện pháp hải quan Quốc gia thành viên có nghĩa vụ thiết lập hệ thống quản lý tại biên giới ngăn chặn sự xâm nhập của hàng hoá nhập khẩu vi phạm quyền sở hữu trí tuệ vào thị trường nội địa. Có thể tạm giữ hàng nhập khẩu, hạn chế thông quan, hoặc yêu cầu nộp tiền bảo đảm….(chỉ bắt buộc với quyền tác giả và nhãn hiệu hàng hóa)
- IV. Thực thi bảo hộ quyền SHTT 2.Các biện pháp dân sự, hành chính TRIPS yêu cầu hệ thống tư pháp-hành chính của quốc gia thành viên phải có cơ chế bảo đảm cho người có quyền sở hữu trí tuệ Khiếu nại, bồi thường là cơ chế chính.
- IV. Thực thi bảo hộ quyền SHTT 3.Các biện pháp hình sự TRIPs yêu cầu có chế tài phù hợp đối với các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, nhất là các hành vi cố ý, tái phạm hoặc có mục đích thương mại. Chế tài gồm có : hình phạt chính (tiền, tù giam) và chế tài bổ sung (tịch thu, hủy…).
- IV. Thực thi bảo hộ quyền SHTT 3.Các biện pháp hình sự VN từng bước hoàn chỉnh pháp luật để bảo vệ quyền SHTT: Tội liên quan đến hàng giả (156, 157, 158 BLHS) Tội xâm phạm quyền SHCN (171 BLHS sđ) Tội xâm phạm quyền tác giả (170a BLHS sđ) ……..
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế - ThS. Nguyễn Xuân Hiệp
248 p | 863 | 233
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế - TS. Lê Minh Toàn
138 p | 480 | 110
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế - ĐH Thương Mại
0 p | 404 | 43
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế
31 p | 107 | 18
-
Bài giảng Luật Thương mại quốc tế: Chương 1 - Ths. Nguyễn Thị Thu Trang
33 p | 85 | 14
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế (Năm học 2022-2023)
101 p | 23 | 14
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế: Chương 5 - Nguyễn Minh Nhật
20 p | 33 | 9
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế: Chương 2 - Nguyễn Minh Nhật
19 p | 31 | 7
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế - Chương 1: Tổng quan luật thương mại quốc tế
61 p | 21 | 7
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế: Chương 1 - Nguyễn Minh Nhật
18 p | 35 | 7
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế - Chương 9: Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các thương nhân (Trường ĐH Thương Mại)
10 p | 23 | 7
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế - Chương 6: Pháp luật về hợp đồng thương mại quốc tế (Trường ĐH Thương Mại)
18 p | 22 | 7
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế - Chương 5: Giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ, giữa các quốc gia với thương nhân (Trường ĐH Thương Mại)
8 p | 36 | 7
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế - Chương 2: Các thiết chế thương mại quốc tế cơ bản (Trường ĐH Thương Mại)
12 p | 36 | 7
-
Bài giảng Luật thương mại quốc tế - Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về Luật thương mại quốc tế (Trường ĐH Thương Mại)
19 p | 33 | 6
-
Bài giảng Luật Thương mại quốc tế: Chương 3 và 4 - Khái quát về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
7 p | 8 | 4
-
Bài giảng Luật Thương mại quốc tế: Chương 1 - Khái quát về luật thương mại quốc tế
5 p | 3 | 2
-
Bài giảng Luật Thương mại quốc tế: Chương 2 - Tổ chức Thương mại Thế giới và các nguyên tắc pháp lý của WTO
5 p | 4 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn